Mây nếp - cây công nghiệp mới của Hải Hà Hải Hà có điều kiện khí hậu phù hợp cho việc trồng cây mây nếp. Trước đây cây mây nếp vốn là cây mọc hoang dã ở nhiều khu vực rừng núi của huyện. Mây nếp có đặc tính vỏ trắng ngà, bóng đẹp, bền, độ cảm quang mạnh khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao. Từ bẹ lá, vỏ ruột cây đều dễ uốn, dễ định hình, chế tác cùng các vật liệu khác như gỗ, tre, da. Thấy rõ lợi ích của cây mây nếp, năm 2006 huyện đã đầu tư gần 170 triệu đồng trồng thử nghiệm mây nếp trên diện tích 2 ha ở 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức. Sau hơn một năm trồng, hiện nay, cây mây nếp phát triển khá tốt, mang lại nhiều triển vọng. Qua thực tế trồng cho thấy đưa mây nếp vào trồng ở Hải Hà không những góp phần phủ xanh đồi trọc, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Mây nếp chỉ cần trồng 1 lần nhưng thu hoạch được nhiều lần và trong nhiều năm. Trong tương lai, mây nếp sẽ đồng hành cùng cây chè góp phần thúc đẩy kinh tế Hải Hà phát triển. Chăm sóc cây mây nếp ở gia đình ông Đặng Văn Sơn, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà. ảnh: Công Thành Đi thăm đồi mây nếp của gia đình ông Đặng Văn Sơn, xã Quảng Sơn, chúng tôi càng thấy rõ lợi ích mà cây công nghiệp mới này mang lại. Ông Sơn cho biết: Trước khi huyện có chủ trương đưa cây mây nếp vào trồng ở Hải Hà, chúng tôi được đi tham quan mô hình trồng cây mây nếp ở tỉnh Thái Bình, và thấy rằng đầu ra của sản phẩm này là hoàn toàn khả quan. Hiện nay số lượng mây nếp được trồng ở Thái Bình không đủ đáp ứng cho nhu cầu trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp của tỉnh Thái Bình cũng đặt mua sản phẩm mây nếp của Hải Hà khi được thu hoạch. Ông Sơn cho biết thêm: Hiện nay trên thị trường 1 kg cật mây nếp khô có giá bán 120 nghìn đồng; ruột mây nếp dùng để làm giấy cao cấp vì nó có độ trắng cao, và cũng được bán với giá 35 nghìn đồng/kg. Trong những năm đầu tiên, gia đình tôi và các gia đình khác trồng thử nghiệm cây mây nếp, các hộ được huyện hỗ trợ 70% vốn đầu tư, gia đình chỉ phải bỏ ra 30% số tiền vốn. Mây nếp chỉ phải trồng 1 lần, nhưng có thể khai thác được 20 năm. Cây trồng đến năm thứ ba là có thể khai thác, năm đầu tiên sẽ cho sản lượng khoảng 7 tấn/ha, và cho thu nhập khoảng 49 triệu đồng. Những năm tiếp theo, sản lượng mây nếp sẽ tiếp tục tăng 30%/năm, và nguồn lợi đó kéo dài khoảng 20 năm mới phải cải tạo lại. Mây nếp vốn là giống cây sống hoang dã nay lại được chăm bón, do vậy chúng sống rất khoẻ. Mây nếp có thể trồng ở những nơi đất tận dụng như ở bờ ao, kênh mương, vừa là hàng rào, vừa cho thu nhập về kinh tế. Từ thành công cây mây nếp được trồng ở gia đình ông Sơn, và nhiều hộ gia đình khác ở 2 xã Quảng Sơn, Quảng Đức, hiện nay diện tích trồng cây mây nếp đã được nhân rộng ở Quảng Thành thêm 5 ha, trong đó có 4 ha trồng thâm canh và 4 ha trồng dưới tán rừng. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo, mây nếp sẽ được trồng rộng rãi hơn và trở thành cây đặc sản của Hải Hà. Cây mây nếp ở Yên Thế 16/05/2008 Để giúp nông dân phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng tự nhiên, năm 2005, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đưa cây mây nếp vào sản xuất. Đến nay cây mây nếp đã cho thu hoạch, bước đầu khẳng định đây là cây trồng có triển vọng đối với đồng đất nơi đây. Thân cây mây nếp có màu trắng ngà, bóng đẹp, độ cảm quang mạnh khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao. Đặc biệt cây mây dễ uốn, dễ định hình, chế tác cùng các vật liệu khác như gỗ, tre, da, chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều lần trong nhiều năm, có thể tận dụng bờ rào, kênh mương để trồng. Ông Lâm Xuân Thảy, thôn Hồng Lạc, thị trấn Nông Trường là người đi đầu trồng cây mây nếp. Năm 1994, ông trồng một nghìn gốc mây nếp ở xung quanh vườn để làm hàng rào. Sau ba năm, gia đình ông thu hoạch vụ mây đầu tiên được 3 tạ bán được hơn 1 triệu đồng. Nhận thấy trồng mây ít tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên ngay năm sau ông Thảy đã mở rộng diện tích lên 1 sào. Tính ra, mỗi năm gia đình ông thu được hơn 1 tấn mây mang lại thu nhập gần 5 triệu đồng. Từ hiệu quả đó, những năm sau, ông Thảy đã trồng thêm 9 nghìn gốc. Đến nay, nhiều hộ ở thị trấn Nông Trường cũng mạnh dạn đưa cây mây nếp vào trồng ở khu đất sườn đồi dốc hoặc đất vườn cây ăn quả với tổng diện tích hơn 2ha. Thấy rõ lợi ích của cây mây nếp cùng điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp với giống cây này, năm 2005, được sự hỗ trợ của Chi cục Hợp tác xã và PTNT, huyện Yên Thế xây dựng mô hình trồng thử nghiệm trên diện tích 2ha ở xã Tân Hiệp. Theo đó, những hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 70% giá giống, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật. Những năm sau, diện tích được nhân rộng và đến nay là 40ha nằm rải rác ở các xã, thị trấn trong huyện. Hiện nay, mây nếp sinh trưởng phát triển mạnh và bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng toàn huyện ước đạt hơn 200 tấn. Gia đình anh Nguyễn Quốc Hướng, thôn Rừng Chiềng, xã Tiến Thắng là một trong những hộ Mô hình trồng thâm canh mây nếp của gia đình anh Nguyễn Quốc Hướng, thôn Rừng Chiềng, xã Tiến Thắng. mạnh dạn đầu tư thâm canh 0,5ha mây nếp, sản lượng thu hoạch mây năm nay ước đạt khoảng 3,5 tấn, với giá thị trường hiện nay gia đình anh thu nhập hơn chục triệu đồng. Anh Hướng cho biết: "Trước khi đưa cây mây nếp vào trồng, tôi được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc do huyện tổ chức. Qua thực tế trồng loại cây này cho thấy mây giữ được độ phì nhiêu cho đất, chống rửa trôi xói mòn. Do đó gia đình tôi tận dụng đất đồi bạc màu để trồng thâm canh nhằm tăng thu nhập". Hiện, diện tích mây nếp đang ngày càng mở rộng và phát triển ở các địa phương như Tiến Thắng, Tam Tiến, Tân Hiệp… Ông Đoàn Hiệp Cương, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, sau đợt thu hoạch năm nay, huyện sẽ tổ chức hội thảo đánh giá hiệu quả của cây mây nếp để tiếp tục nhân rộng loại cây này trong những năm tiếp theo. Kỹ thuật trồng cây mây Dạng tài liệu : Bài trích bản tin Ngôn ngữ tài liệu : vie Tên nguồn trích : Nông thôn đổi mới Dữ liệu nguồn trích : 2005/Số 20/II. Cách làm ăn mới Đề mục : 68.35 Trồng trọt Từ khoá : Trồng trọt ; Cây mây ; Kỹ thuật Nội dung: Mây là loại cây trồng có nhiều ích lợi và rất gắn bó với bà con nông dân nước ta. Trước đây, mây được trồng tự phát để làm hàng rào, là nguyên liệu để làm các vật dụng thông thường trong gia đình. Nhưng vài năm trở lại đây, cây mây gần như không còn có mặt ở các vùng nông thôn Việt Nam. Cùng với sự phát triển nhanh chóng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, cây mây đã trở lên khan hiếm và có giá thành rất cao. Hiện nay, các cơ sở sản xuất đã phải nhập khẩu nguyên liệu mây từ Lào, Trung Quốc. Tuy nhiên, mây là loại cây dễ sống, khó trồng do đó cũng cần phải có những qui trình kỹ thuật cụ thể. Mới đây, chương trình tự nguyện đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hộ nông dân đã có một qui trình kỹ thuật trồng mây hoàn chỉnh. 1. Đặc tính của cây mây Cây mây thích nghi với mọi điều kiện sống. Ở những nơi hoang sơ, những nơi đất nghèo dinh dưỡng. Mây sống thành bụi theo hình ruột gà. Để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt ta nên dùng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao. 2. Kỹ thuật tạo luống Tùy theo độ dài diện tích mà bà con định trồng mây, để có thể thiết kế qui hoạch sao cho hợp lý. Sau khi định hình được diện tích để trồng, bà con dọn dẹp, xới cỏ, chặt bỏ những cây dại, cỏ dại. Sau đó tạo thành hàng, luống, phần luống cao từ 12 -15 cm. Bà con chú ý phải làm đất thật tơi xốp, tiếp đó là dùng vôi bột rắc đều lên toàn bộ mặt luống . Liều lượng: 50 kg vôi bột khô/ha (vôi bột có tác dụng khử độ pH và tiêu diệt toàn bộ côn trùng và các bào tử nấm dại) 3. Kỹ thuật trồng Đào hố trồng theo tiêu chuẩn sau đây: - Luống cách luống : 60 cm - Hàng cách hàng : 50 cm - Cây cách cây : 60 cm Sau khi đào hố xong, dùng lưỡi dao lam hoặc dao chuyên dùng rạch nhẹ lên thành bầu. Sau khi tháo bỏ toàn bộ phần nilon ra khỏi cây giống, đặt nhẹ cây giống vào hố. Lấp 1/3 lượng đất vào hố trồng rồi dùng 3 nắm cát đen (nếu là nữ giới) và 2 nắm cát đen (nếu là nam giới). Dùng nước tưới thật đẫm vào cây giống. Sau khi cho đất, nước và cát phủ kín hố sẽ tạo một lực nén giữ cho cây không bị di chuyển làm ảnh hưởng đến sự ra rễ của cây mây giống. Khi trồng mây, chú ý không được nén chặt hoặc dẫm lên phần đất mới trồng. Theo kinh nghiệm thực tế, cây mây dễ sống nhưng khó trồng. Tuỳ theo nhiệt độ, thời tiết tính từ ngày trồng đến tháng thứ 3 phải liên tục tưới và tạo ẩm cho cây. Khi trồng nếu gặp trời mưa, vẫn phải tưới thật đẫm vào những hố đã trồng. Nếu gặp trời nắng nên tưới vào lúc trời mát. Sau khi trồng xong cần cắm mỗi hố cây một que tre, dùng sợi dây nilon nhỏ buộc chặt cây mây vào thân que tre để định vị cây giúp bộ rễ phát triển mà không sợ ảnh hưởng của gió. Thực tế cho thấy, nếu không làm theo cách này sự sống của cây mây giảm. Thời vụ trồng : đối với vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, nên trồng vào mùa Xuân và mùa Thu. Các tỉnh phía Tây Bắc Bộ và Trung du vùng khu 4 cũ nên trồng vào tháng 5 và tháng 7. Các tỉnh Nam trung bộ và cao nguyên nên trồng vào tháng 6 - 7. Các tỉnh Nam Bộ trồng vào tháng 7 - 8.