Chiếu sáng trong Studio

2 232 0
Chiếu sáng trong Studio

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiếu sáng trong Studio: Lighting Ratio Đi sâu hơn vào yếu tố quan trọng nhất để có thể đạt được chất lượng nghệ thuật cao trong những tấm ảnh chụp tại Studio, giúp nó vượt qua giới hạn của thương mại thuần túy. Cho dù bạn có dùng bất kỳ kiểu chiếu sáng nào đi chăng nữa thì một tấm ảnh chân dung trong studio thường được chiếu sáng bởi 2 nguồn sáng chính và phụ. Tất nhiên trong nguồn sáng chính có thể là nhiều đèn và tương đương cho nguồn sáng phụ. Với giới hạn về khả năng nhạy sáng của phim cũng như của các sensor đồng thời nằm trong khả năng chấp nhận chênh sáng của từng kỹ thuật thì ta cần phải xác định được tỉ lệ ánh sáng giữa nguồn sáng chính/phụ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn thể hiện được toàn bộ các chi tiết trên ảnh, tránh tình trạng ảnh "chết" trong vùng ánh sáng thấp và cao. Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong chiếu sáng studio chia nguồn sáng thành "Main Light" và "Fill Light", như thế "Lighting Ratio" - tạm dịch là tỉ lệ ánh sáng - diễn giải tương quan giữa chiếu sáng của (Main + Fill)/Fill. Thông thường "Fill Light" gần hơn với vị trí trục của máy ảnh. Trong các trường hợp nói chung thì tỉ lệ này "Lighting Ratio" không được vượt quá 3:1 với phim mầu và 5:1 với phim đen trắng. Trong kỷ nguyên của kỹ thuật số thì tỉ lệ này cần được bạn thực nghiệm trong Studio của mình. Vậy ta sẽ dùng phương pháp đo sáng nào để xác định tỉ lệ này? Theo cá nhân thì mình ưa dùng "Gray Card" như loại của Kodak chẳng hạn. Cách thao tác rất đơn giản: - Bạn để tấm "Gray Card" gần chủ thể nhất trong điều kiện có thể - Bật tất cả các nguồn sáng chính "Main" và các nguồn sáng phụ "Fill" trừ những nguồn sáng quá xa hay nguồn sáng rọi ngược lại chủ thể vì nó có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo sáng. Dùng Light Meter đo sáng trên Gray Card. Ghi lại kết quả. (ví dụ f/11) - Tắt nguồn sáng chính "Main", đo sáng trên Gray Card, ghi lại kết quả.(ví dụ f/5,6) - Căn cứ trên kết quả đó bạn sẽ xác định được "Lighting Ratio" bằng độ chênh lệch giữa "Stops" của "Main Light" và "Fill light". Một vài ví dụ: Stops differences = 2/3 -->Lighting Ratio = 1,5:1 S.D = 1 --> L.R = 2:1 S.D = 1 2/3 --> L.R = 3:1 S.D = 2 1/3 --> L.R = 5:1 . Bạn có thể dùng Light Meter hay chính thiết bị đo sáng trong máy ảnh để đo ánh sáng trên "Gray Card". Với Meter thì cự ly tối thiểu so với tấm các là 15 cm, còn nếu bạn dùng chế độ "Spot" của máy ảnh thì chỉ cần hướng nó vào trung tâm của các là được. Hy vọng một vài thông tin nhỏ đã giúp bạn vượt qua những bỡ ngỡ đầu tiên về kỹ thuật chiếu sáng trong studio . trong studio thường được chiếu sáng bởi 2 nguồn sáng chính và phụ. Tất nhiên trong nguồn sáng chính có thể là nhiều đèn và tương đương cho nguồn sáng phụ ảnh "chết" trong vùng ánh sáng thấp và cao. Thuật ngữ tiếng Anh dùng trong chiếu sáng studio chia nguồn sáng thành "Main Light" và

Ngày đăng: 07/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan