1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi

32 482 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

UBND HUYỆN KRÔNG ANAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ Họ và tên tác giả:

Trang 1

UBND HUYỆN KRÔNG ANA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tên đề tài:

Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp

cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi

Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ

Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lợi Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca

Dray Sáp, tháng 03 năm 2019

Trang 2

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1

I Đặt vấn đề 1

II Mục tiêu nghiên cứu: 3

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

I Cơ sở lí luận của vấn đề: 3

II Thực trạng vấn đề: 5

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 8

IV Tính mới của giải pháp: 18

V Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: 19

Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20

1 Kết luận: 20

2 Kiến nghị: 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 3

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

I Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là khâu quan trọng của hệ thốnggiáo dục quốc dân, là bậc học chuẩn bị tiền đề cho giáo dục phổ thong theo mụctiêu giáo dục toàn diện Ngành học mầm non những năm qua có nhiều chuyểnbiến về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không những ở nhữngthành phố lớn, thị xã, thị trấn, mà được nhân dân các vùng ven, miền núi đặcbiệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang từng bước được cải thiện

Ngôn ngữ là phuơng tiện giao tiếp, là hiện thực trực tiếp của tư duy.

Sử dụng ngôn ngữ tốt không thể không tính đến yếu tố mạch lạc Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ có nội dung rõ ràng, cụ thể, có trình tự, logic, có thể được sử dụng hỗ trợ bằng các quan hệ từ, câu chuyển ý được người nghe lĩnh hội và hiểu đúng Ngôn ngữ mạch lạc cũng thể hiện năng lực tư duy và

hiểu vấn đề của trẻ ( Trích Môđun 3 BDTX)

Để thực hiện vấn đề này một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng giao tiếp bằng Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì cần phải phát triển ngôn ngữ, bởi vì Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác là phương tiện để giao lưu tình cảm về mối quan hệ và cách ứng xử trong xã hội là sự tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên, cuộc sống xung quanh của trẻ.

Trong những năm vừa qua nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ em người dân tộc thiểu số như: Quyết định số 2123/2010/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai đoạn 2010 – 2015 “Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục có trẻ dân tộc rất ít người có chế độ, chính sách đặc thù cho trẻ em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; tạo cơ hội cho trẻ em sinh viên dân tộc ít người được học tập, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục” Nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số

Trang 4

thì đó là vấn đề bất cập, để vận động trẻ đến tuổi ra lớp gặp rất nhiều khó khăn Bên cạnh đó việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, mặt khác phụ huynh chưa hiểu hết vấn đề về học tập Con cái muốn học hành thế nào cũng được, họ ít quan tâm đến việc học của con em mình Đối với trẻ thì không muốn đi học vì đi học thì sẽ bị

gò bó trong khuôn khổ, trẻ thích theo cha mẹ đi lên rẫy để săn bắn chim, chăn trâu, chăn bò Mặt khác còn một số hạn chế như: Trẻ nhút nhát, tự ti

và lung túng khi đứng trước đám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức còn nghèo nàn Chính vì thế giáo viên phải đến tận nhà của trẻ để vận động phụ huynh cho con đi học Khi đến lớp các cháu tỏ ra e ngại, rụt

rè, sợ cô không muốn đi học vì trẻ không biết giao tiếp bằng Tiếng Việt mà chỉ biết nói tiếng bản địa

Trẻ dân tộc thiểu số có nhiều nhu cầu khác nhau cần được hỗ trợ khi đến trường mầm non, một trong những nhu cầu quan trọng nhất đối với trẻ dân tộc thiểu số là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường Tiếng Việt Điều này chứng minh trong báo cáo FDI năm 2012 và 2014 ( Bộ giáo dục và đào tạo) về kết quả phát triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực khác nhau Kết quả báo cáo trên đã gợi ý cho chúng ta cần phải tập trung vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số Chính vì vậy chúng ta cùng nhìn nhận và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng cho trẻ Bên cạnh đó, cần có những biện pháp cụ thể mang tính đặc thù cho nền giáo dục mầm non nói chung và cho nền giáo dục kỹ năng sống,

kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đây là yêu cầu cần thiết

và khách quan trong sự phát triển.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp lá 5 trường Mầm non Sơn Ca xã Dray Sáp Huyện Krông Ana mà bản thân đã thực hiện trong quá trình

Trang 5

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và đề ra những biện pháp giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp lá 5 trường Mầm Non Sơn Ca.

