SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2010 Môn NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy kể tên các thành phần biệt lập. Câu 2 (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động . (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ. b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào? Câu 3 (2,0 điểm) Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. Câu 4 (4,0 điểm) Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. ---------- HẾT --------- Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2010 Môn NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM THI I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Giám khảo cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. - Điểm lẻ của câu 1, 2, 3 được tính đến 0,25 điểm; riêng câu 4 (phần làm văn) tính đến 0,5 điểm. Sau khi chấm, không làm tròn điểm toàn bài. II. Đáp án và thang điểm ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Hãy kể tên các thành phần biệt lập. 2,00 - Các thành phần biệt lập: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần phụ chú (đúng mỗi thành phần được 0,5 điểm). Câu 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề: 2,00 a. Câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” 0,50 b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng. 0,50 c. Câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ. 0,50 d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như động từ. 0,50 Lưu ý: Đối với câu a: Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề. Câu 3 Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. 2,00 - Cùng chung hoàn cảnh sống và chiến đấu: + Cùng chung hoàn cảnh sống: Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, là nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm, ác liệt . 0,50 + Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu: Công việc của họ là tính khối lượng đất đá bị bom đào xới, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Đó là công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh . 0.50 2 ĐỀ CHÍNH THỨC - Có chung phẩm chất cao đẹp: Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh, có tình đồng đội gắn bó . 0,50 - Có những nét chung về tâm hồn của những cô gái trẻ: Dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt . 0,50 Lưu ý: Trong từng điểm chung, bài làm không nhất thiết phải nêu trọn vẹn các ý nhỏ cụ thể. Câu 4 Em hãy phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. 4,00 a. Yêu cầu về kĩ năng: - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. - Biết vận dụng kĩ năng nghị luận về một bài thơ. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Phạm Tiến Duật và hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, học sinh có thể diễn đạt và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: - Vẻ đẹp của người lính lái xe nổi lên trên hiện thực những chiếc xe không kính: + Tư thế ung dung, hiên ngang. 1,00 + Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy. 0,50 + Niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội. 0,50 + Ý chí chiến đấu vì mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 1,00 - Vẻ đẹp của người lính lái xe trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được tác giả khắc họa thành công, góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ; giúp cho thế hệ trẻ của ngày hôm nay hiểu đầy đủ hơn những phẩm chất đẹp đẽ của người lính thời chống Mĩ. 1,00 * Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả hai yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT 3 QUẢNG NAM Năm học 2008 – 2009 Môn NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4,0 đ gồm 8 câu ) Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất vào giấy làm bài . 