1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi môn văn 7

4 975 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36 KB

Nội dung

1 điểm Câu 2: 2 điểm a.Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy.. Câu 3: 6 điểm Tập làm văn: Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: “Học hỏi là một việ

Trang 1

ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

NĂM HỌC 2008-2009

ĐỀ 1 Câu 1: (2 điểm)

a.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Đi một ngày đàng,học một sàng khôn (1 điểm)

b.Kể tên 4 văn bản nghị luận đã học ( 1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a.Tìm câu đặc biệt trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của câu đặc biệt ấy (1 điểm)

Sóng đập ầm ầm vào những tảng đá lớn ven bờ.Gió biển thổi lồng lộng.Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.Một hồi còi

b.Chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 câu bị động khác nhau.(1 điểm) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII

Câu 3: (6 điểm)

Tập làm văn: Em hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời.”

Hết

ĐỀ 2

Câu 1: (2 điểm)

a.Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (1 điểm)

b.Viết 2 câu tục ngữ về thiên nhiên,lao động sản xuất (1 điểm)

Câu 2: ( 2 điểm)

a.Cho biết công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ sau:

-Các con ơi,đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.Lệnh từ Béc -lin là từ

nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren.(1 điểm) b.Xác định cụm chủ-vị làm thành phần gì trong câu sau:

Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn (1 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

Tập làm văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí : “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”

Hết

Trang 2

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ 1 Câu 1: (2 điểm)

a.Giải thích nghĩa câu tục ngữ: Đi một ngày đàng,học một sàng khôn: đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.(1 điểm)

b.4 văn bản nghị luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta;sự giàu đẹp của tiếng Việt,Đức tính giản dị của Bác Hồ,Ý nghĩa văn chương.(1 điểm) Câu 2: (2 điểm)

a.câu đặc biệt: Một hồi còi: (o,5 điểm)

thông báo sự xuất hiện của sự vật,hiện tượng(o,5 điểm)

b.Câu bị đông:

-Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII (o,5 điểm) -Ngôi chùa ấy đã được xây từ thế kỉ XIII (o,5 điểm)

Câu 3: 6 điểm

-Yêu cầu: tạo 1 văn bản nghị luận theo cách lập luận giải thích

-Nội dung: giải thích ý nghĩa câu nói: Việc học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời

-Bố cục chặt chẽ,cân đối

-Lời văn trong sáng

Dàn bài :

MB: Nêu ra luận điểm và ý nghĩa cơ bản của việc học

TB: Giải thích

-Học hỏi là gì?Tiếp thu mở rộng kiến thức không ngừng

Nguyên nhân: Kiến thức nhân loại bao la và được cập nhật không ngừng Dẫn chứng:

-tấm gương nhà bác học Lê Quí Đôn,Niu-tơn

-câu danh ngôn:

+Học,học nữa,học mãi(Lê-ni n)

+Bác học không có nghĩa là ngừng học(Đác-uyn)

Nêu mặt đối lập: không học, học nửa vời thì không co 1kie61n thức,kiến thức dở dang(dẫn chứng trong học sinh)

KB: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân

Biểu điểm câu 3

Trang 3

Điểm 6: Nội dung phong phú,nắm vững kiến thức làm bài ;Bố cục chặt chẽ,cân đối;diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt

Điểm 5: Nội dung đầy đủ,kĩ năng làm bài tốt Bố cục chặt chẽ,cân

đối;diễn đạt trong sáng

Mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ

Điểm 3-4: Nội dung đủ,biết cách làm văn nghị luận

Bố cục chặt chẽ,cân đối,diễn đạt được

Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt

Điểm 2: Bố cục chưa rõ các phần,nội dung chưa đủ;mắc nhiều lỗi diễn đạt

Điểm 1: lạc đề

Điểm 0: để giấy trắng

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ 2

Câu 1: 2 điểm

a.Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ(1 điểm)

Nội dung: (o,5 điểm)

chứng minh sự giản dị của Bác Hồ trên 3 phương diện :trong đời

sống,quan hệ với mọi người,lời nói và bài viết.Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú,với tư tưởng và tình cảm cao đẹp

Nghệ thuật: (o,5 điểm)

dẫn chứng cụ thểâ,chân thật,toàn diện; nhận xét sâu sắc,tình cảm chân chân thành

b.Tục ngữ về thiên nhiên,lao động sản xuất(1 điểm)

-thiên nhiên: Mau sao thì nắng,vắng sao thì mưa.(o,5 điểm)

-lao động sản xuất: Nhất thì,nhì thục.(o,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

a.Béc-lin,An-dát,Lo-ren: dấu gạch nối: nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.(1 điểm)

b.Trung đội trưởng Bính// khuôn mặt/ đầy đặn

cụm C-V làm vị ngữ(1 điểm)

Câu 3: (6 điểm)

-Yêu cầu: tạo 1 văn bản nghị luận theo cách lập luận chứng minh

Trang 4

-Nội dung: giải thích ý nghĩa câu nói: Việc học hỏi là việc phải tiếp tục suốt đời

-Bố cục chặt chẽ,cân đối

-Lời văn trong sáng

Dàn bài:

MB: Nêu vấn đề cần chứng minh: lòng biết ơn

TB:

a.Giải thích ngắn: Thế nào là “Aên quả nhớ kẻ trồng cây”?

b.Chứng minh nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí đó:

-Biết ơn tổ tiên

-Bết ơn các anh hùng,liệt sĩ

-Biết ơn ông bà,cha mẹ

-Biết ơn thầy cô

-Biết ơn những người lao động

KB: Khẳng định vấn đề cần chứng minh và liên hệ bản thân./

Biểu điểm câu 3

Điểm 6: Nội dung phong phú,nắm vững kiến thức làm bài ;Bố cục chặt chẽ,cân đối;diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diễn đạt

Điểm 5: Nội dung đầy đủ,kĩ năng làm bài tốt Bố cục chặt chẽ,cân đối;diễn đạt trong sáng

Mắc 1,2 lỗi diễn đạt nhỏ

Điểm 3-4: Nội dung đủ,biết cách làm văn nghị luận

Bố cục chặt chẽ,cân đối,diễn đạt được

Mắc không quá 8 lỗi diễn đạt

Điểm 2: Bố cục chưa rõ các phần,nội dung chưa đủ;mắc nhiều lỗi diễn đạt

Điểm 1: lạc đề

Điểm 0: để giấy trắng

Ngày đăng: 03/09/2013, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w