Lạytrờimưa xuống! • 24.07.2009 | Huệ Trân “Lạy trờimưaxuốngLấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm Lấy rơm đun bếp” Dù có phải là nhà nông hay không, đa số người Việt Nam đều thuộc câu ca dao này vì nó phổ biến qúa! Đang ở thành phố mà gặp khi nắng hạn, mong mưa, nhiều người cũng nhìn trời mà “hát” câu này. Ca dao Việt Nam không chỉ là chữ mà còn chất chứa đầy âm thanh nên dễ thuộc và thuộc nhanh lắm vì cất tiếng lên là có nhạc reo vui, gây rộn ràng cảm hứng. Tôi chưa cày ruộng nhưng đã từng đun bếp rơm vì thuở nhỏ, mỗi mùa hè lại được cha mẹ cho về quê nội. Đó là những tháng ngày đầy ắp thân thương, thú vị, đầy những khám phá, nghịch ngợm của trẻ con, còn theo tôi suốt đến bây giờ… Câu ca dao trên bất chợt rạt rào lòng tôi, quyện vào nước mắt! Nước mắt tôi và nước mắt rất nhiều, rất nhiều tấm lòng khắp thế giới quyện về, hòa vào tiếng cười an nhiên của gần 400 tu sỹ trẻ tuổi. Nước mắt thường là biểu tỏ của buồn khổ, đau thương, còn tiếng cười thường là biểu tỏ của sung sướng, hạnh phúc. Ai cũng biết như thế. Nhưng nước mắt quyện vào tiếng cười mà tôi muốn chia xẻ ở đây lại không hẳn đi theo chiều hướng ấy. Tiếng khóc của rất nhiều tấm lòng khắp năm châu bốn biển hướng về tu viện Bát Nhã, tỉnh Lâm Đồng ở Việt Nam là tiếng khóc uất ức, xót xa cho tình cảnh gần 400 tăng ni sinh trẻ đang bị những quyền lực vô minh đối xử tàn tệ! Còn tiếng cười an nhiên lại chính là tiếng cười hồn nhiên, thanh thản của gần 400 người con Phật đang bị đe dọa, khủng bố, rượt chém, đốt am, tiêu hủy vật dụng cá nhân, cắt đứt mọi nhu yếu tối cần cho sự sống còn … Thế có lạ không? Người trong tù vẫn an lạc, mỉm cười, người bên ngoài lại đớn đau, nhỏ lệ. Phải chăng vì người trong tù đã đạt tới cái tâm Xuất Trần của ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ: “Đã từng vật dục khiến lao đao Buông hết trần ai thoát khỏi nào Bên ấy thõng tay siêu Phật, Tổ Một lần phủi giũ trắng phau phau” Đã buông hết mọi vật dục thế gian để chỉ còn nhẹ nhàng cất bước trên đường thênh thang giải thoát thì mọi hình thái mê cuồng náo động bên ngoài có hơn gì những hạt bụi đã phủi bay theo gió. Nên lúc nào mà tâm chẳng vững chãi, nở hoa. Người ngoài chắn song, nhìn cảnh ấy, chợt hiểu, nên những giọt lệ bi thương đã chuyển thành những hạt kim cương cảm phục. Ngay phút giây giao cảm ấy, tiếng khóc mới có thể quyện vào tiếng cười để trở thành bản hòa tấu bất tận “Lắng nghe để hiểu. Nhìn lại để thương”. Khi ta đón nhận được cả cái tốt lẫn cái xấu thì tâm ta mới trở thành đại dương, vì khi biết lắng nghe ta sẽ thấy trong cái xấu kia thế nào cũng còn ẩn tàng cái tốt. Hãy thương, để giúp cái xấu hiển lộ được cái tốt. Khi xưa, Đức Phật thường từ chối lời yêu cầu của các đạo sỹ Bà La Môn, xin Đức Phật thể hiện thần thông cho chúng sanh khiếp phục mà tuân theo. Ngài nói, phép lạ không phải là tạo ra bão tố sấm sét hay thành quách ngả nghiêng. Phép lạ là chuyển hóa một người ác thành người thiện, chuyển hóa bằng từ bi và tình thương. Lịch sử nhân loại đã chứng minh không ít về những con-người-lịch-sử đã nương lời Phật dạy mà tạo phép lạ này Gần 400 trăm tăng ni sinh cũng đang nương lời Đấng Từ Phụ mà tạo phép