Sát thủ kiều diễm trên đầm lầy Người ta thường gọi chi thực vật ănthịt Byblis là cây cầu vồng, bởi lá và hoa của chúng có vẻ đẹp rực rỡ dưới ánh sáng mặt trời. Các loài trong chi Byblis phân bố ở miền tây và miền bắc Australia, miền nam Papua New Guinea, miền nam Indonesia. Hiện có 6 loài trong chi còn sinh tồn. Chúng có thân mọc thẳng với hệ rễ chùm yếu. Ảnh: Hoa đối xứng hai bên, với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa. Cánh hoa có màu tía hoặc tím nhạt. Ảnh: flickr.com. Nhưng có hai loài đôi khi ra hoa trắng, đó là Byblis gigantea và Byblis filifolia. Ảnh: botanic.jp. Lá của mọi loài đều thuôn dài, thon nhọn ở đầu và có tiết diện tròn. Ảnh: elhogarnatural.com. Bề mặt lá có nhiều lông tơ và các lông tơ tiết ra các chất nhầy để thu hút các côn trùng nhỏ. Chúng sẽ bị giữ chặt nếu chạm phải chất nhầy. Ảnh: mycorrhiras.info. Nếu không đủ khỏe để thoát ra, con mồi sẽ chết do kiệt sức hoặc ngạt (chất nhầy sẽ bao bọc chúng và bịt hết các lỗ thở). Ảnh: greenculturesg.com. Ngoài các tuyến nhầy có cuống, lá của chúng còn có các tuyến không cuống. Giới khoa học cho rằng tuyến nhầy không cuống tiết ra các enzyme để tiêu hóa con mồi. Các tuyến không cuống có số lượng gấp 5 -10 lần các tuyến có cuống. Ảnh: photobucket.com. Sau khi được thụ phấn, hoa phát triển thành quả nang hình trứng hai phần. Khi quả nang chín, nó nứt ra để giải phóng hạt xuống đất và chúng bị vùi lấp cho tới khi được kích thích để nảy mầm. Ảnh: Giống như nhiều loài thực vật ănthịt khác, các loài Byblis thường mọc ven các vùng đầm lầy. Chúng ưa thích đất cát ẩm ướt theo mùa với ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc một phần và nhiệt độ trong khoảng 5-40 °C. Ảnh: webshots.com. Nhiều người trồng cây Byblis trong nhà để làm vật trang trí và bắt côn trùng. Ảnh: robsplants.com. . Sát thủ kiều diễm trên đầm lầy Người ta thường gọi chi thực vật ăn thịt Byblis là cây cầu vồng, bởi lá và hoa của chúng có vẻ đẹp rực rỡ dưới ánh sáng. mọc thẳng với hệ rễ chùm yếu. Ảnh: Hoa đối xứng hai bên, với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa. Cánh hoa có màu tía hoặc tím nhạt. Ảnh: flickr.com.