Nằm trong xu thế đó, công nghệ hàn cũng được ứng dụng để chế tạo các kết cấu giàn kim loại nói chung và kết cấu giàn dạng ống nói riêng.. Khi áp dụng công nghệ hàn để chế tạo giàn, nếu k
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Nguyễn Tiến Dương
Vào hồi …… giờ, ngày … tháng … năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1 Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2 Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
Kết cấu giàn gồm các thanh quy tụ và liên kết với nhau tại nút So với các kết cấu kim loại khác thì kết cấu dạng giàn có những ưu điểm nổi trội như khả năng chịu lực tốt hơn, tiết kiệm vật liệu hơn, chịu được tác động của tải trọng sóng, gió tốt hơn, kết cấu gọn nhẹ hơn, nên kết cấu giàn thường được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp như: Giàn khoan dầu khí, cột điện cao
áp, cần trục, các loại tháp (tháp truyền hình, tháp thông tin vô tuyến điện, ), các công trình công cộng (sân vận động, nhà thi đấu, nhà xưởng, )
Trong các kết cấu dạng giàn, kết cấu giàn dạng ống mà ở đó các thanh giàn chế tạo từ thép dạng ống có ưu điểm hơn bởi kết cấu gọn nhẹ, khả năng chịu tải (đặc biệt là tải trọng xoắn) tốt hơn Nguyên nhân bởi tiết diện ống có bán kính quán tính lớn nên chúng có độ cứng vững và có độ ổn định cao, chịu nén tốt hơn so với các dạng tiết diện khác Do vậy mà kết cấu giàn dạng ống đang ngày càng được nghiên cứu ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng nhiều hơn so với kết cấu giàn tiết diện khác
Trước đây, khi công nghệ hàn chưa phát triển thì các kết cấu giàn thường được chế tạo bằng ghép bu lông hoặc đinh tán thông qua các thanh giằng và bản
mã Việc chế tạo các kết cấu giàn kiểu này tốn rất nhiều vật liệu và thời gian thi công, kết cấu nặng nề, tốn nhiều chi phí duy tu bảo dưỡng thường xuyên, hay bị
gỉ sét, Vì thế mà ngày nay hai phương pháp chế tạo này ít được sử dụng Vài chục năm trở lại đây, do công nghệ hàn phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng như: chế tạo được các kết cấu có tính thẩm mỹ và đạt độ bền cao, tiết kiệm vật liệu, giảm thời gian và chi phí thi công, Nên công nghệ hàn đã và sẽ trở thành công nghệ chủ lực để chế tạo các kết cấu kim loại Nằm trong xu thế đó, công nghệ hàn cũng được ứng dụng để chế tạo các kết cấu giàn kim loại nói chung và kết cấu giàn dạng ống nói riêng
Nhược điểm cơ bản của công nghệ Hàn là gây ra hiện tượng biến dạng và luôn tồn tại ứng suất dư trong kết cấu Ứng suất dư lớn có thể gây ra nứt trong liên kết, dẫn đến kết cấu bị phá hủy khi chịu tải trọng (đặc biệt là tải trọng động) Thực tế cho thấy nếu không kiểm soát tốt ứng suất dư trong liên kết/ kết cấu hàn thì khả năng làm việc và tuổi thọ của kết cấu bị suy giảm nghiêm trọng
Do vậy, việc đầu tư nghiên cứu xác định ứng suất dư trong liên kết/ kết cấu hàn
là cực kỳ quan trọng Thông qua đó làm cơ sở để xác định chế độ hàn hợp lý và quy trình hàn tối ưu
Một trong những yêu cầu quan trọng khi chế tạo kết cấu giàn là các phần tử liên kết với nhau tại nút giàn phải đảm bảo đúng tâm để các thanh giàn không chịu uốn mà chỉ chịu kéo - nén Khi áp dụng công nghệ hàn để chế tạo giàn, nếu không có trình tự hàn hợp lý và không hạn chế được ứng suất dư trong kết cấu thì kết cấu sẽ bị biến dạng lớn, các thanh giàn không còn đúng tâm và dẫn đến khả năng chịu tải của kết cấu bị suy giảm nghiêm trọng Vì tầm quan trọng như thế nên hiện nay nhiều công ty chế tạo kết cấu giàn của Việt Nam (công ty CP Chế tạo Giàn Khoan Dầu Khí, công ty CP Thi công Cơ giới và Lắp máy Dầu
Trang 4khí, công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí,…) cũng đang triển khai nghiên cứu biện pháp làm giảm ứng suất dư khi hàn các kết cấu có tiết diện dạng ống rỗng [1, 2]
Diễn biến hình thành ứng suất nói chung, ứng suất dư nói riêng trong kết cấu hàn là rất phức tạp, đặc biệt là đối với các kết cấu lớn với số lượng đường hàn nhiều Việc xác định trường ứng suất bằng các phương pháp đo đạc truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được Do vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp mới để xác định ứng suất trong kết cấu hàn là hết sức cần thiết Ngay nay, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của máy tính điện tử và các thuật toán mô phỏng thông qua các phần mềm chuyên dụng, có thể giải quyết các bài toán đa trường và tính toán chuỗi sự kiện nên việc xác định ứng suất trong kết cấu hàn trở nên thuận lợi và đạt độ chính xác cao
Từ những yếu tố nêu trên, đề tài “Nghiên cứu trạng thái ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống” là rất cần thiết và cấp bách Nghiên cứu thành
công sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để tìm ra chế độ công nghệ và kỹ thuật hàn hợp lý áp dụng trong chế tạo các kết cấu giàn kim loại
Ở Việt Nam, đã có công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này [1, 2] và đạt được một số kết quả nhất định nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể đi sâu vào xác định trạng thái, sự phân bố ứng suất dư trong hàn nút giàn dạng ống Chính
vì vậy, hiện nay ngành công nghiệp chế tạo kết cấu thép rất cần có được những nghiên cứu mang chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng thành phẩm thông qua chất lượng các liên kết chế tạo
Đối tượng nghiên cứu
- Nút giàn dạng ống chữ K với đường kính ống chính là 219mm, chiều dài 900mm, chiều dày 10mm; đường kính ống nhánh là 102mm, chiều dài 350mm, chiều dày 6mm
- Vật liệu thép A572 Grade50
Trang 5- Mô phỏng tính toán trường nhiệt độ và ứng suất phân bố trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K bằng phần mềm SYSWELD
- Kiểm chứng các kết quả tính toán mô phỏng ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K bằng phương pháp khoan lỗ
Phương pháp nghiên cứu
Do liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K có kết cấu tương đối phức tạp, mối hàn được thực hiện bởi nhiều lớp nên nếu chỉ áp dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đơn thuần thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn Đặc biệt là việc xác định ứng suất dư tại đường hàn lót và các vị trí góc hẹp Trong khi đó, hiện tại có sẵn công cụ tính toán hiện đại (máy tính trạm và phần mềm SYSWELD chuyên dụng cho mô phỏng số quá trình hàn) nên tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phối hợp giữa: nghiên cứu lý thuyết + tính toán mô phỏng + thực nghiệm kiểm chứng Cụ thể như sau:
- Nghiên cứu tìm hiểu các công trình đã công bố liên quan đến đề tài trong
và ngoài nước qua đó tìm ra những nội dung mới mà luận án cần giải quyết
- Nghiên cứu lý thuyết về truyền nhiệt trong vật hàn và cơ chế hình thành ứng suất trong liên kết hàn Ứng dụng vào đối tượng nghiên cứu là liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K
- Xây dựng mô hình tính toán mô phỏng để xác định trường nhiệt độ, trường ứng suất tác động và ứng suất dư phân bố trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K Trên cơ sở đó tìm ra trình tự hàn hợp lý khi hàn nút giàn dạng ống chữ
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
1 Ý nghĩa khoa học của luận án
- Xây dựng phương pháp nghiên cứu xác định trường nhiệt độ và ứng suất trong kết cấu hàn nút giàn dạng ống, hàn nhiều lớp Làm cơ sở phát triển ứng dụng nghiên cứu cho các kết cấu nút giàn khác
