1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả

108 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

hoạt động, nội dung quản trị rủi ro hoạt động, các công cụ quản trị rủi ro hoạt động,luận văn đã có những đóng góp sau:Thứ nhất, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị

Trang 1

Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảtrong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị tôi đang công tác.

Tác giả luận văn

Lại Thị Duyên

Trang 2

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM) 6

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM 6

1.1.1.1 Rủi ro trong NHTM 6

1.1.1.2 Phân loại rủi ro trong NHTM 7

1.1.1.3 Rủi ro hoạt động trong NHTM 8

1.1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động 9

1.1.2 Các loại rủi ro hoạt động 9

1.1.2.1 Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ 10

1.1.2.2 Rủi ro do con người 10

1.1.2.3 Rủi ro do tác động từ bên ngoài 11

1.1.2.4 Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) 11

1.1.2.5 Rủi ro do các nguyên nhân khác 11

1.2 Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM 11

1.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro 11

1.2.2 Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động 12

1.2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động 12

1.3 Nội dung quản trị rủi ro hoạt động 13

1.3.1 Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp 15

1.3.2 Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ 20

1.3.2.1 Nhận diện rủi ro 20

Trang 3

1.3.2.4 Giám sát RRHĐ 26

1.3.2.5 Báo cáo rủi ro hoạt động 28

1.3.3 Công bố thông tin về QTRRHĐ 28

1.4 Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng 29

1.4.1 Tự đánh giá rủi ro (RCSA) 29

1.4.2 Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) 29

1.4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs) 29

1.4.4 Phân tích kịch bản 30

1.4.5 Báo cáo kiểm toán 30

1.4.6 Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ 31

1.4.6.1 Phương pháp chỉ số cơ bản 31

1.4.6.2 Theo phương pháp chuẩn hóa 31

1.4.6.3 Phương pháp đo lường nâng cao (AMA) 33

1.4.7 Một số công cụ phân tích rủi ro khác 33

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ 34

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN và Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 34

2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương VN 34

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 36

2.1.1.3 Hoạt động kinh doanh 36

Trang 4

2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 39

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 40

2.1.2.3 Hoạt động kinh doanh 42

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 47

2.2.1 Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động 47

2.2.2 Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ 53

2.2.2.1 Nhận diện RRHĐ tại NHCT 53

2.2.2.2 Đánh giá RRHĐ 58

2.2.2.3 Kiểm soát RRHĐ 60

2.2.2.4 Giám sát RRHĐ 64

2.2.2.5 Báo cáo RRHĐ 64

2.2.3 Công bố thông tin RRHĐ 65

2.2.4 Các công cụ quản trị RRHĐ mà NHCT chi nhánh Cẩm Phả đã áp dụng .65

2.2.4.1 Tự đánh giá rủi ro (RCSA) 65

2.2.4.2 Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) 66

2.2.4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs) 67

2.2.4.4 Trích lập, phân bổ và sử dụng quỹ dự phòng RRHĐ 69

2.2.5 Thực trạng rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 69

2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả 73

Trang 5

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VN - CHI NHÁNH CẨM PHẢ 76

3.1 Định hướng về công tác Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong thời gian tới 76

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh 76

3.1.2 Định hướng phát triển chung 77

3.1.3 Định hướng trong công tác rủi ro hoạt động 77

3.2 Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cẩm Phả 78

3.2.1 Giải pháp về quy trình tác nghiệp 78

3.2.2 Giải pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy 81

3.2.3 Giải pháp về con người 82

3.2.4 Giải pháp về cơ sở vật chất 85

3.2.5 Giải pháp đối với các tình huống bên ngoài tác động 86

3.3 Kiến nghị 87

3.3.1 Kiến nghị với Trụ sở chính Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 87

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 90

3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ 91

KẾT LUẬN 92

Trang 6

NHCT : Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt NamNHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHTM : Ngân hàng thương mại

QTRRHĐ : QTRRHĐ

RRHĐ : Rủi ro hoạt động

Trang 7

Phương trình 1.1: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động theo Phương pháp chỉ số cơ bản

31

Phương trình 1.2: Vốn dự phòng rủi ro hoạt động trong phương pháp chuẩn 32

Bảng: Bảng 1.1 Hệ số β trong phương pháp chuẩn đối với rủi ro hoạt động 32

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo khách hàng và theo kỳ hạn 42

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo khách hàng và kỳ hạn của Vietinbank Cẩm Phả 45

Bảng 2.3 Tổng hợp thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả 46

Bảng 2.4 Bảng đánh giá mức độ rủi ro nội tại 59

Bảng 2.5 Kế hoạch hành động 62

Bảng 2.6 Lỗi rủi ro hoạt động theo các nghiệp vụ tại Vietinbank Cẩm Phả 70

Bảng 2.7 Số lần vượt ngưỡng nguy hiểm 72

Bảng 2.8 Điểm KPI tuân thủ theo hạng KPI tuân thủ 72

Trang 8

Hình 1.1 Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ” 17

Hình 1.2 Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản 18

Hình 1.3 Ma trận rủi ro 30

Sơ đồ: Sơ đồ 2.1 Hệ thống tổ chức Vietinbank 36

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Vietinbank Cẩm Phả 41

Sơ đồ 2.3 Mô hình tổ chức QTRRHĐ tại Vietinbank 48

Biểu đồ: Biểu đồ 2.1 Biểu đồ tổng tài sản và cho vay khách hàng tại Vietinbank 37

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục đầu tư 38

Biểu đồ 2.3 Biều đồ cơ cấu thu nhập của Vietinbank 39

Biểu đồ 2.4 Nguồn vốn huy động của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017 42

Biểu đồ 2.5 Dư nợ cho vay của Vietinbank Cẩm Phả năm 2015-2017 44

Biểu đồ 2.6 Thu phí dịch vụ và lợi nhuận của Vietinbank Cẩm Phả 46

Trang 9

hoạt động, nội dung quản trị rủi ro hoạt động, các công cụ quản trị rủi ro hoạt động,luận văn đã có những đóng góp sau:

Thứ nhất, luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro hoạtđộng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh CẩmPhả, rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả chủ yếu là rủi ro hoạt động ở nghiệp

vụ tín dụng, tuy nhiên công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Vietinbank Cẩm Phả đãđược thực hiện ngày càng tốt hơn

Thứ hai, qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tác giả đã đưa ra được ưuđiểm, những tồn tại cần khắc phục để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động

Thứ ba, từ những tồn tại cần hạn chế, kết hợp với định hướng phát triển chung,định hướng phát triển trong công tác rủi ro hoạt động tác giả đã đưa ra một số giảipháp trong thời gian tới để nâng cao quản trị rủi ro hoạt động, cụ thể giải pháp vềquy trình tác nghiệp, về cơ cấu tổ chức bộ máy, về con người, về cơ sở vật chất, cácgiải pháp khác

Thứ tư, ngoài những giải pháp đưa ra, tác giả có một số kiến nghị đối vớiNgân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, với Ngân hàng Nhà nước,với Chính phủ

Tuy nhiên đề tài nghiên cứu vẫn còn có những hạn chế nhất định: Phạm vinghiên cứu giới hạn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam –Chi nhánh Cẩm Phả và trong một giai đoạn cụ thể, do đó khó khăn khi áp dụng chocác đơn vị khác, hoặc ngay cả với Ngân hàng Thương mại cổ phần Công ThươngViệt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả trong giai đoạn khác ở tương lai cũng khó khăn

Trang 10

Ở ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Hoạt động của NHTM Việt Nam nói chung trong những năm qua phát triểnmạnh mẽ, hỗ trợ đà phát triển kinh tế của Việt Nam Thực tế cũng chứng minh hệthống ngân hàng có vai trò quan trọng đối với tính ổn định và bền vững của nềnkinh tế Nếu hệ thống Ngân hàng hoạt động thiếu kiểm soát, không đánh giá đúng

và đủ các dạng rủi ro tiềm ẩn nền kinh tế sẽ bị tác động tiêu cực, thậm chí đi đếnkhủng hoảng

