1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm làm bài trắc nghiệm

2 347 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm Bên cạnh vốn kiến thức đã có thì kỹ năng làm bài là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình làm bài và chất lượng bài thi của bạn. Một khi nắm được những kỹ năng làm bài cùng với vốn kiến thức nền đã có thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm trong kỳ thi sắp tớimột cách hiệu quả, chính xác theo thời gian quy định. Phân nhóm câu hỏi Khi nhận đề thi trắc nghiệm, bạn cần phải xem nhanh toàn bộ nội dung bài thi, sau khi xem qua một lượt, bạn cần phải đánh giá và ghi chú các loại câu hỏi. Dưới đây là 4 nhóm câu hỏi mà các bạn cần quan tâm. Nhóm đầu tiên là những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được ngay; nhóm thứ hai là những câu hỏi cần phải tính toán và suy nghĩ; nhóm thứ ba là những câu hỏi mà bạn cảm thấy phân vân và nhóm thứ tư là những câu hỏi vượt quá khả năng của bạn. Sau khi phân chia cụ thể 4 nhóm câu hỏi, bạn cần phải làm ngay những câu hỏi trả lời được, không chần chừ và tránh trường hợp để dành làm sau bởi thời gian cho môt bài thi trắc nghiệm là không nhiều. Vì đây là những câu hỏi dễ, không cần phải đến 1 - 2 phút bạn mới làm xong nên cần phải xử lý nhanh. Khi làm xong những câu hỏi thuộc nhóm một thì cần phải làm ngay những câu hỏi thuộc nhóm hai, đây là những câu hỏi cần phải tính toán, suy nghĩ nên cần mất nhiều thời gian hơn. Khi chuyển sang câu hỏi nhóm ba, bạn cảm thấy phân vân thì nên dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ được càng nhiều phương án sai càng tốt và chọn phương án đúng nhất. Còn nhóm thứ tư là những câu hỏi khó, vượt quá khả năng của bạn nhưng không phải khó là không chịu đầu tư suy nghĩ mà ngược lại bạn cần phải nghiên cứu để giải quyết. Nếu không được nữa thì buộc phải dùng đến biện pháp lựa chọn theo cảm tính. Tuyệt đối không nên để trống bất cứ một câu nào trong bài thi, kể cả những câu không thể trả lời được cũng nên đánh vào một trong các phương án, bởi biết đâu nếu may mắn đánh trúng thì được thêm điểm, còn trả lời sai thì cũng không bị trừ điểm. Câu hỏi theo tỷ lệ 5 — 3 — 2 Trong đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thường bao giờ cũng có kiến thức của cả ba năm trung học phổ thông, trong đó trọng tâm vẫn là nội dung thuộc chương trình lớp 12 và thường chia theo tỷ lệ 5 — 3 — 2, tức là kiến thức 12 chiếm tỷ lệ 50% trong đề thi, kiến thức lớp 11 chiếm tỷ lệ 30% và kiến thức lớp 10 chiếm tỷ lệ 20%. Do đó, các bạn không chỉ chú tâm ôn tập kiến thức năm học 12 mà cần phải ôn luyện cả những kiến thức mà bạn đã từng được học ở lớp 10 và 11. Nếu chỉ tập trung ôn luyện nội dung lớp 12 không thì bạn mới có thể kiếm được 50% số điểm trong tổng điểm tối đa. Vì bài thi trắc nghiệm luôn được xây dựng trên nguyên tắc kiểm tra kiến thức trải dài trên diện rộng nên một khi đã nắm vững kiến thức thì bạn có thể làm được bất cứ đề thi nào. Lưu ý câu hỏi “bẫy” Trong đề thi trắc nghiệm thì mỗi câu hỏi thường đi kèm với 4 đến 5 đáp án, nhưng nội dung đáp án của mỗi câu thường “na ná” giống nhau, đáp án gần giống với đáp án đúng, rất dễ đánh lừa các bạn nếu không nắm vững kiến thức hoặc đọc không kỹ đề. Do đó, các bạn cần phải hết sức thận trọng và đọc kỹ, hiểu rõ nội dung câu hỏi và các phương án trả lời để đưa ra lựa chọn chính xác nhất. Chú ý đến thời gian làm bài Khi làm bài bạn cần quan tâm đến thời gian để tránh trường hợp hết giờ thi mà chưa làm xong bài. Trong lúc thi bạn có quyền mang theo đồng hồ vào phòng thi để xem thời gian (đồng hồ đeo tay chứ không phải đồng hồ trong điện thoại di động). Nhiều bạn khi làm bài thì tập trung làm những câu hỏi khó trước vì nghĩ rằng khó thì tập trung làm trước còn những câu hỏi dễ thì để làm sau. Nhưng đến lúc gần hết giờ khi “cuống cuồng” làm những câu hỏi dễ bạn rất dễ mất bình tĩnh, dẫn đến tình trạng đánh nhầm vào những đáp án sai, trong khi những câu hỏi đó bạn có thể dành những điểm số tuyệt đối. Ngọc Dương (Tam Kì) . Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm Bên cạnh vốn kiến thức đã có thì kỹ năng làm bài là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến quá trình làm bài và. lượng bài thi của bạn. Một khi nắm được những kỹ năng làm bài cùng với vốn kiến thức nền đã có thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành bài thi trắc nghiệm

Ngày đăng: 01/09/2013, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w