1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện châu thành và thử nghiệm hiệu quả tẩy trừ

74 205 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 29,96 MB

Nội dung

Như vậy chó bị nhiễm giun móc lànguyên nhân làm cho chó bị viêm ruột, tiêu chảy ra máu và tạo điều kiện cho chómắc một số bệnh khác như care, bệnh do parvovirus, bệnh viêm phế quản truyề

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh

2.1.1 Giới thiệu

2.1.2 Vị trí địa lý

2.1.3 Điều kiện tự nhiên

2.1.4 Tình hình chăn nuôi chó tại huyện Châu Thành

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới

2.2.1Trên thế giới

2.2.2 Tình hình trong nước

2.3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn

2.3.1 Ancylostoma caninum

2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Ancylostoma caninum

2.3.3 Vòng đời của Ancylostoma caninum

2.3.4 Tác hại của Ancylostoma caninum đối với ký chủ

2.3.5 Bệnh do Ancylostoma caninum gây ra và biện pháp điều trị trên chó

2.3.6 Toxocara canis

2.3.7 Đặc điểm hình thái và cấu tạo Toxocara canis

2.3.8 Vòng đời Toxocara canis

2.3.9 Tác hại của Toxocara canis lên ký chủ

2.3.10 Spirocerca lupi

2.3.11 Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Spirocerca lupi

2.3.12 Vòng đời Spirocerca lupi

2.3.13 Tác hại của Spirocerca lupi lên ký chủ

2.4 Phương pháp chẩn đoán định danh bệnh giun tròn

2.4.1 Phương pháp chẩn đoán trên con vật sống

2.4.2 Chẩn đoán trên con vật chết

Trang 2

2.5 Một số thuốc đặc trị

2.5.1 Ivermectin

2.5.2 Fenbendazole

2.5.3 Fenbentel

2.5.4 Mebendazol

2.5.5 Albendazol

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian nghiên cứu

3.2 Địa điểm nghiên cứu

3.3 Đối tượng nghiên cứu

3.4 Nội dung nghiên cứu

3.5 Phương tiện và phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương tiện

3.5.2 Phương pháp nghiên cứu

3.6 Chỉ tiêu theo dõi

3.7 Phương pháp tính và xử lí số liệu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tai huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp xét nghiệm phân

4.1.1 Tỷ lệ nhiễm chung trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi

4.1.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi

4.1.3 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo địa điểm khảo sát

4.1.4 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giới tính

4.1.5 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giống

4.1.6 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo loài

4.1.7 Tỷ lệ nhiễm ghép trứng giun tròn trên chó

4.2 Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp mổ khám (nội tạng)

4.2.1 Tỷ lệ nhiễm chung giun tròn trên chó theo lứa tuổi

4.2.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo lứa tuổi

4.2.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo địa điểm

Trang 3

4.2.4 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo giới tính

4.2.5 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo loài

4.3 Kết quả thử thuốc Ivermectin và Fenbentel tẩy trừ giun tròn trên chó tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh

4.4 Một số hình ảnh thí nghiệm và định danh phân loại

4.5 Một số hình ảnh giun tròn ký sinh trên chó

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1 kết luận

5.2 Đề xuất

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1:

Phụ lục 2:

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

3.3

4.1

Bố trí thí nghiệm thuốc tẩy trừ giun tròn

Tỷ lệ nhiễm chung trứng giun tròn trên chó

38 40

4.2 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo

4.3 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo địa điểm khảo sát 41

4.4 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giới tính 41

4.5 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo giống 42

4.6 Tỷ lệ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo loài 42

4.7

4.8

Tỷ lệ nhiễm ghép trứng giun tròn trên chó

Tỷ lệ nhiễm chung giun tròn ký sinh trên chó

43 44

4.9 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm trứng giun tròn trên chó theo

4.10 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo địa điểm 45

4.11 Tỷ lệ nhiễm giun tròn trên chó theo giới tính 45

4.14 Kết quả thử nghiệm thuốc tẩy trừ giun tròn trên chó 47

Trang 5

Hình 2.6 Vòng đời của giun móc ( Anxylostoma caninum ) 15

Hình 2.8 Cấu tạo chung của giun đũa ( Toxocara canis ) 19

Hình 2.11 Cấu tạo giun thực quản ( Spirocerca lupi ) 23

Trang 6

Hình 4.29 Spirocerca lupi ( Đầu ) 52

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Từ lâu, chó con được con người thuần hóa và coi như là người bạn gầngũi, thân thiện Chó dễ nuôi, các giác quan rất nhạy bén, thông minh, nhanhnhẹn, có tính thích nghi cao với nhiều điều kiện sống khác nhau và điều đặc biệt

là nó rất trung thành với chủ nên được nuôi như thú cưng và để giữ nhà Nhiềugiống chó có giá trị kinh tế rất cao như: Aleska, Ngao tây tạng, Foo Trung quốc,Bull… Nhưng chó là một loài vật rất dễ mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh nhất

là các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra Phạm SĩLăng (1985), đã nghiên cứu và xác định được 26 loài giun, sán ký sinh ở chó,trong đó có 16 loài giun tròn Ngô Huyền Thúy (1996), đã nghiên cứu bệnh giuntròn ký sinh trên đường tiêu hóa của chó trong giun gây tác hại rất lớn, giun kýsinh lấy chất dinh dưỡng, hút máu, tiết độc tố và chất kháng đông máu Bệnh âm

ỉ kéo dài làm cho chó mất máu, suy dinh dưỡng, gầy yếu, rối loạn tiêu hóa, giảmsức đề kháng Từ đó, các vi khuẩn đường ruột hoạt động mạnh gây ra hội chứngtiêu chảy nặng và làm chó chết nếu không điều trị kịp thời, gây ra thiệt hại kinh

tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi chó quý hiếm Tập quán cũ của con người việt nam

là chó được thả rong, thức ăn mang tín tận dụng nên tình trạng chó nhiễm giun là

rất phổ biến và tỷ lệ rất cao, Đỗ Dương Thái và cs (1978), Ancylostoma caninum

có tỷ lệ nhiễm cao nhất 75,87%

Bên cạnh đó bệnh giun tròn còn lây sang con người qua đường máu, qua

da, qua đường tiêu hóa Nguyễn Phước Tương, (2000), cho rằng, chu kỳ pháttriển giun móc ở người như ở các loài gia súc khác Người bị lây nhiễm do tiếpxúc với đất bị ô nhiễm bởi ấu trùng L3 của giun tròn hoặc ăn phải một số rau cómang ấu trùng, khi lây nhiễm qua da hay qua đường tiêu hóa Sau khi xâm nhậpqua da, ấu trùng L3 vào hệ tuần hoàn về tim, lên phổi đến các phế bào và đi tậnnhánh phế quản, biến đổi thành L4, tiếp tục lên khí quản và được nuốt vào ốngtiêu hóa khi người ho, ấu trùng về tá tràng và ký sinh ở đó, biến đổi lần cuốithành L5 gọi là ấu trùng di hành Khi ấu trùng di hành L5 biến đổi thành giuntrưởng thành ký sinh ở ruột non của con người gây thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm

Trang 9

ở phụ nữ có thai và cho con bú, kèm theo hội chứng rối loạn tiêu hóa, viêmđường tiêu hóa, còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ em Bệnh giun tròn gây ra bệnhthiếu máu ở mọi lứa tuổi khi nhiễm.

Xuất phát từ những vấn đề trên cho ta thấy tính cấp thiết của bệnh do giuntròn gây ra Được sự cho phép của Bộ môn Chăn nuôi Thú y, khoa Nông Nghiệp

- Thủy Sản Trường Đại học Trà Vinh Chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại huyện Châu Thành và thử nghiệm hiệu quả tẩy trừ”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun tròn ký sinh trên chó tạihuyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

- Định danh phân loại được loài giun tròn ký sinh trên chó tại huyện ChâuThành, tỉnh Trà Vinh

- Xác định hiệu quả tẩy trừ của một số loại thuốc trị giun tròn trên chó

Trang 10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tổng quan về huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh

2.1.1 Giới thiệu

Châu Thành là một huyện tương đối rộng nằm ở phía Bắc, thuộc tỉnh TràVinh, huyện có diện tích 348 km2 và số dân là 148.000 người Huyện lỵ là thị trấnChâu Thành nằm trên quốc lộ 54 cách thành phố Trà Vinh 10 km về hướng nam

2.1.2 Vị trí địa lý

Châu Thành là một huyện vùng ven của tỉnh Trà Vinh, nằm bao quanhthành phố Trà Vinh, có diện tích tự nhiên là 33.485 ha, chiếm 15,67% diện tíchcủa tỉnh và là huyện có diện tích lớn thứ 3 trong tỉnh

Phía Bắc giáp thành phố Trà Vinh

Phía Đông Bắc giáp huyện mỏ cày tỉnh Bến Tre

Phía Đông giáp tỉnh Thạnh Phú tỉnh Bến Tre

Phía Đông Nam giáp huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh

Phía Nam giáp với huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh

Phía Tây giáp huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh

Phía Tây Bắc giáp với huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành

(http://www.travinh.gov.vn/wps/portal//chauthanh)

Trang 11

2.1.3 Điều kiện tự nhiên

Châu Thành có địa hình đặc thù đó là địa hình đồng bằng ven biển vớinhững giồng cát chạy dài Nhìn chung địa hình tương đối thấp và bằng phẳng Độcao trung bình từ 0,4-1,2 m Nơi có địa hình cao nhất là các đỉnh giồng thuộc xã

Đa Lộc và Mỹ Chánh (+5m) Nơi có địa hình trũng thuộc các cánh đồng ở xãThanh Mỹ và các xã rãi rác Phước Hảo, Lương Hòa, Song Lộc, Hòa Thuận Do

sự phân cách của các giồng cát và hệ thống sông rạch đã tạo nên địa hình củahuyện khá phức tạp và có đặt tín riêng của từng vùng

Châu Thành nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có hai mùamưa, nắng rõ rệt trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng

2.1.4 Tình hình chăn nuôi chó tại huyện Châu Thành

Số lượng chó nuôi thời điểm năm 2016, toàn tỉnh có 176139 con chiếmkhoản 1,54% cả nước, đến năm 2017 số lượng chó nuôi toàn tỉnh là 178078 conchiếm khoảng 1,56% cả nước và theo số liệu thống kê ngày 1/10/2017 thành phốTrà Vinh có 4160 con chó chiếm khoảng 2,34% toàn tỉnh Đối với công tácphòng chống bệnh cho chó, tỷ lệ mắc bệnh ở chó đã giảm xuống, số lượng hộchăn nuôi tham gia vào công tác phòng bệnh cho chó đã tăng, người dân có ýthức hơn vào công tác phòng bệnh cho vật nuôi Hằng năm, chính quyền đều tổchức 2 đợt tiêm phòng bệnh cho chó vào đầu tháng 4 và tiêm bổ sung vào tháng

10 hằng năm (http://channuoivietnam.com/thong-ke- chan-nuoi/tk- chan-nuoi)

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới

2.2.1 Trên thế giới

Bệnh giun tròn được nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu như:

Năm 1884, Railliet đã tiến hành phân loại và tìm thấy loài giun tròn

Trang 12

Stenocephala gây ra bệnh Ancylostomatosic và sao đó đã được Petrop (1948), xác

định vòng đời và đường xâm nhập của ấu trùng xâm nhập vào vật chủ là tự độngxuyên qua da vật chủ, hoặc qua thức ăn nước uống vào đường tiêu hóa của vật chủ

Dalimi et al (2006), nghiên cứu về giun tròn ở Iran, Dalimi, Sattari,

Motamedi (2006), cho biết trong số 83 con chó lang thang thì tỷ lệ nhiễm

Ancylostoma caninum 3,61%, của giống có Fox là: 4,45%, Stenocephala 13,64% Aguilaret al (2005), đã mổ khám ruột non của 120 con chó ở thành phố

Mexicocyti thuộc Mexico, các tác giả đã thấy 102 con chó bị nhiễm giun sán

trong đó 75 con nhiễm Ancylostoma caninum chiếm tỉ lệ 62,5% Tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum tăng dần theo lứa tuổi của chó.

Tại Tây Ban Nha, Giraldoet al (2005), kiểm tra 324 mẫu phân chó thuần chuẩn và chó lai cho thấy: 22,2% chó nhiễm giun trong đó nhiễm Ancylostoma caninum là 13,9%.

Cotteleer et al (1980), làm xét nghiệm 2432 mẫu phân chó ở Brussel (Bỉ)

cho thấy 40,67% chó nhiễm ký sinh trùng đường ruột Tong đó tỷ lệ nhiễm sán

dây 3,13%, giun đũa Toxocara cani 20,7%, giun tóc Trichuris vulpis 6,8%.

Hinz (1980), xét nghiệm 170 mẫu phân chó ở Bangkok (Thai Lan) cho thấy

tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum là 100%, Trichuris vulpis 54,2%, Toxocara canis 6,5%, Spirocerca lupi 17,8%.

Nicholas et al (1982), mỗ khám khảo sát 544 con chó ở Australia cho thấy chó nhiễm 7 loài giun sán gồm Toxocara canis, Toxascaris leonine, Trichuris vulpis, Spirocerca lupi, Uncinaria stenocephala, Dipylidium caninum

và taenia sp.

Pandey et al (1987), khảo sát 57 chó ở Rabit ghi nhận sự hiện diện các loài giun trên chó như loài Ancylostoma caninum 17,5%, loài Toxascaris leonine 33,33%, loài Toxocara canis 7%, loài Spirocerca lupi 54,5%.

Fok et al (1988), xét nghiệm 1674 mẫu phân chó ở Budapest (Hungari)

bằng phương pháp kiểm tra phân Kết quả có 58,7% mẫu phân nhiễm giun sán

Trong đó có Trichuris vulpis 47,5%, Ancylostoma caninum 15,3%, Toxocara canis 6,8%, Toxascaris leonine 4,1%.Tỷ lệ nhiễm giữ giun đực và cái không có

sự khác biệt

Trang 13

Abo-Shenhada, (1991), xét nghiệm 756 mẫu phân chó ngoài đường phố vànhững nơi công cộng ở Jordan đã phát hiện 61,6% mẫu phân nhiễm ký sinh

trùng Trong đó có Dipylidium caninum 19,8%, Toxocara canis 19%, Ancylostoma caninum 5%.

Vanparijs et al (1991), mổ khám 212 con chó ở Bỉ phát hiện 38,9% chó nhiễm Toxocara canis, Toxascaris leonine 33,7%.

Bugg et al (1999), mổ khám 340 chó thả rong ở Jodan, kết quả có 66,8% chó bị nhiễm giun tròn Trong đó có các loài như Toxocara canis, Toxascaris leonine, Trichuris vulpis, Spirocerca lupi.

Castillo et al (2000), xét nghiệm 288 mẫu phân chó lấy ở 84 quảng

trường và 12 công viên của 32 quận ở Santiago, Chile Tác giả cho biết có 39/288mẫu phân (13,5%), 28/84 quảng trường (33,3%), 8/12 công viên (66,7%) bị

nhiễm Toxocara canis.

Các nghiên cứu ở Australia của Nissen (2005), cho biết Ancylostoma caninum xâm nhập vào người qua da Những ấu trùng ấy nằm im ở trong cơ và

không biểu hiện triệu chứng Ở một vài cá thể, ấu trùng có thể đi tới ruột và pháttriển tới trưởng thành

Nghiên cứu tại Mỹ, Foster và Smith cho rằng Ancylostoma caninum là

nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu và khi ấu trùng xâm nhập qua da vào cơ thể

ký chủ sẽ gây viêm da Trong một vài trường hợp ấu trùng sau khi qua da có thể

di sâu hơn vào mô và là nguyên nhân gây ra bệnh phổi và viêm cơ Ấu trùng giunmóc có mặt khắp mọi nơi trong tự nhiên Ấu trùng có thể sống vài tuần trong môitrường đất mát, ẩm Chết nhanh trong băng giá hoặc môi trường nóng và khô

Ở Vương quốc Anh, Apage (1968), nhận xét, động vật nói chung chó nóiriêng khi bị nhiễm giun móc thường có biểu hiện thiếu máu rất đặc thù Một giunmóc trong 24 giờ có thể làm mất 0,7 – 0,8 ml máu, làm cho hồng cầu, huyết sắt

tố giảm, bạch cầu toan tính tăng

Petrow (1979), cho rằng khi chó nhiễm Ancylostoma caninum thì sức đề

kháng cao với sự nhiễm mới của giun này Trong điều kiện cho chó ăn đầy đủ thìsức đề kháng với giun móc được khôi phục và có thể tự thải nhanh khỏi ruột một

số lượng lớn giun móc một cách tự nhiên

Trang 14

Nghiên cứu của Webl (1931), về tác hại của giun móc gây ra cho ký chủ

có nhận xét, giun móc non nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu và tạo racác vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu Tác giảcho biết thời gian giun móc hút máu lúc đói đến khi no là 100-250 phút tùy theokích thước của nó Giun móc cái hút nhiều máu hơn giun móc đực Một contrưởng thành có thể hút của ký chủ 0,84 ml máu trong khoảng 24 giờ

Theo Petrow et al (1977), thì khả năng cảm nhiễm của ấu trùng Ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn ở chó trưởng thành Tuy nhiên, khi ấu

trùng chui qua da chó con thì ít gây phản ứng, trong khi đó ấu trùng gây phảnứng rõ rệt khi chui qua da chó trưởng thành

