1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài thu hoạch Cảm tình đảng 2017 Ms Bảo Ngọc

14 2,7K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 121,5 KB

Nội dung

Trải qua 77 năm hình thành và phát triển với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã quy tụ được tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng

Trang 1

Câu 1: Đồng chí nêu những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được trong 77 năm qua?

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Trải qua 77 năm hình thành và phát triển với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng đã quy tụ được tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới; xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất

vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới trong sự nghiệp phát triển đất nước: kỷ nguyên của độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới: thời đại Hồ Chí Minh Những thành tựu to lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được những thành tựu rực rỡ, vẻ vang, làm rạng danh non song Việt Nam Những thành tựu vẻ vang đó đóng góp cho cách mạng Việt Nam, lịch sử Việt Nam những trang vẻ vang nhất, hào hùng nhất Những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam trong 77 năm qua thể hiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước:

1.1) Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám 1945: Ngày 3/2/1930, Đảng

Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong giai đoạn này, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được nhiều thành tựu to lớn:

Thứ nhất, Đảng đã quy tụ được tất cả các giai cấp và các tầng lớp yêu nước, xây dựng lực lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống lại thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai Đây chính là điều mà chưa một tổ chức xã hội nào trước đó làm được, là tiền đề cho sự thành công của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam và phát triển đất nước

Thứ hai, qua 15 năm đấu tranh gian khổ, hy sinh, qua ba cao trào cách mạng lớn (1930-1931, 1936-1939, 1939-1956) với khí thế hào hùng vĩ đại của quần

Trang 2

chúng, Đảng đã nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo tài tình, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên một cuôc Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công năm 1945 Nhân dân Việt Nam đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á Một nhà nước của dân, do dân và vì dân Đảng đã đưa dân tộc ta sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập - tự do – dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội

1.2) Giai đoạn từ 1945 – 1954:

Ngay khi vừa mới ra đời, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam phải đối mặt với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời đề ra những quyết sách đúng đắn, toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Đảng ta

đã động viên được sức mạnh của toàn dân, vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, củng cố, giữ vững chính quyền, đưa con thuyền cách mạng qua tình thế hiểm nghèo, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp

Giai đoạn này, chứng kiến thành tựu “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một thực dân hùng mạnh Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới” Đánh dấu sự thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1.3) Giai đoạn từ 1955-1975:

Trong giai đoạn này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược-đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược:

Thứ nhất, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh của cách mạng cả nước

Thứ hai, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở Miền Nam, chống lại đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 và thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực

Trang 3

dân cũ và mới trên đất nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước; đưa đất nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.4) Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm (1975-1985), cách mạng Việt Nam đã vượt qua những khó khăn trở ngại, thu được những thành tựu quan trọng:

- Hoàn thành việc thống nhất đất nước về mọi mặt, đánh thắng các cuộc chiến tranh biên giới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

- Các lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội nhân dân ta đã có những cố gắng to lớn trong công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu bình ổn được sản xuất và đời sống của nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12-1986) của Đảng đã mở ra bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, đất nước thu được nhiều thành tựu mới:

- Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội nhưng một số mặt còn chưa vững chắc

- Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền

đề công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước

ta ngày càng được xác định rõ hơn

Đường lối đổi mới đúng đắn, hợp quy luật phát triển tạo nên động lực to lớn

đã vực dậy nền kinh tế đang suy yếu trong khủng hoảng, giải phóng các lực lượng sản xuất, phát huy các tiềm năng của đất nước và thu được nhiều thành tựu to lớn

- Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng khá cao, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế

- Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có nhiều chuyển biến tốt; đời sống của các tâng lớp nhân dân được cải thiện…

Trang 4

- Chính trị -xã hội ổn định; quốc phòng và anh ninh được tăng cường; quan

hệ đối ngoại có bước phát triển mới như Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO,…

- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy tối đa

- Công tác xây dựng Đảng đạt một số kết quả tích cực

Những thành tựu to lớn mà Đảng và nhân dân ta giành được suốt 77 năm qua là kết quả sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong dày dạn kinh nghiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lợi ích của dân tộc

và giai cấp công nhân, là đội ngũ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, là sự hy sinh phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, vượt qua biết bao gian khổ, thử thách hiểm nghèo, là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của đất nước, giải quyết đầy đủ những vấn đề mà lịch sử và sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ cũng như cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra

Câu 2: Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của đảng viên như thế nào?

2.1) Tiêu chuẩn của đảng viên

- Ðảng viên Ðảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Ðảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết của Ðảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Ðảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng

Trang 5

- Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Ðảng

2.2) Nhiệm vụ của đảng viên:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Ðảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Ðảng

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước

-Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Ðảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Ðảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Ðảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định

2.3) Quyền hạn của đảng viên:

- Ðược thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng; biểu quyết công việc của Ðảng

- Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Ðảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương

Trang 6

- Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời

- Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình

Ðảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu

cử cơ quan lãnh đạo của Ðảng

Câu 3: Đồng chí hãy trình bày nội dung, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức Đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, bắt nguồn từ sự kết hợp hài hoà truyền thống đạo đức, nhân văn của dân tộc Việt Nam với tinh hoa của chủ nghĩa nhân văn trong văn hóa nhân loại Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, hình thành và nhằm phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đáp ứng sự ứng xử văn minh của con người trong thời đại mới Bản thân Người chính là tấm gương mẫu mực về đạo đức mới trong sáng Tư tưởng đạo đức đó nhất quán và xuyên suốt trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người

Thứ nhất, với đất nước, với dân tộc phải “Trung với nước, hiếu với dân.”:

Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức truyền thống của phương Đông Nó

đã ăn sâu, bám rễ trong con người Việt Nam và biến đổi phụ thuộc vào điều kiện

xã hội, với nội dung cốt lõi gắn với trách nhiệm, bổn phận của người dân trong xã hội Hồ Chí Minh đã sử dụng các phạm trù này với nội hàm mới, phản ánh đạo đức mới cao rộng hơn, mang tính người Đây không phải là trung với vua và chỉ hiếu

đễ với cha mẹ mình, mà là trung với nước, hiếu với dân

Hồ Chí Minh đã không chỉ kế thừa mà còn nâng tầm, “Trung” là thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân với Tổ quốc, với dân tộc Chính sự nghiệp dựng

Trang 7

nước và giữ nước của nhân dân ta trong mấy nghìn năm lịch sử đã hun đúc nên lòng yêu nước thương nòi, xả thân vì nước, gắn con người với cộng đồng dân tộc, với sự hưng vong của Tổ quốc Trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc thì trung với nước thể hiện sự xả thân vì vận mệnh của dân tộc, chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do và sự thống nhất của Tổ quốc Trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay, Trung với nước chính là trung thành với sự nghiệp đổi mới đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Trung với nước chính là sự thể hiện nghĩa vụ, bổn phận của mỗi người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, với những biến động của thế giới, chúng ta đã trụ được trong bão táp, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới để đi lên, là đã thể hiện được chữ “trung” mà Bác Hồ đã dạy Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hiện đại, trong điều kiện thế giới đầy biến động và phức tạp, chúng ta đang chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của chúng ta, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, cũng chính là đang thực hiện chữ “trung” theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Về chữ hiếu, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu không chỉ là hiếu với cha mẹ mình - một thành phần của dân, mà là hiếu với dân, với toàn dân tộc

Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc, những người cách mạng Việt Nam đã tập hợp được toàn dân tộc đánh giặc giữ nước, thoát khỏi cái nhục mất nước, thống nhất đất nước Đó chính là đã thực hiện được nội dung Hiếu với dân Ngày nay, chúng ta đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, thoát khỏi cái nhục nghèo đói và lạc hậu Đây chính là thực hiện nội dung chủ chốt nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh

về chữ “hiếu” với dân

Thứ hai,với mọi người phải “Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình”:

Trang 8

Triết lý sống của Hồ Chí Minh là lòng nhân ái, yêu thương con người Người cho rằng: “Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề… là vấn đề ở đời và làm người, là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức” Triết lý sống

ấy bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta, từ lòng thương yêu đùm bọc, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ trong cuộc đấu tranh gian khổ với thiên tai

và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta Triết lý ấy cũng bắt nguồn từ tình thương yêu đồng loại với cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột bởi chủ nghĩa thực dân,

đế quốc Lòng nhân ái, thương con người ấy ở Người không phải là sự thương hại

“bề trên” nhìn xuống; không phải là sự “động lòng trắc ẩn” của người đứng ngoài cuộc Lòng nhân ái, thương yêu con người ở Hồ Chí Minh biểu hiện sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ, trước hết từ tình cảm của người dân mất nước, bị

nô dịch; của người lao động bị áp bức bóc lột, tìm con đường giải thoát khỏi những đoạ đày đau khổ

Tình thương yêu con người đó của Người gắn với lòng tin tưởng ở sức mạnh, tính chủ động, sáng tạo của con người, của nhân dân; tôn trọng nhân dân, kính trọng nhân dân “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”

Thương yêu con người, theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, phải gắn với việc xây dựng con người, giải phóng con người về mặt phẩm chất, nhân cách cũng như

về tài năng trí tuệ, phát huy mặt tốt, mặt mạnh của con người; sửa đổi những tính xấu, những mặt tiêu cực của con người Người nói: “Người ta ai cũng có tính tốt và tính xấu Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng” Tuy nhiên, “thiện” và “ác” không phải tự nhiên mà có mà “phần lớn do giáo dục mà ra” Vì vậy, thái độ của chúng ta là “phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi” Chăm lo đến những tấm gương “người tốt việc tốt” là hết sức quan trọng trong việc xây dựng con người mới

Người từng nói: “Do nhiều người nhóm lại mà thành làng Do nhiều làng nhóm lại mà thành nước… Nếu mỗi người đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh Người là gốc của làng nước Nếu mọi người đều cố gắng làm đúng đời sống mới,

Trang 9

thì dân tộc nhất định sẽ phú cường” Người cũng đặc biệt quan tâm và tôn trọng

“tính cách riêng”, “sở trường riêng”, “đời sống riêng”, quyền lợi riêng của mỗi người nhằm phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng người, vì lợi ích riêng chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng Đối với những người lầm đường lạc lỗi, có sai lầm và ngay cả đối với binh sỹ đối phương, lòng thương yêu của Người mở rộng thành “lòng khoan dung” “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ”

Đạo đức mới Hồ Chí Minh thật trong sáng Song, như Người đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Rèn luyện đạo đức mới đòi hỏi phải tự giác, phải tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và dư luận của xã hội Nói đi đôi với làm và việc nêu gương trong hoàn thiện đạo đức xã hội có tầm quan trọng đặc biệt Một tấm gương còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn thuyết văn hoa Nêu gương người tốt việc tốt và đề cao việc tự rèn luyện mình là đặc biệt quan trọng

Xây dựng đạo đức mới phải gắn liền với chống lại những cái xấu, loại bỏ cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức Các phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; chống tham nhũng… chính là thể hiện những nguyên tắc xây dựng

và rèn luyện đạo đức mới của Bác Hồ

Thứ ba,với mình phải thực sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”:

Đây là nội dung đạo đức mới để mỗi người cán bộ, những người lãnh đạo nhân dân phải lấy bản thân mình làm đối tượng điều chỉnh

Người nói: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”

Trang 10

- Cần: là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực canh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm

- Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cá to đến cái nhỏ

- Liêm: là luôn tôn trọng giữ gìn của dân, không xâm phạm một đồng xu, hát thóc của Nhà nước, của nhân dân, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng… Người còn nói: “Cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là

có dịp đục khoét” , làm hại đến lợi ích của nhân dân

- Chính: là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái

độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết Đối với công việc thì để việc công lên trước việc nhà, việc tư Được giao nhiệm vụ gì quyết là cho kỳ được

- Chí công, vô tư: là đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc

Người còn nói: Cần kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, là cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,

Tổ quốc, nhân loại Trong điều kiện mới hiện nay, càng phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân, vì như Hồ Chí Minh nói: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí”

Thứ tư, tinh thần quốc tế trong sáng: Tình đoàn kết quốc tế trong sáng Hồ

Chí Minh trước hết là đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người ra khỏi ách áp bức bóc lột Tình đoàn kết giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung., đoàn kết với nhân loại tiến bộ vị hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước Chủ nghĩa yêu nước chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng

Ngày đăng: 06/05/2019, 16:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w