UBND TỈNH NAM ĐỊNH SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO Số: 438/TB-SGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Nam Định, ngày 23 tháng 4 năm 2009THÔNGBÁO Về việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2009-2010 của tỉnh Nam Định Kính gửi: - Các phòng Giáo dục- Đào tạo; - Các trường Trung học phổ thông; - Các Trung tâm GDTX. - Căn cứ Quy chế tuyển sinh vào trường THCS và THPT ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; - Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT; - Căn cứ Chỉ thị số 16/2000/CT-UB ngày 22/5/2000 của UBND tỉnh Nam Định về công tác tuyển sinh các cấp tỉnh Nam Định; - Căn cứ công văn số 57/UBND-VP7 ngày 13 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Nam Định về việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2009-2010. Sở Giáo dục- Đào tạo Nam Định thôngbáo về chủ trương và kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2009-2010 của tỉnh như sau: I. Huy động học sinh vào lớp 1: 1.1. Ngành Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp; phối hợp với các ngành, các đoàn thể làm tốt ‘’Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường’’; đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Tất cả các trường Tiểu học đều phải huy động học sinh theo địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ phổ cấp Giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi. II. Tuyển sinh vào lớp 6 Trung học cơ sở: 2.1. Kế hoạch phát triển: Huy động hết học sinh đã hoàn thành chương trình Tiểu học vào THCS, gắn việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển với việc nâng tỉ lệ chuẩn phổ cập THCS theo các chuẩn quy định đối với từng đơn vị trường THCS. 2.2. Hình thức tuyển sinh, đối tượng dự tuyển: Hình thức tuyển sinh: xét tuyển; đối tượng dự tuyển là học sinh đã hoàn thành chương trình Tiểu học. a. Tuyển sinh vào trường Trung học cơ sở Trần Đăng Ninh: Trường THCS Trần Đăng Ninh, thành phố Nam Định tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện với chất lượng cao và trên cơ sở đó phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi. Phòng Giáo dục- Đào tạo thành phố Nam Định căn cứ công văn số 57/UBND-VP7 ngày 13 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Nam Định về việc tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2009-2010 xây dựng phương án xét tuyển, trình UBND thành phố Nam Định phê duyệt, báo cáo với Sở GD-ĐT trước khi thực hiện. 1 b. Tuyển lớp 6 phổ thông năng khiếu TDTT đặt tại trường THCS Phùng Chí Kiên thành phố Nam Định: Tuyển 1 lớp gồm 24 học sinh chính thức và 11 học sinh dự bị. Đối tượng là học sinh trong tỉnh có đủ điều kiện tuyển vào lớp 6 theo Quy chế tuyển sinh, xếp loại cả năm lớp 5 phải đạt: - Những môn đánh giá bằng điểm số xếp loại học lực cả năm phải đạt trung bình trở lên, những môn đánh giá bằng nhận xét đạt mức hoàn thành (A); - Đạo đức thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ theo quy định; - Môn TDTT lớp 5 đánh giá bằng nhận xét hoàn thành mức A. Phòng GD-ĐT thành phố Nam Định căn cứ Quyết định số 976/QĐ-UB ngày 12/8/1997 của UBND tỉnh Nam Định và Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án tuyển sinh, trình UBND thành phố Nam Định phê duyệt, báo cáo với Sở GD-ĐT trước khi thực hiện. c. Tuyển sinh vào các trường THCS còn lại: Tổ chức xét tuyển nhằm thu nhận hết số học sinh có nguyện vọng theo học đã hoàn thành chương trình Tiểu học năm học 2008-2009 vào lớp 6 thuộc địa bàn mà trường được giao nhiệm vụ phổ cập THCS; tạo điều kiện thuận lợi cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật được vào học lớp 6 cấp THCS. Giao cho các phòng GD-ĐT các huyện, thành phố triển khai thực hiện theo quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2.3. Quy định tuyển sinh cho các loại hình: a. Các trường THCS tuyển theo địa bàn xã, phường trường đóng. Những trường chưa đủ chỉ tiêu kế hoạch được tuyển học sinh trái tuyến. Các trường có tuyển học sinh trái tuyến phải lập phương án cụ thể báo cáo cho các phòng Giáo dục - Đào tạo; phòng Giáo dục - Đào tạo duyệt và có kế hoạch chỉ đạo cụ thể để đảm bảo chất lượng. b. Đối với thành phố Nam Định: Việc phân bố các trường THCS có đặc thù riêng nên Phòng Giáo dục-Đào tạo phải có phương án phân bổ học sinh vào các trường theo địa bàn thuận tiện nhất, báo cáo với UBND thành phố trước khi tuyển sinh. 2.4. Thời gian tuyển sinh: Các phòng GD-ĐT huyện, thành phố lên kế hoạch triển khai cụ thể; thời gian hoàn thành tuyển sinh trong tháng 6 năm 2009. III. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: 3.1. Kế hoạch phát triển: a. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Toàn tỉnh phấn đấu tuyển được 70% số học sinh tốt nghiệp THCS vào các loại hình trường THPT. Căn cứ các điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất các trường lập phương án phân ban trình Sở Giáo dục- Đào tạo phê duyệt. Học sinh trúng tuyển vào các trường THPT được chia vào các ban theo phương án phân ban đã được duyệt, dựa trên nguyện vọng và kết quả thi tuyển, kết quả học tập ở trường THCS của học sinh. b. Tuyển sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: + 13 lớp chuyên với 455 học sinh; + 02 lớp không chuyên với 90 học sinh; Tổng số: 15 lớp với 545 học sinh. 13 lớp chuyên của 11 môn, mỗi lớp 35 học sinh gồm: Toán (2 lớp), Tiếng Anh (2 lớp), Văn (1 lớp), Lý (1 lớp), Hoá (1 lớp), Sinh (1 lớp),Tin (1 lớp), Sử (1 lớp), Địa (1 lớp), Tiếng Nga (1 lớp), Tiếng Pháp (1 lớp). c. Tuyển lớp 10 phổ thông năng khiếu TDTT đặt tại trường THPT Trần Hưng Đạo: 01 lớp gồm 24 học sinh chính thức và 11 học sinh dự bị. 2 3.2. Hình thức tuyển sinh: 3.2.1. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và các trường THPT đại trà: Hình thức: thi tuyển; tổ chức chung một kỳ thi tuyển sinh đối với trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và trường THPT đại trà. Đối tượng tuyển sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THCS, Bổ túc THCS trong độ tuổi quy định, có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nam Định. Học sinh thi vào các trường THPT đại trà thi viết 3 môn: Toán, Ngữ văn và môn thứ 3. Môn thứ 3 được chọn trong các môn còn lại; Giám đốc Sở GD-ĐT công bố môn thứ 3 sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc năm học theo biên chế năm học của Bộ GD& ĐT. Học sinh dự tuyển vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thi tại Hội đồng thi Lê Hồng Phong và phải thi đủ 1 môn chuyên và 3 môn không chuyên gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ (đề thi hai môn không chuyên Ngữ văn và Toán cùng đề với các trường đại trà; đề thi môn không chuyên Ngoại ngữ cùng đề với các trường đại trà nếu môn thứ 3 của các trường đại trà là môn Ngoại ngữ). Học sinh có nguyện vọng xét đỗ vào các trường THPT đại trà phải thi thêm môn thứ 3 của các trường đại trà (nếu môn thi này không phải là môn Ngoại ngữ). 3.2.2. Tuyển sinh lớp năng khiếu TDTT đặt tại trường THPT Trần Hưng Đạo: Thực hiện theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức và nội dung tuyển sinh: Hình thức: + Thi kiểm tra tố chất vận động, năng khiếu TDTT; + Xét hồ sơ học bạ. Nội dung: + Xét hồ sơ, học bạ để xác định hạnh kiểm và học lực; + Kiểm tra hình thái, chức năng, tố chất vận động theo các chỉ số quy định của từng môn TDTT. Đối tượng là học sinh trong tỉnh có đủ các điều kiện theo Quy chế tuyển sinh vào trường THCS và THPT và có thêm các điều kiện sau: + Xếp loại tốt nghiệp THCS từ loại trung bình trở lên, xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên; + Có đủ sức khoẻ; + Điểm tổng kết môn TD năm lớp 9 từ 8,0 trở lên. Học sinh đã trúng tuyển lớp năng khiếu TDTT không được chuyển sang các lớp khác trong trường THPT Trần Hưng Đạo; việc chuyển trường thực hiện theo Quyết định số 32/2003/QĐ-BGDĐT ngày 11/7/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3.3. Điều kiện đăng ký, hồ sơ dự tuyển, chế độ ưu tiên khuyến khích: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh vào trường THCS và THPT ban hành theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Các trường cần thôngbáo cụ thể cho học sinh biết trước khi thu nhận hồ sơ. 3.4. Quy định tuyển sinh cho các loại hình: 3.4.1. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: 3 a. Điều kiện dự thi: Ngoài các tiêu chuẩn chung về tuyển sinh, học sinh cần có thêm các điều kiện sau: - Có hộ khẩu chính thức tại tỉnh Nam Định; - Hạnh kiểm xếp loại tốt và học lực xếp loại từ khá trở lên vào cuối năm học lớp 9 và xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên; - Nếu đăng ký môn chuyên là Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ thì các môn học này phải đạt điểm trung bình cả năm lớp 9 từ 7,0 trở lên; đối với các môn chuyên khác thì phải đạt điểm trung bình cả năm lớp 9 từ 8,0 trở lên. b. Nội dung chương trình thi: Theo chương trình và hướng dẫn bộ môn đầu năm học (công văn số 1281/SGDĐT- GDTrH ngày 22 tháng 9 năm 2008) và theo công văn số 352/SGDĐT- GDTrH ngày 30 tháng 8 năm 2006 về dạy Tin học THCS. Thi chuyên ngoại ngữ học sinh phải học đủ chương trình 4 năm THCS. c. Nguyên tắc xét trúng tuyển: Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. 3.4.2. Tuyển sinh các trường THPT công lập: - Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và phương án phân ban đã được Sở phê duyệt, các trường phải công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh và phương án phân ban của trường cho học sinh biết trước ngày thi 1 tháng để học sinh có điều kiện lựa chọn trường thi. Các trường phải chú ý tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng về chủ trương phân ban của Bộ GD&ĐT, giúp cho học sinh và cha mẹ học sinh lựa chọn ban cho phù hợp. - Học sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Nam Định, có đủ điều kiện dự thi được đăng ký dự thi vào một trường THPT công lập trong địa bàn toàn tỉnh. Học sinh dự thi vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào một trường THPT đại trà. - Điều kiện trúng tuyển và xét đỗ: Học sinh được xét đỗ phải có điểm xét tuyển từ điểm sàn của tỉnh trở lên. Sau khi xét đỗ vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Sở tổ chức xét đỗ vào các trường THPT đại trà làm hai đợt: Đợt 1: Đối tượng xét là những học sinh dự thi của trường và học sinh chưa đỗ vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đăng ký nguyện vọng vào trường. Khi có kết quả điểm thi tuyển sinh, Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 cho từng trường đảm bảo tuyển được ít nhất 70% chỉ tiêu hệ công lập của trường đó, trong đó có khoảng 50% số trường theo huyện thành phố được tuyển 100% chỉ tiêu hệ công lập. Sau khi duyệt đỗ đợt 1, các trường THPT phải công khai ngay danh sách học sinh trúng tuyển đợt 1, công khai chỉ tiêu tuyển sinh đợt 2 của trường, hướng