SKKN: Các phương pháp luyện viết cho học sinh tại lớp ĐỀ TÀI: CÁC PHƯƠNG PHÁP LUYỆN VIẾT CHO HỌC SINH TẠI LỚP PHẦN THỨ NHẤT I/ Lý do chọn đề tài : Hiện nay chúng ta đang dạy bộ môn tiếngAnh theo phương pháp mới trong đó chủ yếu phát triển hai kỹ năng nghe và nói. Đối với học sinh bậc THCS, việc dạy các em học tiếngAnh theo hướng này là tốt, tuy nhiên còn một điều đáng bàn là sau đó các em thiếu khả năng hoặc có khả năng rất yếu để diễn tả những suy nghĩ, ý định của mình bằng văn bản hay lời văn. Để tạo cho các em có được kỹ năng viếttốt giáo viên cần phải có những hình thức luyện tập phù hợp cho học sinh. Thường thì giáo viên chỉ ra đề học sinh tự viết nên một số em không viết được hoặc viết rất ít sai lỗi nhiều. Để khắc phục điều này tôi xin nêu ra một số hình thức luyện tập viết cho học sinh mà tôi đã và đang áp dụng vào lớp học thực tế. II.Phạm vi đề tài: Kể từ năm học 2002 - 2003 Bộ GD - ĐT đã áp dụng thay sách theo chương trình mới trên phạm vi toàn quốc. Để thực hiện tốt yêu cầu giáo dục nói chung, và việc giảng dạy bộ môn tiếngAnh trong trường THCS nói riêng đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự vận dụng các phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng từng môn từng vùng từng đối tượng học sinh mới phát huy hết hiệu quả giảng dạy. Đối với đề tài này người viết chỉ có thể đưa ra một số phương pháp áp dụng đối với học sinh khối 6,7,8 để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng viếttiếng Anh. Tuỳ thuộc vào từng bài dạy mà giáo viên có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp, hoặc có nhiều phương pháp khác nữa nhưng mục đích chính là phục vụ tiết dạy và học sinh; nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Người thực hiện : Lương Văn Minh-Trường THCS Lê Lợi-Thực hiện năm học 2004-2005 1 SKKN: Các phương pháp luyện viết cho học sinh tại lớp PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Cơ sở lí luận: Thông qua quá trình dạy học trên lớp, bản thân tôi nhận thấy đa số học sinh chưa thật sự có được kỹ năng viếtTiếng Anh. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm là làm thế nào giúp các em viết tốt. Căn cứ theo yêu cầu giáo dục đó, tôi tiến hành thâm nhập thực tế theo một số cơ sở sau. Thứ nhất, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh thông qua một số bài kiểm tra, trong đó chú ý ra đề với bài tập viết và cá đánh giá tổng hợp cụ thể. Qua đó hơn 80% học sinh chưa hình thành được kỹ năng viết. Thứ hai, có thể nói hiện nay học sinh có rất nhiều sách tham khảo và sách bài tập trong đó không ít bài tập viết, nhưng hầu hết sách đều có một nội dung và hình thức tương đối giống nhau. Do đó chưa nâng cao được tính sáng tạo cho học sinh, hơn thế nữa là học sinh nhàm chán đối với sách. Thực tế cho thấy kỹ năng viết là không thể thiếu đối với học sinh, nếu viếttốt các em mới có thể nói chuyện một cách trôi chảy có nội dung và logic được. Từ việc viếttốt học sinh phải có nhiều từ vựng do đó các em sẽ đọc tốt và nghe cũng tốt. Các kỹ năng này sẽ bổ sung cho nhau. Hơn thế, hiện nay tất cả các bài kiểm tra hoặc bài thi đều có phần viết. Vì vậy phát triển kỹ năng viết là rất cần thiết, giúp các em tự tin bước vào cấp học mới. Với một số nhìn nhận trên và qua tham khảo một vài tài liệu chuyên môn cũng như các thầy cô đồng nghiệp, tôi xây dựng đề tài với các phương pháp sau: II/ Các hình thức luyện tập viết : Sau khi cung cấp cho học sinh đầy đủ các cấu trúc ngữ pháp, các mẫu câu cần thiết, giáo viên cho các em luyện viết theo các dạng sau theo mức độ cao dần: Giáo viên cũng cho các em đề tài cần viết. Ví dụ “ Tả người thân của em”; ta sẽ dùng một số phương pháp sau 1 Trả lời câu hỏi : Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời đầy đủ, sau đó sắp xếp chúng thành một đoạn văn. Ví dụ : Who do you like best ? Người thực hiện : Lương Văn Minh-Trường THCS Lê Lợi-Thực hiện năm học 2004-2005 2 SKKN: Các phương pháp luyện viết cho học sinh tại lớp What is her name ? How old is she ? What does she look like ? What is her job ? What does she like ? What does she often do in her free time ? Sau đó giáo viên cho học sinh trao đổi để tự chữa lỗi và làm thành một bài viết hoàn chỉnh. 