1. Trang chủ
  2. » Tất cả

12_574

5 293 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 177,61 KB

Nội dung

NUÔI CÁ Ở CÁC EO, NGÁCH. 1- Mục đích nuôi cá eo ngách: Ở những hồ chứa lớn việc nuôi cá eo ngách thường nhằm hai mục đích chủ yếu sau: 1. Tạo ra khu vực nuôi ương cá giống để thả ra hồ nhằm đảm bảo cho con giống có chất lượng cao, sức khỏe tốt, thích ứng nhanh với điều kiện sống mới. 2. Nuôi cá thịt bằng cách cho cá ăn chủ dộng để thu được năng suất sản lượng cao nhưng chi phí lại giảm đến mức thấp nhất. 2- Chọn eo ngách: Ở những hồ chứa vừa và lớn có diện tích rất rộng, thường được xây dựng ở những nơi có địa hình phức tạp, vùng đồi núi, do đó khi hồ ngập nước thường tạo ra nhiều eo ngách rất thích hợp cho việc nuôi cá tích cực. Tuy nhiên không phải eo ngách nào cũng có thể thả và nuôi cá cho kết quả tốt, vì thế trước khi quyết định nuôi cá ta phải khảo sát các điều kiện thực tế của các eo ngách đó. Eo ngách muốn đưa vào nuôi cá tốt cần thỏa mãn các yêu cầu sau: 1. Eo ngách được chọn là những eo ngách nước không cạn, thường có độ sâu trung bình từ 4-6m và khi mực nước rút xuống đến mức thấp nhất vẫn còn duy trì ở độ sâu từ 0,8-1,0m. 2. Đáy tương đối bằng phẳng để tạo điều kiện tốt cho cá phát triển và thuận lợi cho công tác thu hoạch sau này. 3. Cửa eo ngách hẹp có thể dễ dàng đắp đê, đắp đập hoặc chắn đăng nhằm làm cho cá không đi ra ngoài. Cửa eo ngách càng nhỏ thì chi phí cho công việc này càng thấp, việc quản lý càng thuận lợi. 4. Tốc độ dòng chảy tại eo ngách vừa phải nhằm giảm mức độ xói lở chân đăng. 5. Diện tích eo ngách từ vài ha tới vài chục ha là thích hợp nhất, nếu diện tích quá lớn thì sẽ tạo nên sóng to khó bảo quản cho đê hoặc đăng chắn. 3- Kỹ thuật nuôi: 3.1- Yêu cầu kỹ thuật của đăng chắn:  Đăng chắn phải cắm sâu vào lớp bùn đáy ít nhất từ 20-30cm để tránh sự sói mòn khi có nước chảy.  Khe đăng có thể nằm dọc hoặc nằm ngang, nhưng bề rộng giữa hai khe phải nhỏ hơn 70-80% bề dày nhỏ nhất của cá.  Chiều cao của đắng chắn phải luôn cao hơn 0,5m so với lúc có mực nước cao nhất.  Đăng phải được chống đỡ bởi các cọc chống hoặc cọc neo nhằm đảm bảo cho đăng không bị xô lệch khi nước chảy. 3.2- Cải tạo eo ngách: Vào mùa khô nước trong hồ dần dần hạ xuống do việc tháo nước phục vụ sản xuất hoặc do các nội dung khác, do đó khi mực nước trong hồ hạ xuống ta cần chủ động có biện pháp để cải tạo lòng đáy hồ, eo ngách. Các biện pháp hiện nay thường được tổ chức thực hiện là:  Cày sới nền đáy của hồ và trồng các cây họ đậu. Biện pháp này giúp cho nền lòng hồ được thông thoáng, tạo điều kiện cho các chất khí độc hại thoát ra ngoài một cách dễ dàng, đồng thời việc trồng các cây họ đậu có tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho đất và cho thủy vực sau này khi hồ bị ngập nước trở lại. 

Ngày đăng: 22/10/2012, 15:59

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN