1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích cấu trúc vốn microsoft 2009 2010

7 532 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 175 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY MICROSOLF

IV. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY MICROSOLF 1) TÌNH HÌNH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (đơn vi tính: triệu usd, trích nguồn: http://www.google.com/finance? client=ob&q=NASDAQ:MSFT) 2) phân tích điểm hòa vốn EBIT qua việc phân tích cấu trúc đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thong qua mối quan hệ giữa EBIT và EPS cho ta biết được rằng thu nhập của đòn bẫy tài chính lên thu nhập chủ sỡ hữu nhưng chúng ta không biết được xu hướng của hiện tượng cũng như không biết được với mức EBIT nào đó mà công ty đạt được thì cấu trúc vốn hay mức đòn bẫy nào mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu. để biết được cấu trúc vốn hay mức đòn bẫy nào sẽ mang lại thu nhập cao cho chủ sở hữu chúng ta đi phân tích điểm EBIT hòa vốn: Điểm hòa vốn được xác định như sau: Năm 2009 năm 2010 Chi tiêu 2009 30-6-2010 1. tổng doanh thu 1902200 1603900 2.tổng chi phí 2808300 1945100 3.lơi nhuận trước thuế và lãi vay 936500 1087460 4.lãi vay 48200 46560 5. thuế thu nhập doanh nghiệp 504 263 6. lợi nhuận sau thuế 451800 666200 7. lợi nhuận trước thuế 935996 1040900 EPS hòa vốn = EBIT hòa vốn-R(2009)- T(2009) = EBIT hòa vốn - 47696 Số lượng cổ phần 2009 6256600 EPS hòa vốn = EBIT hòa vốn-R(2010)- T(2010) EBIT hòa vốn-46297 Số lượng cổ phần 2010 6285600 EBIT =349523,0138 * NHẬN XÉT: nếu EBIT của công ty vượt quá điểm hòa vốn( EBIT> 349423,0138) thì công ty nên chọn đòn bẫy tài chính hay cấu trúc vốn năm 2010 bởi vì đòn bẫy tài chính năm 2010 có hiệu quả hơn đòn bẫy tài chính 2009. vì thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ cao hơn nếu chọn cấu trúc vốn như năm 2010 - nếu EBIT của công ty bằng 349423,0138 thì công ty chọn cấu trúc vốn cua năm 2009 hay 2010 là như nhau bởi vì mức độ làm khuyếch đại thu nhập của cả hai cấu trúc vốn đó là như nhau v) PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ TRỊ CÔNG TY 1. lợi ích tấm chắn thuế khi sử dụng đòn bẫy tài chính khi công ty gia tăng nợ thì sẽ làm gia tăng rủi ro tài chính. Nhưng công ty luôn muốn sử dụng nợ vì công ty sẽ nhận được 1 khoảng sinh lời từ tấm chắn thuế( khoảng sinh lời từ thuế suất của lãi vay = lãi vay x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp) khoản sinh lời này cũng chính là khoản lãi vay mà nhà nước trả cho chủ nợ dùm doanh nghiệp vậy ta xem xét cấu trúc vốn hiện tại của công ty microsolf là hợp lý chưa? Dường như đánh giá được tình hình và xem xét chi phí cơ hội mà trong thời gian gần đây, Microsoft đã có những thay đổi trong quyết định tài trợ của mình. • Phát hành 2 tỷ đô la thương phiếu trong đơn đề nghị cho phép phát hành đến 6 tỷ đô la thương phiếu. • Năm 2008, Microsoft lần đầu tiên nghĩ đến chuyện vay nợ để tài trợ cho việc mua lại Yahoo!. Đã có lúc, Microsoft định giá Yahoo! lên đến 47.1 tỷ USD, và tuyên bố rằng sẽ trả một nửa bằng tiền mặt, một nửa bằng cổ phiếu nếu thương vụ thành công. Cho dù lúc này, lượng tiền mặt của Microsoft đủ cho công ty tiến hành chi trả cho việc mua lại, nhưng CFO của Microsoft đã tuyên bố rằng sẽ tài trợ bằng phát hành nợ. Dù thương vụ với Yahoo! thất bại, nhưng 11/5/2009, Microsoft đã lần đầu tiên phát hành trái phiếu ra bên ngoài với giá trị ước tính là 3.75 tỷ USD để mua lại 40 tỷ USD cổ phần. Nguyên nhân là những điều kiện khách quan từ thị trường • Giá cổ phần rẻ: giá cổ phần của Microsoft vào khoảng giữa tháng 5 năm 2009 khoảng 20USD/ cổ phần, trong khi giá cao nhất trong năm 2007 lên đến 37.5 USD / cổ phần. • Dòng tiền chuyển về từ nước ngoài chiếm 1 tỷ trọng lớn trong dòng tiền hoạt động của Microsoft. Do đó, nếu hoạt động của công ty mẹ ở Mỹ có thể được tài trợ bằng nợ vay sẽ tránh việc chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về nước, do đó tránh được thuế tiểu bang đánh trên phần lợi nhuận này. • Lãi suất cho vay thấp: Lãi suất của Mỹ giảm liên tục trong thời gian qua, do đó nếu di vay vào thời điểm này, chi phí lãi vay mà Microsoft gánh chịu là tương đối thấp. Thời gian Lãi suất 12-16-2008 0.250 % 10-29-2008 1.000 % 10-08-2008 1.500 % 04-30-2008 2.000 % 03-18-2008 2.250 % 01-30-2008 3.000 % 01-22-2008 3.500 % 12-11-2007 4.250 % 10-31-2007 4.500 % 09-18-2007 4.750 % Bảng 6: lãi suất cơ bản của Fed 9/2007 – 12/2008 (Nguồn: www.federalreserve.gov) • Thêm một câu hỏi đặt ra là vay nợ trong thời kỳ khủng hoảng chưa thật sự kết thúc liệu có nguy hiểm không? Công nghệ thông tin là một trong những ngành có thành tích hoạt động tốt nhất trong thời kỳ khủng hoảng. Trong thời kỳ này, các công ty sẽ cắt giảm nhân công để giảm chi phí và để đảm bảo năng suất lao động, họ sẽ thay nhân công bằng công nghệ, mà cụ thể là chips hay các phần mềm … do đó doanh thu của Microsoft trong thời kỳ này lại tăng. Việc thay thế các phần mềm vừa giúp doanh nghiệp cắt giảm tiền lương công nhân, vừa giúp họ giảm một khoảng lớn chi phí về phúc lợi xã hội cho công nhân viên, nên việc thay đổi công nghệ thường là một lựa chọn cho các doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng. Nguyên nhân xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp Đây là giai đoạn Microsoft đã phát triển tương đối ổn định, cụ thể: • Doanh thu tăng đều Biểu đồ 1: Doanh thu của Microsoft giai đoạn 2002 -2008 • Dòng tiền hoạt động ổn định, không biến động lớn, trừ việc tăng mạnh ở năm 2008 như đã giải thích ở trên. Biểu đồ 2: Dòng tiền của Microsoft giai đoạn 2002 -2008 • Thị phần: chiếm thị phần lớn trong các lĩnh vực cạnh tranh chủ chốt. Biểu đồ 3: Thị phần 2 sản phẩm chính của Microsoft: Internet Explorer và hệ điều hành Windows (Tổng hợp từ Internet) Rõ ràng trong giai đoạn này, Microsoft đã có 1 vị thế nhất định trên thị trường, khi chiếm một thị phần lớn cũng như doanh thu tăng ổn định. Cũng có thể nói doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn sung mãn, do vậy, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đã giảm đáng kể. Nếu so với các năm trước khi doanh nghiệp mới khởi sự và bắt đầu tăng trưởng, thì đây là thời điểm hợp lý để Microsoft vay nợ. Một vài ý kiến cho rằng, cách đây khoảng 2- 3 năm Microsoft đã có được một dòng tiền và doanh thu tương đối ổn định, vậy tại sao lúc đó không đi vay nợ? • Thật ra, Microsoft đã đi vay nợ từ trước bằng cách phát hành 2 tỉ thương phiếu. Hành động này không chỉ cho thấy Microsoft đang thực hiện vay nợ mà nó còn thể hiện “chủ ý thăm dò thị trường’ của Microsoft trước khi có những quyết định xa hơn liên quan đến CTV. • Công ty chọn năm 2009 để phát hành trái phiếu chứ không phải những năm trước có thể là do những phản hồi có lợi từ việc phát hành thương phiếu. Bên cạnh đó, Microsoft cũng không muốn mạo hiểm phát hành trái phiếu quá sớm vào khoảng 2-3 năm trước vì họ là công ty đi đầu và mở đường trong ngành công nghệ thông tin. Do vậy, cho dù số liệu cho thấy công ty có thể đã dần chuyển qua giai đoạn sung mãn, nhưng không có một cơ sở, một chuẩn mực nào để công ty có thể dùng để so sánh xem rủi ro kinh doanh của mình lúc này liệu có nên đi vay nợ chưa, đặc biệt là Microsoft lại theo đuổi một cấu trúc vốn bảo thủ. Do đó, để tối thiểu hóa rủi ro công ty đã không vay nợ sớm. KẾT LUẬN Với một cấu trúc vốn khá đặc biệt, không sử dụng nợ, Microsoft đã gây nên nhiều tranh cãi về tính tối ưu trong cấu trúc vốn của nó. Rõ ràng việc xác định cấu trúc vốn như thế nào là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị doanh nghiệp, và theo nhiều lý thuyết thì một cấu trúc vốn tối ưu nên có sự kết hợp giữa vốn cổ phần thường và mức vay nợ hợp lý. Từ bài học của Microsoft có thể thấy các giám đốc tài chính không nên quá bảo thủ khi mà công ty có đủ điều kiện để thực hiện vay nợ và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trường hợp của Microsoft cũng chỉ ra rằng, một cấu trúc vốn không nhất thiết phải là tối ưu mà chỉ cần ở mức độ là cấu trúc vốn hợp lý (dù có đôi chút bảo thủ) thì vẫn có thể giúp doanh nghiệp ăn nên làm ra và gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Thông qua bài nghiên cứu về trường hợp của Microsoft, chúng tôi có một câu hỏi nhỏ muốn được cùng bàn luận, liệu có nhất thiết phải theo đuổi cấu trúc vốn tối ưu hay không khi mà với cấu trúc vốn hiện tại, công ty đang tạo nên được những bước tăng trưởng tốt? Hy vọng, những bài nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này sẽ giải quyết giúp chúng tôi câu hỏi này. • . hòa vốn = EBIT hòa vốn- R (2009) - T (2009) = EBIT hòa vốn - 47696 Số lượng cổ phần 2009 6256600 EPS hòa vốn = EBIT hòa vốn- R (2010) - T (2010) EBIT hòa vốn- 46297. cho chủ sở hữu chúng ta đi phân tích điểm EBIT hòa vốn: Điểm hòa vốn được xác định như sau: Năm 2009 năm 2010 Chi tiêu 2009 30-6 -2010 1. tổng doanh thu 1902200

Ngày đăng: 28/08/2013, 14:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY MICROSOLF - Phân tích cấu trúc vốn microsoft 2009 2010
VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY MICROSOLF (Trang 1)
1) TÌNH HÌNH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM - Phân tích cấu trúc vốn microsoft 2009 2010
1 TÌNH HÌNH VÀ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM (Trang 1)
Bảng 6: lãi suất cơ bản của Fed 9/2007 – 12/2008 (Nguồn: www.federalreserve.gov) - Phân tích cấu trúc vốn microsoft 2009 2010
Bảng 6 lãi suất cơ bản của Fed 9/2007 – 12/2008 (Nguồn: www.federalreserve.gov) (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w