Bruni et al (1954), cho biết, giun móc khi chui qua da đã tiết men

Hyalunonidaza làm biến đổi và phá hủy glucoze, protein ở tổ chức dưới da Ấutrùng giun móc khi di hành qua phổi sẽ gây tổn thương các phế nang xung quanh,các tổn thương có nhiều bạch cầu ái toán Giun móc trưởng thành có móc cắmsâu vào niêm mạc ruột gây ra xuất huyết và tạo thành những mảng tím đỏ

Nghiên cứu ở Liên Xô, Petrow (1963), cho thấy từ những nơi tổn thương

gây ra bởi giun móc Ancylostoma caninum, các vi khuẩn có sẳn trong đường tiêu

hóa sẽ xâm nhập vào các vết thương, gây viêm ruột và dạ dày cấp tính, có thểlàm cho chó chết nhanh Đặc biệt chó con từ 2-6 tháng tuổi khi bị nhiễm giunmóc dẫn đến viêm ruột cấp tính có thể tử vong với tỉ lệ cao 40-90% Chó con khimắc bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng như nôn mữa, tiêuchảy, đau bụng, xuất huyết đường tiêu hóa Như vậy chó bị nhiễm giun móc lànguyên nhân làm cho chó bị viêm ruột, tiêu chảy ra máu và tạo điều kiện cho chómắc một số bệnh khác như care, bệnh do parvovirus, bệnh viêm phế quản truyềnnhiễm, viêm phổi, viêm gan… Những tác động của giun móc không riêng lẽ màliên quan chặt chẽ với nhau dưới hai hình thức là tác động cơ học gây tổn thươngcác tổ chức thực thể, tiết độc tố, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm chó mất sức đềkháng bị gầy yếu, suy dinh dưỡng và thiếu máu

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam những công trình nghiên cứu của Houdemer (1938), TrịnhVăn Thịnh (1963), Phan Thế Việt và cs (1977), Phạm Sĩ Lăng (1989), Phạm Văn

Trang 15

Khuê (1993), đã phát hiện các loài giun tròn ký sinh ở chó là Dirofilaria immitis

ký sinh ở tim và động mạch phổi, Toxocara canis ký sinh ở ruột non, Ancylostoma caninum ký sinh ở ruột non của chó.

Nghiên cứu của tác giả người pháp tại Việt Nam như Houdemer, Nobel,Bauche Cho thấy, chó ở Việt Nam nhiễm 29 loài giun sán Trong đó loài

Ancylostoma caninum nhiễm với tỷ lệ cao nhất 75,87% (Đỗ Dương Thái và cs.

1978)

Nghiên cứu về hình thái của giun móc ở Việt Nam, Nguyễn Văn Đức,

(1995), cho biết Ancylostoma caninum đực dài 8,1-10,2 mm, rộng nhất

0,330-0,480 mm, đầu công về mặt bên Nang miệng rộng, hình cầu Thực quản dài0,74-0,89 mm, rộng nhất 0,139-0,168 mm, có hành thực quản ở phía sau Vòngthần kinh cách mút đầu 0,446-0,54 mm, lỗ bài tiết 0,634-0,693 mm Túi sinh dụcphát triển, các nhóm sườn đều bắt nguồn từ một gốc chung lớn Cách túi sinh dục1,48-1,78 mm đến phần đầu của túi sinh dục có những dãy cơ sáng màu, phân bố

ở mặt bên Gai sinh dục mãnh, dài 0,734-0,792 mm Gai điều chỉnh mập, gốc cóvành rộng, mút đuôi nhọn, dài 0,178-0,198 mm Giun móc trưởng thành sống ởruột non của chó, tập trung ở tá tràng, không tràng, kết tràng và đẻ trứng tại đó.Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thích hợp nhiệt độ 20-300C sẽ phát triểnthành ấu trùng

Ấu trùng giai đoạn 1 lột xác 2 lần ở môi trường ngoài và sau 6-7 ngày trở

thành ấu trùng cảm nhiễm Sự phát triển của Ancylostoma caninum trong ruột

chó đến giai đoạn trưởng thành kéo dài 14-16 ngày Thời gian sống của giun móc

từ 8-20 tháng trong cơ thể chó

Trần Thị Thanh Hằng (1989), điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán chó tại thànhphố Hồ Chí Minh cho thấy chó bị nhiễm với tỷ lệ 94,12%, gồm có 2 lớp giuntròn và sán dây, trong đó có 7 loài thuốc lớp giun tròn và 4 loài thuộc lớp sán dây,

tỷ lệ nhiễm của từng loài như sau Ancylostoma caninum 91,17%, Ancylostoma braziliense 82,35%, Uncinaria Stenocephala 41,17%, Toxocara canis 11,76%, Toxascaris leonine 5,88%,14,71%, Dirofilaria immitis 29,41%.

Đào Huyền Giang (1995), xét ngiệm phân chó Nhật, chó Fok chó lai và

chó nội, chó biết cả 4 giống chó đều nhiễm 2 loài giun Toxocara canis từ 15,39%

Trang 16

Nguyễn Thị Kim Thành (1996), xét nghiệm phân chó cảnh ở huyện TừLiêm, Tập thể Đại học Sư Phạm I, tập thể đường sắt, các hộ gia đình ở khu vực

Cầu Giấy - Hà Nội thông báo tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum lần lượt là

47,5% ; 43,75%; 43,75%

Theo nghiên cứu của Trịnh Văn Thịnh (1982), thì tỷ lệ nhiễm

Ancylostoma caninum ở chó săn dao động từ 75-82% tùy theo lứa tuổi và giống

chó, chó sơ sinh đến 4 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm 82%, chó từ 6-12 tháng tuổinhiễm 75%, chó >12 tháng tuổi nhiễm 74% Chó ngoại nhập tỷ lệ nhiễm 83%,chó địa phương nhiễm 63%

Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998), mổ khám 253 chó và xétnghiệm 753 mẫu phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm giunmóc ở chó là 90,51% qua phương pháp mổ khám và 61,62% qua phương pháp

xét nghiệm phân Có 3 loại giun móc được định danh là Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala, Ancylostoma braziliense Trong đó Ancylostoma caninum nhiễm cao nhất 79,84%.

Nguyễn Văn Nghĩa (1998), nghiên cứu tình hình nhiễm giun móc ở CầnThơ, kết quả kiểm tra 280 mẫu phân và mỗ khám 35 mẫu nội tạng chó cho thấy

tỷ lệ nhiễm giun móc là 78,93% và thành phần loài ký sinh ghi nhận có 3 loài với

tỷ lệ như sau Ancylostoma caninum 87,50%, Uncinaria stenocephala 43,75% và Ancylostoma braziliense 81,25%.

Lê Văn Lộc (1999), đã xét nghiệm 220 mẫu phân chó ở Cần Thơ với tỷ lệnhiễm chung giun sán ký sinh trên đường ruột là 93,18% không phân biệt đực

hay cái Trong đó loài Ancylostoma caninum 77,27%, loài Toxocara canis 26,36%, loài Trichuris trichiura 21,36%.

Ôn Hòa Thịnh (1999), tiến hành điều tra tình hình nhiễm giun sán ký sinh

Trang 17

ở ống tiêu hóa trên chó tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Kết quả xétnghiệm trên 244 mẫu phân cho tỷ lệ nhiễm 75% với 6 loài thuộc lớp giun tròn là

Ancylostoma caninum 59,84%, Uncinaria stenocephala 14,52%, Ancylostoma braziliense 26,64%.

Theo Lê Hữu Khương và cs (1999), xét nghiệm trên 100 chó theo cácnhóm tuổi cho biết, tỷ lệ nhiễm giun móc là 92% Tác giả đã phân tích được mốitương quan hồi quy giữa tổng số giun, tổng số giun cái và số lượng trứng thuđược trong một gam phân chó ở thành phố Hồ Chí Minh

Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ (2000), đã kiểm tra 130 mẫu phân chóngoại, chó lai với các lứa tuổi khác nhau nuôi tại Huế, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễmgiun sán chung là 55,38% Xác định được 5 loại giun sán là sán dây có

Diphyllobothrium mansoni và Dipylidium caninum, giun đũa có Toxocara canis vàToxascaris leonine, giun móc Ancylostoma caninum Tỷ lệ tăng dần theo lứa

tuổi

Lê Hữu Khương (2005), nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán ký sinh trênchó ở một số tỉnh miền Nam Việt Nam Kết quả phân tích 73757 mẫu vật đã đinhdanh được 8 loài giun tròn Tỷ lệ nhiễm chung trên chó là 97,81%, giun tròn tỷ lệnhiễm 96,24%

Hoàng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), đã xét nghiệm 475 mẫuphân và 116 mẫu nội tạng chó ở thành phố Hà Nội, kết quả cho thấy có 4 loại

giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa chó là Ancylostoma caninum 68-71%, Toxascaris leonine 24-26%, Toxocara canis 24% và Trichuris vulpis 7% Cường

độ nhiễm mỗi loài 1-72 giun/chó

Cao Thanh Bình (2008), xét nghiệm 597 mẫu phân cho thấy kết quả chó

nhiễm 6 loài trứng giun sán: 5 loài thuộc lớp Nematoda là Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala, Toxocara canis, Trichuris vulpis và 1 loài thuộc lớp Cestoda là Dipylidium caninum Ở 1-4 tháng tuổi

nhiễm với tỷ lệ 72,91%, chó ở 5-12 tháng tuổi nhiễm với tỷ lệ 79,71% và nhiễmcao nhất ở chó >12 tháng tuổi với tỷ lệ nhiễm 84,49% Kết quả mổ khám với tỷ

lệ nhiễm 93,40% phát hiện thấy 7 loài thuộc lớp Nematoda, 2 loài thuộc lớpCestoda và 1 loài thuộc lớp Trematoda

Trang 18

Nguyễn Quốc Danh và cs (2009), kiểm tra 339 mẫu phân và 10 mẫu nộitạn chó nuôi ở vĩnh long kết quả phát hiện thấy 6 loài giun tròn thuộc lớp

Nematoda là Ancylostoma caninum 63,42%, Uncinaria stenocephala 43,65%, Toxocara canis 10,02%, Trichuris vulpis 10,91%, Toxascaris leonine 18,88%, Spirocerca lupi 5,6% Về lứa tuổi chó, phát hiện thấy trứng Toxocara canis ở chó 2-6 tháng tuổi, Toxascaris leonine ở chó từ 3 tháng tuổi trở lên, Ancylostoma caninum và Uncinaria stenocephala có mặt ở chó trên 30 ngày tuổi, Trichuris vulpis và Spirocerca lupi có ở trên chó trên 6 tháng tuổi.

Nguyễn Tuyết Trinh (2010), điều tra tình hình nhiễm giun tròn trên chó tạiquận Thốt Nốt và thử hiệu quả thuốc tẩy trừ Ivecmertin Kết quả thu được quakiểm tra 160 mẫu phân chó, có 6 loài trừng giun tròn ký sinh đường tiêu hóa chó

được tìm thấy Trong đó có ba loài giun móc là Ancylostoma braziliense (43,13%), Ancylostoma canium (25,63%), Uncinaria stenocephala (21,25%); hai loài giun đũa là Toxocara canis (8,13%) và Toxascaris leonina (4,38%); một loài giun tóc là Trichuris vulpis (1,25%) Qua mổ khám 51 chó và định danh phân loài, cho thấy chó nhiễm 5 loài giun tròn là Ancylostoma braziliense (60,78%), Ancylostoma canium (50,98%), Uncinaria stenocephala (45,1%), Spirocerca lupi (45,10%) và Toxocara canisi (1,96%) Trong đó Ancylostomabraziliense là loài

nhiễm phổ biến nhất ở chó Kết quả thử thuốc hiệu quả tẩy trừ 100% sau 15 ngàydung thuốc

Nguyễn Khánh Vân (2012), điều tra tình hình nhiễm ký sinh trùng đườngtiêu hóa và đường máu trên chó tại huyện Duyên Hải tỉnh Trà vinh với tỷ lệnhiễm 92,00%, Trong kết quả đó tỷ lệ nhiễm giun tròn rất cao, thể hiện qua từng

loại như sau: Ancylostoma caninum 80,00%, Ancylostoma braziliense 86,00%, Toxascaris leonine 2,00%, Spirocerca lupi 5,00%.

Nguyễn Thị Tố Quyên (2013), khảo sát 51 chó với tỷ lệ nhiễm 100%

Trong đó có 7 loài thuộc lớp Nematoda với tỷ lệ nhiễm như sau Ancylostoma caninum 92,16%, Ancylostoma braziliense 94,12%, Uncinaria stenocephala 3,92%, Toxocara canis 5,88%, Toxascaris leonine 5,88%, Spirocerca lupi 47,06%, Trichuris vulpis 1,96% Tỷ lệ nhiễm ghép 3-4 loài/cá thể có tỷ lệ cao

62,5%, 1-2 loài/cá thể có tỷ lệ 25,56% và thấp nhất là nhiễm >4 loài/cá thể với tỷ

Trang 19

lệ 11,94%.

Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982), thì triệu chứng lâm sàng của chó khimắc bệnh giun móc thể hiện ở hai thể: thể cấp tính và thể mãn tính

Thể cấp tính thường gặp ở chó con 1- 4 tháng tuổi Thể này phù hợp với

sự phát triển của ấu trùng giun móc trong cơ thể chó và kéo dài từ 8-30 ngày Cácbiểu hiện chủ yếu là nôn mửa liên tục, bỏ ăn, chảy máu ruột Ở những trường hợpnặng chó nôn ra máu tươi và tiêu chảy phân lỏng có màu đen như bã cà phê Rốiloạn chức năng co bóp và tiết dịch của dạ dày, dẫn đến viêm ruột và dạ dày cấp.Chó bị chết do tiêu chảy nặng, mất máu và mất nước dẫn đến rối loạn chất điệngiải, kiệt sức và trụy tim mạch

Thể mãn tính thường xuất hiện ở những chó lần đầu nhiễm hay khi bộinhiễm, triệu chứng giống thể cấp tính nhưng mức độ thấp hơn và thời gian ngắnhơn Một tháng sau khi nhiễm ấu trùng, chó bị thiếu máu do chảy máu ruột;nhưng vài tháng sau triệu chứng này giảm dần, chó chỉ còn hiện tượng gầy còm,thiếu máu thỉnh thoảng thấy nôn khan

2.3 Đặc tính sinh học của một số loài giun tròn

2.3.1 Ancylostoma caninum

Theo Soulsby (1977), lớp giun tròn (Nematoda) sống ký sinh ở gia súc gia cầm đều thuộc 2 phân lớp (Phasmidia và Aphasmidia), 4 bộ (Ascaridida, Trchocephalida, Spirurida, Rhabditida), 9 phân bộ là:

Strongylata Railliet et Henry, 1913

Ancylostoma caninum là một loài giun tròn được biết đến với tên gọi là

giun móc, giun mỏ và có vị trí phân loại như sau

Trang 20

2.3.2 Đặc điểm hình thái và cấu

tạo của Ancylostoma caninum

Trang 21

Hình 2.2 Giun móc Hình 2.3 Giun móc trưởng thành

những tế bào dẹt, trong cùng là lớp cơ gồm những bó cơ hình sợi Ancylostoma caninum có bao miệng, mỗi bên có 3 đôi răng Con đực dài 9 - 12 mm Tuối đuôi

phát triển Gai giao phối dài bằng nhau có chiều dài 0,74 - 0,87 mm Con cái dài

10 - 12 mm Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân Trứng hình bầu dục, hai đầu tròn đều.Trứng mới thải ra ngoài bên trong có 8 -16 tế bào phôi, kích thước trứng 56 – 75

x 34 – 47 Bên trong là nội quan, giữ nội quan lấp đầy nhu mô

Hệ tiêu hóa: Gồm có miệng và các phần phụ như môi, các gai, găng ở

Trang 22

quanh miệng Hốc miệng có dạng hình ống, bên trong có móc Sau xoang miệng

là thực quản có hình ống phía sau hơi phình ra như quả bầu Ruột nối liền vớithực quản, có hình ống cuối cùng thông ra lỗ huyệt (giun đực) hoặc hậu môn(giun cái)

Hệ bài tiết: Gồm nhiều tế bào bài tiết đổ vào ống bài tiết ở cuối thân, sau

đó hợp lại thành nhánh chung mở ra ở mặt bụng gần phần đầu của giun

Hệ thần kinh: Gồm có vòng thần kinh hầu bao quanh thực quản từ đó

phát ra nhánh thần kinh bụng và nhánh thần kinh lưng Các nhánh thần kinh nàyliên hệ với nhau nhờ nhiều giây thần kinh và các cơ quan cảm giác bên ngoài nhưnúm đầu, núm cổ, núm đuôi

Hệ sinh dục: Giun móc khác với các loại sán lá và sán dây ở đặc điểm cơ

thể phân tính, cơ quan sinh dục đơn giản Cơ quan sinh dục cái gồm có hai buồngtrứng, hai ống dẫn trứng, hai tử cung và một âm đạo thông ra ngoài ở mặt bụngcủa giun nằm ở 1/3 cơ thể giun Cơ quan sinh dục đực gồm có hai tinh hoàn, 2ống dẫn tinh, có túi tinh, có lỗ huyệt (vừa là hậu môn vừa là lỗ sinh dục) Ngoài

ra có các cơ quan khác như gai giao phối, bộ phân điều chỉnh gai giao cấu, điểmtựa nón sinh dục, túi sinh dục Gai giao phối có tác dụng giữ con cái và mở rộng

âm môn con cái khi giao phối Bộ phận điều chỉnh gai giao cấu còn được gọi làbánh lái có tác dụng điều chinh gai giao phối Túi giao phối thường phình to và

có 3 nhóm sườn chính:

Nhóm sườn bụng gồm một đôi sườn bụng trước và một đôi sườn bụng sau.Nhóm sườn hông gồm một đôi sườn hông trước, một đôi sườn hông giữa

và một đôi sườn hông sau

Nhóm sườn lưng gồm một đôi sườn lưng ngoài và một đôi sườn lưng trong

2.3.3 Vòng đời của Ancylostoma caninum

Trang 23

Hình 2.6 Vòng đời của giun móc

( http://dantri.com.vn/suc-khoe)Giun móc ký sinh ở tất cả các cơ quan trong cơ thể như: thực quản, dạ dày,ruột non, ruột già, manh tràng, thận, phổi, tổ chức dưới da, xoang cơ thể, mắt,máu, tim, phế quản, cơ Thời kỳ ấu trùng giun có thể di hành khắp cơ thể Giunmóc có con đực và con cái riêng biệt, con đực thường nhỏ hơn con cái Giun móckhông sinh sản vô tính, chúng đẻ trứng sau một tuần nở thành ấu trùng Các giaiđoạn phát triển của trứng xảy ra trong tử cung của giun.Trứng của giun có hìnhbầu dục, hai đầu tròn đều Vỏ trứng có 1 đến 5 lớp nhưng có 3 lớp vỏ cơ bản, lớp

Trang 24

ngoài là lipoprotein rất dày, lớp giữa cấu có tạo từ chitin và lớp lipit trong cùng.Ngoài ra có thêm lớp áo nhày ở ngoài cùng do chất tiết ở tử cung giun móc có tácdụng chống chịu tốt ở môi trường bên ngoài Trứng theo phân thải ra ngoài gặpđiều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 giờ đến 1 ngày thì hình thành ấu trungtrong trứng, sau 6-7 ngày ấu trùng sẽ chui ra khỏi trứng, lột sát 2 lần để tạo thành

ấu trừng gây nhiễm L3 Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 – 0,69 mm, có thể bò ở nềnchuồng hay cây cỏ xung quanh chuồng Nếu chó ăn phải ấu trùng gây nhiễm vàotrong phổi lột sát lần 3 tạo thành L4, về ruột lột sát thành L5, sau 14 – 21 ngàytrở thành giun trưởng thành

Có 2 đường lây nhiễm chủ yếu trên chó mèo là qua da và qua đường tiêu hóa:Đường lây nhiễm qua da: con non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn làcon trưởng thành Khi xâm nhập qua da, chỉ 40 phút sau tất cả các ấu trùng sẽchuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó Trong 2 ngày đầu ấu trùng xâm nhậpvào phổi nhiều nhất sau đó về ruột và phát triển thành giun trưởng thành L3 cótrong máu sẽ truyền qua đường sữa khi chó mẹ cho chó con bú, ấu trùng sẽ bịchặn lại ở mô cơ của ruột non mà không phát triển thành giun trưởng thành

Đường lây nhiễm qua tiêu hóa: khi nhiễm qua đường miệng không có quá

trình di hành, mỗi giun cái Ancylostoma caninum có thể đẻ 10.000 đến 30.000

trứng/ngày Trứng nở ra L1 sau 2 - 3 phát triển thành L2, sau 6 – 7 ngày phát triểnthành L3, ấu trùng có xung tất cả mọi nơi vì thế chó nuôi nhốt trong chuồng có sânchơi hẹp sẽ bị tái nhiễm Sau khi xâm nhập vào cơ thể, ấu trùng theo máu về phổi,chui qua phế nang, ra phế quản và khí quản Ở đây ấu trùng sẽ lột sát thành L4.Khi đến hầu, sự di hành của ấu trùng sẽ kích thích làm cho chó ho, một số theonước bọt chó ra ngoài, số còn lại được chó nuốt lại vào ruột, ở đây chúng tiến hànhlần lột xác cuối cùng và phát triển thành giun trưởng thành mất 14-21 ngày

2.3.4 Tác hại của Ancylostoma caninum đối với ký chủ

Ancylostoma caninum được xếp vào nhóm giun hút máu để sống, tuy nhiên chúng cũng ăn cả những dịch chất trên màng nhầy ruột non Ancylostoma caninum có thể hút 0,1 ml máu/ngày, ở hầu và thực quản của giun có chất kháng

đông, vì vậy khi giun thay đổi vị trí, ngoài lượng máu mà giun hấp thụ, máu còn

bị thất thoát liên tục trong lòng ruột vì chưa đông kịp Đặc tính quan trong của

Trang 25

giun móc là gây thiếu máu nghiêm trọng và nhược sắc Chó lớn có sức chốngchịu tốt hơn khi khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng sắt dự trữ dồi dàothì hiện tượng thiếu máu sẽ không thể hiện rõ Ngoài ra giun bám chặt vào thànhruột làm hư hại lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt, vitamin B1,

B12 và C Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lạinhững nốt xuất huyết hoặc gây viêm da Chó con nhiễm 8.000 giun qua sữa mẹ

sẽ chết nhanh, biểu hiện tiêu chảy ra máu nhưng xét nghiệm có thể không thấytrứng giun trong phân

Biểu hiện của giun móc chia ra làm 4 thể bệnh:

Thể quá cấp: thường xuất hiện trên chó có vài tuần (ngày thứ 15) sau khisinh Tuần đầu thấy chó vẫn khỏe mạnh, nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh,thiếu máu nặng và chết nhanh Xét nghiệm phân không có trứng

Thể cấp tính: biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, chết kéo dài, xét nghiệm thấytrứng giun trong phân

Thể mãn tính: có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạngtrung bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun

Thể thứ phát: xuất hiện dấu hiệu của bệnh tim mạch do tình trạng thiếu máukéo dài, lâu dần khả năng tái tạo máu không bù đắp nổi lượng máu bị thất thoát

2.3.5 Bệnh do Ancylostoma caninum gây ra và biện pháp điều trị trên chó

Dịch tể: bệnh do giun móc gây ra nhiều nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt

đới, thói quen nuôi chó thả rông của người dân, cho ăn không hợp vệ sinh, tiếpxúc trực tiếp với đất nhiều rất dễ bị nhiễm giun móc

Bệnh lý: ấu trùng chui vào da sẽ gây ngứa tại vị trí xâm nhập, tiếp theo là

di hành về phổi gây ra viêm phổi, sau đó di hành về ruột gây viêm ruột tiêu chảylúc đầu, ở đó giun tiết ra chất khán đông làm cho vết loét ở ruột bị rỉ máu dẫn đếnchó bị tiêu chảy ra máu Bên cạnh đó chất khán đông của giun móc làm cho chó

bị bệnh thiếu máu do không đông máu ở các vết loét được dẫn đến bệnh thiếumáu ở chó, giảm sức đề kháng và suy nhược cơ thể dần dần cho đến chết

Triệu chứng điển hình: chó bị ngứa da, giảm ăn hay bỏ ăn, gầy yếu,

giảm sức đề kháng, lờ đờ, tiêu chảy đôi khi tiêu chảy ra máu…

Hội chứng thiếu máu ở chó: mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào số lương giun

Trang 26

móc có trong cơ thể chó Nhẹ thì da xanh xao niêm mạt nhợt nhạt Còn nặng thì khóthở, tim đập nhanh, da phù, tuột huyết áp, bóng tim phồng to khi chup X-quang.

Chẩn đoán: Dựa vào lượng ấu trùng tìm thấy trong qua trình phân tích

phân của con chó để biết được mức độ nặng hay nhẹ

Điều trị: dùng một số thuốc như Ivermectin 1ml/10 kg thể trọng chích

liên tục 3 ngày, Fenbendazole 50mg/kg thể trọng pha uống liên tục trong 3 ngày,lưu ý là chích hoặc uống đều trước khi cho chó ăn buổi chiều khi lúc chó đói

2.3.6 Toxocara canis

Ký sinh trùng Toxocara canis thuộc nhóm Animatod Anisakidae (Skrjabin

et Korokhin, 1945), dòng Toxocara (Stiles, 1905) Toxocara canis ký sinh trùng

sống chủ yếu ở chó và có giá trị dịch tể đối với con người Kích thước của

Toxocara canis trưởng thành khoảng 8-19cm.