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng, việc tăngtrưởng quy mô, gia tăng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dẫn tới tiềm ẩn nhiều rủi

ro hoạt động Tuy rủi ro hoạt động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số các rủi ro màcác ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay phải đối mặt, nhưng nó lại rất khó đolường và quản lý, ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động kinh doanh và uy tín củacác ngân hàng

Thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánhCẩm Phả trong những năm qua cho thấy rủi ro hoạt động có xu hướng ngày càng đadạng trên nhiều nghiệp vụ, mức độ giảm không đáng kể, chứng tỏ việc kiểm soát rủi

ro này chưa triệt để và hiệu quả Chính vì vậy việc quản trị rủi ro hoạt động mộtcách bài bản nhằm giảm thiểu các tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động gópphần nâng cao lợi nhuận và uy tín của ngân hàng là vấn đề được quan tâm hàng đầu.Tổng hợp các mối quan tâm trên, đồng thời nhận định rủi ro hoạt động tạingân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngân hàng và từ đó ảnh hưởng mạnh

đến sự phát triển của nền kinh tế, nên tôi chọn đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả” làm đề tài

nghiên cứu

Trang 11

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Nghiên cứu lý luận cơ bản về rủi ro, rủi ro hoạt động; quản trị rủi ro, quản trịrủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại

- Mô tả quy trình quản trị rủi ro hoạt động và đánh giá thực trạng quản trị rủi

ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN chi nhánh Cẩm Phả, từ đólàm rõ những ưu điểm, tồn tại, những nguyên nhân của tồn tại đó

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi rohoạt động đáp ứng chuẩn mực quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam– Chi nhánh Cẩm Phả

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề về quản trị rủi ro hoạt động trong hệthống ngân hàng thương mại

+ Về thực tiễn: Nghiên cứu, phân tích đánh giá công tác quản trị rủi ro hoạtđộng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả

Trang 12

thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN –Chi nhánh Cẩm Phả.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng cácphương pháp chủ yếu sau đây:

Phương pháp tổng hợp: sử dụng nhằm kế thừa những lý luận cơ bản về quảntrị rủi ro tín dụng tại các NHTM, từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài luậnvăn

Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập số liệu về tổng quan tình hình hoạtđộng, thực trạng quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương ViệtNam – chi nhánh Cẩm Phả

Phương pháp so sánh: sử dụng để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng

số liệu qua các năm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánhCẩm Phả

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những ngườicung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài tại đơn vị

Ngoài ra luận văn còn sử dụng chọn lọc hệ thống cơ sở dữ liệu từ báo cáothường niên Ngân hàng TMCP Công Thương VN, bảng cân đối Ngân hàng TMCPCông Thương VN – Chi nhánh Cẩm Phả, số liệu của các Tạp chí chuyên ngành có

uy tín, Tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế Việt Nam,… và các website có nộidung liên quan

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi

ro hoạt động của Ngân hàng thương mại

Trang 13

Đánh giá những nguyên nhân phát sinh rủi ro hoạt động và những thành công,hạn chế của quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Cẩm Phả.

Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro hoạt động tạiNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Cẩm Phả

6 Tổng quan nghiên cứu, tổng hợp các nghiên cứu trước đây về đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản trị rủi ro hoạt động của Chinhánh Ngân hàng thương mại Đây là một đề tài mới trong thập niên gần đây Đã córất nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại nhất là

từ khi Basel II ra đời:

Luận văn thạc sĩ: “Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phầnquân đội – Chi nhánh Huế” của Phạm Thị Thanh Ngọc, Học viện hành chính quốcgia, năm 2016

Luận văn thạc sĩ “Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCPCông Thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế" của Bùi Thị Hồng, trường Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2010

Luận văn thạc sĩ “Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việtnam” của Hồ Thị Xuân Thanh, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2009.Luận án tiến sĩ “Áp dụng Hiệp ước vốn Basel II: Kinh nghiệm Quốc tế vàHàm ý cho Việt Nam” của Trần Việt Dung, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốcgia Hà Nội, năm 2017

Luận văn thạc sỹ: “The Study on Operational Risk of Chinese CommercialBank” của Wang Yang, City University of Hong Kong, năm 2013

* Những kết quả chủ yếu mà các công trình nghiên cứu trước đây đã làmđược:

- Về lý luận: Các luận án, luận văn đã làm rõ được các vấn đề lý luận cơ bảnrủi ro hoạt động là gì, quản trị rủi ro hoạt động ở các ngân hàng thương mại, cáccông cụ quản trị rủi ro hoạt động trong ngân hàng

Trang 14

- Về thực trạng và giải pháp: các công trình nêu trên đã đánh giá được thựctrạng quản trị rủi ro hoạt động, đo lường rủi ro hoạt động, những ưu điểm và tồn tạiquản trị rủi ro hoạt động của đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng cụ thể trongphạm vi thời gian nghiên cứu xác định, từ đó đưa ra một số giải pháp cho quản trịrủi ro hoạt động tại ngân hàng đó.

* Những vấn đề chưa được làm rõ ở các công trình trước đây:

Thực trạng các ngân hàng thương mại những năm gần đây phát sinh tương đốinhiều rủi ro hoạt động, hơn nữa nhiều loại rủi ro hoạt động mới nên yêu cầu phảinhận diện và có giải pháp phù hợp

Hơn nữa, đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động tại NH TMCP Công thương ViệtNam – Chi nhánh Cẩm Phả được thực hiện với đối tượng là chi nhánh cụ thể vớithời gian nghiên cứu cập nhật do đó đề tài không bị trùng lặp với các nghiên cứutrước đây

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụthể:

Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại.  Chương 2: Thực trạng về quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả. 

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN - Chi nhánh Cẩm Phả. 

Trang 15

C HƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 1 Tổng quan về rủi ro hoạt động trong ngân hàng thương mại (NHTM)

1 1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro hoạt động trong NHTM 

1 1.1.1 Rủi ro trong NHTM

Chúng ta biết rằng trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh luôn tồn tạinhững rủi ro Rủi ro có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong mọi ngành, mọi lĩnhvực Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro:

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổnthất mất mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảyđến Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợinhuận dự kiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trongquá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại vàphát triển của một doanh nghiệp Theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại,mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điềukhông chắc chắn có thể xảy ra cho con người

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừamang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thấtmất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội.Theo quan điểm này rủi ro bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tàichính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động vàchiến lược Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện phápphòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quảtốt đẹp cho tương lai

Trang 16

Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính cung cấp danh mụcdịch vụ tài chính đa dạng, với hoạt động cơ bản là nhận gửi, cho vay và thanh toán(Theo luật các tổ chức tín dụng) Do đó cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động kinhdoanh ngân hàng luôn song hành cùng với nhiều rủi ro Rủi ro trong hoạt động ngânhàng là khả năng xảy ra tổn thất về tài sản, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiếnhoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụtài chính nhất định Trong thời điểm hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thươngmại ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó việc nhận diện và quản trị rủi ro là hếtsức cần thiết.

1 1.1.2 Phân loại rủi ro trong NHTM

Các loại rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải:

- Rủi ro tín dụng: là rủi ro phát sinh trong trường hợp khách hàng không thanhtoán đầy đủ hoặc đúng hạn cả gốc và lãi của khoản vay

- Rủi ro thanh khoản: là tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán cácnghĩa vụ của mình khi đến hạn hay là khả năng ngân hàng không có đủ vốn khảdụng với chi phí hợp lý và đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng nhu cầuthanh khoản

- Rủi ro lãi suất: là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trườnghoặc các yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn that về tài sản hoặc làm giảm thunhập của ngân hàng

- Rủi ro tỷ giá: Là rủi ro xảy ra khi có biến động về tỷ giá của các đồng tiềntrong hoạt động thanh toán của ngân hàng

- Rủi ro từ hoạt động ngoại bảng: là rủi ro xảy ra do việc quản trị điều hànhkhông hiệu quả hoăc không đánh giá đúng các tác dụng của các nghiệp vụ ngoạibảng có thể dẫn đến các tổn thất to lớn cho ngân hàng

- Rủi ro hoạt động: là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủhoặc có sai sót, do con người, do hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài

Trang 17

- Các loại rủi ro khác:

+ Rủi ro quốc gia: Phát sinh trong trường hợp ngân hàng đầu tư cho công tynước ngoài, khi chính phủ của quốc gia đó cấm hoặc hạn chế việc thanh toán chonước ngoài do dự trữ ngoại hối hạn hẹp hoặc vì lý do chính trị

+ Rủi ro bắt nguồn từ các yếu tố vĩ mô: sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, chínhsách thuế, lĩnh vực ưu tiên…có thể dẫn đến các loại rui ro khác trong hoạt động củangân hàng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì rủi ro hoạt động là loại rủi ro ảnhhưởng nhiều nhất và bao trùm lên tất cả các loại rủi ro Rủi ro hoạt động khôngmang tính tài chính bởi nó phát sinh từ sự cố trong quy trình, từ hệ thống công nghệthông tin, hệ thống báo cáo, những quy định giám sát rủi ro nội bộ hoặc việc tuânthủ những chính sách rủi ro Chính vì vậy trong quản lý rủi ro nếu quản lý tốt rủi rohoạt động sẽ làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra các rủi ro khác

1 1.1.3 Rủi ro hoạt động trong NHTM

Rủi ro hoạt động tổn tại trong hầu hết các bộ phận của ngân hàng Rủi ro này phátsinh do hệ thống thông tin không hiệu quả, sai sót kỹ thuật, sai phạm trong kiểm soátnội bộ, những biến cố không định trước hay những vấn đề hoạt động khác có thể dẫnđến mất mát không định trước hay những vấn đề liên quan đến danh tiếng

Rủi ro hoạt động là nguy cơ tổn thất do các quy trình, con người và hệ thốngnội bộ không đạt yêu cầu hoặc không hoạt động, hay do các sự kiện bên ngoài.Khái niệm rủi ro hoạt động bao gồm cả rủi ro luật pháp, nhưng không bao gồm rủi

ro chiến lược và rủi ro uy tín (Theo uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng Tr155)

Như vậy rủi ro hoạt động là do các yếu tố sau tạo nên:

- Con người: Sự cố con người được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thiếuchuyên môn lẫn sự gian lận, sự không tuẩn thủ những quy trình và chính sách hiệnhành

Trang 18

- Quy trình: Những thủ tục và biện pháp kiểm soát báo cáo, theo dõi và quyếtđịnh không thoả đáng; những thủ tục xử lý thông tin không hợp lý như sai sót trongghi chép giao dịch hoặc kiểm tra tài liệu pháp lý; trục trặc tổ chức; những rủi rokhông được phát hiện vượt qua giới hạn, sự kém cỏi trong quản lý theo dõi rủi ro.

- Hệ thống: Đầu tư công nghệ không phù hợp, lỗi tích hợp từ vận hành hệthống, lỗ hổng an ninh, hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc ngừng hoạt động

- Các sự kiện bên ngoài: Các yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàngcũng góp phần gây ra rủi ro hoạt động Các thay đổi về pháp lý, chính trị; các hành

vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài, thời tiết khắcnghiệt cũng có thể tạo ra hoặc làm tăng thêm các rủi ro trong ngân hàng

1 1.1.4 Đặc điểm của rủi ro hoạt động

Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tiềm ẩn: RRHĐ gây ra những tổn thất lớn nhưngkhó xác định hoặc dự đoán trước những dấu hiệu của nó, do đó công tác quản trị rủi

ro gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện

RRHĐ thường xuyên thay đổi: Phạm vi không gian và thời gian của RRHĐ rấtlớn, không xác định được, có thể thay đổi rất nhanh và tăng lên theo cấp số nhântrong thời gian rất ngắn Đây không phải là rủi ro có tốc độ thay đổi cùng chiều vớithay đổi quy mô hoạt động

RRHĐ luôn hiện hữu trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng,các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp tuỳ theo tính chất phức tạp và quy môsản phẩm mà tần suất xảy ra nhiều hay ít

RRHĐ gắn liền với các sự kiện, sự cố trong hoạt động của ngân hàng Đây làmột đặc điểm nổi bật của RRHĐ, nằm trong mọi sản phẩm, mọi giao dịch, gắn vớicác nhân tố chủ yếu: con người, quy trình, hệ thống, các sự kiện bên ngoài

RRHĐ có thể gây ra các tác động thứ cấp: rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng.RRHĐ được đặc trưng bởi hai yếu tố: tần suất/khả năng xảy ra, chi phí/mức

độ ảnh hưởng

Trang 19

RRHĐ có mối quan hệ và ảnh hưởng đến hầu hết các loại rủi ro khác RRHĐthường không đoán trước và rất khó triệt tiêu trong khi đó rủi ro tín dụng và rủi rolãi suất có thể chấp nhận được, có thể dự đoán, tính toán được, có công cụ phòngngừa và như một cơ hội kinh doanh RRHĐ không tính toán, lượng hoá được dễdàng

1 1.2 Các loại rủi ro hoạt động

1 1.2.1 Rủi ro do quy chế, quy trình nghiệp vụ

Đây là rủi ro liên quan đến quy trình, quy định và cơ chế do ngân hàng banhành không tuân thủ theo yêu cầu bên ngoài, không phù hợp điều kiện hoạt độngthực tế

Rủi ro liên quan Quy trình và cơ chế không được văn bản hoá và không đượctruyền thông rộng rãi đến các đối tượng liên quan dẫn đến không được thực thiđúng/ đầy đủ

Rủi ro liên quan đến mô hình bị phát triển sai/không phù hợp, không đượckiểm thử đầy đủ/không có ý kiến thẩm định độc lập từ bên ngoài

1 1.2.2 Rủi ro do con người

Rủi ro liên quan đến các hành động cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, cố ý viphạm các quy chế, quy tắc, chính sách của ngân hàng liên quan đến ít nhất một cánhân thuộc hệ thống ngân hàng cụ thể:

Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền và/hoặc vượt quáthẩm quyền cho phép hoặc không đúng chức năng được giao

Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình nghiệp vụ củangân hàng, các quy định của NHNN VN và các văn bản pháp luật hiện hành

Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đúng quy định quy trình của hệ thống hỗtrợ, hệ thống kỹ thuật, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ

Trang 20

Không chấp hành hoặc chấp hành không đúng nội quy cơ quan, hợp đồng laođộng và các văn bản pháp luật đối với người lao động nơi công sở: an toàn laođộng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng,…

Năng lực trình độ nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu công việc

Phong cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng thiếu văn minh, làm mất kháchhàng, ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, thương hiệu và giảm uy tín của ngân hàng.Phối hợp công tác với các phòng ban khác không tốt, làm giảm hiệu quả côngviệc

Che giấu sai sót, né tránh khuyết điểm, né tránh khó khăn

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, có hành vi lừa đảo, gian lận, biển thủ, trục lợi

cá nhân hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây thiệt hại chongân hàng

1 1.2.3 Rủi ro do tác động từ bên ngoài

Rủi ro liên quan đến đối tác bên ngoài cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng(điện, mạng,…)không đúng theo yêu cầu về chất lượng/số lượng dẫn đến hoạt động

bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng

1 1.2.4 Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)

Rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT lỗi thời/ thiếu/ hoặc đápứng yêu cầu hoạt động/ không được kiểm tra đầy đủ

Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT bị gián đoạn/ quá lẹ thuộc vàoyếu tố khác

Rủi ro liên quan cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT có lỗ hổng cho các truy cập tráiphép/ vượt thẩm quyền

Trang 21

1 1.2.5 Rủi ro do các nguyên nhân khác

Rủi ro do các hành vi lừa đảo, trộm cắp hoặc phạm tội của các đối tượng bênngoài như hành động phá hoại, đánh bom,…

Rủi ro do các sự kiện bên ngoài hoặc do tự nhiên (bão lụt, động đất,…) gâygián đoạn, thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Rủi ro do các văn bản, quy định của Chính phủ, các ban ngành liên quan có sựthay đổi hoặc quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

1 2 Quản trị rủi ro hoạt động tại các NHTM

1 2.1 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ củamột tổ chức tài chính và yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được

các mục đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính (Theo ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tr15)

Quản trị rủi ro là hệ thống cơ bản của một tổ chức tài chính, nó liên quan đến việc xác định đo lường, giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro nhằm đảm bảo:

- Cá nhân liên quan đến rủi ro và được giao trách nhiệm quản trị rủi ro phảihiểu rõ về rủi ro

- Rủi ro của một ngân hàng nằm trong giới hạn xác định bởi Hội đồng quản trị

- Rủi ro trong việc ra quyết định phải tương xứng với mục tiêu và chiến lược kinh doanh do Hội đồng quản trị đề ra

- Quỹ dự phòng rủi ro bù đắp được các loại rủi ro dự kiến xảy ra

- Rủi ro trong việc quyết định phải rõ ràng minh bạch

- Có đủ vốn để bù đắp rủi ro

Trang 22

1 2.2 Khái niệm quản trị rủi ro hoạt động

Trong những năm gần đây quản trị rủi ro hoạt động đã trở thành một hoạtđộng quan trọng đối với các NHTM Mức độ hiện đại hoá đòi hỏi các NHTM phải

áp dụng công nghệ ngày càng phức tạp, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, mởrộng quy mô, cạnh tranh Quản trị rủi ro hoạt động là quá trình tổ chức tín dụng tiếnhành các hoạt động tác động đến rủi ro hoạt động, bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổchức, xây dựng hệ thống các chính sách, phương pháp quản lý rủi ro hoạt động đểthực hiện quá trình quản lý rủi ro đó là xác định, đo lường, đánh giá, quản lý, giámsát và kiểm tra kiểm soát rủi ro hoạt động nhằm bảo đảm hạn chế tới mức thấp nhất

rủi ro xảy ra (Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, tr156)

1 2.3 Mục tiêu của quản trị rủi ro hoạt động 

RRHĐ không những gây ra những thiệt hại về tài chính, RRHĐ còn ảnh hưởngđến uy tín của ngân hàng Trong xu thế phát triển và hội nhập hiện nay, RRHĐ ngàycàng gia tăng do môi trường kinh doanh phức tạp hơn, các hành vi trái pháp luật cũngngày càng tăng lên trong khi nhu cầu của các ngân hàng là phải đẩy mạnh tốc độ vàkhối lượng giao dịch, đạt hiệu quả trong kinh doanh đặt ra áp lực về thay đổi cơ sở hạtầng, phát triển và phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ làm tăng nguy cơ rủi ro hoạtđộng như lỗi phát sinh trong quá trình cung cấp sản phẩm, quy trình, thiết kế hệthống, các loại gian lận và những sai sót trong phục vụ khách hàng,…Mặt khác áp lựccông việc và xu hướng phân quyền, trao quyền xử lý công việc cho những cấp thấphơn cũng đòi hỏi nhu cầu tăng cường quản lý rủi ro hoạt động

Với những lý do trên cho thấy quản trị rủi ro hoạt động ngày càng trở nên cấpthiết Như vậy, Quản trị rủi ro hoạt động nhằm các mục tiêu sau:

+ Hạn chế, giảm thiểu chi phí, tổn thất có thể từ các hoạt động của ngân hàng.+ Giảm vốn dành cho RRHĐ, tăng thêm vốn đưa vào hoạt động kinh doanh, từ

đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng lợi nhuận cho các NHTM

Trang 23

+ Bảo vệ uy tín ngân hàng, đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn,hiệu quả.

+ Rủi ro không chỉ đơn giản là thảm hoạ cần phải tránh mà trong nhiều trườnghợp, việc tăng năng lực quản trị rủi ro sẽ làm tăng quá trình tạo ra cơ hội và làmtăng giá trị của nhà đầu tư, tạo ra sự vượt trội

1 3 Nội dung quản trị rủi ro hoạt động

Để quản trị RRHĐ, các tổ chức tín dụng thường vận dụng các nguyên tắctrong quản lý rủi ro hoạt động theo Basel II như sau:

- Hội đồng quản trị phải giữ vai trò lãnh đạo trong việc thiết lập văn hoá quảntrị rủi ro một cách rõ ràng Hội đồng quản trị và quản lý cao cấp phải thiết lập vănhoá doanh nghiệp được hướng dẫn bởi quản lý rủi ro rõ ràng nhằm hỗ trợ và cungcấp các chuẩn mực thích hợp và khuyến nghị cách ứng xử có trách nhiệm, chuyênnghiệp

- Ngân hàng phát triển, thực hiện và duy trì một khung tích hợp đầy đủ toàn bộquy trình quản lý rủi ro của ngân hàng Khung quản lý RRHĐ do từng ngân hànglựa chọn sẽ phụ thuộc vào một khung các nhân tố, bao gồm đặc điểm, quy mô, mức

độ phức tạp và danh mục rủi ro của ngân hàng

- HĐQT phải thiết lập, chuẩn y và tái xét định kỳ khung QTRRHĐ HĐQTphải giám sát bộ phận quản lý cao cấp để bảo đảm rằng chính sách, quy trình và hệthống được thực hiện hiệu quả tại tất cả các cấp độ ra quyết định

- HĐQT phải chuẩn y và tái xét khẩu vị rủi ro và báo cáo sức chịu đựng vềRRHĐ xem có phù hợp với đặc điểm, chủng loại và mức độ rủi ro hoạt động màngân hàng sẵn sàng chấp nhận

- Quản lý cấp cao phải phát triển một cấu trúc quản trị rõ ràng, hiệu quả vàtinh gọn với trách nhiệm để HĐQT chuẩn y Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trongtoàn đơn vị về sự nhất quán trong khâu thực thi và duy trì các chính sách, quy trình

và hệ thống để công tác QTRRHĐ đối với mọi sản phẩm quan trọng, mọi hoạt

Trang 24

động, mọi quy trình và cả hệ thống nhất quán với khẩu vị rủi ro và sức chịu đựngrủi ro của ngân hàng.

- Quản lý cấp cao phải đảm bảo nhận diện và đánh giá sự tồn tại của quản trịrủi ro trong mọi sản phẩm quan trọng, hoạt động, quy trình và hệ thống để đảm bảonhững rủi ro hiện hữu và những động cơ được kiểm soát tốt

- Quản lý cấp cao phải đảm bảo rằng có một quy trình chấp thuận đối với mọisản phấm mới, hoạt động, quy trình và hệ thống đã được đánh giá đầy đủ RRHĐ

- Quản lý cấp cao phải thực hiện quy trình để giám sát thường xuyên danhmục quản trị rủi ro và các nguy cơ xảy ra tổn thất nghiêm trọng, một chế độ báo cáophù hợp phải đến được HĐQT, quản lý cấp cao, các đơn vị kinh doanh các cấpnhằm quản lý chủ động RRHĐ

- Ngân hàng phải tạo môi trường kiểm soát mạnh để phát huy chính sách, quytrình và hệ thống kiểm soát nội bộ, giảm thiểu và/hoặc chiến lược chuyển rủi ro hợplý

- Ngân hàng phải thiết lập kế hoạch kinh doanh liên tục và linh hoạt nhằm bảođảm cho hoạt động diễn ra không ngừng và hạn chế tổn thất trong trường hợp hoạtđộng kinh doanh bị gián đoạn bất ngờ

- Ngân hàng phải công khai cho phép những người có liên quan được đánh giáphương pháp QTRRHĐ của ngân hàng

Theo đó nội dung quản trị RRHĐ thường bao gồm:

1 3.1 Xây dựng môi trường quản trị rủi ro hoạt động phù hợp

Ban lãnh đạo của ngân hàng phải chịu trách nhiệm tạo ra một văn hoá tổ chức,trong đó ưu tiên cao việc quản trị rủi ro hoạt động và tuân thủ các nguyên tắc kiểmsoát hoạt động Quản trị rủi ro hoạt động của một ngân hàng sẽ đạt hiệu quả caonhất khi tại ngân hàng đó, văn hoá tổ chức nhấn mạnh các tiêu chuẩn hành vi đạođức cho mọi tầng lớp nhân viên Ngoài ra, hội đồng quản trị và lãnh đạo ngân hàngnên thiết lập một nền văn hoá tổ chức được củng cố vững chắc, thông qua cả lời nói

Trang 25

lẫn hành vi, kỳ vọng về sự liêm chính của tất cả nhân viên trong hoạt động kinhdoanh ngân hàng.

Thứ nhất hội đồng quản trị nên nhận biết rõ các khía cạnh chính của ngânhàng RRHĐ là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá, xem xét định kỳ dựa trênkhung quản lý RRHĐ Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể chotoàn ngân hàng vể RRHĐ, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giámsát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro

Hội đồng quản trị nên phê duyệt thực hiện một khung quản lý RRHĐ cho toànngân hàng và cung cấp cho ban điều hành các hướng dẫn cụ thể và phương hướngliên quan đến các nguyên tắc của khung này, đồng thời phê chuẩn các chính sáchtương ứng do họ đưa ra Đồng thời tuyên bố khẩu vị RRHĐ (thể hiện loại và mức

độ RRHĐ mà ngân hàng có khả năng và sẵn sàng chấp nhận từng thời kỳ theo cảphương pháp định tính và phương pháp định lượng)

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm thiết lập một cơ cấu quản trị có khả năngthực hiện đầy đủ khung quản lý RRHĐ Do một khía cạnh ý nghĩa của quản trịRRHĐ có liên quan đến việc thiết lập một chế độ kiểm soát nội bộ vững chắc, nênviệc hội đồng quản trị phải xác định rõ trách nhiệm về quản lý, kế toán và báo cáo

là vô cùng quan trọng Ngoài ra phải có sự phân định về trách nhiệm và luồng báocáo giữa chức năng kiểm soát RRHĐ, mảng kinh doanh và các chức năng hỗ trợ đểtránh sự xung đột lợi ích

Quản trị rủi ro tại NHTM hiện đại thông thường được tổ chức theo mô hình “3lớp phòng vệ” với các đặc điểm quan trọng như sau:

- HÐQT giám sát rủi ro một cách tách biệt với Ban điều hành

- Lớp phòng vệ thứ 1 - Bản thân các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lýrủi ro trong phạm vi đơn vị

- Lớp phòng vệ thứ 2 - Bộ phận quản lý rủi ro tập trung và độc lập có tráchnhiệm phát triển, duy trì và giám sát quản lý rủi ro toàn ngân hàng

Trang 26

- Lớp phòng vệ thứ 3 - Bộ phận kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạtđộng độc lập, giám sát đảm bảo tính tuân thủ với chiến lược, chính sách và các quyđịnh quản trị rủi ro đã đặt ra

Hình 1.1: Mô hình quản trị rủi ro “3 lớp phòng vệ”

(TS Phạm Tiến Thành và ThS Dương Thanh Hà, Quản trị công ty và quản lý

rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, tr8)

Trang 27

Nhiều ngân hàng trên thế giới đang thực hiện quản trị RRHĐ bằng cách sử dụng khung quản trị rủi ro theo gợi ý của Ủy ban Basel II như sau:

Hình 1.2 Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản

(Nguồn: KPMG International 2007, tr6)

Thành phần chủ chốt của khung quản trị RRHĐ là một tập hợp các tiêu chuẩnRRHĐ cốt lõi cung cấp hướng dẫn về cơ sở kiểm soát và đảm bảo môi trường hoạtđộng Các khung được bổ sung với các công cụ khác nhau nhưng đều có các thànhphần chính:

CLR R

Cấu trúc quản trị

Luồng báo cáo

Chính sách Cơ sở Đánh giá

dữ liệu Chỉ số đo Giảm thiểu rủi ro Mô hình vốn

lường rủi ro

Công nghệ thông tin

Trang 28

+ Xác định chiến lược rủi ro (CLRR)

+ Xây dựng cấu trúc quản trị

+ Phân định luồng báo cáo

+ Kiểm soát tự đánh giá

+ Quản lý sự kiện rủi ro

+ Các chỉ số đo lường rủi ro chính (KRIs)

+ Chương trình giảm thiểu rủi ro

Ngoài ra, HĐQT phải thường xuyên xem xét lại khung quản lý RRHĐ để bảođảm rằng ngân hàng đang quản trị các RRHĐ phát sinh từ những sự thay đổi của thịtrường bên ngoài và các yếu tố môi trường khác, cũng như các loại RRHĐ gắn liềnvới các sản phẩm mới, quá trình tác nghiệp hay do hệ thống Quá trình xem xét lạinày nhằm mục tiêu đánh giá phương pháp quản trị RRHĐ thích hợp nhất với cáchoạt động, hệ thống và quy trình của ngân hàng

Thứ hai: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRHĐ của ngânhàng là tuỳ thuộc vào sự hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi những nhânviên thành thạo được đào tạo và hoạt động độc lập Kiểm toán nội bộ không nêntrực tiếp chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ

Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng phải đủ lớn để có thể kiểm tra đượctính hiệu quả của việc triển khai các chính sách và quy trình hoạt động Hội đồngquản trị (dù trực tiếp hay gián tiếp thông qua uỷ ban kiểm toán nội bộ) phải đảmbảo phạm vi và mức độ thường xuyên của các chương trình kiểm toán là thích hợpđối với nguy cơ xảy ra rủi ro Kiểm toán viên phải xác nhận định kỳ rằng khungquản trị RRHĐ đang được thực hiện hiệu quả trên toàn ngân hàng

Về vấn đề chức năng kiểm toán có liên quan đến sự giám sát của khung quảntrị RRHĐ, hội đồng quản trị phải bảo đảm tính độc lập của hoạt động kiểm toánđược duy trì Sự độc lập này có thể bị phá vỡ nếu chức năng kiểm toán có liên quantrực tiếp đến quy trình QTRRHĐ Hoạt động kiểm toán có thể cung cấp các số liệuđầu vào giá trị cho những ai chịu trách nhiệm về quản trị RRHĐ, nhưng không phải

Trang 29

chính nó Trong thực tế, bộ phận kiểm toán tại một số ngân hàng (đặc biệt là cácngân hàng nhỏ) có thể chịu trách nhiệm ban đầu đối với việc phát triển chương trìnhquản trị RRHĐ Trong trường hợp này, ngân hàng nên hiểu rằng trách nhiệm quảntrị RRHĐ phải được chuyển giao sang bộ phận khác một cách kịp thời.

Thứ ba: Ban điều hành phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khungquản lý RRHĐ được phê duyệt của Hội đồng quản trị Khung phải được triển khaithực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nênhiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản trị RRHĐ Ban điều hành cũng nên chịutrách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRHĐtrong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng

Ban điều hành phải đảm bảo rằng các hoạt động ngân hàng được tổ chức bởinhững nhân viên giỏi, có kinh nghiệm, có năng lực kỹ thuật Các nhân viên này chịutrách nhiệm giám sát và thực thi việc tuân thủ các chính sách về rủi ro của ngânhàng có quyền hạn độc lập với bộ phận mà họ có liên quan Đồng thời cũng phảiđảm bảo chính sách quản trị RRHĐ của ngân hàng được thông tin rõ ràng đến mọitầng lớp nhân viên ở các phòng ban chịu ảnh hưởng của các rủi ro hoạt động

Ban điều hành phải đảm bảo rằng các nhân viên chịu trách nhiệm quản trịRRHĐ thông tin hiệu quả với các nhân viên phụ trách quản trị rủi ro tín dụng, rủi rothị trường, và các loại rủi ro khác,…cũng như với người chịu trách nhiệm về việcmua các dịch vụ bên ngoài như mua bảo hiểm và các thoả thuận thuê ngoài khác.Ban điều hành cũng phải đảm bảo các chính sách tiền lương của ngân hàngphải phù hợp với yêu cầu về quản trị rủi ro Ngoài ra, các chính sách, quy trình vàthủ tục liên quan đến công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho các giao dịch có giá trị cao phải

có đủ tài liệu dẫn chứng và phổ biến cho toàn bộ nhân viên liên quan

1 3.2 Nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát, báo cáo RRHĐ

Trang 30

1 3.2.1 Nhận diện rủi ro

Đây là vấn đề quan trọng nhất trong việc phát triển hệ thống giám sát và kiểmsoát RRHĐ tiếp theo Nhận diện rủi ro hiệu quả phải xem xét đến cả nhân tố bêntrong (cơ cấu tổ chức, đặc tính của các hoạt động ngân hàng, chất lượng nguồn nhânlực, sự thay đổi tổ chức) và nhân tố bên ngoài (sự thay đổi của nền công nghiệp vàcác tiến bộ khoa học kỹ thuật) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mục tiêu cần đạt đượccủa hoạt động ngân hàng Tùy theo phương pháp quản lý, mỗi ngân hàng có thể quyđịnh một cách thức nhận diện rủi ro hoạt động khác nhau nhưng thông thường đượcthực hiện theo 7 nhóm dấu hiệu sau:

* Nhóm dấu hiệu rủi ro hoạt động liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy và antoàn nơi làm việc:

- Rà soát, đánh giá thường xuyên mô hình tổ chức bộ máy, cơ cấu các bộ phậnnghiệp vụ, tình hình nhân sự

Thông qua việc rà soát, đánh giá mô hình tổ chức bộ máy và an toàn nơi làmviệc mà các ngân hàng có thể tìm ra các loại dấu hiệu rủi ro từ nhân viên; công táctuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm cán bộ; việc thực hiện chưa đúng các quy định củapháp luật đối với người lao động

* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định bao gồm:

- Chính sách, quy định còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể,

có kẽ hở tạo điều kiện kẻ xấu lợi dụng, gây tổn thất cho ngân hàng

- Các văn bản quy định có sự chồng chéo, không hợp lý, gây khó khăn chongười thực hiện hoặc không thể thực hiện được, nội dung chưa đúng, chưa phù hợpvới quy định của pháp luật hiện hành

Do đó thường xuyên rà soát cơ chế, chính sách, quy định, quy trình nội bộtrong quá trình hoạt động là yêu cầu không thể thiếu

* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận nội bộ: Nhận diện những dấuhiệu rủi ro như cán bộ tự thực hiện hoặc cấu kết với nhau hoặc với khách hàng để

Trang 31

thực hiện những hoạt động phạm pháp nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, huỷ hoại

uy tín của ngân hàng

* Nhóm dấu hiệu rủi ro liên quan đến gian lận bên ngoài: Bao gồm nhữnghành động có chủ đích như gian lận, lừa đảo của khách hàng hoặc của các đối tượngbên ngoài khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản như làm giả hồ sơ, cung cấpthông tin không đúng sự thật,…

* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc: Các ngân hàng cầnthường xuyên theo dõi, thống kê đầy đủ các lỗi, sai sót phát sinh trong quá trình xử

lý công việc của tất cả các bộ phận để nhận diện được các dấu hiệu rủi ro như khôngtuân thủ quy định quy trình, kiểm soát không chặt chẽ, thực hiện nghiệp vụ vượtthẩm quyền,…

* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin: Phải thườngxuyên theo dõi hoạt động của hệ thống, thống kê đầy đủ các các lỗi, sai sót, sự cốcủa hệ thống công nghệ thông tin ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

* Dấu hiệu rủi ro liên quan đến thiệt hại tài sản: Ngân hàng xem xét, đánh giákhả năng xảy ra rủi ro như phá hoại, khủng bố, thiên tai, hoả hoạn, động đất,…

1 3.2.2 Đánh giá RRHĐ

Đây là việc xác định mức độ rủi ro của các loại rủi ro hoạt động, đánh giá khảnăng xảy ra các rủi ro này Đánh giá rủi ro hiệu quả cho phép ngân hàng hiểu rõ hơn

hồ sơ rủi ro của mình và nguồn quản trị rủi ro mục tiêu hiệu quả nhất

Mức độ RRHĐ được đánh giá dựa trên hai yếu tố: ảnh hưởng của rủi ro đếnhoạt động ngân hàng và khả năng, tần suất xảy ra rủi ro

Trong đó ảnh hưởng của RRHĐ được xét trên hai khía cạnh gồm ảnh hưởngtài chính và ảnh hưởng phi tài chính, cụ thể:

- Ảnh hưởng về tài chính, bao gồm không giới hạn các yếu tố: tổn thất bằngtiền mặt, thiệt hại tài sản, chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để bồi thường, khôi phục

Trang 32

tình trạng của tài sản/hoạt động của ngân hàng như ban đầu trước khi sự kiệnRRHĐ xảy ra.

- Ảnh hưởng phi tài chính bao gồm không giới hạn các yếu tố: danh tiếng,pháp lý, gián đoạn hoạt động, sai lệch thông tin quản lý và con người

RRHĐ được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng

Trước tiên các ngân hàng cần sắp xếp rủi ro: Đối chiếu, so sánh, kết hợp cáckết quả đánh giá RRHĐ qua các công cụ khác nhau để lập hồ sơ, danh mục, bản đồRRHĐ của toàn ngân hàng Trong quá trình này, các đơn vị kinh doanh khác nhau,chức năng tổ chức được sắp xếp theo từng loại rủi ro Công việc này có thể tiết lộcác khu vực có điểm yếu và giúp dành ưu tiên cho các hoạt động quản trị theo sau Tiếp theo là sự đo lường: một vài ngân hàng đã bắt đầu định lượng khả năngxảy ra rủi ro thông qua các cách tiếp cận khác nhau Ví dụ, dữ liệu về các tổn thất

đã xảy ra của một ngân hàng có thể cung cấp các thông tin quan trọng cho việc đánhgiá khả năng xảy ra rủi ro hoạt động và phát triển một chính sách để kiểm soát rủi

ro Một cách hay để sử dụng hiệu quả thông tin này đó là thiết lập một khuôn mẫu

để theo dõi và ghi lại một cách có hệ thống mức độ thường xuyên, nghiêm trọng vànhững thông tin liên quan khác cho từng sự kiện rủi ro Một số ngân hàng cũng đãkết hợp dữ liệu về tổn thất nội bộ và dữ liệu về tổn thất bên ngoài, phân tích kịchbản và các nhân tố đánh giá rủi ro

1 3.2.3 Kiểm soát RRHĐ

Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm soát và đưa rachương trình giảm thiểu rủi ro Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ cácngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRHĐ cho phù hợpbằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng.Đối với tất cả các RRHĐ hữu hình đã được xác định, các ngân hàng nên quyếtđịnh có hoặc không sử dụng các thủ tục thích hợp để kiểm soát và/hoặc giảm thiểurủi ro hoặc chấp nhận chúng Đối với những rủi ro không thể kiểm soát, ngân hàng

Trang 33

phải quyết định có chấp nhận rủi ro, giảm thiểu mức độ hoạt động kinh doanh cóliên quan hoặc hoàn toàn rút khỏi hoạt động này hay không.

Các ngân hàng cần:

- Thiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát ngay trong mọiquy trình nghiệp vụ Hoạt động kiểm soát là một phần gắn liền với các hoạt độngcủa ngân hàng cho phép phản ứng nhanh chóng khi điều kiện thay đổi và tránh phátsinh chi phí không cần thiết

Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cũng yêu cầu có sự phân chia nhiệm

vụ, quy định hạn mức rủi ro thích hợp để tránh gây ra xung đột lợi ích Việc phâncông các nhiệm vụ mâu thuẫn cho các cá nhân và các nhóm làm việc làm họ dễdàng che đậy lỗi, tổn thất, và các hành động không phù hợp Do đó các khu vực cótiềm năng xung đột cần được quan tâm, xác định, giảm thiểu và theo dõi cẩn thận,riêng rẽ nếu cần thiết

Ngoài việc phân chia nhiệm vụ, ngân hàng cần phải đảm bảo các hoạt độngnội bộ khác phù hợp để kiểm soát rủi ro hoạt động:

+ Giám sát chặt chẽ tuân thủ các ngưỡng rủi ro được ấn định

+ Duy trì biện pháp bảo vệ để truy cập và sử dụng tài sản và các hồ sơ củangân hàng

+ Đảm bảo nhân viên có chuyên môn phù hợp và được đào tạo

+ Xác định phạm vi kinh doanh hoặc các sản phẩm xuất hiện có doanh thukhông tương xứng kỳ vọng hợp lý Ví dụ như khi có rủi ro thấp nhưng lợi nhuận caocũng cần có câu hỏi liệu đó có là kết quả của một hành vi vi phạm kiểm soát nội bộ.+ Thường xuyên xác minh và đối chiếu các giao dịch và tài khoản

- Thiết lập chương trình quản lý kinh doanh liên tục: là việc đưa ra các kịchbản và hướng dẫn ứng phó với các tình huống khẩn cấp và xây dựng kế hoạch dựphòng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu tổn thất và gián đoạn hoạt động kinh doanh

Trang 34

RRHĐ có khuynh hướng rõ rệt hơn khi các ngân hàng tham gia vào các hoạtđộng mới hoặc phát triển sản phẩm mới (đặc biệt khi các hoạt động hay sản phẩmmới này không nhất quán với chiến lược kinh doanh cốt lõi), thâm nhập vào các thịtrường không quen thuộc và/hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh có vị tríđịa lý cách xa trụ sở chính Hơn nữa, trong nhiều trường hợp như vậy, các ngânhàng không đảm bảo việc quản lý hạ tầng kiểm soát rủi ro giữ được nhịp độ với tốc

độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh Do đó các ngân hàng phải đảm bảo sự chú ýđặc biệt đối với các hoạt động kiểm soát nội bộ khi tồn tại các điều kiện này

- Xây dựng văn hoá quản trị RRHĐ: là việc tổ chức, triển khai các chươngtrình nhằm xây dựng hình thành, duy trì các giá trị, nhận thức, thái độ, trình tự, hành

vi ứng xử đối với RRHĐ được mọi cá nhân thừa nhận và thực hiện trong quá trìnhhoạt động hàng ngày phù hợp với cơ cấu tổ chức, vai trò trách nhiệm, chiến lược,chính sách, quy trình, hệ thống, công cụ quản trị RRHĐ được thiết lập

- Thực hiện chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua các công cụ bảo hiểmRRHĐ, thuê ngoài,…

Một số RRHĐ có xác suất thấp nhưng tiềm ẩn những ảnh hưởng tài chính rấtlớn Hơn nữa không phải tất cả các sự kiện rủi ro đều có thể kiểm soát được Khi đó

có thể sử dụng chính sách bảo hiểm, đặc biệt là các chính sách có tính năng chi trảkịp thời và chắc chắn có thể được sử dụng để giảm nhẹ rủi ro tổn thất “tần số thấp,mức độ cao” có thể xảy ra do các sự kiện đó

Tuy nhiên, ngân hàng nên xem xét công cụ giảm nhẹ rủi ro là bổ sung chứkhông phải là sự thay thế hoàn toàn việc kiểm soát rủi ro hoạt động nội bộ

Đầu tư công nghệ xử lý thích hợp và bảo mật thông tin cũng rất quan trọng đểgiảm thiểu rủi ro Tuy nhiên mức độ tự động hoá gia tăng có thể chuyển đổi tổn thất

có rủi ro cao, mức độ nghiêm trọng thấp thành các tổn thất có tần suất thấp nhưngmức độ nghiêm trọng cao Tiếp theo có thể kết hợp với những tổn thất hoặc kéo dài

sự gián đoạn dịch vụ gây ra bởi các yếu tố nội bộ hoặc các yếu tố vượt ra ngoài tầmkiểm soát tức thời của ngân hàng (các sự kiện bên ngoài) Các vấn đề như vậy cóthể tạo ra những khó khăn nghiêm trọng cho ngân hàng và gây nguy hại cho việc

Trang 35

quản lý các hoạt động kinh doanh chủ chốt Khi đó để giải quyết những rủi ro trên,các ngân hàng còn phải thiết lập các kế hoạch để khắc phục thảm hoạ và tiếp tụckinh doanh.

Ngoài ra ngân hàng còn có thể chia sẻ/chuyển giao RRHĐ thông qua hoạtđộng thuê ngoài Đây là việc ngân hàng thuê một bên khác thực hiện một phần hoặctoàn bộ hoạt động/quy trình liên quan đến việc cung cấp sản phẩm/dịch vụ đặc thùcủa ngân hàng cho khách hàng hoặc hoạt động nội bộ của ngân hàng Tuy nhiênviệc sử dụng lao động của bên thứ ba cũng không làm giảm trách nhiệm của hộiđồng quản trị và nhà quản lý để đảm bảo hoạt động đó được tiến hành một cách antoàn và phù hợp với pháp luật Sắp xếp lao động thuê ngoài phải dựa trên hợp đồngchặt chẽ hoặc các thoả thuận dịch vụ đảm bảo phân định rõ trách nhiệm giữa cácbên Hơn nữa, ngân hàng cần quản lý các rủi ro còn lại liên quan đến hoạt động thuêngoài, bao gồm cả việc dịch vụ bị gián đoạn

Các ngân hàng nên thực hiện một sự kiểm tra thẩm định ban đầu và giám sátcác hoạt động của các nhà cung cấp thứ ba, đặc biệt là sự thiếu kinh nghiệm về môitrường quy định trong ngành ngân hàng, và xem xét lại quá trình này (bao gồm cảviệc tái đánh giá những thẩm định ban đầu) một cách thường xuyên Đối với nhữnghoạt động quan trọng, ngân hàng cần phải xem xét các kế hoạch để đối phó vớinhững sự cố bất ngờ, bao gồm những phương án thay thế sẵn sàng, các chi phí vànguồn lực cần thiết để chuyển sang cho các đơn vị bên ngoài khác, ngay cả trongtrường hợp ít thời gian chuẩn bị nhất

Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể quyết định hoặc giữ lại rủi ro ở mộtmức độ nhất định, hoặc tự đối phó với rủi ro đó Khi trường hợp này xảy ra và rủi ro

đó là hữu hình, quyết định giữ lại hoặc tự đối phó với rủi ro cần phải được minh bạchtrong tổ chức và nhất quán với chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng

Trang 36

1 3.2.4 Giám sát RRHĐ

Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độảnh hưởng và tổn thất do RRHĐ gây ra Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạocấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRHĐ

Một quá trình giám sát hiệu quả là thiết yếu đối với quản trị rủi ro hoạt động.Các hoạt động giám sát thường xuyên có thể cho thấy những thuận lợi của việcnhanh chóng phát hiện và sửa chữa các khiếm khuyết trong chính sách, quy trình vàthủ tục của quản trị rủi ro hoạt động Phát hiện và giải quyết tức thời những khiếmkhuyết này có thể giảm thiểu mức độ thường xuyên và/hoặc nghiêm trọng của một

sự kiện rủi ro tiềm ẩn

Các ngân hàng thường giám sát RRHĐ như sau:

- Thiết lập, theo dõi các chỉ số thích hợp có thể cảnh báo sớm nguy cơ rủi rocao của các tổn thất có thể xảy ra trong tương lai Các chỉ số như vậy (chỉ số rủi rochính hoặc chỉ số cảnh báo sớm) thường được dự báo trước và có thể phản ánhđược nguồn gốc tiềm ẩn của rủi ro hoạt động như tốc độ tăng trưởng, ra mắt sảnphẩm mới, các giao dịch vi phạm, hệ thống bị lỗi,…Khi các ngưỡng được kết nốitrực tiếp với các chỉ số này, một quy trình giám sát hiệu quả sẽ giúp xác định cácrủi ro hữu hình và cho phép ngân hàng có cách đối phó phù hợp với các rủi ro đó

- Thiết lập cơ chế kiểm tra định kỳ, giám sát các RRHĐ lớn nhất và đánh giálại rủi ro định kỳ Việc giám sát thường xuyên nên phản ánh được các rủi ro liênquan cũng như tần số xuất hiện và bản chất của những thay đổi trong môi trườnghoạt động Giám sát phải là một công tác không thể tách rời khỏi hoạt động ngânhàng Kết quả giám sát phải được bao gồm trong các báo cáo thường xuyên cho nhàquản lý và hội đồng quản trị cũng như phải phù hợp với các báo cáo kiểm toán nội

bộ hoặc/và của bộ phận quản lý rủi ro

- Ngân hàng phải thường xuyên bổ sung và cập nhật các RRHĐ mới đượcnhận diện và các biện pháp kiểm soát rủi ro mới được thiếp lập của đơn vị

Trang 37

- Thiết lập hệ thống báo cáo và các kênh báo cáo phù hợp để kết quả giám sátRRHĐ được thông báo kịp thời cho những người có thẩm quyền Các báo cáo rủi rohoạt động nên chứa đựng các dữ liệu về tài chính, hoạt động nội bộ phù hợp, cũngnhư các thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện liên quan đếnviệc ra quyết định Báo cáo cũng nên được cung cấp cho các cấp lãnh đạo nào cóvấn đề và thúc đẩy hoạt động điều chỉnh đúng lúc các vấn đề nổi bật Để đảm báotính hữu ích và tin cậy của những báo cáo về rủi ro và kiểm toán này, nhà quản trịphải kiểm tra lại thường xuyên sự kịp thời, tính chính xác và xác đáng của hệ thốngbáo cáo và kiểm soát nội bộ trên tổng thể Nhà quản trị có thể sử dụng các báo cáođược chuẩn bị bởi các nguồn bên ngoài (kiểm toán, cơ quan giám sát) để đánh giá

sự hữu ích và tin cậy của các báo cáo nội bộ Các báo cáo phải được phân tích trênquan điểm cải thiện hoạt động quản trị rủi ro hiện tại cũng như phát triển các chínhsách quản trị rủi ro, các thủ tục và phương pháp mới

Nhìn chung hội đồng quản trị cần tiếp nhận đầy đủ những thông tin cao cấp đểgiúp họ nắm được tổng thể tình hình rủi ro hoạt động của ngân hàng và tập trungvào các vấn đề thực tế và chiến lược cho hoạt động kinh doanh

1 3.2.5 Báo cáo rủi ro hoạt động

Các ngân hàng phải định kỳ báo cáo cho những người có thẩm quyền kết quảnhận diện, đánh giá, kiểm soát, giám sát rủi ro hoạt động tại đơn vị

Ngoài ra phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền khi xảy ra những sự kiệnRRHĐ lớn, bất thường, phát hiện những nguy cơ RRHĐ lớn có thể gây tổn thất chohoạt động của ngân hàng hoặc những vi phạm khẩu vị RRHĐ

Nội dung báo cáo RRHĐ gồm các vấn đề sau:

- Báo cáo sự kiện RRHĐ: báo cáo những sự kiện RRHĐ trọng yếu đã xảy ratrong và ngoài ngân hàng, nêu ra những nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện phápcần thiết để xử lý, khắc phục, ngăn ngừa, giảm thiểu RRHĐ của ngân hàng

Trang 38

- Báo cáo chỉ số rủi ro hoạt động chính: Báo cáo giá trị các chỉ số rủi ro chínhtrong một thời kỳ nhất định và chỉ rõ những biến động bất thường hoặc vượt khẩu vịrủi ro của ngân hàng.

- Báo cáo đánh giá RRHĐ: báo cáo đánh giá RRHĐ và biện pháp kiểm soát để

từ đó đề xuất phương án hành động phù hợp

1 3.3 Công bố thông tin về QTRRHĐ

Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để chophép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lýRRHĐ

Việc công bố thường xuyên và kịp thời các thông tin liên quan của các ngânhàng có thể tăng cường kỷ luật của thị trường, từ đó việc quản lý rủi ro sẽ hiệu quảhơn Lượng công bố nên tương xứng với quy mô, đặc trưng rủi ro và sự phức tạptrong các hoạt động của ngân hàng

Các ngân hàng hàng năm thường công bố thông tin QTRRHĐ thông qua báocáo thường niên Ngoài ra còn tuyên bố khẩu vị rủi ro hoạt động một cách công khaitrên Website ngân hàng

1 4 Các công cụ quản trị RRHĐ trong ngân hàng

1 4.1 Tự đánh giá rủi ro (RCSA)

Là quá trình liên tục tự nhận diện, đánh giá mức độ rủi ro hoạt động tiềm ẩn,biện pháp kiểm soát đang áp dụng, xác định mức độ rủi ro còn lại (sau khi đã thựchiện biện pháp kiểm soát) và đề xuất áp dụng kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn,giảm thiểu và khắc phục các rủi ro hoạt động

RCSA được thực hiện bởi chính các nhân viên ngân hàng, ở mọi cấp độ, đểđảm bảo RRHĐ ở đơn vị được đánh giá đầy đủ, giảm thiểu phù hợp với khẩu vị

Trang 39

RRHĐ đã được thiết lập Do đó để thực hiện RCSA các ngân hàng phải thiết lậpquy trình ban hành phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban.

1 4.2 Quản lý sự kiện RRHĐ và thu thập dữ liệu tổn thất (LDC)

Là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá mức độ ảnh hưởng và nguyênnhân của các sự kiện RRHĐ (bao gồm cả SKRRHĐ bên trong và bên ngoài ngânhàng) từ đó nhận diện RRHĐ đã xảy ra và đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, giảmthiểu rủi ro kịp thời

Đây là yếu tố quan trọng trong QTRRHĐ Việc thu thập và phân tích các dữliệu tổn thất nội bộ cung cấp thông tin quản lý cho quá trình quản trị rủi ro hoạtđộng và quá trình giảm thiểu rủi ro Ngoài ra đây còn là cơ sở cho việc phân tíchđịnh lượng và tính toán phân bổ vốn hợp lý

1 4.3 Các chỉ số rủi ro (KRIs)

Chỉ số rủi ro có thể là các số liệu thống kê và/hoặc ma trận, thường thuộc lĩnhvực tài chính, và có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về rủi ro nội tại của một ngânhàng Các chỉ số này thường được xem xét định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) đểcảnh báo các ngân hàng về các thay đổi có thể là dấu hiệu của rủi ro

Trang 40

Hình 1.3 Ma trận rủi ro

(Nguồn: KPMG International 2007, tr11)

1 4.4 Phân tích kịch bản

Là phương pháp xây dựng các tình huống giả định về các sự kiện RRHĐ nghiêmtrọng có thể xảy ra theo ý kiến chuyên gia để phân tích khả năng ảnh hưởng đến hoạtđộng của ngân hàng từ đó có kế hoạch dự phòng, biện pháp kiểm soát phù hợp

1 4.5 Báo cáo kiểm toán

Ngày đăng: 07/10/2019, 08:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Phạm Thị Thanh Ngọc, Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội – Chi nhánh Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội năm 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổphần quân đội – Chi nhánh Huế
1. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2015 Khác
2. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2016 Khác
3. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, Bảng cân đối vốn kinh doanh tổng hợp của Chi nhánh Cẩm Phả năm 2017 Khác
4. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank năm 2016 Khác
5. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank năm 2017 Khác
6. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2016 Khác
7. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2017 Khác
8. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 196/2016/QĐ-HĐQT-NHCT7 V/v Ban hành Quy định khung quản trị rủi ro hoạt động trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2016 Khác
9. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 997/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 V/v Ban hành Quy trình thiết lập, sử dụng và quản lý chỉ số rủi ro hoạt động chính trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2016 Khác
10. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 1913/2013/QĐ-TGĐ-NHCT7 V/v Ban hành Quy trình Tự đánh giá rủi ro hoạt động và biện pháp kiểm soát trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2013 Khác
11. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 2096/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 V/v Ban hành Quy định quản lý sự kiện rủi ro hoạt động trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2016 Khác
12. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 2099/2016/QĐ-TGĐ-NHCT7 V/v Ban hành quy trình ghi nhận tổn thất tổn thất sự kiện rủi ro hoạt động trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2016 Khác
13. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Quyết định số 1722/2017/QĐ-TGĐ-NHCT7 V/v Ban hành Quy định thiết lập, sử dụng và quản lý chỉ số rủi ro hoạt động chính trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, năm 2017 Khác
14. Bùi Thị Hồng, Giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh năm 2010 Khác
15. Hồ Thị Xuân Thanh, Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Việt nam, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh năm 2009 Khác
17. Trần Việt Dung, Kinh nghiệm Quốc tế và Hàm ý cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2017 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w