lạ. Họ là hình ảnh những Thiện Tài Đồng Tử, còn rất trẻ mà quyết tâm cầu đạo. Họ được các bậc thiện tri thức hướng dẫn cất bước với hành trang là phát khởi Bồ Đề Tâm, yêu mình và yêu người để giải thoát cho mình và cho người. Bằng tình yêu bao la ấy, họ đã khoác áo Như Lai, hành hạnh Như Lai, nương lực Như Lai mới có thể thanh thản tọa thiền trước đoàn người hung hãn vác dao gậy rượt đuổi. Và phép lạ đã hiện ra. Hình ảnh chứng minh phép lạ đã lập tức chuyển đi khắp thế giới. Đó là hình ảnh đoàn người vô minh nhất loạt khựng lại trước hàng trăm pho tượng đang bất động tọa thiền. Bức ảnh không cần một lời chú thích mà năng lượng chuyển đi đã tạo sự cảm phục khắp nơi. Nhưng những nhu yếu phẩm vẫn bị ngăn chặn, điện vẫn cúp, nước vẫn cắt, theo mệnh lệnh từ những “đỉnh cao trí tuệ”. Lương khô dự trữ đang cạn dần nhưng đó chưa phải là điều lo lắng hàng đầu đối với những người quan tâm, nhìn vào từ bên ngoài cánh cửa tu viện Bát Nhã. Cơ thể con người có thể nhịn đói lâu hơn nhịn khát. Nhưng các sư chú tìm cách nối ống dẫn nước tới đâu thì bị đập phá tới đó. Làm sao để cứu gần 400 con người vô tội khỏi chết khát ngay chính trên quê hương đất mẹ đây? Nước không chỉ từ lòng đất phun lên mà nước còn từ trên trời rơi xuống. Vậy hãy cầu trời mưa! Hãy cầu trời mưa! Những giờ ngồi thiền trong bóng đêm, tôi thường thầm khấn, xin mưa hãy rơi trên khung trời Bát Nhã. Tôi khấn xin bằng tất cả thành tâm. “Con xin chịu khát bên đây cho mưa rơi bên đó”. Tôi phát nguyện, tự ấn định cho mình thời gian năm ngày, mỗi ngày chỉ nhấp 3 lần, cái nắp chai đựng nước. Nếu trong năm ngày khẩn thiết cầu xin mà mưa không rơi trên Bát Nhã có nghĩa là tôi chưa đủ lòng thành! Tôi phải hổ thẹn và tự xử sao cho xứng đáng. Đến ngày thứ ba của thời gian tự ấn định, sau khi xả thiền, tôi ngồi vào bàn làm việc, mở máy và nhận được điện thư của người bạn ở tận phương trời Âu: “Sư cô ơi, đêm qua Lâm Đồng mưa! Bát Nhã mưa! Mưa to lắm! Các sư cô bên đó chắc đã hứng được nhiều nước mưa để sống! Cám ơn Trời! Cám ơn mưa! Mừng qúa, sư cô ơi!” Qua những hàng chữ rối rít, tôi tưởng như có thể nghe thấy tiếng reo vui của người bạn. Tiếng reo này chứng tỏ bạn cũng cầu mưa rơi trên Bát Nhã như tôi. Và chắc chắn, chẳng phải chỉ có bạn, có tôi, mà khắp bốn phương, những ai quan tâm đến trang sử này, có lẽ đều thầm cầu xin trời hãy mưa, mưa thật to, mưa thật nhiều trên vùng đất đang hạn hán tình người! Lòng thành đã được chứng giám, hay ai đó cạn cợt niềm tin, cho là tình cờ thì cũng được. Nhưng sự tình cờ dễ thương thế này thì cũng đáng cho ta quỳ xuống mà trân quý. Đêm đó, để trả lời điện thư, tôi hân hoan gõ xuống bài ca dao mới, vừa khởi ý để tặng bạn. Bài cầu mưa của tôi thế này: “Lạy trờimưaxuống Cho cây Yêu Thương Trổ hoa khắp chốn Dập tắt sân si Vươn xanh mầm sống LạytrờimưaxuốngLạytrờimưaxuốngLạytrờimưaxuống …” Huệ Trân . Lạy trời mưa xuống Cho cây Yêu Thương Trổ hoa khắp chốn Dập tắt sân si Vươn xanh mầm sống Lạy trời mưa xuống Lạy trời mưa xuống Lạy trời mưa xuống …” Huệ. trên trời rơi xuống. Vậy hãy cầu trời mưa! Hãy cầu trời mưa! Những giờ ngồi thiền trong bóng đêm, tôi thường thầm khấn, xin mưa hãy rơi trên khung trời