dẫn học sinh nộp hồ sơ và đơn xin xét đỗ đợt 2 vào trường. Đợt 2: Những học sinh chưa trúng tuyển đợt 1 được tự do nộp đơn và hồ sơ để xét đỗ đợt 2 vào hệ công lập (trong số chỉ tiêu còn lại), vào hệ dân lập của các trường THPT công lập (nếu có) và vào các trường THPT ngoài công lập trong tỉnh. - Về việc phân học sinh vào các ban: sau khi tuyển học sinh vào trường theo chỉ tiêu tuyển sinh, các trường sẽ tổ chức phân học sinh vào các ban. Việc phân học sinh vào các ban căn cứ vào phương án phân ban đã được Sở duyệt, căn cứ vào nguyện vọng và kết quả thi tuyển sinh, kết quả học tập các năm học tại THCS của học sinh. 3.4.3.Tuyển sinh vào các trường THPT ngoài công lập: 4 Các trường THPT ngoài công lập tuyển sinh sau khi các trường THPT công lập tuyển sinh xong đợt 1. Học sinh có nguyện vọng được nộp đơn và hồ sơ xét tuyển vào trường. Việc xét tuyển học sinh đỗ được lấy theo độ dốc điểm xét tuyển của học sinh (điểm xét tuyển của học sinh bao gồm điểm thi vào trường THPT công lập sau khi nhân hệ số và điểm ưu tiên khuyến khích). Việc phân ban trong trường ngoài công lập được thực hiện như trường công lập. 3.4.4. Thời gian thu nhận hồ sơ, xét tuyển, thi tuyển và lệ phí tuyển sinh: a. Tuyển sinh lớp năng khiếu TDTT Trần Hưng Đạo: - Thu nhận hồ sơ từ 11/6/2009 đến hết ngày 14 /6/2009; thu hồ sơ tại trường; - Thi tuyển: Ngày 17, 18/6/2009. b. Tuyển sinh vào trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và các trường THPT công lập đại trà: - Thu nhận hồ sơ: + Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Từ ngày 15/6/2009 đến hết ngày 19/6/2009; + Các trường THPT công lập đại trà: Từ 16/6/2009 đến hết ngày 20/6/2009. - Thi tuyển: Ngày 26, 27, 28/6/2009. c. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo công văn số 196/HDLN ngày 03/3/2008 của Liên Sở GDĐT và Sở Tài chính. IV. Tuyển sinh vào lớp 10 Bổ túc Trung học phổ thông: 4.1. Kế hoạch tuyển sinh: Tuyển khoảng 10% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2008-2009. 4.2. Phương thức tuyển: Tuyển thẳng hoặc xét tuyển; đối tượng đã tốt nghiệp THCS hoặc Bổ túc THCS có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên. a. Tuyển thẳng: Đối tượng tuyển là cán bộ, đảng viên, người lao động từ 18 tuổi trở lên b. Xét tuyển: - Đối với học sinh đã dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009-2010: lấy kết quả điểm thi tuyển vào lớp 10 để xét tuyển; - Đối với học sinh đã tốt nghiệp THCS, Bổ túc THCS không dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2009-2010: xét kết quả rèn luyện đạo đức và học tập; - Học sinh được tuyển vào các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề có nhu cầu học BTTHPT: Căn cứ vào Tờ trình của trường và đăng ký học tập của học sinh để xét tuyển; trường TCCN, dạy nghề phải đảm bảo các điều kiện dạy và học theo quy chế của Bộ GD&Đ. 4.3. Thời gian tuyển sinh: Hoàn thành trước ngày 20/8/2009. Sở GD-ĐT yêu cầu các phòng GD-ĐT các trường THPT thôngbáo rộng rãi cho học sinh và nhân dân biết và có kế hoạch triển khai thực hiện. Nơi nhận: - UBND tỉnh (để báo cáo); - Như Kính gửi (để thực hiện); - UBND các huyện, thành phố; - Báo Nam Định, Đài PTTH NĐ; - Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở; - Lưu GDTrH. GIÁM ĐỐC Nguyễn Tất Thắng (Đã ký) 5 . ngày 15/6 /2009 đến hết ngày 19/6 /2009; + Các trường THPT công lập đại trà: Từ 16/6 /2009 đến hết ngày 20/6 /2009. - Thi tuyển: Ngày 26, 27, 28/6 /2009. c.. Trần Hưng Đạo: - Thu nhận hồ sơ từ 11/6 /2009 đến hết ngày 14 /6 /2009; thu hồ sơ tại trường; - Thi tuyển: Ngày 17, 18/6 /2009. b. Tuyển sinh vào trường THPT