1. Nhà thơ nào là tác giả của truyện thơ “ Lục Vân Tiên”? A. Nguyễn Đình Chiểu B. Nguyễn Khoa Diềm C. Nguyễn Du D, Nguyễn Duy 2. Lúc đi , đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con duy nhất của anh ,chưa đầy một tuổi ( Chiếc lược ngà ) Câu được trích trên có thành phần biệt lập nào ? A. Thành phần phụ chú B.Thành phần tình thái C.Thành phần cảm thán D.Thành phần gọi- đáp 3. Hình ảnh “ Mặt trời của mẹ” trong câu thơ “ Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng” là hình ảnh được khắc hoạ bằng biện pháp tu từ gì ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nói quá 4. Các sự việc và tình tiết trong “ Truyện Kiều” đã diễn ra theo trình tựu như thế nào ? A Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ. B. Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ.- Gặp gỡ và đính ước C.Gặp gỡ và đính ước- Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ. D Gặp gỡ và đính ước- Đoàn tụ. - Gia biến và lưu lạc 5. Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, từ nào sau đây không phải là từ láy ? A.Long lanh B. Hối hả C. Xôn xao D.Chiền chiện 6. “ Là bài thơ ngợi ca tình mẹ và lời ru”- đó là lời nhận định về bài thơ : A Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ B. Con cò C. Nói với con D. Mây và sóng 7.Nhân vật nào là nhân vật trữ tình trong bài thơ “ Bếp lửa” ? A. Nhân vật người bà B.Nhân vật người mẹ C. Nhân vật người bố D.Nhân vật người cháu 8. Cảm hứng của bài thơ” Đoàn thuyền đánh cá” là cảm hứng về : A lao động BThiên nhiên vũ trụ C Lao động và thiên nhiên vũ trụ D.lao động và con người PHẦN TỰ LUẬN ( 6,0 đ , gồm 2 câu ) Câu1: (2đ) Đọc đoạn thơ và trả lời các yêu cầu sau : “ Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” ( Trích bài thơ “Đồng chí’ của Chính Hữu ) a/ Trong các từ vai, miệng , chân , tay ở đoạn thơ trên , từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức ẩn dụ hay hoán ? b/ Nêu nội dung của đoạn thơ trên . Câu 2 : ( 4 đ) Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên làm công táo khí tượng trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. §Ò sè 7 I. tr¾c nghiÖm 4 ĐỀ CHÍNH THỨC 1. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau về Bằng Việt : A. Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. B. Ô ng làm thơ từ những năm 60. C. Ông trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. D. Ông trởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. E. Giọng thơ trầm lắng, nghĩ ngợi, mợt mà, thờng khai thác những kỉ niệm thiếu thời. 2. Bài thơ Bếp lửa sáng tác trong hoàn cảnh nào ? A. Năm 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nớc ngoài. B. Năm 1964 khi tác giả đang học tại Hà Nội. C. Năm 1963 tại quê hơng tác giả. 3. Điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống cuối mỗi nhận định sau về Bếp lửa : A. Tác giả dùng từ ngọn lửa và bếp lửa với ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. B. Tuy gần nghĩa nhau nhng nếu cụm từ bếp lửa gợi nhắc về bà và những kỷ niệm thân thiết bên bà thì ngọn lửa lại nhấn mạnh đến tấm lòng, tình yêu và niềm tin trong trái tim bà. 4. Trong bài thơ Bếp lửa, hình ảnh tay bà đã nhóm lên ngọn lửa hay cũng chính là đã nhóm lên : A. Tình yêu thơng B. Niềm tin C. Sự sống và niềm tin D. Cả A, B, C. 5. Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp A B a) So sánh 1. Biến các sự vật không phải là ngời trở nên có đặc điểm tính chất, hoạt động . nh con ngời. b) ẩn dụ 2. Đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét t- ơng đồng. c) Nhân hóa 3. Gọi tên một sự vật, hiện tợng này bằng tên sự vật, hiện tợng khác có nét tơng đồng với nó d) Hoán dụ 4. Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó Nối : 6. Bài thơ Bếp lửa là tác phẩm : A. Trữ tình kết hợp với bình luận, triết lí. B. Biểu cảm kết hợp với miêu tả, tự sự, bình luận. C. Chỉ có tự sự và biểu cảm. 7. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu sau : a) Ngời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Hồ Chí Minh, Ngắm trăng) b) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lng mẹ) 5 8. Khổ thơ sau còn thiếu một câu. Hãy làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ ba câu trên. Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trờng Con đờng nhỏ tiếng nói cời rộn rã . II. tự luận 1. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt 2. Bằng một bài văn ngắn, hãy viết cảm nhận của em về hình ảnh ngời bà trong bài thơ Bếp lửa. Đề số 7 I. trắc nghiệm Câu Nội dung trả lời 1 A, B, D, E (Đúng) ; C (Sai) 2 A 3 B (Đúng) ; A (Sai) 4 D 5 Nối a - 2 ; b - 3 ; c - 1 ; d - 4 6 B 7 a) Nhân hóa ánh trăng thành ngời bạn tri âm tri kỷ. Nhờ nhân hóa mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn với con ngời hơn b) ẩn dụ. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lng mẹ. thể hiện sự gắn bó của đứa con với ngời mẹ, đó là nguồn sáng, nguồn nuôi dỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai 8 Cách 1 : Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sơng Cách 2 : Thoang thoảng hơng bay dịu ngọt quanh ta II. tự luận 1. Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt Bài làm Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tơng Đó là tâm trạng của những ngời xa quê. Những cái bình thờng quen thuộc hàng ngày tởng chừng nh chẳng có gì đáng nhớ nhng đến khi xa rồi mới biết chẳng thể nào quên. Nhng nỗi nhớ quê ấy ở mỗi ngời có những sắc thái cảm xúc khác nhau : có khi là hình ảnh dung dị một bát canh rau muống, một chén cà dầm tơng, . có khi lại là một ánh trăng quê . Còn riêng với Bằng Việt, trong những năm tháng du học ở Liên xô, nhà thơ nhớ da diết Bếp lửa của bà : Một bếp lửa chờn vờn sơng sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đợm . Cảm xúc về Bếp lửa của Bằng Việt bắt đầu từ đây. Chúng ta hãy cùng đọc và khẽ ngâm lên từng lời thơ để hòa nhập hồn mình bâng khuâng theo dòng cảm xúc đang trào dâng của tác giả. Thật xúc động biết bao ! Từ một đất nớc công nghiệp chỉ toàn bếp điện, bếp hơi, với những ống khói con tàu, tác giả nhớ về một bếp lửa đang chờn vờn trong sơng 6 sớm. Và từ bếp lửa, nhớ đến kỉ niệm ấu thơ : Cháu thơng bà biết mấy nắng ma. Cả một hồi ức kỉ niệm hiện về trong tâm trí nhà thơ, suốt một quãng đời vất vả bà cháu bên nhau : Mới lên bốn tuổi đ quen mùi khói. ã Làng đói kém, bố đi đánh xe thật vất vả - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay. Hồi tởng những năm tháng bà cháu cùng sớm hôm có nhau. Bà kể chuyện những ngày ở Huế, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học, bà dặn cháu viết th cho bố ở chiến khu, bà sớm chiều nhen bếp lửa . Lời kể sao mà ngậm ngùi tha thiết quá ! Nó gợi trong lòng ngời bao niềm xúc động sâu xa. Làm sao quên đ- ợc : Những năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi. Bà đã dặn cháu : Bố ở chiến khu, bố còn việc bố Mày có viết th chớ kẻ này kể nọ Cứ bảo nhà vẫn đợc bình yên Hình ảnh ngời bà hiện lên trong lời thơ ấy đẹp làm sao ! Bà lúc nào cũng sẵn sàng chịu đựng. Bà là thế đấy! Suốt một đời tận tụy vì con, vì cháu. Nhng không chỉ có thế. Vợt lên trên tình thơng ấy, bà còn là ngời làm việc âm thầm, lặng lẽ, biểu lộ ý thức trách nhiệm của mình với Tổ quốc. Bà đã cùng chịu đựng gian khổ, cùng chia sẻ hi sinh cho cuộc kháng chiến này. Càng lớn khôn, tác giả càng nhận thức rõ tấm lòng cao quí của bà. Ngời đã lận đận biết mấy nắng ma để nhen nhóm trong lòng đứa cháu yêu quí của mình ngay từ tuổi thơ một tình cảm rộng lớn hơn tình bà cháu thông thờng, đó là một ngọn lửa chứa chan niềm tin dai dẳng đối với đất nớc con ngời : Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đợm Nhóm niềm thơng yêu khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng bếp lửa Hình ảnh bếp lửa đợc lặp lại nhiều trong bài thơ có giá trị tu từ độc đáo. Đây là hình ảnh tả thực trong cuộc sống đời thờng. Song, đối với ngời đi xa quê hơng lại là một dấu ấn khó phai mờ - Bởi vì chính bên cạnh bếp lửa hồng ấy, hình ảnh ngời bà "còm cõi", "chập chờn", "sơng sớm" in đậm trong tâm trí tác giả từ tuổi nhỏ. Nhờ bếp lửa mà thời ấu thơ của tác giả êm đềm, ấm áp nh những câu chuyện cổ tích mà bà th- ờng hay kể. Bếp lửa và ngời bà chính là nguồn sáng tâm hồn, nuôi dỡng tình cảm th- ơng yêu cho ngời cháu. Điều đáng nói nhất về bài thơ chính là ý nghĩa tợng trng của hình tợng bếp lửa. Đó là ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa tình yêu, ngọn lửa của tâm hồn dân tộc đã nhóm lên trong tâm hồn nhà thơ những cảm xúc và suy nghĩ chân tình, đẹp đẽ. Hình ảnh bếp lửa trong quá khứ, trong hiện tại đan cài vào nhau, nâng cảm xúc và t duy nhà thơ bay bổng dạt dào, hớng về gia đình, về nguồn cội, về quê hơng đất nớc. Sức hấp dẫn của bài thơ chính là ở đó. Với giọng thơ ân tình tha thiết, nhà thơ hồi tởng những năm tháng cùng bà "nhóm lửa". Hình ảnh chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa gợi lên không khí của một buổi sớm tinh mơ, vắng vẻ, quạnh hiu . Cùng với hình ảnh chim tu hú, hình ảnh bà cũng hiện lên còm cõi, đơn côi, vất vả trong tâm trí của nhà thơ. Các vần nối tiếp nhau để diễn tả cảm xúc ấy : Xa, nhà, huế, thế, về . tạo nên một âm hởng kéo dài liên tục không dứt. Nhạc điệu buồn, tha thiết, trầm lặng thể hiện nỗi nhớ nhung ng- ời bà : Giờ cháu đi xa có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở Sớm mai này bà nhóm bếp lên cha ? Chính tình bà cháu cao đẹp và thiêng liêng kì diệu đã nhen nhóm trong lòng nhà thơ niềm tin yêu cuộc sống con ngời trên quê hơng đất nớc. Đây là một bài thơ dạt dào 7 cảm xúc. Tác giả đã khéo léo sử dụng cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức liên tởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận đợc tấm lòng biết ơn, nỗi nhớ nhung của nhà thơ dành cho ngời bà yêu dấu của mình. Bếp lửa đã khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hơng, đất nớc. Đặc biệt là lòng biết ơn sâu nặng đối với ngời bà. 2. Bằng một bài văn ngắn, h y viết cảm nhận của em về hình ảnh ngã ời bà trong bài thơ Bếp lửa. Bài làm Bếp lửa tái hiện hình ảnh ngời bà quen thuộc, yêu thơng mà trong thơ hiện đại không phải dễ gặp. Bẳng Việt đã đem đến một biểu tợng tình bà yêu cháu vô cùng sâu nặng. Đó là những tháng năm xa chỉ còn trong kí ức, mẹ cha bận công tác, giữa thời bom đạn, bà chăm chút, yêu thơng dạy bảo cháu nên ngời. Bà là nguồn sống gia đình, là những gì tảo tần, nhẫn nại, giàu niềm tin, hết lòng yêu thơng, chăm lo, chi chút cho cháu và gia đình. Bà là ngọn lửa của tình thơng hạnh phúc con cháu. Bà khơi dậy và làm bùng lên khát vọng. Hành động nhóm bếp không chỉ là hình ảnh đời thờng ấm áp mà chính là ngọn lửa của sự sống. Khi viết những dòng thơ Bếp lửa, tác giả đang ở xa Tổ quốc và đã trởng thành. Đây là một bài thơ thật sự sâu sắc về tình yêu đất nớc trong hình ảnh dung dị của ngời bà - quê hơng. Hồi ức về những ngời thân yêu bao giờ cũng sinh động, ta càng rời xa tuổi thơ thì kỉ niệm càng thân thiết, gần gũi, cảm động. Bếp lửa là một hồi ức tuyệt đẹp về ngời bà, nhắc nhở mỗi ngời về tình yêu cụ thể trong tâm hồn và trái tim những ngời Việt Nam yêu nớc. 8 . VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG NAM Năm học 2009 – 2 010 Môn NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH