Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 125 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
125
Dung lượng
2,8 MB
Nội dung
GVHD: Lê Văn Hoàng TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM KHOA VẬT LÍ GVHD LÊ VĂN HOÀNG SVTH Mai Thị Đắc Khuê Lê Hoàng Anh Linh Phạm Thị Mai Tháng 5, năm 2009, TP.HCM GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 1 GVHD: Lê Văn Hoàng Mục lục 1 Lời nói đầu 3 Nội dung 6 I. Ánhsáng là gì? Vì sao có ánh sáng? 8 I.1 Ánhsáng .8 Một số đặc trưng quan trọng của ánhsáng .10 I.1.1 Tốc độ ánhsáng .10 I.1.2 Năng lượng, động lượng và khối lượng .16 I.1.3 Áp suất ánh sáng: .16 I.1.4 Các lý thuyết vềánh sáng: .19 I.2 Cuộc đấu tranh đưa đến kết luận bản chất “Lưỡng tính sóng - hạt của ánh sáng”: 21 II. Ánhsáng và thị giác – Đường truyền của ánhsáng trong các môi trường 38 II.1 Ánhsáng và thị giác 38 II.1.1 Ánhsáng đi từ mắt đến vật hay từ vật đến mắt? 39 II.1.2 Cơ chế của sự hình thành ảnh trong mắt là gì? .39 II.1.3 Hành trạng của các tia sáng 43 II.2 Nào ta cùng khám phá thế giới tươi đẹp này nhé! .55 II.2.1 Cầu vồng 56 II.2.2 Tại sao bầu trời lại xanh? .60 II.2.3 Tại sao núi lại xanh? 61 II.2.4 Hoàng hôn lộng lẫy 62 II.2.5 Lục quang tuyến .64 II.2.6 Hành tinh xanh và bọt trắng .66 II.2.7 Bản giao hưởng của các đám mây 67 II.2.8 Sét và cơn giận dữ của các thần 69 II.2.9 Một mặt trời bị dẹt và biến dạng 71 II.2.10 Mặt trời trên chân trời chỉ là ảo tượng 72 II.2.11 Vẻ đẹp lộng lẫy của quang cực .72 II.3 Tìm hiểu về “Áo tàng hình” 75 II.3.1 “Đánh lừa thị giác” khó hay dễ? .75 II.3.2 Áo tàng hình 76 II.3.3 Phương pháp mới chế tạo áo tàng hình .77 II.3.4 Hiện tượng khúc xạ âm??? .79 III. Con người chế ngự ánhsáng .83 GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 2 GVHD: Lê Văn Hoàng III.1 Lửa - một kỉ nguyên mới 84 III.2 Ánhsáng nhân tạo 86 III.2.1 Nến không cháy trong các trạm quỹ đạo 86 III.2.2 Đèn dầu .88 III.2.3 Ánhsáng không bắt nguồn từ lửa .89 III.2.4 Ánhsáng phẳng của đèn neon 91 III.2.5 Ánhsáng nhân tạo đã tách chúng ta ra khỏi tự nhiên 93 III.2.6 LAZE .94 Năm 1917, khi nghiên cứu lí thuyết phát xạ, Anh-xtanh đã chứng minh rằng: ngoài .97 hiện tượng phát xạ tự phát, còn có hiện tượng phát xạ mà ông gọi là phát xạ cảm ứng 97 Hiện tượng đó như sau: 97 Nếu một nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hf, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε’ đúng bằng hf, bay lướt qua nó, thì lập tức nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε có cùng năng lượng và bay cùng phương với phôtôn ε’. Ngoài ra, sóng điện từ ứng với phôtôn ε hoàn toàn cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ ứng với phôtôn ε’ 97 Như vậy, nếu có một phôtôn ban đầu bay qua một loạt nguyên tử đang ở trong trạng thái kích thích thì số phôtôn sẽ tăng lên theo cấp sô nhân. Các phôtôn này có cùng năng lượng (ứng với sóng điện từ có cùng bước sóng; do đó tính đơn sắc của chùm sáng rất cao) ; chúng bay theo cùng một phương (tính định hướng của chùm sáng rất cao); tất cả các sóng điện từ trong chùm sáng do các nguyên tử phát ra đều cùng pha (tính kết hợp của chùm sáng rất cao). Ngoài ra, vì số phôtôn bay theo cùng một hướng rất lớn nên cường độ của chùm sáng rất lớn .98 b. Laser chất khí .98 Tính chất 100 Vận chuyển thông tin bằng cáp quang 102 III.2.7 Phân loại .102 Phân loại Cáp quang: Gồm hai loại chính: .102 Multimode (đa mode) .102 III.3 Thế kỷ 21 - Thế kỷ của phôtôn .104 Những đặc tính của phôtôn: 105 III.3.1 Những khả năng không giới hạn: .105 III.4 PIN MẶT TRỜI .118 GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 3 GVHD: Lê Văn Hoàng III.4.1 Cấu tạo và hoạt động của pin quang điện .119 III.4.2 Hiệu suất 119 III.4.3 Ứng dụng 120 Tài liệu tham khảo 118 GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 4 GVHD: Lê Văn Hoàng Lời nói đầu Vào mỗi sáng khi thức dậy, trước khi bước ra khỏi giường tôi thường có thói quen nhớ và sắp xếp lại những hoạt động sẽ phải thực hiện cho một ngày mới nhằm không bỏ sót bất cứ chi tiết nào: sắp xếp sách, vở cho tiết phương pháp nghiên cứu khoa học vào buổi sáng, chiều học thí nghiệm điện kĩ thuật nên cần phải mang theo tài liệu tham khảo luôn vì trưa nay sẽ không về nhà nữa mà ở lại trường để chiều học tiếp, tối nay lại đi dạy kèm nên cần về nhà sớm để tắm và ăn tối sau khi học thí nghiệm xong thay vì tụ tập với nhóm bạn thân ở căn tin của trường như thường lệ,… Thế đấy, cái đầu bé nhỏ của tôi cứ phải thường xuyên tính toán những việc sẽ phải làm. Nhưng sau khi được đọc tác phẩm “Những con đường của ánh sáng” _ giải thưởng lớn MORON 2007 của tác giả Trịnh Xuân Thuận,(Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch), nhà xuất bản trẻ, xuất bản 2008, tôi tự đặt rồi cũng tự trả lời cho mình câu hỏi: Một ngày nào đó, nếu như trái đất thân yêu của chúng ta không còn nhận được bất cứ tia sáng nào từ Mặt Trời, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tất nhiên rồi, khi đó mọi dự định của tôi cũng như tất cả các bạn sẽ “đổ sông, đổ biển”, bởi một lẽ thật đơn giản, khi đó sự sống trên hành tinh này sẽ chẳng thể nào tồn tại nữa. Có thể khẳng định chắc nịch rằng: “Ánh sáng là nguồn gốc của sự sống. Dù là tự nhiên hay nhân tạo, ánhsáng cho phép chúng ta không chỉ ngắm nhìn thế giới, mà còn tương tác với thế giới và tiến hóa trong thế giới. Nó không chỉ ban cho chúng ta nhìn thấy, mà còn ban cho chúng ta tư duy nữa. Từ những thời rất xa xưa cho tới ngày nay, ánhsáng luôn mê hoặc trí tuệ con người, dù đó là nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ hay tu sĩ,…” (trích “Những con đường của ánhánh sáng”). GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 5 GVHD: Lê Văn Hoàng Do đó cũng chẳng có gì là khó hiểu khi tất cả các thành viên trong nhóm tiểu luận của tôi đều đồng ý chọn đề tài nghiên cứu vế “Ánh sáng”. Và chúng tôi tin chắc rằng đề tài này cũng sẽ gây được sự tò mò, say mê đối với những người yêu tìm hiểu vềánh sáng, đặc biệt là các bạn sinh viên chuyên ngành Vật Lí. Những tài liệu nghiên cứu vềánhsáng hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều, tuy nhiên không phải ai trong bất cứ sinh viên sư phạm Vật lí nào trong chúng ta đều hiểu hết về bản chất, nguồn gốc, đường truyền của tia sáng khi qua các môi trường - là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Vật Lí THPT. Vì thế, bài tiểu luận này như một bài tổng hợp kiến thức về các thuộc tính cơ bản của Ánh sáng; giúp bạn tra cứu thông tin vềánhsáng một cách nhanh nhất. Bài tiểu luận này được phân ra 4 phần chính: Phần đầu tiên bắt đầu với những giới thiệu tổng quát vềánh sáng: khái niệm, nguồn gốc, một số đại lượng liên quan đến ánh sáng, từ đó người đọc sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về người bạn tốt của chúng ta. Trên con đường tìm hiểu ánhsáng ấy, đã xuất hiện hai trường phái quan điểm về bản chất của ánhsáng trái ngược nhau. Phần một kết thúc bằng việc tập trung xoay quanh cuộc tranh luận của các nhà bác học về vấn đề này: liệu rằng ánhsáng là hạt, như Newton quả quyết, hay là sóng, như Huyghens, Young và Fresnel khẳng định. Vào thế kỉ XVIII, Young đã chứng minh rằng sự thêm ánhsáng vào ánhsáng có thể dẫn đến bóng tối, điều này chỉ có thể giải thích được nếu ánhsáng có bản chất sóng. Thế nhưng vào thế kỉ thứ XX, Einstein, để giải thích “hiệu ứng quang điện” đã đưa trở lại quan niệm ánhsáng là hạt, nhưng gán cho các hạt này một “lượng tử năng lượng”, ý tưởng được Planck đưa ra trước GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 6 GVHD: Lê Văn Hoàng đó. Vậy ánhsáng là sóng hay hạt. Muốn biết, chúng ta hãy cùng gia nhập các cuộc tranh luận căng thẳng ấy nhé! Bạn sẽ trả lời thế nào nếu như một học trò của bạn (hay bất kì ai) hỏi bạn rằng: “Tại sao bầu trời lại xanh nhưng mây thì lại màu trắng? Cầu vồng là gì và khi nào thì ta có thể quan sát được nó rõ nhất?,…”. Phần hai trong cuốn tiểu luận sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó. Bằng lao động, con người đã, đang, và sẽ chinh phục thiên nhiên tươi đẹp này. Từ việc phát hiện ra, rồi khám phá và bây giờ chúng ta đã chinh phục được ánh sáng. Trong phần ba, chúng tôi cũng sẽ cố gắng giới thiệu với bạn đọc một vài phát minh của con người, bắt đầu bằng công cuộc chinh phục lửa, sau đó đề cập đến ánhsáng nhân tạo và cuối cùng là bóng điện và đèn huỳnh quang. Tiếp theo là sơ lược về phát minh ra Lazer, đứa con của cơ học lượng tử; kết quả của việc “khuyếch đại” ánhsáng nhìn thấy được với vô số những ứng dụng khoa học bắt nguồn từ nó; và việc con người sử dụng ánhsáng để vận chuyển thông tin và kết nối nhân loại. Dựa trên việc tìm kiếm những tư liệu có liên quan vềánhsáng trên internet, sách, báo (đặc biệt là hai cuốn sách : “Những con đường của ánh sáng” - tập I và II), vô tuyến truyền hình và truyền thanh; cũng như sự cố gằng tìm tòi, phân tích, tổng hợp của tất cả các thành viên trong nhóm, chúng tôi hi vọng sẽ tạo ra được sản phẩm nghiên cứu khoa học mang tên “GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVẾÁNH SÁNG” thật sự hay và bổ ích cho bạn đọc. Nhóm tiểu luận. GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 7 GVHD: Lê Văn Hoàng NỘI DUNG I. Ánhsáng là gì? Vì sao có ánh sáng? I.1 ÁnhsángMắt nhìn thấy một vật nếu vật ấy phát ra ánhsáng đập vào mắt. Ánhsáng nhìn thấy này (thực ra ta nhìn thấy vật chứ không nhìn thấy bản thân ánh sáng) là các sóng điện từ có bước sóng từ 0,4µm đến 0,75µm. Ánhsáng theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những sóng điện từ mà mắt không nhìn thấy được, như ánhsáng (tia) tử ngoại, ánhsáng (tia) hồng ngoại… Vấn đề bản chất của ánhsáng được tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Vật lý học (thuyết hạt và thuyết sóng). Trong những điều kiện nhất định không thể coi ánhsáng là sóng, mà lại phải coi nó gồm các hạt (phôtôn). Ta nói rằng ánhsáng có lưỡng tính sóng - hạt. Ánhsáng đơn sắc là ánhsáng có bước sóng xác định. Gọi như vậy vì màu sắc của ánhsáng phụ thuộc vào bước λ (hoặc tần số f = c/λ). Màu đỏ, chẳng hạn, ứng với các bước sóng khoảng 0,75µ m. Thực ra không thể tạo được ánhsáng tuyệt đối đơn sắc mà chỉ có thể tạo được ánhsáng có bước sóng nằm trong một khoảng nhỏ từ λ+∆λ đến λ - ∆λ; ∆λ càng bé thì ánhsáng càng gần với ánhsáng đơn sắc. Ánhsáng trắng là ánhsáng gây ra cho con mắt cảm giác về màu như ánhsángmặt trời – là tập hợp của rất nhiều bức xạ trong khoảng bước sóng nhìn thấy, gồm 7 màu quy ước (tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ). Hỗn hợp hai hoặc ba màu thích hợp cũng gây được cảm giác vềánhsáng trắng. Ánhsáng phân cực. Sóng điện từ được đặc trưng bởi các vectơ điện trường và cảm ứng từ dao động trong mặt phẳng vuông góc với phương truyền. Nếu phương dao động là cố GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 8 GVHD: Lê Văn Hoàng định thì ánhsáng được gọi là ánhsáng phân cực thẳng. Nếu phương dao động phân bố đều thì ánhsáng gọi là ánhsáng tự nhiên (không phân cực). Phần lớn các nguồn sáng phát ra gọi là ánhsáng tự nhiên. Ánhsángmặt trời là ánhsáng tự nhiên. • Vi sao có ánh sáng? Hệ Mặt trời bao gồm một hằng tinh là Mặt trời và 9 hành tinh khác là sao Thuỷ, Trái đất, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Các hằng tinh trong vũ trụ có nhiệt độ bề mặt từ mấy nghìn tới mấy vạn độ, vì vậy chúng phát ra các loại bức xạ (kể cả ánhsáng nhìn thấy). Mặt trời là hằng tinh gần chúng ta nhất. Năng lượng Mặt Trời là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời, cộng với một phần nhỏ năng lượng của các hạt hạ nguyên tử khác phóng ra từ ngôi sao này. Dòng năng lượng này sẽ tiếp tục phát ra cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa. Năng lượng bức xạ điện từ của Mặt Trời tập trung tại vùng quang phổ nhìn thấy. Mỗi giây trôi qua, Mặt Trời giải phóng ra không gian xung quanh 3,827×10 26 joule tương đương với một máy phát điện có công suất 382 x 10 23 W. Nguyên nhân khiến hằng tinh phát sáng? Đây là điều bí ẩn đối với ngành thiên văn học suốt nhiều thế kỷ qua. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, nhà vật lý Einstein dựa vào thuyết tương đối đã đưa ra một công thức có liên quan giữa khối lượng và năng lượng của vật thể, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu mới có đáp án cho câu hỏi hóc búa này. Hoá ra trong lòng các hằng tinh, nhiệt độ cao tới hơn 10 triệu độ C khiến các vật chất trong đó tương tác với nhau, xảy ra phản ứng nhiệt hạch. GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 9 GVHD: Lê Văn Hoàng Hạt nhân nguyên tử hydro biến thành hạt nhân nguyên tử heli và sản sinh ra một nguồn năng lượng khổng lồ. Năng lượng này truyền từ tâm hằng tinh ra ngoài bề mặt và vào không gian bằng cách bức xạ. Các bức xạ này nằm trong phổ từ ánhsáng hồng ngoại, đến ánhsáng nhìn thấy và sóng cực ngắn. Cứ như vậy hằng tinh duy trì phát sáng không ngừng Nhà bác học Mĩ Betơ (Bethe) đã nêu lên một chỗi phản ứng kết hợp gọi là chu trình cacbon-nitơ gồm 6 phản ứng tiếp nhau, với sự tham gia của cacbon và nitơ như là các chất xúc tác và trung gian, nhưng xét tổng hợp thì cả chu trình rút về sự tạo thành hạt nhân hêli từ các hạt nhân hiđrô. Cả chu trình kéo dài hàng chục triệu năm nhưng từng phản ứng liên tục xảy ra, và chu trình này cung cấp một phần năng lượng cho Mặt Trời (bên cạnh các chu trình khác). Mặt Trời mất năng lượng do bức xạ thì theo hệ thức của Anhxtanh, khối lượng của nó liên tục giảm. Nhưng vì khối lượng Mặt Trời rất lớn nên sự giảm này chỉ đáng kể sau hàng triệu năm. Một số đặc trưng quan trọng của ánhsáng I.1.1 Tốc độ ánhsáng GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 10 [...]... tốc độ ánhsáng trong chân không Photon không có khối lượng nghỉ, do đó động lượng của hạt photon bằng năng lượng của nó chia cho tốc độ ánh sáng, h/λ Tính toán trên thu được từ công thức của thuyết tương đối: E2 - p2c2 = m02c4 Với: E : năng lượng của hạt P: là động lượng của hạt m0: là khối lượng nghỉ I.1.3 Áp suất ánh sáng: GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 17 GVHD: Lê Văn Hoàng Ánhsáng gồm những. .. nguồn sáng tới gương Ánhsáng phát ra từ một nguồn ở gần vẫn giữ được mặt sóng hình cầu, có độ cong cao, còn ánhsáng phát ra từ một nguồn ở xa sẽ trải rộng hơn và các mặt sóng gần như là phẳng GIẢI MÃ NHỮNG BÍMẬTVỀ ÁNH SÁNG 27 GVHD: Lê Văn Hoàng Hình 4 Hạt và sóng phản xạ bởi gương Trường hợp bản chất hạt của ánhsáng đối với hiện tượng phản xạ có sức thuyết phục hơn nhiều so với hiện tượng khúc xạ Ánh. .. với kết quả của thí nghiệm nhiễu xạ ánhsáng xảy ra ở kích thước nhỏ hơn nhiều GIẢI MÃ NHỮNG BÍMẬTVỀ ÁNH SÁNG 28 GVHD: Lê Văn Hoàng Hình 5 Nhiễu xạ của hạt và sóng Khi ánhsáng truyền qua một khe hẹp, chùm tia trải ra và trở nên rộng hơn mong đợi Quan sát quan trọng có tính cơ sở này mang lại nhiều tin cậy cho thuyết sóng ánhsáng Giống như sóng nước, sóng ánhsáng chạm phải rìa của một vật thì uốn... tranh đưa đến kết luận bản chất “Lưỡng tính sóng - hạt của ánhsáng : Bản chất vừa giống sóng vừa giống hạt của ánhsáng khiến cho giới vật lí chia rẻ sâu sắc trong nhiều thế kỉ, thậm chí có lúc cuộc chiến đi đến chỗ gần như một mất một còn GIẢI MÃ NHỮNG BÍMẬTVỀ ÁNH SÁNG 22 GVHD: Lê Văn Hoàng Bản chất đích thực của ánhsáng khả kiến là một bí ẩn làm lúng túng loài người trong nhiều thế kỉ Các nhà... dùng để làm việc này chưa ra đời Thêm nữa, ánhsáng hình như chuyển động với cùng một vận tốc, bất chấp môi trường mà nó đi qua Phải hơn 150 năm sau, vận tốc của ánhsáng mới được đo với độ chính xác cao để chứng minh thuyết Huygens là đúng GIẢI MÃ NHỮNG BÍMẬTVỀ ÁNH SÁNG 24 GVHD: Lê Văn Hoàng Hình 2 Những nhà tiên phong trong ngành vật lí nghiên cứu ánhsáng khả kiến Bất chấp danh cao vọng trọng... sát bằng một GIẢI MÃ NHỮNG BÍMẬTVỀ ÁNH SÁNG 15 GVHD: Lê Văn Hoàng kính nhắm vi cấp,ta thấy ảnh cuối cùng S’ của khe sáng S Sau khi đã điều chỉnh hệ thống như trên, người ta cho lăng kính P quay thì ảnh S’ biến mấtẢnh này lại xuất hiện đúng vị trí cũ nếu trong thời gian ánhsáng đi về, mặt d của lăng kính P quay tới đúng vị trí ban đầu của mặt e, nghĩa là thời gian đi về θ của ánhsáng bằng thời gian... cos i hf = u cos i c Và có phương truyền của tia sáng 2 Thành phần của P trên phương thẳng góc với S là : PN = P cos i = u cos i Áp suất ánhsáng bây giờ là : P = ∆PN Lặp lại cách chứng minh tương tự trường hợp tia tới thẳng góc, ta được : P = (∑ u ).cos 2 i GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 19 GVHD: Lê Văn Hoàng Áp suất ánhsáng rất nhỏ Áp suất ánhsáng do mặt trời tác dụng vào một bề mặt trong các... loại tương tác xảy ra khi hai sóng ánhsáng gặp nhau Để kiểm tra giả thuyết này, ông dùng một màn chứa một khe hẹp để tạo ra chùm ánhsáng kết hợp (gồm các sóng truyền cùng pha với nhau) từ nguồn ánhsángMặt Trời Khi các tia sángMặt Trời chạm tới khe, chúng trải rộng ra, hay nhiễu xạ, tạo ra một mặt sóng Nếu như mặt sóng này được cho GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 29 GVHD: Lê Văn Hoàng rọi tới... thuộc vào thời gian ánhsáng cần để đi thôi Biết được thời gian di chuyển của IO và sự thay đổi khoảng cách giữa Trái Đất và Sao Mộc như thế nào, Roemer có thể tính được vận tốc ánhsáng Qua đó ông xác định được vận tốc ánhsáng vào cỡ: 214.000 - 300.000 km/s (tuỳ theo thời gian giữa các lần bị che khuất là 1000 s hay là 1400s) c Phương pháp dùng đĩa răng cưa GIẢI MÃ NHỮNGBÍMẬTVỀÁNHSÁNG 13 GVHD: Lê... thực hiện phép đo vận tốc ánhsáng ngay trên mặt đất vào năm 1849 Ánhsáng được phát ra từ khe thứ nhất của một bánh xe quay rất nhanh, truyền đến một cái gương phản xạ trở lại Thay đổi vận tốc quay của bánh xe và khoảng cách từ bánh xe đến gương sao cho khi ánhsáng phản xạ trở lại đi qua đúng khe tiếp theo của bánh xe Như vậy thời gian truyền sáng là 2S/c chính bằng thời gian bánh xe quay được giữa hai . MÃ NHỮNG BÍ MẬT VẾ ÁNH SÁNG” thật sự hay và bổ ích cho bạn đọc. Nhóm tiểu luận. GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT VỀ ÁNH SÁNG 7 GVHD: Lê Văn Hoàng NỘI DUNG I. Ánh sáng. GIẢI MÃ NHỮNG BÍ MẬT VỀ ÁNH SÁNG 8 GVHD: Lê Văn Hoàng định thì ánh sáng được gọi là ánh sáng phân cực thẳng. Nếu phương dao động phân bố đều thì ánh sáng