SỞ GD&ĐT BẾN TRE KỲ THI HỌC SINH GIỎI
b Hãy tính giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số 9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007?
ĐÁP ÁN
a.1 Chuyển động của Trái Đất sinh ra những hệ quả: (0,5đ)
- Sự luân phiên ngày – đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế - Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
a.2 Các hệ quả vận động tự quay của Trái Đất:
Sự luân phiên ngày-đêm: (0,5đ)
- Do Trái đất hình khối cầu, vận động tự quay quanh trục tạo cho: o Nơi nhận tia nắng Mặt Trời là ban ngày.
o Nơi khuất trong tối là ban đêm.
o Gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế: (0,5đ)
o Giờ địa phương: các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau đó là giờ địa phương (0,25đ)
o Giờ quốc tế: (giờ GMT) giờ theo quy ước quốc tế (0,25đ) Chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ = 150 kinh
Chọn múi giờ số 0 làm múi giờ gốc (đi qua đài thiên văn Gruyn uyt ở Luân Đôn).
Chọn kinh tuyến 1800 đi qua múi giờ số 12 ở TBD làm kinh tuyến đổi ngày Nếu đi từ Tây Đông qua kinh tuyến 1800 lùi 1 ngày lịch.
Nếu đi từ Đông Tây qua kinh tuyến 1800 tăng 1 ngày lịch Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: (0,5đ)
Khi Trái Đất tự quay, các vật thể chuyển động trên bề mặt đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng gọi là lực Côriôlit.
- BPC: lệch hướng bên phải so với hướng ban đầu - NBC: lệch hướng bên trái so với hướng ban đầu (0,25đ)
Lực Côriôlit còn tác động đến hướng chuyển động của các khối không khí, các dòng biển, dòng chảy của sông, đường đạn bay,… (0,25đ)
b Hãy tính xem giờ ở Luân Đôn (múi giờ số 0), ), Mat-xcơ-va (múi giờ số 2), Tôkyô (múi giờ số9), Niu-Đêli (múi giờ số 5) khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007? (1đ)
- Hà Nội ở múi giờ số 7 nên khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2007 thì: + Luân Đôn (múi giờ số 0) là 12h – 7 = 5h ngày 1/1/2007 (0,25đ) + Mat-xcơ-va (múi giờ số 2) là 12h – 5 = 7h ngày 1/1/2007 (0,25đ) + Tôkyô (múi giờ số 9) là 12h + 2 = 14h ngày 1/1/2007 (0,25đ) + Niu đê li (múi giờ số 5) là 12h – 2 = 10h ngày 1/1/2007 (0,25đ)
1
Trang 2Câu 2: (3 điểm)
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Theo em, ở ViệtNam nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
ĐÁP ÁN
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là:
o Vị trí địa lí: lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp o Điều kiện tự nhiên: (0,75đ)
- Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng khoáng sản và phân bố khoáng sản trên lãnh thổ chi phối qui mô, cơ cấu và tổ chức của các xí nghiệp công nghiệp (0,25đ)
- Nguồn nước: là điều kiện cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp như: luyện kim, hóa chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,… (0,25đ)
- Khí hậu: là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm (0,25đ) o Kinh tế xã hội: (1,75đ)
- Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sản xuất chủ yếu, còn là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (0,25đ)
Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển các ngành cần nhiều lao động như: dệt may, giày da, thực phẩm (0,25đ)
Nơi có đội ngũ lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kỹ thuật điện, điện tử -tin học, cơ khí chính xác (0,25đ)
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp (0,25đ)
- Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất (0,25đ)
- Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tác động để phát triển và phân bố công nghiệp.(0,25đ) - Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hóa xây dựng và phân bố các cơ sở công
nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân (0,25đ)
Ở Việt Nam, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lý (0,5đ)
Vị trí địa lý có tác động rất lớn đối với việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp Ở nước ta, phần lớn các khu công nghiệp được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như gần cảng, sân bay, đường giao thông, trung tâm thành phố (ví dụ như Khu chế xuất Tân Thuận).
Trang 3Câu 3 (2 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
Địa điểmNhiệt độ trung bình
- Nhiệt độ trung bình tháng 1: càng vào Nam nhiệt độ càng tăng và sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn (lạng Sơn và Tp Hồ Chí Minh chênh lệch nhiệt độ 12,50C) (0,5đ)
- Nhiệt độ trung bình tháng 7: cũng có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn Tp HCM Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (Lạng Sơn và TP.HCM chỉ là 1,30) (0,5đ)
+ Giải thích:
Vì càng vào Nam, càng gần xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt mặt trời lớn và khỏang cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu dần khi vào đến Huế, thời tiết chỉ còn se lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (0,5đ)
- Tháng 1 có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc (0,25đ)
- Tháng 7 do hoạt động của gió mùa mùa hè nên sự chênh lệch nhiệt ít Huế và Tp Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn (0,25đ)
3
Trang 4Câu 4 (3 điểm)
Dựa vào Atlát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt và chế độ mưa của nước ta).
ĐÁP ÁN
+ Hướng nghiêng chung của địa hình và hướng núi có ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm khí hậu: - Do địa hình nước ta có hướng nghiên chung là Tây Bắc – Đông Nam, thấp dần ra biển, kết
hợp với các loại gió thịnh hành trong năm tạo điều kiện gió biển có thể tác động sâu vào trong lục địa (0,5đ)
- Hướng núi có ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ và lượng mưa:
o Hướng vòng cung của các cánh cung ở Đông Bắc tạo điều kiện gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ nước ta, khiến các địa phương phía bắc nhiệt độ xuống thấp Hướng vòng cung của Trường Sơn Nam cũng gây nên tính song song với hướng gió của bộ phận Duyên Hải khiến nhiều khu vực có lượng mưa thấp (0,5đ) o Hướng Tây Bắc – Đông Nam:
Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến khu Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn hơn khu Đông Bắc (0,25đ)
Hướng Tây bắc – Đông Nam của dãy Trường Sơn vuông góc với gió Tây Nam, khiến sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng vào mùa hạ, nhiệt độ cao, mưa ít (0,25đ)
Hướng Tây – Đông của dãy núi Hoành Sơn, Bạch Mã có tác dụng ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam, làm cho nhiệt độ ở phía Nam cao hơn phía Bắc (0,25đ)
o Các địa điểm nằm ở sườn đón gío của các dãy núi có lượng mưa lớn, nằm ở sườn khuất gió lượng mưa nhỏ hơn (0,25đ)
o Độ cao của địa hình là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khí hậu đặc biệt là chế độ nhiệt (0,25đ)
- Do điện tích đồi núi chiếm phần lớn lãnh thổ nên ngoài sự phân hóa nhiệt độ theo chiều Bắc – Nam thì nhiệt độ còn có sự phân hóa theo độ cao khá rõ (0,5đ)
- Theo qui luật đai cao cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,50C Vì vậy những vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn nền nhiệt độ trung bình của cả nước (0,25đ)
Trang 5Câu 5 (3 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây:
TỈ LỆ THẤT NGHIỆP Ở THÀNH THỊ VÀ THỜI GIAN THIẾU VIỆC LÀM Ở NÔNGTHÔN PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2005
a Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.
b Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
ĐÁP ÁN
a Vẽ biểu đồ: (1đ)
- Vẽ sai dạng biểu đồ: 0 điểm
- Chia tỷ lệ, khỏang cách chính xác, có chú giải - Thiếu tên biểu đồ trừ 0,25đ
b Nhận xét và giải thích: (2đ)
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị ở nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng (0,25đ)
o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước là: vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ Đây là vùng có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất nước Thực tế đó phản ánh những khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở khu vực đô thị (0,25đ)
o Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long Với tỉ lệ sống ở đô thị chưa cao, phần lớn là lao động nông nghiệp, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị thấp (0,5đ)
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đều giữa các vùng do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế.(0,25đ)
o Những vùng có tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao: đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long, cao nhất là Bắc Trung Bộ: 23,5% vì đây là vùng còn nhiều hộ gia đình thuần nông, cơ cấu nông thôn chậm chuyển biến.(0,5đ)
o Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ (17%) (0,25đ)
5
Trang 6Câu 6 (3 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CHÈ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2005NămDiện tích (nghìn ha)ChèSản lượng (nghìn tấn)
a Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển cây chè giai đoạn 1990-2005 b Nhận xét và nêu động thái phát triển cây chè.
ĐÁP ÁN
a Vẽ biểu đồ: (1đ)
- Vẽ biểu đồ cột kết hợp với đường
- Chia khoảng cách năm chính xác, có chú giải Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cây chè:
- Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi Diện tích các vùng đồi ở Trung du miền núi Bắc Bộ, có nhiều loại đất feralit thích hợp phát triển cây chè, một mùa đông lạnh ở miền Bắc rất thích hợp trồng chè (0,25đ)
- Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chè là một trong những cây xuất khẩu chủ lực của nước ta (0,25đ)
- Giao đất trồng chè đến các hộ gia đình nông dân, cho vay vốn để sản xuất chè.(0,25đ) - Phát triển công nghiệp chế biến chè.
- Mở rộng liên kết với các nước trong sản xuất chè (0,25đ) - Đẩy mạnh xuất khẩu trên thị trường thế giời (0,25đ)
Trang 7Câu 7 (3 điểm)
Dựa vào Atlát Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh hai vùng chuyên canh cây công nghiệp Đông Nam Bộ và Trung du miền núi Bắc Bộ.
ĐÁP ÁN
a Giống nhau: (0,5đ)
- Đều là miền núi và trung du.
- Có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
- Có truyền thống trồng cây công nghiệp.
- Đều chuyên môn hóa về cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
b Khác nhau; (2,5đ)
- Địa hình: Đông Nam Bộ chủ yếu là đồi lượn sóng, thấp dưới 200m Trung du – miền núi: đồi, núi thấp và trung bình, độ cao phổ biến 500 – 1000m (0,25đ)
- Đất đai: Đông Nam Bộ chủ yếu là đất phù sa cổ, feralít phát triển trên đá badan và đá mắc ma Trung du miền núi chủ yếu là đất Feralit phát triển trên đá phiến, đá gơ nai và đá mẹ khác (0,25đ)
- Khí hậu: Đông Nam Bộ khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm (khí hậu cận xích đạo) Trung du miền núi có khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh (có tính chất cận nhiệt đới).(0,25đ)
Kinh tế - Xã hội: (1,75đ)
- Trung du – miền núi có mật độ dân số thấp, nhiều dân tộc ít người, cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở công nghiệp chế biến nhỏ bé (0,25đ)
- Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao hơn, tập trung nhiều lao động lành nghề, kỹ thuật cao Cơ sở hạ tầng mạnh, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp chế biến (0,25đ)
- Mức độ tập trung sản xuất: Đông Nam Bộ có mức độ tập trung sản xuất rất cao Trung du – miền núi Bắc Bộ mức độ tập trung hóa thấp, sản xuất phân tán (0,25đ)
- Hướng chuyên môn hóa sản xuất: Đông Nam Bộ chủ yếu là các cây có nguồn gốc nhiệt đới (cao su, cà phê, điều, mía,…) (0,25đ).
Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu cây có nguồn gốc cận nhiệt như chè, trẩu, hồi,… (0,25đ)
Vị trí mỗi vùng trong sản xuất cây công nghiệp:
Đông Nam Bộ là vùng có diện tích tự nhiên nhỏ nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp trọng điểm số 1 Trung du miền núi Bắc bộ có diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng là vùng chuyên canh cây công nghiệp đứng thứ 3 (0,5đ)
7