10 lời khuyênđểhọctiếng Anh hiệu quả 1. Bạn nên biết rõ lý do tại sao bạn cần họctiếngAnh.Họcđể làm việc, để xin việc, cho việc học tập hay nói chuyện với người dùng tiếngAnh. 2. Biết rõ kĩ năng nào của bạn bị hạn chế: nói, nghe, đọc hay viết? Bạn muốn cải thiện kĩ năng nào? 3. Cố gắng nghe hoặc tưởng tượng những thứ bạn thấy để có thể hiểu chúng 4. Bạn nên đăng kí một khóa họctiếngAnh. Hãy nghĩ bạn đang ở trong môi trường chỉ dùng tiếngAnh. Vì vậy, bạn sẽ luôn luôn sử dụng tiếng Anh 5. Bạn luôn luôn phải tìm kiếm cơ hội đểhọc và dùng tiếngAnh. Nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Bạn nên nghe chương trình tiếng Anh trên đài và đĩa CD, đọc và viết bằng tiếngAnh. Nếu thực sự muốn tìm kiếm cơ hội, bạn sẽ tìm thấy 6. Viết từ mới ra một cuốn sổ ghi chép là một cách rất hữu dụng. Bạn hãy luôn mang theo nó bên mình và có thể xem bất cứ khi nào rảnh rỗi. 7. Luyện tập càng nhiều càng tốt. Có 1 câu thành ngữ tiếng Anh “ nếu bạn không muốn mất cái gì thì bạn nên dùng nó”. Câu thành ngữ này rất đúng với việc họctiếng Anh 8. Tìm một người có thể giúp bạn họctiếng Anh, đồng nghiệp chẳng hạn. Bạn có thể nói chuyện hoặc gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho anh ấy và ngược lại 9. Luôn luôn học. Hãy tạo thói quen học10 phút mỗi ngày. Điều này còn tốt hơn cả việc bạn dành thời gian 1 lần trong 1 tuần, cho dù khoảng thời gian ấy có dài hơn nữa 10. Khi bắt đầu học, hãy tự hỏi chính mình “Hôm nay tôi muốn học cái gì?” và đến cuối buổi hãy tự hỏi “Hôm nay tôi đã học được cái gì?” Cách xây dựng vốn từ hiệu quả Xây dựng vốn từ vựng là cách hữu hiệu để nâng cao cuộc sống và sự nghiệp của bạn .Học từ vựng là một sự đầu tư về thời gian và công sức mang lại niềm vui thích và lợi ích thiết thực. Ít nhất mỗi ngày dành ra 15 phút tập trung vào học từ vựng có thể cải thiện nhanh chóng vốn từ vựng của bạn. Nhờ đó bạn có thể tăng khả năng giao tiếp, viết luận và diễn thuyết. Sở hữu vốn từ vựng phong phú sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong học tập, công việc cũng như ngoài xã hội. Nó giúp bạn hiểu được ý tưởng của người khác và cũng như việc người khác có thể hiểu được suy nghĩ và ý tưởng của bạn hơn. Tất nhiên bạn đã biết hàng ngàn từ, và bạn vẫn tiếp tục học thêm nữa mặc dù là bạn có dùng đến hay không. Sự thật là, rất nhiều từ vựng mà bạn biết là do tình cờ thấy chúng trong khi đọc sách, trong giao tiếp hoặc trong lúc xem ti vi. Nhưng để tăng hiệu quả, thì bạn cần có một hướng tiếp cận phù hợp và tận tâm với nó. Nếu 1 ngày bạn chỉ học 1 từ mới thì sau 3 năm bạn sẽ có hơn 1 nghìn từ mới trong vốn từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm học10 từ 1 ngày, thì chỉ trong vòng 1 năm bạn đã bổ sung thêm được hơn 3000 từ, và có thể đã hình thành được một thói quen tự học và tự cải thiện chính mình. 4 bước cơ bản để tăng vốn từ vựng 1. Nhận biết từ ngữ Nhiều người thấy ngạc nhiên khi họ có vốn từ vựng rất ít “mặc dù đã đọc rất nhiều”. Điều này cho thấy chỉ việc đọc thôi là không đủ đểhọc từ mới. Ví dụ: khi đọc 1 cuốn tiểu thuyết chúng ta thường có một mong muốn nhanh chóng kết thúc câu chuyện và bỏ qua những từ không quen thuộc. Rõ ràng là khi gặp 1 từ hoàn toàn không biết , bạn sẽ phải đặc biệt chú ý tới những từ dường như quen thuộc với bạn nhưng lại không biết nghĩa chính xác của nó. Thay vì việc tránh những từ đó, bạn cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Hãy luyện tập từ vựng hàng ngày, bất cứ khi nào bạn đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn bè. 2. Đọc Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để tăng vốn từ của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học. Đó cũng là cách tốt nhất để kiểm tra lại những từ mà bạn đã học. Khi bạn gặp lại từ đó, bạn sẽ hiểu nó. Điều này chứng tỏ bạn đã biết được nghĩa của từ. Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn đọc. Nếu bạn thích thể thao, bạn có t hể đọc các trang thể thao trên các báo, tạp chí như Sports Illustrated, hoặc những cuốn sách về những vận động viên yêu thích. Nếu bạn hứng thú với trang trí nội thất, hãy đọc những tạp chí như House Beautiful – hãy đọc chứ đừng chỉ nhìn tranh thôi nhé Những người có vốn từ vựng ít thường không thích đọc chút nào cả bởi họ không hiểu nghĩa của nhiều từ. Nếu bạn cảm thấy việc đọc tẻ nhạt như vậy thì hãy thử cách khác dễ hơn. Báo thường dễ đọc hơn tạp chí. Tạp chí Reader’s Digest dễ đọc hơn The Atlantic Monthly. Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt. . 3. Dùng từ điển Hầu hết mọi người đều biết cách tra nghĩa của từ bằng từ điển. Sau đây là một số điểm lưu ý • Có riêng một cuốn từ điển Hãy để nó ở nơi mà bạn thường xuyên đọc • Khoanh tròn từ bạn tìm Sau khi khoanh tròn, mắt bạn sẽ tự nhiên di chuyển tới những từ mà bạn vừa khoanh tròn bất cứ khi nào mở từ điển ra. Việc này sẽ giúp bạn ôn tập nhanh • Đọc tất cả các nghĩa của từ Hãy nhớ là 1 từ có thể có nhiều hơn 1 nghĩa, và nghĩa mà bạn tìm có thể không phải là nghĩa đầu tiên xuất hiện trong từ điển. Thậm chí nếu như vậy thì nghĩa khác của từ cũng giúp bạn hiểu thêm cách sử dụng của từ đó. Và trong mỗi phần giải nghĩa của từ, sẽ có thể cho bạn biết thêm về quá trình phát triển tới nghĩa hiện tại của từ. Điều này có thể sẽ làm tăng hứng thú học từ vựng cũng như sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn. 4. Học và ôn luyện thường xuyên Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của bạn. Tốt nhất là bạn tự đề ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày đểhọc từ mới. Trong thời gian này, bạn có thể tra từ điển nghĩa các từ mà bạn gặp và ôn lại những từ cũ trong quá trình học. Đặt mục tiêu về số lượng từ bạn sẽ học trong 1 ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nửa tiếng một tuần hoặc tương tự thế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể bỏ ra nửa tiếng một tuần thì có thể bắt đầu như vậy. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho nó và sẽ đi đúng hướng. Để ôn từ hiệu quả, tất cả thông tin về từ đó nên được để cùng 1 chỗ, chẳng hạn như trong cuốn sổ ghi chép hoặc thẻ mục lục. Thẻ mục lục rất thuận tiện vì từ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nên có thể tra cứu lại dễ dàng. Và bạn cũng có thể mang chúng theo mình và học từ vựng ở mọi nơi. Học từ một cách có phương pháp, hệ thống và ôn luyện ít nhất 2 tuần một lần. Đừng vứt thẻ mục lục đi bởi bạn sẽ có cảm nhận được thành quả của mình đạt được khi thấy tập thẻ ngày càng nhiều lên và thỉnh thoảng có thể nhìn chồng thẻ cũ mà nghĩ rằng “ Thực sự là trước đây tôi đã không biết nghĩa của từ này đấy!” —Johnson O'Connor 15 lời khuyênhọctiếng Anh hiệu quả Bạn muốn nâng cấp kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mình? Để làm được điều này, bạn cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả. Hãy tham khảo những lờikhuyên sau. Bạn muốn nâng cấp kĩ năng sử dụng tiếng Anh của mình? Để làm được điều này, bạn cần có phương pháp cụ thể và hiệu quả. Hãy tham khảo những lờikhuyên sau. 1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếngAnh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. Họctiếng Anh với phương pháp RE-WISE Phần quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là xây dựng vốn từ và các thành ngữ. Làm thế nào để bạn có thể biết và nhớ nhiều từ mà lại tốn thời gian ít nhất? Phương pháp RE-WISE sẽ giúp bạn thực hiện điều đó. Bằng cách dùng một chương trình máy tính mỗi người học có thể quyết định đưa từ nào cần học vào “sổ từ” cá nhân. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học hiện đại về quá trình học và quên, người ta xây dựng được các hàm số mô hình hoá quá trình học và quên, những hàm số này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tổ chức quy trình học. Trong một buổi học, căn cứ vào các hàm số này chương trình có thể đưa ra các từ đã được nhập vào “sổ từ” cho tới khi chúng đã được lưu nhớ trong trí nhớ của người học. Đồng thời cũng đảm bảo được tần số của việc ôn tập không quá tải… Chương trình này là cốt lõi của phương pháp RE-WISE được công ty LANGMaster phát triển ứng dụng trong giáo trình điện tử họcTiếng anh English Elements. Phương pháp RE-WISE được tích hợp trong từ điển LANGMaster Collins COBUILD: Làm cho việc học và mở rộng từ vựng hiệu quả hơn; cực đại hoá việc nhớ các sự kiện đã học; điều khiển quá trình ôn tập đối với từng người học và từng sự kiện sao cho hợp lý nhất. Phương pháp RE-WISE giúp bạn học tất các từ và thành ngữ trong từ điển một cách hiệu quả nhất. Mục đích của phương pháp RE-WISE là cung cấp cho bạn một quy trình tối ưu để ôn và nhớ được tất cả các từ, thành ngữ bạn đã nhập vào “sổ từ”. Quy trình này được thể hiện ở việc phương pháp RE-WISE đề nghị danh sách các sự kiện để bạn học hàng ngày. Việc ôn và học này diễn ra theo quy trình: hỏi, đáp và đánh giá Đểhọc hiệu quả với RE-WISE bạn hãy cố gắng tuân thủ các nguyên tắc dưới đây: Phương pháp RE-WISE yêu cầu học tập đều đặn, mỗi ngày trì hoãn sẽ làm tăng lượng thông tin bị quên đi, khi đó các sự kiện cần học sẽ tích dần lại, dẫn đến stress và ác cảm với việc học ngày càng tăng. Do vậy điều cần thiết là bạn nên cố gắng dùng RE-WISE hàng ngày và nếu có thể thì ở cùng thời điểm trong ngày. Đừng học quá nhiều (đặc biệt vào lúc mới bắt đầu khi không có nhiều sự kiện để ôn) và cố gắng để luôn có sự kiện đểhọc trong quá trình học hàng ngày. Nếu không chẳng bao lâu bạn sẽ bị quá tải bởi lượng ôn tập vượt quá mức dành cho bạn. Cố gắng tập trung tối đa vào các công việc trong phần thực hành RE-WISE . Tránh những câu trả lời bất cẩn và các bước nhảy vội vàng từ câu hỏi này sang câu hỏi khác để giảm bớt thời gian ôn. Để công việc cuả bạn khỏi đơn điệu, hãy dùng việc ôn tập để sửa những chú thích về sự kiện cho RE-WISE. Hãy đưa những từ bạn đã học và không muốn tiếp tục dùng phương pháp RE- WISE đểhọc chúng nữa vào thùng rác RE-WISE. Thỉnh thoảng nên xem dữ liệu thống kê liên quan đến sự tiến bộ của bạn trong học tập. Khi học ngoại ngữ bạn thường có một quyển “sổ từ” cho riêng mình. Bạn luôn mong muốn nhanh chóng nhớ các được tất cả các từ và thành ngữ trong cuốn sổ từ này. Làm thế nào để đạt được điều đó? Câu trả lời cho bạn đã có và thật giản đơn: Hãy dùng phương pháp RE- WISE!. Để có thông tin chi tiết về giáo trình English Elements và chương trình khuyến mãi bạn có thể vào trang web: http://www.edusoft.com.vn. . 10 lời khuyên để học tiếng Anh hiệu quả 1. Bạn nên biết rõ lý do tại sao bạn cần học tiếng Anh. Học để làm việc, để xin việc, cho việc học tập. dụng tiếng Anh 5. Bạn luôn luôn phải tìm kiếm cơ hội để học và dùng tiếng Anh. Nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. Bạn nên nghe chương trình tiếng Anh