Nhiệm vụ của các cô giáo mầm non trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếpcho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức thiết, là việc làm cần thiết có vaitrò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻvùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi tôi đang công tác Do đó việc giáo dục kỹnăng giao tiếp cho trẻ người dân tộc thiểu số là rất cần thiết

Xuất phát từ các lý do trên, bản thân tôi chọn đề tài: “Một số biện

pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi tại lớp lá 5”.

II Mục tiêu nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ ởtrường mầm non và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và sựphát triển sau này của trẻ

Đề tài này xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ người dântộc thiểu số tại lớp lá 5 Trường Mầm non Sơn Ca, Huyện Krông Ana

Lựa chon các biện pháp và giải pháp để giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng giáo dục tại lớp mình phụ trách Trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua, những hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ dân tộc.

Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Cơ sở lí luận của vấn đề:

Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển nền giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để trẻ học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 Góp phần phổ cập tiểu học đúng độ tuổi Đồng thời mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ nhận thức phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội.

Trang 6

Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào sự phát triển của các lĩnh vực khác Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức khám phá tự nhiên.

Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nước ta hiện nay Với trẻ là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường Tiếng việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ dân tộc là một trong những vấn đề đang được các cấp các ngành các trường học đặc biệt quan tâm Nghị quyết 40/2002/NQ-QH của quốc hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân Tiếng việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: Vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của trẻ Do đó trình độ Tiếng Việt (vốn từ, kiến thức về tiếng việt và

kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp và lĩnh hội các kiến thức của trẻ Mục đích của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số là nhằm phát triển toàn diện nhân cách nói chung và phát triển năng lực hành động của trẻ nói riêng trong các mối quan hệ của trẻ ở gia đình, nhà trường

và xã hội Mục đích của quá trình giáo dục đó phải là hướng tới là hình thành ở trẻ các kỹ năng hành vi, biết biểu lộ thái độ, quan điểm của mình trong giao tiếp với người khác Đó là trẻ có kĩ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết cách lễ phép với người lớn tuổi, có kỹ năng chia sẽ với người thân, bạn bè, những người xung quanh niềm vui và nỗi buồn biết tự nhận thức về mình và người khác có kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi của bạn bè

và người lớn tuổi, biết cách từ chối yêu cầu đề nghị khi thấy không hợp lý,

có khả năng xử lý tình huống trong quan hệ giao tiếp, có kỹ năng giải quyết một số vấn đề cơ bản.

Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều dân tộc anh em nhưng Tiếng việt làngôn ngữ chính để giao tiếp trao đổi với nhau thuận lợi hơn Tuy nhiên trong

Trang 7

đến trường trẻ chỉ sống trong gia đình, ở các thôn bản nhỏ, trong môi trườngtiếng mẹ đẻ do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ Trẻ biết rất íthoặc thậm chí không biết Tiếng việt Trong khi đó Tiếng việt là ngôn ngữ đượcdùng chính thức trong trường học và các cơ sở giáo dục khác.

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triểncủa bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói riêng Vì thế

cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt (Trích phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em nhà xuất bản Đai học Huế)

Trẻ càng lớn thì vốn từ càng tăng nhanh, theo các nghiên cứu thì năm lên 4tuổi vốn từ của trẻ là 1200 từ, 5 tuổi là 2000 từ và khi được 6 tuổi vốn từ của trẻlên đến 3000 từ Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉphụ thuộc vào tuổi, mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xungquanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi

trường văn hóa xã hội ở địa phương nơi mà trẻ sinh sống (Trích môđun 3 tài

liệu bồi dưỡng thường xuyên)

Trên thực tế tiếng nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệttrong việc hỗ trợ Tiếng Việt trong giáo dục vì vậy, cho đến nay việc dạy và họcTiếng việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp Đặc biệt ở lớp chúngtôi đa số các cháu là người dân tộc Êđê việc nghe và nói tiếng Việt rất kém, mặc

dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng mà chủ yếu làtiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học Sở dĩ như vậy là do Tiếng việt khôngphải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc thiểu số Ởlớp trẻ mới dùng Tiếng việt nói với giáo viên khi cần thiết còn ngoài ra trẻ vẫnthường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, dẫn đến tình trạng cô

và trò không hiểu nhau dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạtđược kết quả như mong muốn Vì vậy việc cung cấp Tiếng việt cho trẻ dân tộcthiểu số là hoạt động cần thiết nhằm giúp học sinh chưa biết hoặc biết ít Tiếng

Trang 8

Việt có thể học tập và sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức một cách đơngiản hơn.