- Bổ sung cơ sở lý thuyết về quá trình hình thành ứng suất trong kết cấu nút giàn dạng ống nói riêng, nút giàn không gian nói chung
- Xác định được ảnh hưởng của trình tự hàn đến độ lớn của ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống
2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả luận án có thể làm cơ sở để phát triển áp dụng vào chế tạo kết cấu giàn hàn dạng ống chữ K nhằm giảm ứng suất dư và tăng tuổi thọ cho các kết cấu giàn hàn
- Luận án mở ra một hướng mới trong đào tạo, nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp chế tạo kết cấu hàn nói chung và kết cấu giàn hàn (giàn phẳng,
Trang 6giàn không gian) nói riêng ở Việt Nam
Các đóng góp mới của luận án
Thông qua quá trình nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm và mô phỏng số theo các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, luận án này có những đóng góp mới sau đây:
1 Xây dựng được phương pháp nghiên cứu và chương trình tính toán mô phỏng số bằng phần mềm SYSWELD áp dụng cho liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K Có thể phát triển chương trình này để nghiên cứu trên các nút giàn dạng ống khác
2 Đánh giá được ảnh hưởng của trình tự hàn đến ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K Qua đó tìm ra được trình tự hàn hợp lý để có ứng suất dư nhỏ nhất Đóng góp này nếu được áp dụng vào trong thực tiễn sản xuất
sẽ tạo ra được kết cấu hàn có chất lượng cao
3 Tìm ra được quy luật biến thiên của các thành phần ứng suất và quy luật phân bố của ứng suất dư, trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K
4 Xác định được bộ thông số chế độ hàn hợp lý đối với liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K, hàn nhiều lớp
5 Áp dụng thành công phương pháp khoan lỗ để đo ứng suất dư trong vùng ảnh hưởng nhiệt của liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và các mục theo quy định, nội dung nghiên cứu của luận
án được trình bày trong 05 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Mô phỏng số xác định trường ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K
Chương 4: Nghiên cứu thực nghiệm
Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận chung của luận án và những kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình đã công bố của luận án
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Thép là một trong hai loại vật liệu quan trọng nhất trong xây dựng ở Việt Nam hiện tại, cùng với vật liệu bê tông cốt thép Từ rất lâu (khoảng hơn 100 năm) việc sử dụng thép đã phát triển nhanh chóng, thay thế cho bê tông cốt thép (BTCT) trong phần lớn nhà xưởng, nhà nhịp lớn và nhiều công trình công cộng khác Ví dụ Nhà hát lớn Hà Nội, một công trình nổi tiếng hoàn thành vào thập
kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, có kết cấu được xây dựng hoàn toàn bằng gạch và thép, không sử dụng bê tông cốt thép Mái vòm tròn là cupôn hình nón gồm các sườn hình tam giác, tựa trên gối đỡ Mọi sàn nhà lớn, ban công, cầu thang đều
Trang 7làm bằng dầm thép chủ tổ hợp đinh tán, các dầm thép hình và cuốn gạch tạo mặt sàn Cấu tạo sàn kiểu dầm thép và cuốn gạch này được áp dụng trong hầu hết các mặt sàn và được áp dụng trong hầu hết các nhà tầng có tầng gác được xây dựng thời kỳ đó Các nhà xưởng lớn được chế tạo bằng thép phải kể đến là: nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy rượu Hải Dương, các nhà ga máy bay ở Gia Lâm và Bạch Mai, Công nghệ và hình thức của kết cấu phụ thuộc vào trình độ đương đại: thép cacbon thấp, liên kết đinh tán, thép cán cỡ nhỏ Trước đây, việc thiết kế chế tạo các kết cấu thép sử dụng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp chỉ đơn giản là tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường chứ chưa nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng hàn để sản phẩm sử dụng hiệu quả
Ở Việt Nam, cũng có một số nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề phân tích, đánh giá trường nhiệt độ, ứng suất dư và biến dạng hàn trong liên kết hàn dạng ống Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở việc tính toán khả năng chịu lực của một số liên kết nút giàn thép tiết diện rỗng và thiết kế quy trình hàn hoặc đi giải quyết bài toán về khả năng làm việc (giới hạn mỏi, tuổi thọ làm việc, ) của kết cấu hàn [1 - 4]
Tác giả Huỳnh Minh Sơn Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng:
“Nghiên cứu sự làm việc và tính toán liên kết hàn các thanh giàn thép ống tiết diện rỗng, chịu tải trọng tĩnh” [1] là một minh chứng cho việc nghiên cứu kết cấu thép ở Việt Nam hiện nay Trong nghiên cứu của mình, tác giả trình bày một số hình thức liên kết các thanh giàn thép ống tiết diện rỗng; phân tích các tiêu chí phá hủy và các điều kiện phá hủy đổi với một số kiểu nút giàn thông dụng Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tính toán độ bền của các liên kết nút giàn thép có tiết diện ống rỗng – CHS Đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp toán đồ thiết kế để thiết kế liên kết hàn cho các nút giàn thép tiết diện rỗng trên
cơ sở tiêu chuẩn Eurocode 3 (Châu Âu) cho sẵn toán đồ thiết kế các nút giàn phổ biến và kiểm tra liên kết nút giàn thép ống rỗng Tuy nhiên, ở nghiên cứu của mình, tác giả Huỳnh Minh Sơn chỉ dừng lại ở mức độ toán điều kiện làm việc của liên kết hàn tiết diện rỗng mà chưa đi sâu vào nghiên cứu sự phân bố ứng suất dư và biến dạng của nút giàn dạng ống
Nhóm kỹ sư của Công ty CP Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu Khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã nghiên cứu thiết kế chi tiết và công nghệ chế tạo chân giàn khoan tự nâng 90 m nước [2] Đây cũng là bước đột phá lớn trong ngành chế tạo kết cấu thép ở Việt Nam và đã gặt hái được một số thành công nhất định Trong nghiên cứu, tập thể kỹ sư của công ty chỉ xây dựng quy trình hàn (WPS) và người thợ bằng kinh nghiệm làm việc chế tạo ra sản phẩm
Và những sản phẩm này chỉ được kiểm tra các khuyết tật hàn (siêu âm, chụp ảnh phóng xạ, chỉ thị màu, ) mà chưa đánh giá được tuổi thọ làm việc cũng như
dự đoán những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình làm việc của kết cấu để từ
đó đề ra các biện pháp sửa chữa hàn theo thời gian làm việc hoặc làm tăng tuổi thọ của kết cấu
Việc giảm ứng suất dư và biến dạng trong quá trình hàn các liên kết trên chủ
Trang 8yếu dựa vào kinh nghiệm không sử dụng các thiết bị đo hoặc thí nghiệm để so sánh, phân tích và đánh giá các kết quả đã đạt được Vì thế, việc dự đoán tuổi thọ làm việc của kết cấu hàn khi chịu tác dụng của tải trọng biến đổi sẽ gặp rất nhiều khó khăn
1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Như chúng ta đã biết kết cấu dạng ống rỗng (CHS) có tính ưu việt vượt trội
so với các kết cấu có tiết diện mặt cắt ngang khác Chính vì vậy trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến dạng liên kết này [22-25, 29],
từ việc thiết kế, chế tạo các kết cấu dạng CHS sao cho hiệu quả đến áp dụng công nghệ hàn vào từng trường hợp cụ thể Ngoài việc sử dụng các công cụ toán học cho việc tính toán độ bền của các mối hàn, trường ứng suất và biến dạng hàn [26, 27, 59, 60], các nhà khoa học còn sử dụng các phần mềm mô phỏng công nghiệp chuyên dùng như ANSYS, SYSWELD, ABAQUS, để mô phỏng trường nhiệt độ, trường ứng suất và biến dạng khi hàn liên kết hàn nói chung và nút giàn dạng ống tiết diện rỗng nói riêng [18,21, 27, 28, 38, 50]
Kết luận chương 1
Thông qua tìm hiểu, phân tích các tài liệu và công trình nghiên cứu đã công
bố ở trong nước và ngoài nước về các nội dung liên quan đến đề tài luận án, ta
có thể rút ra được các kết luận sau đây:
1 Việc nghiên cứu trạng thái ứng suất trong liên kết hàn đã được nhiều tác giả tiến hành Tuy nhiên, đối với liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K phẳng như đề tài luận án đề cập thì chưa có tác giả nào thực hiện Do vậy, việc đặt vấn
đề nghiên cứu của luận án này là mới
2 Việc ứng dụng kỹ thuật tính toán mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn để xác định trường ứng suất phân bố trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K phẳng cũng chưa có tác giả nào thực hiện Điều đó khẳng định rằng phương pháp nghiên cứu đề cập trong luận án này là mới
3 Việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp xác định ứng suất dư trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K phẳng bằng kỹ thuật khoan lỗ chưa có tác giả nào thực hiện Do vậy, việc nghiên cứu áp dụng phương pháp khoan lỗ để xác định ứng suất dư trong liên kết hàn nghiên cứu như luận án đề cập là giải pháp khả thi trong điều kiện Việt Nam
Trang 9Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Giàn hàn và giàn hàn dạng ống
2.1.1 Kết cấu giàn
Giàn thép là dạng kết cấu giàn không gian khá phổ biến trong quy trình xây dựng thực tế, gồm có nhiều thanh liên kết với nhau tại các nút [1-3] Giàn có thanh biên trên và thanh biên dưới, các thanh còn lại nằm trong phạm vi thanh biên trên và thanh biên dưới gọi là các thanh giằng Liên kết trong giàn thường
sử dụng hàn, bu lông, đinh tán
Trước đây người ta hay sử dụng liên kết đinh tán (hình 2.1a) trong chế tạo kết cấu thép do khả năng chịu tải trọng động tốt Liên kết bằng bu lông (hình 2.1b) khá phổ biến trong các kết cấu không gian vì độ an toàn và khả năng liên kết khá tốt Tuy nhiên cả 2 phương pháp này đều tốn nguyên vật liệu, việc thi công và chế tạo khá phức tạp Thêm vào đó tiết diện làm việc của thép bị giảm Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo kết cấu ngành công nghệ hàn có những bước phát triển mạnh mẽ Việc ứng dụng công nghệ hàn vào sản xuất các kết cấu thép đã mang lại nhiều thành quả to lớn Đặc biệt
là trong việc chế tạo các giàn thép phẳng, giàn không gian, Đối với giàn thép ống tiết diện rỗng và tròn thì liên kết hàn vẫn rất phổ biến vì quá trình thi công đơn giản và liên kết trực tiếp, hạn chế được các bản gia cường và bản mã
Hình 2 1 Kết cấu thép: a) Liên kết đinh tán; b) Liên kết hàn bán bu lông
Hình 2 2 Liên kết giàn hàn a) Tiết diện hình hộp; b) Tiết diện thép góc
Ưu điểm:
- Trọng lượng của kết cấu thép nhẹ hơn so với bê tông nên giúp giảm trọng
Trang 10lượng của công trình đặc biệt những nơi có địa hình phức tạp
- Vận chuyển và lắp đặt khá dễ dàng, nên có thể thi công ở những nơi khác nhau
- Khả năng chịu lực lớn, mang đến những công trình bền vững sẵn sàng thách thức với điều kiện thời tiết khắc nghiệt Và đặc biệt an toàn hơn so với kết cấu bằng bê tông trong trường hợp có địa chấn xảy ra
- Tiết kiệm được vật liệu do tận dụng được sự làm việc của vật liệu
Hình thức nhẹ, đẹp, linh hoạt, phong phú, phù hợp yêu cầu chịu lực và sử dụng
Nhược điểm:
- Giá thành của thép cao hơn so với các nguyên vật liệu khác
- Khả năng chịu nhiệt độ cao kém
- Thép dễ bị oxi hóa do ảnh hưởng của môi trường cũng như nhiệt độ bên ngoài Điều này đã được khắc phục nhờ sử dụng sơn chống gỉ phủ lên bề mặt của kết cấu giàn thép giúp thép bền lâu hơn
Thông thường, độ bền của liên kết dù là bu lông hay hàn đều được xem xét
dự tính kích thước kết cấu tổng thể công trình Đánh giá các tiêu chí và ảnh hưởng của môi trường cũng như trọng tải tĩnh lên các liên kết hàn thép ống từ
đó tính toán được khả năng chịu lực của toàn liên kết
Nội lực trong thanh giàn chủ yếu là lực dọc (nén hoặc kéo đúng tâm)
2.1.2 Giàn có tiết diện dạng rỗng
Do có những ưu điểm nội trội và khả năng chịu lực của thép rỗng [1, 22-25]
mà ngày nay liên kết hàn ống rỗng được sử dụng phổ biến trong ngành chế tạo kết cấu thép đặc biệt là kết cấu xa bờ
Hình 2 3 Liên kết hàn ống chữ K phẳng
Các mối ghép ống đa phương sử dụng nhiều trong chế tạo kết cấu Hình 2.14
và hình 2.16 là mối ghép hàn ống chữ K được thực hiện ở nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng do đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam thiết kế và chế tạo
Trang 11Hình 2 4 Liên kết hàn ống đa phương
Dựa vào các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng giàn phẳng cũng như giàn không gian, tiết diện mặt cắt ngang có thể dạng tròn, hình hộp chữ nhật, hình vuông Nút giàn có kiểu chữ T, Y, K, N, Tuy nhiên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu sự phân bố ứng suất dư nút giàn chữ K trong không gian 2 chiều có nhiều đặc điểm chung của các kiểu nút giàn đã đề cập ở trên Thêm vào đó, việc sử dụng công cụ mô phỏng số để phân tích, tính toán, đánh giá sự phân bố ứng suất dư của nút giàn này được thực hiện dễ dàng, không đòi hỏi máy tính có cấu hình quá cao và thời gian tính toán không quá dài
Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn liên kết hàn nút giàn phẳng (trong mặt phẳng không gian 2 chiều) dạng ống chữ K với đường kính ống chính
219mm; đường kính hai ống nhánh 102mm
2.1.3 Ứng dụng của kết cấu giàn dạng rỗng
Ngày nay, kết cấu rỗng (CHS – Circular Hollow Section) được sử dụng khá phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo do tính ưu việt của nó Ngoài ra, nó còn mang tính thẩm mỹ cao và có thể được chế tạo với những hình dáng đặc biệt phù hợp với khả năng chịu lực của kết cấu Trong phần này tác giả giới thiệu một số ứng dụng của kết cấu rỗng được sử dụng trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp
2.2 Các phương pháp hàn sử dụng để chế tạo kết cấu giàn hàn
Hàn là công nghệ dùng để ghép nối hai hay nhiều phần tử (chủ yếu là kim loại) thành một liên kết liền khối (không thể tháo rời)
2.3 Hàn kết cấu giàn dạng ống bằng quá trình hàn hồ quang điện cực nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ
2.3.1 Nguyên lý và đặc điểm của quá trình hàn
Khi hàn trong môi trường khí bảo vệ bằng điện cực nóng chảy hồ quang giữa đầu điện cực và vật hàn liên tục nung chảy mép hàn và điện cực [9] Dây hàn được cấp vào vùng hồ quang thông qua cơ cấu cấp dây với tốc độ bằng tốc
độ nóng chảy của điện cực (dây hàn)
Trang 12Hình 2 5 Sơ đồ nguyên lý hàn GMAW [5]
2.3.2 Các thông số ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn
Các thông số quan trọng của chế độ hàn là: Cường độ dòng điện hàn, điện
áp hàn và tốc độ hàn [5, 9, 33, 35, 58] Ngoài ra, các thông số khác cũng ảnh hưởng đến hình dạng và kích thước mối hàn đó là: Đường kính dây hàn, mật độ dòng điện hàn, cực tính hàn, tư thế hàn, tầm với điện cực, góc nghiêng điện cực, thành phần khí bảo vệ, hình dạng và kích thước bề mặt rãnh hàn…
2.4 Cơ sở tính toán xác định trường nhiệt độ và ứng suất dư hàn
Khi hàn các phần tử của kết cấu bị nung nóng không đồng đều ở nhiệt độ cao gây nên ứng suất và biến dạng [9, 18] Tùy theo mức độ truyền nhiệt và cân bằng nhiệt độ, xảy ra sự thay đổi ứng suất và biến dạng một cách liên tục tại các điểm khác nhau của các chi tiết được hàn (hay nói cách khác, đó là sự thay đổi của trường ứng suất và biến dạng)
So với trường nhiệt độ, trường ứng suất và biến dạng không hoàn toàn mất
đi sau khi hàn, tức là quá trình hình thành ứng suất dư và biến dạng hàn không phải là các quá trình có thể đảo ngược được (nên ta gọi ứng suất và biến dạng còn lại sau khi hàn là ứng suất dư và biến dạng dư)
2.4.1 Tính toán trường nhiệt độ trong liên kết hàn nút giàn dạng ống chữ K
Việc xác định trường nhiệt hàn [13, 14, 34], có hai yếu tố khác nhau đòi hỏi phải quan tâm, đó là loại nguồn nhiệt và phân tích nhiệt độ ở trạng thái đàn dẻo Các yếu tố này ảnh hưởng tới việc phân tích tỷ số nguồn nhiệt với tốc độ di chuyển của nguồn nhiệt và chiều dày tấm hàn Yếu tố thứ hai ảnh hưởng tới sự biến dạng tại nguồn nhiệt và sự phân bố nguồn nhiệt
2.4.2 Sự hình thành ứng suất dư khi hàn
Ứng suất dư [12, 17, 34, 41] có thể được định nghĩa như là ứng suất tồn tại trong vật liệu, vật thể sau chế tạo hoặc gia công mặc dù đã dỡ tải (tải có thể là lực, nhiệt,…), ứng suất dư trong kết cấu là không lường trước được
2.5 Các phương pháp xác định ứng suất dư trong liên kết hàn
2.5.1 Giới thiệu chung
Ứng suất dư xuất hiện trong nhiều bộ phận và thành phần của chi tiết máy trong đó có kết cấu hàn Có rất nhiều công trình nghiên cứu các phương pháp
đo ứng suất dư nhằm mục đích kiểm soát tốt ứng suất dư, nâng cao tuổi thọ làm
Trang 13việc các chi tiết máy
2.5.2 Các phương pháp xác định ứng suất dư
2.5.2.1 Đo ứng suất dư bằng phương pháp khoan lỗ
Phương pháp khoan lỗ để đo ứng suất [66, 68] là một phương pháp dùng khá phổ biến đối với hầu hết các vật liệu, nó là một trong những phương pháp phổ biến sử dụng kỹ thuật bán phá hủy để đo ứng suất dư phân bố trên chiều dày của vật hàn cả về cường độ và hướng Đây là một kỹ thuật cho độ chính xác cao
và độ tin cậy tốt thuận tiện khi chuẩn bị mẫu thử và cách thực hiện Đầu tiên, coi vật liệu có tính đẳng hướng, liên tục và có tính đàn hồi Thứ hai, vật liệu đó
có thể gia công cơ được, ví dụ như khoan lỗ mà không ảnh hưởng gì đến việc
đo biến dạng Phương pháp này xác định ứng suất macro
2.5.2.2 Đo ứng suất dư bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
Phương pháp dùng tia X-quang [68] dựa trên nguyên lý khi có ứng suất thì cấu trúc mạng tinh thể sẽ thay đổi, xem hình 2.40 Sự thay đổi đó làm thay đổi chùm tia phản xạ của X-quang khi được chiếu vào Trong khi đó, phương pháp khoan lỗ lại dựa vào nguyên lý khi cô lập một vùng vật liệu có ứng suất thì các ứng suất kéo, nén của nó sẽ thay đổi so với các giá trị ban đầu của vật liệu gốc Quá trình đo được thực hiên đồng thời theo 3 phương tạo với nhau một góc bằng 120o
2.5.2.3 Đo ứng suất dư bằng phương pháp nhiễu xạ Neutron
Nhiễu xạ neutron [3, 51, 68] là phương pháp xác định cấu trúc nguyên tử hoặc từ của vật liệu Nó cũng có chức năng áp dụng tốt khi nghiên cứu các tinh thể rắn, khí, lỏng hoặc chất vô định hình Nhiễu xạ neutron là một dạng của tán
xạ đàn hồi khi các neutron trong các thí nghiệm có nhiều hơn hoặc ít năng lượng hơn so với các neutron tới Kỹ thuật tương tự là nhiễu xạ tia X nhưng khác loại tia bức xạ Mẫu thí nghiệm cần được đặt trong chùm tia neutron lạnh và cường độ xung quanh mẫu cung cấp thông tin về cấu trúc vật liệu
Phương pháp này đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn và an ninh phóng xạ Hiện nay, ở Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào có thiết bị nhiễu
xạ Neutron
2.5.2.4 Đo ứng suất dư bằng phương pháp siêu âm
Kỹ thuật đo ứng suất bằng siêu âm dựa trên ảnh hưởng của đàn hồi âm, tùy thuộc vào vận tốc của sóng âm lan truyền trong vật rắn
Phương pháp siêu âm [68] có nhiều ưu điểm như không phá huỷ kết cấu, có thể lặp lại các phép thử trên toàn bộ kết cấu, phát hiện được các khuyết tật nằm trong cấu kiện và đánh giá chất lượng trực tiếp trên công trình