Hình 2.7 Giun đũa ( https://hocgiai.com/sinh-hoc-lop-7/bai-13-giun-dua.html )

2.3.7 Đặc điểm hình thái và cấu tạo Toxocara canis

Toxocara canis trưởng thành có một thân hình tròn với phần sọ và đuôi

gai, được bao phủ bởi lớp cutile màu vàng Phần sọ của cơ thể có hai bên (chiềudài 2-3.5 mm, chiều rộng 0.1 mm) Giun đực có kích thước 9-13 x 0.2 - 0.25 cm

và con cái 10-18 x 0.25-0.3 cm Đầu thon nhỏ, có 3 môi xếp cân đối Thân giunđược bao bọc một lớp vỏ cứng gọi là lớp kitin Đuôi giun nhọn, gần sát đuôi về

Trang 27

phía bụng có lỗ hậu môn Con đực phần đuôi có gai sinh dục Con cái bộ phậnsinh dục ở 1/3 dưới của thân phía mặt bụng Bộ phận sinh dục cái gồm có 2 ống,phần trước nhỏ là buồng trứng, phần tiếp theo lớn dần là vòi trứng, hai vòi trứngkhi đến gần lỗ sinh dục thì tập trung thành âm đạo đổ ra lỗ sinh dục Bộ phậnsinh dục đực là một ống nhỏ, phần đầu nhỏ hơn là tinh hoàn, phần sau lớn hơn làống chứa tinh, cuối cùng là ống phóng tinh đổ ra lỗ hậu môn Các cơ quan khác

như tiêu hoá, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh, có cấu tạo đơn giản Trứng Toxocara caniscó dạng hình bầu dục hoặc dạng hình cầu với bề mặt hạt, có thành dày và có

kích thước từ 72 đến 85 μm

Trang 28

Hình 2.8 Cấu tạo chung của giun đũa ( http://678.com.vn/ky-sinh-trung/24.php )

2.3.8 Vòng đời Toxocara canis

Toxocara canis là loại ký sinh trùng rất phổ biến trong thế giới động vật,

chúng lây truyền từ chó sang chó bằng nhiều đường khác nhau như sau trực tiếp,

mẹ – bào thai, mẹ cho con bú sữa, qua côn trùng

Trứng được tích tụ trong phân của chó trở nên nhiễm trùng sau 2-4 tuần.Chó ăn phải thức ăn mang trứng nhiễm bệnh cho phép trứng nở và hình thành ấutrùng của ký sinh trùng xâm nhập qua thành ruột Ở những con chó nhỏ, ấu trùng

di chuyển qua cơ thể qua dòng máu bằng cách xuyên qua một mạch máu trongthành ruột Một lần trong phổi, ấu trùng xâm nhập vào các phế nang và thu thậpkhí quản Vật chủ sau đó sẽ ho và nuốt ấu trùng trở lại ruột non Ấu trùng bámvào mô trong ruột già ở chó Các nang có thể kích hoạt lại ở chó có thai để gâynhiễm cho chó con hoặc thông qua nhau thai trong tử cung hoặc các tuyến vútrong sữa non và sữa Một con đường lây nhiễm khác có thể xảy ra là ăn thịtnhững con ký sinh chứa ấu trùng từ trứng vì thế hoàn thành chu kỳ sống của kýsinh trùng để tái nhiễm cho vật chủ xác định, con chó

Bốn kiểu nhiễm trùng có liên quan đến loài này Các phương thức lâynhiễm bao gồm truyền trực tiếp, truyền trực tiếp trước sinh, lây truyền song song,

và lây truyền qua da Hình thức cơ bản là truyền trực tiếp, với trứng có chứa

L2 (giai đoạn phát triển ấu trùng thứ hai) bị nhiễm, ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu,bốn tuần sau khi được phân trong phân đến môi trường Sau khi ăn và ấptrong ruột non, ấu trùng L2 đi qua dòng máu cổng vào gan và phổi Lần thứ haixảy ra trong phổi, ấu trùng L3 giờ trở lại qua khí quản và vào ruột, nơi có hai lầnlột xác cuối cùng xảy ra Hình thức nhiễm trùng này xảy ra thường xuyên chỉ ởnhững con chó lên đến ba tháng tuổi

Ở chó già, loại di cư này xảy ra ít thường xuyên hơn, và ở thời điểm 6tháng nó gần như đã ngừng Thay vào đó, L2 đi đến nhiều cơ quan bao gồm gan,phổi, não, tim và các cơ sương, cũng như các thành của đường tiêu hóa Ở nhữngcon chó cái mang thai, nhiễm khuẩn trước khi sinh có thể xảy ra, khi ấu trùng bắtđầu huy động (khoảng ba tuần trước khi đẻ) và di chuyển qua tĩnh mạch đến phổi

Trang 29

của bào thai, ở đây đã lột xác vào giai đoạn L3 ngay trước khi sinh Ở chó sơsinh, chu kỳ được hoàn thành khi ấu trùng di chuyển qua khí quản và vàotrong đường ruột, ở đó xảy ra các lần lột xác cuối cùng Một khi bị nhiễm bệnh,một con chó cái thường có đủ ấu trùng đủ để gây nhiễm cho tất cả lứa đẻ, ngay cảkhi chó mẹ không bao giờ gặp phải một bệnh nhiễm trùng Một lượng ấu trùngngủ đông ấu trùng nào đó xâm nhập vào ruột, nơi bắt đầu lứa đẻ vào thời kỳtrưởng thành, dẫn đến việc phát hành trứng mới chứa ấu trùng L1 .

Sự lây truyền qua đường tình dục xảy ra khi con chó bị nhiễm bởi sự hiệndiện của ấu trùng L3 trong sữa trong ba tuần đầu của chu kỳ sữa Không có di cưtrong chó con qua tuyến đường này

Ấu trùng L2 cũng có thể bị nhiễm các loại động vật khác nhau như chuộthay thỏ, nơi chúng ở trong giai đoạn ngủ đông bên trong mô của động vật chođến khi vật chủ trung gian đã bị con chó ăn, nơi sự phát triển tiếp theo bị hạn chế

ở đường tiêu hóa

Hình 2.9 Vòng đời giun đũa

( https://vicare.vn/bai-viet/xet-nghiem )

Số ký sinh trùng được trở về lại ruột non phát triển, trưởng thành và bắt

đầu sinh sản Thời gian sống trung bình của Toxocara canis khoảng 4 tháng,

Trang 30

trong thời gian đó con cái có thể đẻ khoảng hơn 200.000 trứng/ngày Theo phân

chó trứng Toxocara canis từ ruột được thải vào đất hoặc nước Trong đất trứng có

thể bả tồn khả năng sống và khả năng gây bệnh trong thời gian dài

2.3.9 Tác hại của Toxocara canis lên ký chủ

Theo Ngô Huyền Thúy (1996), chó biểu hiện gầy gòm, thiếu máu, niêmmạc nhợt nhạt, lông xù, rối loạn tiêu hóa, ỉa ra máu Chó chết với tỉ lệ cao 62-85% do rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp, trụy tim mạch Chó 2-6 tháng tuổinôn mửa liên tục, mồm có nhiều nước dãi, nhiều con nôn ra cả giun đủa

Toxocara canis, có những con đau bụng vật vã, kêu rên dãy dụa (do nhiễm nhiều

Theo Sprent (1955), ấu trùng giun đũa Toxocara canis khi di hành trong

máu có thể làm tắc mao mạch, tắc ống dẫn mật và gây viêm nhiễm

2.3.10 Spirocerca lupi

Loài Spirocerca lupi chó là những con giun sáng màu, 40 mm (con đực)

đến 70 mm (con cái), thường nằm trong các nốt ở thành thực quản, dạ dày, hoặcđộng mạch chủ Nhiễm trùng xảy ra ở các khu vực phía Nam của Mỹ cũng như ởnhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới (như Hy Lạp, Ấn Độ,Israel, Nhật Bản, Nam Phi)

2.3.11 Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Spirocerca lupi

Giun trưởng thành thường ký sinh ở thực quản, thành dạ dày đôi khi cònthấy ở động mạch chủ Giun có màu đỏ, miệng hình 6 cạnh, không có môi, thựcquản hẹp, phần trước là cổ ngắn, ở gai cổ có vòng thần kinh Con đực dài 30-54

mm, hai gai giao hợp không bằng nhau, đuôi xoắn có cánh đuôi, 4 đôi gai nhỏtrước hậu môn, một đôi gai lớn ở trước huyệt Còn con cái dài 54-80 mm, âm họ

Trang 31

nằm phía trước thân, gần cuối thực quản Trứng rất nhỏ hình elip, 0,035-0,039 x0,014-0,023 mm, trứng có chứa ấu trùng

Hình 2.10 Giun thực quản

( https://www.google.com.vn/search?q=spirocerca+lupi&rlz )

Trang 32

Hình 2.11 Cấu tạo giun thực quản

( https://678.com.vn/ky-sinh-trung/24.php )

2.3.12 Vòng đời Spirocerca lupi

Côn trùng là những vật chủ trung gian, hấp thụ những quả trứng chứa ấutrùng L1 Trong máy chủ này, trứng nát và phát triển thành ấu trùng L3 gâynhiễm trong vòng 2 tháng Quá trình truyền nhiễm có thể là trực tiếp (ăn phải bọthủy đậu) hoặc gián tiếp (ăn thịt của một vật chủ như chim hoang dã và gia cầm,thằn lằn và loài gặm nhấm, thỏ) Do đó cả thằn lằn và gia cầm đều có thể lànhững nguồn lây nhiễm quan trọng, mặc dù không có bằng chứng nào chứngminh rằng, các vi khuẩn có khả năng lây nhiễm Các ký chủ ký sinh trùng lànhững nguồn lây nhiễm có thể xảy ra đối với chó nhà

Khi nuốt phải, L3 bám vào acid dạ dày của con chó trong vòng vài giờđồng hồ và vượt qua bề mặt huyết thanh trong vòng một hoặc hai ngày Ấu trùngL3 mất khoảng một tuần đến 10 ngày đến động mạch chủ ngực thông qua cácđộng mạch Một khi trong động mạch chủ, họ cư trú ở đây đến 3 tháng, trưởngthành đến giai đoạn L4, trước khi di chuyển trong vài tháng tới các động mạchchủ ngực trên đuôi Chúng di chuyển vào thành động mạch chủ, gây ra sẹo và tổnthương nghiêm trọng Sự di chuyển này có thể dẫn đến vỡ mạch phình độngmạch đột ngột và thảm hoạ (có thể với liều cao hơn), hoặc không có triệu

chứng Những tính năng này là những dấu hiệu nhất quán của Spirocerca lupi.

Đã trải qua lần cắt cuối cùng của nó, một khi L5 đạt đến dưới thực quản,

nó trưởng thành, con cái đẻ trứng Con đực và con cái có thể phân biệt được sau

2 tháng sau nhiễm trùng, nhưng các khối u thực quản mất từ 3 đến 9 tháng đểphát triển Con cái tạo ra sự mở trong niêm mạc, nhưng sau đó di chuyển trở lạivào niêm mạc hoặc cơ bắp để hoàn thành sự phát triển Khoảng 2.000 quảtrứng/gram phân/ngày được đưa vào bên trong thực quản và vào phân thông qua

lỗ nhỏ, trông như núm vú có màu đỏ trong nội soi Thông thường, khoảng 2000

Trang 33

trứng/gram phân được thông qua, với thời gian đẻ trứng cao nhất là khoảng 5 và

7 tháng sau nhiễm trùng Giun trưởng thành có thể duy tŕ khả năng sống sót trongvòng 2 năm trong nốt

Sự hiện diện của giun gây kích ứng nghiêm trọng cho thực quản và nóphản ứng bằng các mô xơ và các mô viêm Ban đầu, mô hình nốt thực sự giốngnhư một mô áp xe, chất lỏng, mô liên kết lỏng lẻo và hoại tử vì nó biến đổi thànhmột khối u ác tính, tế bào khổng lồ tăng và kích hoạt các tế bào viêm trở nên nổibật hơn

2.3.13 Tác hại của Spirocerca lupi lên ký chủ

Trong giai đoạn sớm nhất của nhiễm trùng, con chó có thể có tình trạnghoại tử cấp tính hoặc không có triệu chứng gì Sau đó, với sự hình thành nốt sần,một vấn đề rõ ràng là khi nuốt Đôi khi, chó sẽ nôn mửa, co giật hoặc co lại Đôikhi, nó có thể tinh tế hơn Chó có thể không hấp dẫn, liếm môi, đau rát khinuốt, ho mở rộng cổ, bị tiêu chảy, chảy nước miếng hoặc có hạch dưới lưỡidưới Một số con chó chỉ giảm cân nhưng tiếp tục ăn Các chó khác có thể xuấthiện với viêm đa khớp (miễn dịch qua trung gian), đôi khi nghiêm trọng hoặc nóichung đau cục bộ (thậm chí trên vùng thắt lưng)

Ngoài các biểu hiện và hậu quả được đề cập, ngoài ra còn một số con chó pháttriển dần dần và suy yếu của động mạch chủ có thể vỡ, đặc biệt là khi có cácthuốc an thần đặc biệt Huyết khối (hình thành cục máu đông) với tắc nghẽn độngmạch đã được báo cáo Đến nay, chỉ có một con chó đã sống sót.Tắc nghẽn thựcquản, gây sụt cân, suy hô hấp Điều này là nghiêm trọng và có thể giết chết convật

2.4 Phương pháp chẩn đoán định danh bệnh giun tròn

Chẩn đoán bệnh giun tròn trên con vật bao gồm các phương pháp: chẩnđoán lâm sàng, chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và chẩn đoán miễn dịch, dựavào dịch tễ và triệu chứng

2.4.1 Phương pháp chẩn đoán trên con vật sống

Chẩn đoán lâm sàng

Một số bệnh giun có những biểu hiện lâm sàng đặc trưng và rất dễ nhậnbiết như: rối loạn hoạt động thần kinh (đi vòng quanh, co giật) tiêu chảy phân

Trang 34

trắng trong bệnh giun đũa chó, khó thở, ho nôn, sụt cân, sức khỏe giảm, bơ phờmệt mỏi, da bị rụng lông chảy máu, tiêu chảy ra phân đen có mùi tanh thối, tiêuchảy ra máu, con vật có thể chết bất kỳ lúc nào do vỡ hồng cầu, mất máu thiếuoxy…v.v Tuy nhiên những triệu chứng chung vậy rất khó phân biệt ra bệnh dogiun hay do sán gây ra Vì vậy, không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng màchẩn đón chính xác bệnh mà cần phải có những phương pháp chẩn đón khác.

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm

Mục đích của phương pháp này là tìm giun trưởng thành, trứng hoặc ấutrùng ở trong phân bằng các nghiên cứu định tính và định lượng

Kỹ thuật lấy phân để xét nghiệm: Trong đất hoặc trên nền chuồng có chứa

số lượng lớn trứng và ấu trùng giun sán sống tự do Khi vật nuôi thải phân, trứng

và ấu trùng giun sán sống tự do có thể dính vào phân, gây khó khăn cho việc xétnghiệm chẩn đoán Vì vậy, cần lấy phân trực tiếp qua hậu môn con vật Phân củamỗi con vật để riêng vào túi sạch, mỗi mẫu khoảng 20 – 30 gram, có nhãn ghi sốthứ tự mẫu, tuổi, giới tính, khối lượng con vật, địa điểm thu thập mẫu Mẫu phânphải đưa về phòng thí nghiệm để xét nghiệm ngay Nếu mẫu phân chưa xétnghiệm được ngay thì cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 100C, vì trứng của một sốloại giun ở nhiệt độ 21-310C hoặc cao hơn sẽ nở ra ấu trùng trong khoảng 16-18 giờ,nên việc xét nghiệm chẩn đoán khó khăn hơn, thời gian bảo quản không quá 3ngày Dùng phương pháp phù nổi để xử lí mẫu

Phương pháp tìm giun trưởng thành: Để tìm giun trưởng thành được thải ratheo phân, có thể dùng que bới phân và nhìn bằng mắt thường hoặc quan sát kỹ hậumôn từng con vật Thường là thu gom toàn bộ phân của mỗi con vật cho vào chậurồi hòa tan trong nước, để lắng, gạn nhiều lần cho đến khi cặn lắng trong thì gạnnước để tìm giun trong cặn

Phương pháp tìm trứng giun

Phương pháp Fulleborn (1927): Là một trong các phương pháp phù nổi dễlàm và rẻ tiền Nguyên tắc của phương pháp này là lợi dụng dung dịch muối ăn(NaCl) bão hòa có tỷ trọng d =1,18 lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán, làm chotrứng giun sán nổi lên bề mặt dung dịch Phương pháp Fulleborn phát hiện khátốt trứng giun tròn, trứng sán lá

Trang 35

Phương pháp phù nổi Willis: Phương pháp này sử dụng nước muối có tỉ

trọng cao hơn trứng giun móc nhưng có tỉ trọng thấp hơn cặn phân do đó trứng sẽnổi lên trên Phương pháp này thuận tiện cho việc chẩn đoán trứng giun tròn vànoãn nang của các loài cầu trùng

Phương pháp ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay)

Kỹ thuật ELISA có rất nhiều dạng mà nguyên tắc chung là dựa trên sự kếthợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể được gắn với 1enzyme Khi cho thêm cơ chất thích hợp vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơchất thành một chất có màu Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặchiệu giữa kháng thể với kháng nguyên và thông thường qua cường độ màu màbiết được nồng độ kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện

Kỹ thuật này khá nhạy và đơn giản cho phép ta xác định được khángnguyên và kháng thể ở một nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 mg/ml) Kỹ thuậtELISA được dùng để xác định nhiều tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn,nấm, kí sinh trùng

Kỹ thuật ELISA gồm 3 thành phần tham gia phản ứng: kháng nguyên,kháng thể và chất tạo màu, thực hiện qua 2 phản ứng miễn dịch học, phản ứnghóa học

2.4.2 Chẩn đoán trên con vật chết

Các phương pháp mổ khám giun

Những phương pháp này chủ yếu là tìm giun, sán và ấu trùng giun, sán ởcác cơ quan nội tạng khi mổ khám xác con vật đã chết Ưu điểm của phươngpháp mổ khám là biết được chính xác thành phần loài giun, sán kí sinh và mức độnhiễm nặng hay nhẹ Tùy theo mục đích mổ khám mà có ba phương pháp:phương pháp mổ khám toàn diện, phương pháp mổ khám giun, sán ở một cơquan, phương pháp mổ khám không toàn diện của Skrjabin K I (1928)

Mổ khám toàn diện là phương pháp mổ khám giun sán ở tất cả các cơquan, tổ chức của cơ thể gia súc, gia cầm (phát hiện giun, sán ở xoang mắt,xoang miệng, xoang mũi, xoang ngực, xoang bụng, toàn bộ hệ tiêu hóa, kể cảgan, tụy, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và các tổ chức dưới da)

Mổ khám không toàn diện là phương pháp mổ khám một loài giun sán nào

Trang 36

đó trong cơ thể vật nuôi Ví dụ: để phát hiện sán lá dạ cỏ phải mổ khám các túi dạdày của loài nhai lại, ruột non, ruột già, gan, mật, xoang bụng, thận (bởi vì sán

lá dạ cỏ non có thể có mặt ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể)

Mổ khám giun sán ở một cơ quan là phương pháp phát hiện tất cả các loàigiun sán ký sinh ở một cơ quan nào đó của cơ thể Ví dụ: mổ khám giun, sán ở cơquan tiêu hóa

2.5 Một số thuốc đặc trị

2.5.1 Ivermectin

Công thức cấu tạo

Dược lực: thuốc có hiệu lực mạnh trên tất cả loại giun, tuy nhiên thuốc

không có tác dụng trên sán lá gan và sán dây

Dược động học

Trang 37

Hấp thụ: còn chưa biết rõ sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc sau khi uống,

khi dùng Ivermectin trong một dung dịch nước có rượu, nồng độ đỉnh tăng gấpđôi và sinh khả dụng dạng dung dịch Thời gian đạt tới nồng độ đỉnh trong huyếttương là khoảng 4 giờ và không khác nhau giữa các dạng tế bào

Phân bố: khoảng 93% thuốc liên kết với prôtein huyết tương.

Chuyển hóa: thuốc sẽ bị thủy phân và bị khử methyl ở gan.

Thải trừ: Ivermectin bài tiết qua mật và thải trừ gần như chỉ qua phân.

Dưới 1% liều dùng được thải qua nước tiểu

Tác dụng: Ivermectin là chất bán tổng hợp của một số Avermectin, nhóm

chất có cấu trúc lacton vòng lớn phân lập từ sự lên men Streptomyces avermitilis.Ivermectin có phổ hoạt tính rộng trên các loài giun tròn như giun lươn, giun tóc,giun móc, giun kim… tuy nhiên thuốc không có tác dụng trên sán lá và sán dây

Ivermectin là thuốc được nhiều người chọn để trị giun và là thuốc diệt ấutrùng giun rất mạnh nhưng ít tác dụng lên ký sinh trùng trưởng thành

Thuốc gây tác dụng trực tiếp, làm bất động và thải trừ các ấu trùng quađường bạch huyết Ivermectin kích thích tiết chất dẫn truyền thần kinh là acidgama-amino butyric Ở các giun nhạy cảm, thuốc tác động bằng cách tăng cườnggiải phóng gama-amino butyricở sau sinap của khớp thần kinh cơ làm cho giun bịliệt, và bị đào thải ra ngoài qua đường bài tiết

Chỉ định: Trị giun móc, giun chỉ, giun đũa

Chống chỉ định: Mẫn cảm với các thành phần của thuốc, chống chỉ định

ở những bệnh có kèm theo rối loạn hàng rào máu não như bệnh trypanosomaChâu Phi và bệnh viêm màng não

Thận trọng lúc dùng: Tránh dùng cho chó có thai hoặc cho con bú, thuốc

Ngày đăng: 16/06/2019, 15:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Biện, 2001. " Điều tra bệnh giun tim trên chó tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long". Khoa học Kỹ Thuật Thú Y, 8(3), tr 24 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra bệnh giun tim trên chó tại một số tỉnh ĐồngBằng Sông Cửu Long
2. Nguyễn Thị Mỹ Hiệp, 2006. "Điều tra tình hình nhiễm giun móc ở chó tại thành phố Cần Thơ và thử hiệu lực của một số loại thuốc tẩy trừ". Thư viện khoa Nông nghiệp và sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra tình hình nhiễm giun móc ở chó tại thànhphố Cần Thơ và thử hiệu lực của một số loại thuốc tẩy trừ
3. Đỗ Hoài, 1972. " Vài nhận xét về giun tròn trên chó să nuôi ở việt nam", Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp", 6, tr 438 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nhận xét về giun tròn trên chó să nuôi ở việt nam", Tạp chíkhoa học kỹ thuật Nông Nghiệp
4. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2011). Tình hình nhiễm giun tròn trên đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa . Khoa học kĩ thuật thú y - tập XVIII - số 6 - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn trênđường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ
Năm: 2011
5. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Phan Trọng Cung, Trịnh Văn Thịnh (1982), Ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinhtrùng thú y
Tác giả: Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Phan Trọng Cung, Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1982
6. Phạm Văn Khuê, Trân Văn Quyên, Đoàn Văn Phúc, 1993. " Nhận xét về giun sán ký sinh của chó ở Hà Nội". Công trình nghiên cứu Trường Đại học Nông Nghiệp I. Nhà xuất bảng Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 70 - 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận xét về giun sánký sinh của chó ở Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bảng Nông Nghiệp
7. Lê Hữu Khương, 2005. Giun sán ký sinh trên chó ở các tỉnh miền Nam Việt Nam.Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun sán ký sinh trên chó ở các tỉnh miền Nam Việt Nam
8. Ngô Huyền thúy (1996), Giun sán đường tiêu hóa của chó ở Hà Nội và một số đặc điểm giun thực quản Spirocerca lubi, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun sán đường tiêu hóa của chó ở Hà Nội và một sốđặc điểm giun thực quản Spirocerca lubi
Tác giả: Ngô Huyền thúy
Năm: 1996
9. Ngô Huyền Thúy, Nhữ Văn Thụ, 1994. "Giun móc gây hại cho chó". Tạp chí khoa học công nghệ và Quảng lý kinh tế, (số 12), tr 463 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun móc gây hại cho chó
10. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở việt nam, tập II, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.252-267 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ởviệt nam
Tác giả: Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1978
11. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978). Công trình nghiên cứu kí sinh trùng ở Việt Nam. Tập 2, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công trình nghiên cứu kí sinh trùng ởViệt Nam
Tác giả: Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: Nxb Khoa học Kỹ thuật
Năm: 1978
12. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1982. Giáo trình Ký Sinh Trùng Thú Y., NXB Nông Ngiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáotrình Ký Sinh Trùng Thú Y
Nhà XB: NXB Nông Ngiệp Hà Nội
13. Phạm Sỹ Lăng, 1985 " Bệnh giun móc ở chó Việt Nam". Công Trình nghiên cứu Khoa học và Kỹ Thuật Thú Y (1985 - 1989) Viện Thú Y, nhà xuất bảng Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh giun móc ở chó Việt Nam
Nhà XB: nhà xuất bảng NôngNghiệp
15. Lê Hữu Nghị và Nguyễn Văn Duệ, 2000. "Tình hình nhiễm giun sán chó nuôi tại thành phố Huế và hiệu quả thuốc tẩy trừ". Khoa học Kỹ Thuật Thú Y, 7(4), tr 58- 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun sán chó nuôi tạithành phố Huế và hiệu quả thuốc tẩy trừ
16. Ôn Hòa Thịnh, 1999. Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở ống tiêu hóa chó tại thành phố Long xuyên, tỉnh An Giang. Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp.Thư viện khoa học Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun sán ký sinh ở ống tiêu hóa chó tạithành phố Long xuyên, tỉnh An Giang
17. Lê Hữu Khương và Nguyễn Ngọc Tuân, 2004. "Tình hình nhiễm giun đũa ở các tỉnh phía Nam". Kỹ thuật Thú y, 11(3), tr 40- 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun đũa ở cáctỉnh phía Nam
18. Nguyễn Tuyết Trinh 2010. "Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại quận Thốt Nốt và thử hiệu lực thuốc tẩy trừ Ivermectin". Thư viện Khoa học Nông Nghiệp và sinh học Ứng Dụng, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun tròn trên chó tại quận ThốtNốt và thử hiệu lực thuốc tẩy trừ Ivermectin
14. Lê Hữu Khương, Lê Văn Huấn, 1998. "Giun móc ký sinh trên chó ở thành phố Khác
19. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ, 2011. "Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại một số đại phương tỉnh Thanh Hóa. Khoa học Kỹ Thuật Thú Y, tập XVIII,6,tr 66 - 71 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w