1. Trang chủ
  2. » Tất cả

2_5924

5 85 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 121,77 KB

Nội dung

CẢI TẠO TÌNH TRẠNG HOANG DẬM Công tác này chủ yếu tiến hành trên các đầm hồ thiên nhiên. Ở các hồ nằm trong thời kỳ già cỗi, các hồ thiên nhiên có độ sâu nhỏ, hoặc khu ven bờ nước nông của các hồ lớn điều kiện tự nhiên có thuận lợi cho thực vật thủy sinh phát triển, chế độ khai thác nguồn lợi của hồ một cách tự do bừa bãi, không có kế hoạch, không có tổ chức cũng tạo điều kiện cho thực vật phát triển. Thực vật phát triển lan tràn khắp đáy hồ, hoặc hầu hết khu vực nước nông gây ra tình trạng hoang dậm trên mặt nước, trong nước và đáy hồ dẫn tới những mặt tác hại hoặc tiêu cực như:  Che kín diện tích mặt nước ảnh hưởng đến điều kiện sinh sống của cá và điều kiện quang hợp của thực vật thủy sinh.  Mọc dày đặc trong nước ảnh hưởng đến hoạt động của một số loài cá, ảnh hưởng đến việc dùng các loại ngư cụ tích cực khai thác cá.  Cạnh tranh trong sử dụng chất dinh dưỡng của thực vật phù du, tao ra những thực vật không có ích hoặc không phù hợp với yêu cầu sử dụng làm thức ăn cho cá.  Thân lá cây khi tàn lụi làm xấu chất đáy và chất nước.  Phát triển nhiều loại thú và các sinh vật hại cá. Khai phá tình trạng hoang dậm là một công việc năng nhọc, phức tạp. Công việc này không những phải tiến hành ở những hồ cỡ nhỏ, mà tùy theo yêu cầu phát triển nghề cá mà nhiều nước đã tiến hành cải tạo những hồ có diện tích rất lớn. Dựa vào nguyên lý cơ bản có thể chia ra làm 3 phương pháp: 1- Phương pháp cơ học: Dùng nhân lực, công cụ thủ công hoặc cơ giới để cắt, dọn các loại thực vật mọc trong hồ. Ở VN trong thời gian qua việc cải tạo hoang dậm ở những hồ cỡ nhỏ chủ yếu dùng nhân lực với những công cụ thủ công là chính. Nhiều nước trên thế giới cơ khi hóa khâu cải tạo các loại máy cắt cỏ nước chuyên dụng cho các hồ lớn. 2- Phương pháp hóa học: Nghĩa là dùng một chất độc hóa học (thuốc diệt cỏ) để diệt thực vật hoặc hạn chế sự phát triển của chúng với nguyên tắc chung là không hại cá và các loài sinh vật làm thức ăn cho cá. Phương pháp này gọn nhẹ, hiệu quả nhanh và có thể với qui mô lớn nhưng phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ hóa chất của từng nước. Sau đây là một số loại thuốc thường dùng và tính năng của chúng.  Sulfát đồng (CuSO4): Được nhiều nước áp dụng để diệt tảo lam. Nồng độ thích hợp khoảng 0,33mg/l. Loại thuốc này có nhược điểm cơ bản là độc lực của nó phụ thuộc vào hàm lượng CaCO3 có trong nước vì tác dụng sinh ra CuCO3 lắng xuống đáy. Vì vậy cùng nồng độ CuSO4 tác dụng trong nước mềm sẽ cao hơn trong nước cứng nên thường phải đo độ cứng khi sử dụng.  Arsenic Natri: Là một chất diệt thực vật có hạt (trừ lau sậy) có kết quả tốt. Theo Suber thì nồng độ thường dùng là 1,7-4mg/lít không có hại đối với cá.  2,4-D: Diệt được các loại thực vật kể cả các loại thực vật thân cứng như lau, sậy và thực vật mọc trên mặt nước. Nồng độ dung dịch đem phu là 125%, lá cây bị chất độc vàng ra rồi chết. 3- Phương pháp sinh vật học: Phổ biến nhất là phương pháp thả cá trắm cỏ để diệt rong cỏ dưới nước. Đây là kinh nghiệm đầu tiên ở TQ và sau đó được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. VN cũng đã áp dụng biện pháp này từ những năm 1966-1967 trở lại đây tại nhiều đầm hồ tự nhiên được công nhận là phương pháp có hiệu quả và đơn giản song tốc độ diệt rong cỏ còn phụ thuộc vào mật độ và cỡ cá khi thả. Ngoài ra có một số tác giả còn đề nghị việc bón phân gây màu nước vào đầu mùa thực vật nảy mầm là ức chế quang hợp của chúng. Phương pháp này chỉ có tác dụng ở những ao có diện tích nhỏ. . cơ khi hóa khâu cải tạo các loại máy cắt cỏ nước chuyên dụng cho các hồ lớn. 2- Phương pháp hóa học: Nghĩa là dùng một chất độc hóa học (thuốc diệt cỏ) để. Theo Suber thì nồng độ thường dùng là 1,7-4mg/lít không có hại đối với cá.  2, 4-D: Diệt được các loại thực vật kể cả các loại thực vật thân cứng

Ngày đăng: 22/10/2012, 16:13

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN