Nhưng đối với người phụ nữ Thái đen ở Sơn La thì trâm cài đầu còn là một vật chứng trong lễ “Tẳng cẩu” lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã có chồng, một nghi lễ để lại nhiều dấu ấn khôn
Trang 1TRÂM CÀI ĐẦU CỦA PHỤ NỮ - MỘT HIỆN
VẬT GIÀU TÍNH VĂN HÓA
Trâm cài đầu là một vật dụng quen thuộc của người phụ nữ ở nhiều dân tộc Nó vừa
là vật dụng để giữ cho tóc gọn gàng vừa là đồ trang trí.
Nhưng đối với người phụ nữ Thái đen ở Sơn La thì trâm cài đầu còn là một vật chứng trong
lễ “Tẳng cẩu”( lễ búi tóc ngược lên đỉnh đầu khi đã có chồng), một nghi lễ để lại nhiều dấu
ấn không phai mờ trong suốt cả cuộc đời họ
Lễ “ Tẳng cẩu” được tổ chức tại nhà gái, trước khi làm lễ đón dâu về nhà chồng Đây là một nghi lễ được người Thái đen hết sức coi trọng, do đó, dù gia đình giàu hay nghèo, lễ ‘ Tẳng
cẩu” vẫn được chuẩn bị đầy đủ và tổ chức hết sức trang trọng
Trước ngày cưới, nhà trai chuẩn bị 1 sải piêu, 1 sải khít ,1 đôi vòng tay bạc, 1 đôi hoa tai bạc, 1 chiếc nhẫn vàng hoặc bạc, 1 trâm cài tóc, 1 chiếc gương con, 1 chiếc lược sừng và 1
lọn độn tóc đem sang nhà gái tặng cô dâu
Sáng ngày làm lễ “Tẳng cẩu”, nhà trai cử một đoàn sang nhà gái gồm 3-5 thiếu nữ trẻ đẹp, 3-5 thiếu phụ khoẻ mạnh, tháo vát, am hiểu sâu sắc phong tục, tập quán và thông thạo động tác búi tóc ngược cho cô dâu mới Phía nhà gái cũng có số người tương ứng, trong
đó có 2 thiếu nữ làm phù dâu, thường là bạn thân của cô dâu
Lễ “Tẳng cẩu “ được thực hiện theo từng bước rất cụ thể, chặt chẽ và độc đáo Trước tiên
là phần gội đầu cho cô dâu mới
Vào một buổi sáng đẹp trời, khi sương đã tan, ánh mặt trời đã trải rạng rỡ trên khắp núi rừng thì tại “Ta bản’ (bến nước của bản bên bờ suối), hai cô gái phù dâu sẽ giúp cô dâu xõa tóc và gội đầu bằng “Nặm khảu má” (nước ngâm gạo nếp) đựng sẵn trong ống tre nứa cùng
với nước đun lá bưởi, lá xả, tre ngà, hương nhu, long não
Dưới làn nước trong mát của dòng suối, cô dâu thả tóc xuôi dòng để “xák phôm” (rũ tóc) với
ý niệm để nước suối cuốn trôi đi tất cả những gì mòn cũ của ngày hôm qua để nhẹ nhàng, trong sạch bước qua một cuộc sống mới Gội xong, cô quay tròn vồng tóc trên không để mái tóc văng hết nước, chóng khô Sau đó, cô vấn tóc quanh đầu rồicùng chúng bạn trở về
bản
Từ chân cầu thang, cô đã được đón rước và bước chậm rãi lên từng bậc thang lên nhà sàn
Trang 2Đến ‘ tang chan”(ngoài sàn) cô ngồi vào giữa một hàng ghế mây, hướng về phía mặt trời mọc Hai thiếu nữ phù dâu cùng phụ nâng chiếc khay đựng đồ trang sức do nhà trai mang sang “ Nai cẩu”, là người được chọn để tẳng cẩu cho cô dâu đứng ở phía sau lưng cô dâu, nhẹ nhàng chải tóc rồi dùng hai tay vuốt ngược tóc từ phía sau gáy lên kèm theo lọn tóc độn và búi cuốn chặt lại từ trái sang phải hoặc ngược lại Khi búi tóc đã hoàn chỉnh, “ Nai cẩu” khẽ nâng chiếc trâm bằng bạc xuyên búi tóc để giữ cho cẩu không thể xổ rối tung ra được và chiếc trâm bạc xinh xắn nổi bật trên nền đen óng mượt của búi tóc của cô dâu mới
Lễ “Tẳng cẩu” đã xong, “Nai cẩu” khẽ hát những lời dặn dò yêu thương và chúc mừng hạnh
phúc cho tình yêu đôi lứa
Mái tóc dài, chải cho mượt Búi ngược lên thành “ Tẳng cẩu”
Từ nay về sau, người đã có chồng Nước không đổi dòng, lòng không đổi hướng, con ơi.
