Tài liệu tham khảo và tuyển tập đề thi thử đại học, cao đẳng môn Lịch Sử giúp các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh cao đẳng, đại học . Chúc các bạn thi tốt!
ĐỀ THI THỬ SỐ 16 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,5 điểm) Trình bày tác động của hai sự kiện lịch sử sau đây đối với cách mạng Việt Nam trong thập niên 30 của thế kỉ XX : - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). - Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 – 1935). Câu II (2,5 điểm) Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945, những cuộc nổi dậy nào được xem là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc ? Tóm tắt nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và kết quả của các sự kiện này. Câu III (2,0 điểm) Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”. Từ đó, hãy tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược trên. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Bằng tư liệu lịch sử chọn lọc, hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 với Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. ============================================ ĐỀ THI THỬ SỐ 17 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu và nhận xét về nhiệm vụ chiến lược cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu II (3,0 điểm) Ngày 2 - 9 - 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa như thế nào? Tại sao nói ngay khi mới thành lập, nước ta đã ở vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc? Câu III (2,0 điểm) Những thắng lợi quân sự nào của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? Thắng lợi lớn nhất trong Hiệp định Pari là gì? Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định này. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống trên thế giới? Trình bày sự ra đời và vai trò của Hội đồng tương trợ kinh tế từ năm 1949 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trong nửa sau thế kỷ XX, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những chuyển biến quan trọng nào? Giải thích vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới? ============================================ ĐỀ THI THỬ SỐ 18 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu và nhận xét về những hình thức đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939. Câu II (2,0 điểm) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong những năm 1946 – 1947 được thể hiện trong những văn kiện nào? Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến. Câu III (3,0 điểm) Tại sao Đảng Lao động Việt Nam chủ trương tiến hành đồng thời ở hai miền Bắc, Nam hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau trong thời kỳ 1954 – 1975? Nêu nội dung và ý nghĩa của chủ trương đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Vì sao từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu? Nêu những nét nổi bật trong tình hình nước Đức từ tháng 5 – 1945 đến tháng 10 – 1949. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên lại bị chia cắt thành hai quốc gia với hai chế độ chính trị khác nhau? Tóm tắt diễn biến và nêu kết quả của cuộc Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953. ============================================ ĐỀ THI THỬ SỐ 19 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Trình bày và nhận xét về chủ trương tập hợp lực lượng và chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được đề ra tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941). Câu II (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, hãy làm sáng tỏ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám (từ ngày 2 – 9 – 1945 đến 19 – 12 – 1945). Câu III (2,0 điểm) Căn cứ vào điều kiện thời cơ như thế nào, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 ? Nêu nội dung của kế hoạch đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Toàn cầu hóa là gì ? Nêu những biểu hiện nổi bật của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỷ XX. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao nói cuộc Cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới ? ============================================ ĐỀ THI THỬ SỐ 20 PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (3,0 điểm) Tại sao trong những hoàn cảnh thuận lợi như nhau, vào tháng 8 – 1945 chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập, còn ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? Câu II (2,0 điểm) Sau gần một thập kỷ ra đi tìm đường cứu nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12 – 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì ? Ý nghĩa của những quyết định đó. Câu III (2,0 điểm) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Chứng minh : Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Tại sao nói Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam “là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước” ?