II Thực trạng vấn đề:

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của sở giáo dục và đào tạo, sựchỉ đạo sát sao của bậc học Mầm non Hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp chotrẻ mẫu giáo nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đã dần được đưa vàomột chuyên đề quan trọng

Được sự chỉ đạo sát sao của cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đàotạo sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể sự ủng

hộ nhiệt tình của quý phụ huynh và Ban Giám Hiệu nhà trường thường xuyênquan tâm, hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập chuyên môn nhà trường thườngxuyên phân công dạy mẫu, thao giảng để bản thân cũng như các đồng nghiệphọc hỏi đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nănglực chuyên môn

Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số trước khi tới trường đều sống hoàn toàn trongmôi trường tiếng mẹ đẻ, không có vốn Tiếng việt ban đầu nên việc giáo dục kỹnăng giao tiếp Tiếng việt còn khó khăn, do điều kiện kinh tế khó khăn đa số phụhuynh ở đây không biết chữ, phần lớn gia đình đều làm nông nhận thức của bố

mẹ còn hạn chế vì thế con em của họ không có điều kiện thuận lợi như nhữngđứa trẻ ở thành thị

Đối với trẻ dân tộc thiểu số môi trường học tập ở trường học còn mới mẻ

Đa số trẻ chưa biết nói Tiếng việt mà trẻ chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng địaphương Cộng với sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ Chính vì thế giáo dục kỹnăng giao tiếp ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần có sự kết hợp giữa gia đình,nhà trường và xã hội để trẻ có được nền tảng và nhân cách tốt cho sau này

Trang 9

Giáo dục mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cáchgốc cho trẻ mầm non, đặt cơ sở nền tảng đẻ trẻ phát triển bền vững sau này Mụctiêu của giáo dục mầm non hướng vào việc trang bị cho trẻ những kỹ năng giaotiếp chiếm vị trí, vai trò quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vàhiệu quả của giáo dục mầm non Bởi mọi hoạt động trong trường, lớp đều đượcthực hiện thông qua giao tiếp Giao tiếp ở trường mầm non được tiến hành trongmối quan hệ giữa cô – trẻ; giữa trẻ - trẻ; trẻ - với những người xung quanh Đểgiao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải hiểu được ngôn ngữ củatrẻ Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chưa đạt kết quả cao là do nhữngnguyên nhân các yếu tố như:

Giáo viên chủ nhiệm không phải là người đồng bào tại chổ nên việc xử

lý các tình huống, cách trao đổi, giao tiếp với trẻ có lúc còn gặp khó khăn vàhạn chế

Một mặt chịu sự tác động của các bậc phụ huynh Một số phụ huynh chưanhận thức được tầm quan trọng của việc học Đặc biệt họ có lối sống biệt lậpgiữa dân tộc này với dân tộc khác nên ít có điều kiện giao tiếp bằng Tiếng Việt,

họ không muốn cho con em đi học với mục đích ở nhà đỡ tốn tiền đi học

Đối với trẻ thì không muốn đi học vì nếu đi học đến lớp sẽ bị gò bó trongkhuôn khổ, trẻ thích theo bố mẹ lên rẫy chăn bò, bắn chim Trẻ còn ngại ngùngcòn nhút nhát trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với người lạ Thêm vào đó sự bấtđồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã không ít gây nhiều khó khăn trong việc tiếp thukiến thức kỹ năng, khiến trẻ không thích đi học

Được phân công giảng dạy tại lớp lá 5, nơi có 100% trẻ là người dân tộcthiểu số, đa số trẻ có bản tính là nhút nhát môi trường sống chỉ bó hẹp trongphạm vi gia đình và chòm xóm, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến thiếu kỹnăng, trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng

Trang 10

giao tiếp cho trẻ sẽ dẫn đến thực trạng Do đó bản thân đã nghĩ mình phải làmsao? Làm như thế nào để cho trẻ không nhút nhát, tự ti Bản thân đã mạnh dạntăng cường những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa được tiến hànhthường xuyên nhằm giúp trẻ tự tin, tự chủ bộc lộ thái độ và hành vi, kỹ năngtrong các hoạt động.

Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiện nay chưa mang lại kết quảnhư mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường,tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao cụ thểnhư: Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ 35 trẻ lớp lá 5trường Mầm non Sơn Ca để thấy được thực trạng sử dụng những kỹ năng giaotiếp hằng ngày của trẻ đạt kết quả như sau:

Những kỹ năng giao tiếp hằng ngày

của trẻ

Trước khi chưa

có biện pháp thực hiện

Tỷ lệ

Trang 11

Bảng 1: Những kỹ năng giao tiếp hằng ngày của trẻ trong quá trình khảo sát.

Kết quả khảo sát cho thấy các kỹ năng giao tiếp cơ bản của trẻ còn nhiềuhạn chế, đây là những kỹ năng được sử dụng hằng ngày, thường xuyên và rấtquan trọng đối với trẻ dân tộc thiểu số khi tham gia vào các hoạt động ở trường

Từ những điều kiện đặt nêu trên bản thân đã tìm ra những giải pháp, biện pháp

để thực hiện trong thời gian vừa qua và thời gian tiếp theo tại lớp đạt hiệu quảnhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục

III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Nhằm đánh giá đúng thực trạng và tình hình trên tôi đã mạnh dạn đưa racác biện pháp và mục tiêu chính của giải pháp để giải quyết vấn đề về giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ em người dân tộc thiểu số Giúp trẻ phát triển toàn diệncác lĩnh vực như: Phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm

mỹ Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp

1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chấtmang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơidậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ởcấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời Giúp giáo viên làm tốt công tácgiáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ để đạt được hiệu quả cao hơn Nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôidạy con theo khoa học với các bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên vàcán bộ quản lý của trường

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Bản thân tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường

là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng tuần của Bangiám hiệu nhà trường Đặc biệt là vấn đề dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong

Trang 12

trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầmquan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻhiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng giao tiếp cần thiết cho trẻ Vì vậy ngay

từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọngtâm của trong năm học, trong đó nhấn mạnh đến việc đưa các kỹ năng dạy trẻtập làm một số công việc tự phục vụ, chú ý yếu tố cá nhân của trẻ

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, trướctiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ Để giúp giáo viên

có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì cầnxây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những nội dung cụ thể sau:

- Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ kỹ

năng sống Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh nghiệm dạytrẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng giao tiếp của các giáo viên giỏi và trên cáctạp chí

- Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ

còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ thếnào là dạy kỹ năng giao tiếp Dạy kỹ năng giao tiếp là dạy cho trẻ những kỹnăng gì Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất Đặcbiệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: Hợp tác, chia sẻ; lễ giáo; khám phá, họchỏi; mạnh dạn tự tin

Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người kháchiểu Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xungquanh Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có vị trí kháchính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như: Đọc, viết Nếu trẻ cảm thấy thoảimái khi nói về một ý tưởng hay một chính kiến nào đó, trẻ sẽ dễ dàng học và sẵnsàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẵnsàng học mọi thứ

Trang 13

+ Kỹ năng sống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích

động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp Nghĩa là giúp trẻcảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với nhữngngười khác Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ởmọi nơi, mọi lúc Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước tập thể như:Biết tự giới thiệu về bản thân, tham gia các chương trình văn nghệ, biểu diễnthời trang… Ví dụ: Trẻ tự tin đứng trước mọi người giới thiệu tên của mình vàhát 1 bài hát yêu thích

+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi để

trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho trẻ ăn

để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy dép, cởibớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con Nhưng giáo viên phải xác địnhrằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn, lúc đầu

có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục trong việc tự phục vụcho mình trong ăn uống VD: Tự đi giày dép, uống nước, tự lấy nệm, lấy gối chomình (trẻ lớp mầm)…tự mặc quần áo, cùng với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tựđánh răng sau khi ăn, tự rửa mặt …

+ Kỹ năng sống hợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu có

những công việc một mình sẽ không thể làm được VD Trong giờ hoạt động góctrẻ hợp tác cùng bạn xây dựng ngôi nhà, khu vui chơi… Chính vì vậy phải có sựhợp tác của các thành viên trong nhóm

+ Kỹ năng ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ

năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này Giáo viên cần sử dụngnhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ.Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tưliệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có

thể đoán trước được VD: Trong giờ Khám phá khoa học “ Một số con vật nuôi trong gia đình” trẻ được quan sát các con vật, từ đó tìm hiểu xem con

Trang 14

vật đó lông của nó như thế nào hay vì sao con gà lại dùng chân bới xuống đất

để làm gì…

+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu

được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất

có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này Cho nên giáo viên cần phảibiết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể Ví dụ khi cóngười lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khikhông may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn

- Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên:

Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng giao tiếp thì đòi hỏi thao tác củagiáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải được các

cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng dẫn một kiểuthì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn Hướng dẫn cho giáo viêncách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹnăng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra các tình huống để trẻgiải quyết

Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi vềchuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ Từ

đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại

Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên cólồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng giáoviên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý Với những giáo viên khá, giỏi cần hướngcho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng ghép nội dunggiáo dục kỹ năng giao tiếp với nhiều hình thức sáng tạo, hấp dẫn Cách làm đồdùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về giáo dục kỹ năng giaotiếp Với những giáo viên mới và có chuyên môn trung bình, Ban giám hiệu đã

Trang 15

chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ sao cho phù hợp và có hiệu quả Với việc tổ chức các hoạt động mẫu và

dự giờ giáo viên thường xuyên, bổ sung góp ý cho giáo viên theo đúng khảnăng, chất lượng của giáo viên trong trường đã được nâng lên một cách rõ rệt.Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ cũng được thực hiệnthường xuyên hơn ở trong tất cả các hoạt động

Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động tăng cường Tiếng Việt trong việc giáo dục

kỹ năng giao tiếp cho trẻ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người trong xãhội Ngôn ngữ chính là quá trình con người sử dụng tiếng nói để giao tiếp vớinhau Trong quá trình giao tiếp, con người biểu hiện ý nghĩ và cảm xúc nhờtiếng nói, do đó để hiểu nhau cùng tiến hành các hoạt động Thế nhưng đối vớitrẻ dân tộc thiểu số ở đây mà nói môi trường giao lưu hạn chế, trẻ thường sửdụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với nhau, trẻ học Tiếng việt với tư cách là ngônngữ thứ hai trẻ thường phát âm không chuẩn và có thói quen sử dụng tiếng mẹ

đẻ trong giao tiếp và vui chơi kể cả khi ở trong lớp Bên cạnh đó hiểu biết vềcuộc sống và kỹ năng tiếng mẹ đẻ của trẻ kém ảnh hưởng đến việc tiếp nhậnTiếng Việt của trẻ.Một trong những nhu cầu quan trọng nhất đối với nhóm trẻ ởđây là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường tiếng việt Điều này đã đượcchứng minh trong báo cáo EDI nă 2012 và 2014 (Bộ giáo dục và đào tạo ) và kếtquả phát triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực khác nhau Kếtquả báo cáo trên cho chúng ta thấy cần tập trung vào lĩnh vực phát triển ngônngữ và giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ dân tộc thiểu số

Nắm rõ được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng việt đối với trẻ dântộc thiểu số dựa vào kế hoạch của năm học, bản thân đã đưa hoạt động “Tăngcường tiếng việt” vào xây dựng kế hoạch của mình theo từng tháng, tuần vàngày phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và được chuyên môn xét duyệt

Trang 16

Qua đó bản thân được trang bị đầy đủ về nội dung, phương pháp và cách thức tổchức tại lớp về tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc thiểu số.

Bản thân nhận thấy rằng khi bắt đầu học tiếng việt mục tiêu đầu tiên là hiểuđược nghĩa: Tạo giao tiếp tốt với trẻ bằng ánh mắt, mỉm cười thể hiện niềm vuikhi nói chuyện với trẻ tránh chất vấn trẻ và trò chuyện một cách tự nhiên với trẻcần cho trẻ thời gian để phản ứng sử dụng đồ vật và tranh ảnh khi dạy từ mớicho trẻ cung cấp từ khi trẻ cần và mở rộng câu nói phù hợp với trẻ.Trong đó trẻđược lắng nghe, được khuyến khích trò chuyện một cách tự nhiên, giáo viên làngười tạo cơ hội cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Kể chuyện là phương pháp hỗ trợ tiếng việt cho trẻ Trong hoạt động kểchuyện bản thân đã chỉnh sửa câu chuyện cho phù hợp với trẻ dân tộc thiểu số

và kết hợp tăng cường tiếng việt cho trẻ

- Khi kể chuyện giới thiệu câu chuyện và các nhân vật trước khi đọcchuyện

- Kể lại câu chuyện và sử dụng các đạo cụ minh họa

- giới thiệu các từ chính thong qua hành động và tiếng địa phương

- Kể lại câu chuyện thông qua hoạt động đóng kịch

- Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện

- mời trẻ có khả năng Tiếng Việt tốt lên kể lại câu chuyện, cho trẻ kể từngđoạn hoặc nhắc lại lời thoại

Ngày đăng: 10/05/2019, 18:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w