Từ đây, chiếc trâm cài đầu gắn bó với người phụ nữ Thái đen như hình với bóng Mái tóc được “tẳng cẩu” là dấu hiệu của người phụ nữ đã có chồng, và muốn “ tẳng cẩu’ được phải
có cái trâm cài đầu
Với người phụ nữ dân tộc Lự ở Bình Lư (Tam Đường, Lai Châu) thì chiếc trâm cài đầu ngoài chức năng là một vật dụng để giữ tóc, mang ý nghĩa làm đẹp, là một bộ phận của đồ trang sức của phụ nữ, trâm cài đầu còn là lễ vật của gia đình nhà trai mang sang nhà gái, tặng cô dâu trong ngày cưới Họ cũng dùng khái niệm tẳng cẩu để chỉ các búi tóc ngược trên đỉnh đầu của người phụ nữ nhưng hoàn toàn không có ý nghĩa là dấu hiệu của người phụ nữ đã có chồng như người Thái đen.Các cô gái ở đây khoảng 14,15 tuổi là bắt đầu tẳng cẩu , bắt đầu dùng trâm cài đầu Do tập quấn tóc từ bé nên các em có thể tự quấn tóc được mà không cần phải ai giúp Cũng chính vì vậy mà họ không có nghi lễ tẳng cẩu như người Thái đen Chiếc trâm cài đầu này thường do bố mẹ sắm cho con gái từ lúc nhỏ hoặc khi đến tuổi làm đẹp (14,15 tuổi, cũng là lúc các cô gái bắt đầu nhuộm răng đen) Trâm cài đầu có nhiều chất liệu, có thể là bạc, ngà, xương hoặc gỗ, thậm chí bằng lông nhím, ngày nay họ thường dùng trâm cài đầu bằng nhôm Nhà nào khá giả thì tặng con trâm cài đầu bằng bạc, bằng ngà Nếu nghèo khó hơn thì tặng con trâm cài đầu bằng những chất liệu rẻ tiền hơn Còn trong ngày cưới, chiếc trâm cài đầu do gia đình nhà trai mang sang tặng cô dâu thường bằng bạc và có một sợi dây xích nhỏ bằng bạc.Trong ngày cưới, cô dâu sẽ dùng cả hai chiếc trâm cài đầu (một do bố mẹ tặng lúc nhỏ và một do nhà trai mang tặng) Sau ngày cưới, họ thường dùng chiếc trâm cài đầu do bố mẹ tặng, còn chiếc kia sang trọng hơn chỉ thường dùng khi dự đám cưới, hội hè Những chiếc trâm cài đầu này sẽ theo họ suốt cả cuộc đời Người già 80, 90 tuổi, tóc rụng lơ thơ cũng vẫn dùng trâm cài đầu
Trang 3Cũng giống như người Lự, người Lào cũng dùng trâm cài đầu với chức năng và ý nghĩa như vậy Tuy nhiên, trâm cài đầu của người Lào ở bản Phiêng Hào, xã Mường Khoa, huyện Than Uyên, Lai Châu còn có một điểm khác Thay vì là một đồ dùng được bố mẹ tặng khi đến tuổi làm đẹp thì các cô gái Lào được tặng trâm cài đầu từ khi mới 1 tháng tuổi và chiếc trâm này sẽ do ông ngoại tặng cháu gái trong lễ đầy tháng Khi đứa trẻ được một tháng tuổi, gia đình thắp hương cúng tổ tiên, lễ vật có gà, xôi và rượu và làm cơm mời họ hàng, người thân đến dự lễ đầy tháng của cháu bé và cũng là lễ đặt tên của trẻ Nếu là bé gái thì trong lễ đặt tên cho trẻ, ông ngoại thường tặng cháu đồ trang sức như trâm cài tóc, hoa tai, vòng đeo tay Nhà nào khá thì tặng cả 3 thứ, nhà nào không có thì tặng cháu 1, 2 thứ và thường họ tặng trâm cài tóc để sau này khi cháu lớn thì“tẳng cẩu” (tuy nhiên, với người Lào, tẳng cẩu chỉ có ý nghĩa là búi tóc ngược lên đỉnh đầu, hoàn toàn mang ý nghĩa làm đẹp của phái nữ chứ không hề có ý nghĩa như là một dấu hiệu đặc trưng cho người phụ nữ đã có
chồng như “tẳng cẩu” của người Thái đen)
Điểm qua 3 chiếc trâm cài đầu của phụ nữ ba dân tộc Thái, Lào, Lự mới thấy những giá trị văn hóa tộc người độc đáo và phong phú làm sao Quả thật, chiếc trâm cài đầu của phụ nữ các dân tộc - một vật dụng quen thuộc, nhỏ bé, khiêm nhường nhưng thực sự giầu chất văn
hóa
Việt Báo(Theo Hội LHPNVN)