1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thu ĐH8.triển

6 234 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 8 Môn: Sinh học Đề gồm: 60 câu Thời gian làm bài: 90 phút 1: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có hai alen (A và a), người ta thấy số cá thể dị hợp chiếm 42% và p A > p a . Tỉ lệ phần trăm số cá thể có kiểu hình lặn trong quần thể này là A. 49%. B. 21%. C. 9%. D. 58%. 2: Theo Dawuyn, chọn lọc tự nhiên A. cung cấp các biến dị cá thể làm phong phú kiểu hình của quần thể. B. tạo ra các kiểu hình mới, làm thay đổi tần số kiểu hình theo một hướng xác định. C. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu hình thích nghi. D. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen thích nghi 3: Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở GF 1 bình thường còn GF 2 bất thường ở toàn bộ các cặp NST. Kết thúc quá trình này có thể tạo ra những giao tử nào A. Ab, AB, aB, ab, 0 B. AaBb, 0 C. AABB, AAbb, aaBB, aabb, 0. D. AABB, AAbb, aaBB, aabb 4: Có một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng họ sinh được hai người con gái đều có dạng XO, trong đó một ngưòi biểu hiện bệnh mù màu, còn người kia không biểu hiện bệnh mù màu. Có thể giải thích hiện tượng trên bằng cơ chế nào sau đây? A.Có sự rối loạn phân bào giảm phân ở bố và có thể ở cả mẹ. B.Có sự rối loạn phân bàp giảm phân I ở mẹ C. Có sự rối loạn phân bào giảm phân II của mẹ D. Có sự rối loạn phânbào giảm phân I và II ở mẹ 5: Ở một loài thực vật, alen I A quy định hoa đỏ, alen I B hoa vàng, alen I O hoa trắng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền. Biết rằng I A > I B > I O . Trongg 1000 cây có 360 cây hoa đỏ, 250 hoa vàng. Hỏi tỷ lệ cây hoa đỏ dị hợp là bao nhiêu? A. 4% B. 20% C. 32% D. 25% 6: Cho P thuần chủng thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả dài được F 1 đồng loạt thân cao, quả tròn Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thấp,quả dài . Theo lý thuyết, tỷ lệ cây thân cao, quả tròn ở F 2 chiếm: A. 56,25% B. 18.75% C. 75% D. 50% 7: . Điều đúng về di truyền qua tế bào chất là A. kết quả lai thuận nghịch giống nhau trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ B. các tính trạng di truyền tuân theo các quy luật di truyền có ở gen trên NST X C. vật chất di truyền và tế bào chất được chia không đều cho các tế bào con. D. tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc khác. 8: Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao? A. Giao tử chứa nhiễm sắc thể số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường. B. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 23 kết hợp với giao tử bình thường. C. Giao tử chứa 2 nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. D. Giao tử không chứa nhiễm sắc thể số 21 kết hợp với giao tử bình thường. 9: Quá trình đào thải các biến dị cá thể có hại và tích luỹ các biến dị cá thể có lợi trong quần thể. Kết quả của quá trình này, ban đầu là: A. Phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gen thích nghi C. Hình thành đặc điểm thích nghi ở loài B. Phân hóa khả năng sống sót của các kiểu hình thích nghi D. Hình thành loài mới 10: Đột biến gen A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ là đột biến xôma tạo thể khảm và di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. Tạo nên thể khảm. C. phát sinh trong trong những lần phân bào đầu tiên của hợp tử sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. D. thường xuất hiện ngẫu nhiên trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. 11: Bazơ dạng hiếm A * thường gây đột biến gen dạng Tài liệu lưu hành nội bộ trang 1 z Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển A. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. D. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. 12: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng A. nhân lên trong mô sinh dưỡng. B. di truyền qua sinh sản vô tính. C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm. 13: Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác? A. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT. B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc. C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd. D. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên. 14: Ý nào sau đây là ví dụ về cách li trước hợp tử ? A. Lai giữa ngựa với lừa tạo ra con la không có khả năng sinh sản . B. Hai loài vịt trời chung sống trong cùng khu vực địa lí và làm tổ cạnh nhau, không bao giờ giao phối với nhau . C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển . D. Cừu giao phối với thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay . 15: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền A. là phân tử ADN mạch thẳng. B. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. C. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. D. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. 16: : Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có A. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. B. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. C. số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. 17: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực được thúc đẩy bởi quá trình A. sinh sản cách ly. B. đấu tranh sinh học. C. đấu tranh sinh tồn. D. đột biến và giao phối. 18: sự đa dạng của các giống vật nuôi và cây trồng, là kết quả của quá trình A. chọn lọc các biến dị tổ hợp tự nhiên B. Sử dụng các đột biến nhân tạo C. sử dụng các phương pháp tạo nguồn biến dị và chọn lọc tự nhiên D. con người ngày càng có nhu cầu phong phú và đa dạng về nguồn giống cho trồng trọt và chăn nuôi. 19: Mẹ có kiểu gen X A X a , bố có kiểu gen X A Y, con gái có kiểu gen X A X A X a . Cho biết quá trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng? A. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường và ngược lại B . Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường và ngược lại C. Trong giảm phân I ở bố và mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường. 20: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Lamac, đặc điểm thích nghi này được hình thành do A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. 21: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong một cặp nhiễm sắc thể Tài liệu lưu hành nội bộ trang 2 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến A. lặp đoạn và mất đoạn. B. chuyển đoạn tương hỗ. C. đảo đoạn và lặp đoạn. D. chuyển đoạn và mất đoạn. 22: Phát biểu đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là: A. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các đại phân tử vô cơ có khả năng tự nhân đôi đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp sinh học. B. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học. C. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử vô cơ có khả năng tự nhân đôi. D. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện. 23: Nguyên liệu thứ cấp chủ yếu của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. B. đột biến gen. C. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp. 24: Thực chất của quá trình hình thành loài mới theo thuyết tiền hóa nhỏ là gì? A. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường trong quần thể. B. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước trong quần thể. C. liên quan đặc điểm biến đổi của tỷ lệ các kiểu hình thích nghi hợp lý nhất trong quần thể. D. liên quan đặc điểm biến đổi của tỷ lệ các kiểu gen thích nghi hợp lý nhất trong quần thể. 25: Nhân tố gây đột biến nào sau đây không cùng nhóm với các nhân tố còn lại A. Acridin. B. 5-BU C. A*. D. G*. 26: Phương pháp lai nào Moocgan đã sử dụng rất thành công? A. lai kinh tế. B. lai phân tích. C. lai khác dòng. D. lai thuận nghịch. 27: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Alen A bị đột biến thành alen a với tần số f = 20%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F 1 là: A. 0,36AA : 0,0,3Aa : 0,34aa. B. 0,408AA : 0,144Aa : 0,448aa. C. 0,3744AA : 0,0423Aa : 0,5833aa. D. 0,54AA : 0,3Aa : 0,16aa. 28: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố giao phối có vai trò cung cấp A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. 29: Biến dị tổ hợp A. không làm xuất hiện kiểu hình mới. B. không phải là nguyên liệu của tiến hoá. C. phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố và mẹ.D. chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối. 30: Thể tự đa bội A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính. B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ. C. có 4n nhiễm sắc thể trong tế bào. D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ. 31: Cho cây có kiểu gen ABD/abd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả ba cặp gen có thể được tạo ra là A. 2. B. 1. C. 8. D. 4. 32: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến? A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình. C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình. D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình. 33: Trong 4 loại đơn phân của ARN, hai loại đơn phân có kích thước nhỏ là A. Guanin và Ađênin. B. Uradinin và Xitôzin. C. Ađênin và Uradinin. D. Xitôzin và Ađênin. 34: Alen A: quả ngọt, a: quả chua. khi cho giao phấn giữa cây AAAa x Aaaa. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con như thế nào? A. 35 ngọt: 1 chua B. 11 ngọt: 1 chuaC. 3 ngọt: 1 chua D. 100% ngọt Tài liệu lưu hành nội bộ trang 3 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển 35: Gen B đột biến thành gen b. Khi gen B và gen b cùng tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen B ít hơn so với cho gen b là 30 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen B là A. mất 1 cặp nuclêôtit. B. mất 2 cặp nuclêôtit. C. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit. D . thêm 2 cặp nuclêôtit. 36: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. 37: D ạng sống nào có NST đóng vai trò vật chất di truyền là: A. Virut B. Một số loài vi khuẩn C. Vi khuẩn D. Một số loại virut 38: Gen A có 3600 liên kết hiđrô và có A/G = 2/3. Một đột biến xảy ra làm cho A biến thành a cóchiều dài của gen giảm đi 85Å. Gen a tổng hợp nên phân thử Protein có 400 aa. Kết luận nào sau đây đúng A. quá trình sao mã ban đầu của gen a cho phân tử mARN trưởng thành. B. gen này của Vi khuẩn E.coli. C. gen này có thể gặp ở người D. gen này có ở Virut H5N1 39: Tác nhân A*(A dạng hiếm), khi có mặt trong tế bào gây đột biến dạng A. Thay thế cặp A-T bằng G-X B. Thay thế cặp A-T bằng T-A C. Thay thế cặp G-X bằng A-T D. Thay thế cặp A-T bằng T-A. 40: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò A. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li. B. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc. C. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ. D. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. 41: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền gặp ở nam nhiều hơn ở nữ: A. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. 42: Ở cây hoa liên hình (Primula sinensis), màu sắc hoa được quy định bởi một cặp gen. Cây hoa màu đỏ thuần chủng (kiểu gen RR) trồng ở nhiệt độ 35 o C cho hoa màu trắng, đời sau của cây hoa màu trắng này trồng ở 20 o C thì lại cho hoa màu đỏ; còn cây hoa màu trắng thuần chủng (rr) trồng ở nhiệt độ 35 o C hay 20 o C đều cho hoa màu trắng. Điều này chứng tỏ ở cây hoa liên hình A. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệt độ. B. màu hoa phụ thuộc hoàn toàn vào kiểu gen. C. tính trạng màu hoa không chỉ do gen qui định mà còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường. D. gen R qui định hoa màu đỏ đã đột biến thành gen r qui định hoa màu trắng. 43: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở A. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. B. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể. C. tần số alen và tần số kiểu gen. D. số lượng cá thể và mật độ cá thể. 44: Đặc trưng nào sau đây không phải của quần thể A.sự phân bố của các cá thể trong không gian. B.cấu trúc tuổi, giới tính C. tính đa dạng về loài D. kích thước của quần thể 45: Hiện tượng hoán vị gen làm tăng tính đa dạng ở các loài giao phối vì A. đời lai luôn luôn xuất hiện số loại kiểu hình nhiều và khác so với bố mẹ. B. giảm phân tạo nhiều giao tử, khi thụ tinh tạo nhiều tổ hợp kiểu gen, biểu hiện thành nhiều kiểu hình. C. trong cơ thể có thể đạt tần số hoán vị gen tới 50%. D. trong kỳ đầu I giảm phân tạo giao tử tất cả các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng đồng đã xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo các đoạn tương ứng. 46: Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi Tài liệu lưu hành nội bộ trang 4 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển A. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung) hoặc tương tác át chế. B. hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung) hoặc tương tác cộng gộp. C. hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp hoặc tương tác át chế. D. hai cặp gen liên kết hoàn toàn. 47: Khi cho cơ thể dị hợp tử 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng có quan hệ trội lặn thụ phấn với cơ thể có kiểu hình lặn ở con lai có 2 loại kiểu hình đều chiếm tỉ lệ 40%, hai tính trạng đó di truyền A. liên kết không hoàn toàn. B. liên kết hoàn toàn. C. độc lập. D. tương tác gen. 48: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về diễn thế sinh thái nguyên sinh? A. Trong diễn thế nguyên sinh, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế nguyên sinh, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. 49: Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là A. XX, con đực là XY. B. XY, con đực là XX. C. XO, con đực là XY. D. XX, con đực là XO. 50: Đột biến trong cấu trúc của gen A. đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình. B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình. C. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến. D. biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử 51: Trong một môi trường sống xác định bao gồm tảo lục, vi sinh vật phân huỷ đó là A. quần thể sinh vật. B. quần xã sinh vật. C. hệ sinh thái. D. nhóm sinh vật khác loài. 52: Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, các hoạt động sống. C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí. D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. 53: Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã. B. mức độ lan truyền của vật kí sinh. C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản. D. các cá thể trưởng thành và có khả năng sinh sản. 54: Nhóm sinh vật có mức năng lượng thấp nhất trong một hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ. B. động vật ăn thịt. C. động vật ăn thực vật. D. sinh vật sản xuất. 55: Nhịp sinh học là A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường. B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường. C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường. D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường. 56: nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo khởi động nhịp sinh học ở sinh vật: A. nhiệt độ B. Ánh sáng C. dinh dưỡng D. đấu tranh sinh tồn 57: Lai hai dòng bí ngô thuần chủng quả tròn, thu được F 1 các cây ngô quả dẹt, F 1 giao phấn thu được ở F 2 23 cây quả dài, 206 cây quả dẹt còn lại quả tròn trong tổng số 367 cây. Tính trạng hình dạng quả ngô di truyền theo quy luật nào? A. tương tác cộng gộp B. Tương tác át chế C. tương tác giữa các gen không alen. D. tương tác bổ sung 58. Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng gắn liền với quá trình: A. Quá trình sinh sản B. Quá trình tiến hoá C. Quá trình sinh trưởng D. Quá trình phát triển 59. Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng: A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển của vỏ quả đất B. Sự chuyển đời sống từ nước lên cạn đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hoá C. Sinh giới phát triển theo hướng ngày càng đa dạng, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lí Tài liệu lưu hành nội bộ trang 5 Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển D. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu thường dẫn tới sự biến đổi trước hết là động vật và qua đó ảnh hưởng tới thực vật 60.Hiện tượng khống chế sinh học đã A. làm cho một loài bị tiêu diệt. C. làm cho quần xã chậm phát triển. B.đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. D. mất cân bằng trong quần xã. ----------- HẾT ---------- Tài liệu lưu hành nội bộ trang 6 . Trường THPT NGô Quyền. Luyện thi ĐH-CĐ. 08-09. Đề số VIII Gv: Lê Đức Triển ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 8 Môn: Sinh học Đề gồm: 60 câu Thời gian làm. triển 59. Nhận xét nào dưới đây rút ra từ lịch sử phát triển của sinh vật là không đúng: A. Lịch sử phát triển của sinh vật gắn liền với lịch sử phát triển

Ngày đăng: 29/08/2013, 08:10

Xem thêm: đề thi thu ĐH8.triển

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w