2) Điền vào chỗ trống : Giáo viên cho một đoạn văn trên bảng chưa hoàn chỉnh do thiếu thông tin rồi yêu cầu học sinh tìm từ để điền vào chỗ trống đó sao cho thích hợp nhưng đầy đủ ý nghĩa. Với hình thức này giáo viên cũng chia thành hai mức độ: Cho sẵn từ cần điền hoặc học sinh tự điền một từ thích hợp. Ex : Complete the text with the correct word. My mother is a (1)___________.She is (2)___________years old. She has (3)__________hair and (4)___________ eyes.She like red color so she often wears a red . She likes (5)__________ badminton and she always (6)___________in her spare time. 3 Viết câu theo gợi ý : Giáo viên cho học sinh một tập hợp từ về một chủ đề, đề tài nào đó. Học sinh suy nghĩ và viết câu theo các từ gợi ý. Sau đó sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý để thành một đoạn văn. Sau đây là một gợi ý ví dụ đề tài tả người: Doesn’t has nice years old badminton dark but black Short like active wear a lot of trevelling teacher 4) Dùng thông tin thực tế để viết lại : Giáo viên yêu cầu học sinh thay thế những thông tin gạch dưới bằng những thông tin đúng với thực tế. Người thực hiện : Lương Văn Minh-Trường THCS Lê Lợi-Thực hiện năm học 2004-2005 3 SKKN: Các phương pháp luyện viết cho học sinh tại lớp Ví dụ : My mother is a teacher . She is fourty years old. She has short hair and blue eyes. She likes travelling and playing badminton. She doesn’t like staying at home all day. Các hình thức tập luyện trên có thể áp dụng cho học sinh ở tất cả các khối lớp. Ngoài ra giáo viên cũng cần ra một số bài tập theo kiểu trên để học sinh rèn luyện tại nhà và sau đó sẽ tiếp tục chữa trên lớp vào hôm sau như vậy học sinh sẽ rèn được cả cách viết một đọan văn tiếngAnh và cả chữ viết. PHẦN THỨ BA I/ Giá trị của đề tài : Với vài phương pháp trên, tôi đã áp dụng vào các lớp đang giảng dạy, đặc biệt ở khối lớp 6, 7, 8 các em nắm và vận dụng nhanh hơn và từ đó các bài viết có phần hay hơn và đạt điểm tốt nhiều. Thống kê chất lượng các bài kiểm tra viết năm học 2004 - 2005 trong trường THCS Lê Lợi: Khối HK I HK II Tốt Khá TB Tốt Khá TB 9 10% 35% 52% 18% 35% 39% 8 15% 24% 35% 18% 30% 38% Thực tế khi sử dụng các phương pháp này nhiều học sinh đã cảm thấy tự tin viết và ngày càng tỏ ra ham thích học tiếng Anh, kỹ năng viết của các em được nâng lên rõ rệt so với trước đây. II/ Những hạn chế của đề tài: Với các bài tập luyện viết này học sinh thấy tự tin để viết, ít sai lỗi chính tả, và hơn thế học sinh luyện tập viết theo nhiều cấu trúc câu với nhiều loại văn phong khác nhau. Tuy nhiên, đối với học sinh khá giỏi, các lọai bài tập này dễ nên các em sẽ bị nhàm chán thụ động. Đây chỉ là hình thức viết lại, không cần suy nghĩ nhiều, chưa phát huy được trí lực của học sinh. Người thực hiện : Lương Văn Minh-Trường THCS Lê Lợi-Thực hiện năm học 2004-2005 4 SKKN: Các phương pháp luyện viết cho học sinh tại lớp III/ Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy việc áp dụng đề tài này mang lại nhiều kết quả song cũng còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là từng phương pháp chưa thu hút học sinh hoặc vẫn còn quá khó đối với học sinh yếu. Do đó khi áp dụng giáo viên cần kết hợp nhiều hình thức vào một yêu cầu đề tài đề thu hút học sinh và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Ví dụ: kết hợp phần câu hỏi với các từ gợi ý trả lời để học sinh viết; dùng tranh cho học sinh quan sát và ra câu hỏi cho học sinh trả lời sau đó viết lại câu trả lời .Với kinh nghiệm này chắc chắn sẽ tạo cho lớp học không khí luyện viết sôi nổi hơn. IV/ Giải pháp đề nghị : Để vận dụng tốt các phương pháp trên giáo viên nên chuẩn bị nhiều bài tập ở nhà và một vài bài tập khó để ra cho số học sinh giỏi khi các em đã hoàn thành bài viết theo yêu cầu. Giáo viên cũng nên vận động số học sinh khá giỏi kèm cho bạn yếu hơn, khen ngợi động viên các em viết tốt. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần có nhiều đề tài vui, có tính thời sự để thu hút học sinh tích cực viết. KẾT LUẬN Có thể nói việc tích hợp và vận dụng một số phương pháp luyện viết bước đầu mang lại hiệu quả cũng là một thành công lớn của bản thân người viết. Tuy nhiện điều đó không phải là đủ mà bản thân tôi cũng cần phải tiếp tục tìm tòi và vận dụng nhiều phương pháp nữa, tham khảo nhiều ở các thầy cô có kinh nghiệm trong nghề để phát triển bản thân. Trên đây chỉ là một số phương pháp giúp học sinh viếttốt hơn mà qua quá trình giảng dạy bản thân tôi rút ra được, với lòng nhiệt tâm với nghề hi vọng nhiều đồng nghiệp sẽ góp thêm được những phương pháp khác nữa, bổ sung và góp ý để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Tháng 11 năm 2005 Người thực hiện : Lương Văn Minh-Trường THCS Lê Lợi-Thực hiện năm học 2004-2005 5 . sinh chưa thật sự có được kỹ năng viết Tiếng Anh. Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm là làm thế nào giúp các em viết tốt. Căn cứ theo yêu cầu giáo dục. năng viết là không thể thiếu đối với học sinh, nếu viết tốt các em mới có thể nói chuyện một cách trôi chảy có nội dung và logic được. Từ việc viết tốt