1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

btlucdanhoi

1 235 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 23,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP VỀ LỰC ĐÀN HỒI Bài 1: Một lò xo khi treo vật nặng m 1 = 200g thì dãn ra 4cm. Tìm độ cứng của lò xo và độ dãn của nó khi treo thêm vật m 2 = 100 g Bài 2: Lò xo L 1 khi treo vật m 1 = 2kg nó dãn ra 4cm. Lò xo L 2 khi treo vật m 2 = 1kg thì nó dãn ra 1cm. Hỏi khi treo cả hai vật này vào L 1 hoặc L 2 thì độ dãn của mỗi lò xo là bao nhiêu? Bài 3: Một lò xo có độ cứng K. Chiều dài tự nhiên là 30Cm. treo vật nặng 500g vào thì chiều dài của nó là 31cm. Hỏi nếu treo vào lò xo vật nặng 1500g thì độ dãn của lò xo là bao nhiêu? Bài 4: Có 2 vật nặng có khối lượng là m 1 và m 2 . nếu treo vật m 1 vào lò xo thì thì nó dãn 1 đoạn là 1,2cm. Nếu treo vật m 2 thì nó dãn là 1,8cm. a/ tính tỷ số m 1 /m 2 b/ Đồng thời treo cả hai vật vào lò xo thì lò xo dãn ra một đoạn là bao nhiêu? Bài 5:Một lò xo có độ cứng K = 100N/m. treo vào lò xo vật nặng m = 500 g đồng thời tác dụng lực F = 10N theo phương thẳng đứng lên vật. tìm độ biến dạng của lò xo trong hai trường hợp: Lực F cùng chiều và F ngược chiều với trọng lực Bài 6: Hai lò xo có độ cứng K 1 = 2K 2 . treo vật m vào hai lò xo. Thấy lò xo 1 biến dạng là ∆l 1 . Lò xo hai biến dạng là ∆l 2 . Biết ∆l 1 = 1cm. tìm ∆l 2 . Bài 7: Treo một vật vào hai lò xo. Biết tỷ số độ biến dạng là 0,8. tính tỷ số độ cứng tương ứng của chúng. Bài 8: Hai lò xo có K 1 = 100 N/m. K 2 = 50N/m. Ghép nối tiếp hai lò xo, xác định độ cứng của lò xo nhận được. Bài 9: Vật m = 100g. Treo nó vào lò xo L 1 thì độ biến dạng là 1cm. Treo và lò xo L 2 thì độ biến dạng là 2cm. Hỏi nếu treo vật m vào lò xo nhận được khi ghép hai lò xo nối tiếp thì độ biến dạng của hệ lò xo là bao nhiêu?. Bài 10:Hai lò xo K 1 = 100N/m. K 2 = 50N/m. có độ dài như nhau. Ghép song song hai lò xo trên, tính độ cứng của lò xo nhận được. Bài 11: Vật m = 100g. treo vào lò xo L 1 nó biến dạng là 1cm. treo vào L 2 thì nó biến dạng 2cm. Tính độ biến dạng của hệ lò xo tạo bởi hai lò xo trên mắc song song khi treo vật m nói trên. Bài 12: Một lò xo chiều dài L có độ cứng K được cắt thành hai lò xo có chiều dài L 1 và L 2 . gọi K 1 và K 2 là độ cứng của các lò xo L 1 và L 2 . chứng minh rằng: K 1 /K 2 = L 2 /L 1. Ứng dụng tính: K = 150N/m. L 1 = 2L 2 . Tính L 1 , L 2 Bài 13: Một lò xo có chiều dài tự nhiên L 0 . khi treo vật m = 100g thì chiều dài của lò xo là 31cm. Treo thêm vật m vào thì chiều dài lò xo là 32cm. xác đinh L 0 và độ cứng của lò xo. Bài 14:Một vật được treo bởi một lò xo trên một mặt phẳng nghiêng góc α =30 0 so với mặt đất , đầu trên cố định. Vật nặng m = 1kg. độ cứng của lò xo là 100N/m. xác định độ biến dạng của lò xo. Bài 15: Một lò xo có độ dài tự nhiên là 30cm và độ cứng là 50N/m. được treo trong mộ ô tô. Biết ở vị trí cân bằng lò xo lệch với phương thẳng đứng một góc là 30 0 . xác định độ dài của lò xo khi cân bằng và gia tốc của xe. Biết vật có khối lượng là 500 g.

Ngày đăng: 30/08/2013, 18:10

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

w