XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA DƯỢC PHẨM
Xử lý nước thải hóa dược phẩm I. THÀNH PHẦN VÀ CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI HÓA DƯỢC PHẨM Thành phần nước thải ngành dược thường có các hợp chất hóa học rất khó bị tác động bởi phương pháp xử lý truyền thống. Đa số các hợp chất này dễ dàng vượt qua các phương pháp xử lý hóa học và sinh học thông thường. Tuy nhiên, hầu hết các chất, hợp chất này có thể được xử lý bằng sự oxy hóa cao cấp. Các chỉ tiêu đặc trưng nước thải hóa dược phẩm: Chỉ tiêu đặc trưng Đơn Vị Chất lượng nước thải đầu vào Yêu cầu chất lượng nước đầu ra (QCVN 24:2009, cột A) pH 5,1 – 6,2 6 – 9 SS mg/l 144 – 193 50 BOD 5 mg/l 462 – 699 30 COD mg/l 853 – 1176 50 N tổng mg/l 6,7 – 9,5 15 P tổng mg/l 1,3 – 2,1 4 II. QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HOÁC DƯỢC PHẨM THÔNG THƯỜNG III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA DƯỢC PHẨM Quá trình xử lý sơ bộ Nước thải từ các phân xưởng sản xuất tá dược được thu gom về HỐ THU nước thải, tại đây dung dịch H2O2 và FeSO4 (hệ chất Fentom) được châm vào nước thải để phá vòng các hợp chất hoạt động bề mặt trước khi đưa về BỂ ĐIỀU HÒA Nước thải sinh hoạt được dẫn qua SCR(song chắn rác) và BỂ LẮNG CÁT nhằm loại bỏ cát, xỉ và các rác thô đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý đơn vị kế tiếp. Sau đó nước thải sinh hoạt và sản xuất được thu gom về BỂ ĐIỀU HÒA, bể được thiết kế nhằm duy trì ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý sinh học kế tiếp. Trong bể hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều các hợp chất trong nước thải. Tại đây, giá trị pH cũng sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt. Quá trình xử lý sinh học kỵ khí Từ BỂ ĐIỀU HÒA nước thải được bơm vào BỂ UASB, nước thải theo đường ống phân phối đi từ dưới lên, các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy thông qua lớp bùn vi sinh kỵ khí. Quá trình xử lý sinh học hiếu khí Sau khi qua Bể UASB, nước thải được dẫn vào Bể Aerotank, tại đây máy thổi khí được dùng để cung cấp oxy cho các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Lượng vi sinh vật hiếu khí sẽ được bổ xung bằng đường tuần hoàn bùn hoạt tính từ Bể lắng. Quá trình lắng, lọc Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí sẽ được dẫn vào BỂ LẮNG, tại đây bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực, một phần bùn được tuần hoàn lại bể Aerotank, phần còn lại sẽ được bơm vào BỂ CHỨA BÙN. Nước sau lắng sẽ chảy tràn qua ngăn chứa nước và được bơm vào BỂ LỌC CÁT ÁP LỰC để loại bỏ tất cả các chất chắn lơ lửng. Khử trùng Nước thải sau xử lý sẽ được khử trùng bằng Clo trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận. . CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HOÁC DƯỢC PHẨM THÔNG THƯỜNG III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI HÓA DƯỢC PHẨM Quá trình xử lý sơ bộ Nước thải từ. Xử lý nước thải hóa dược phẩm I. THÀNH PHẦN VÀ CHỈ TIÊU NƯỚC THẢI HÓA DƯỢC PHẨM Thành phần nước thải ngành dược thường có các hợp chất hóa học