1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys Grandis (Luận văn thạc sĩ)

71 226 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys GrandisNghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa đất lớn Heosymys Grandis

Trang 2

Thái Nguyên - 2018

Trang 3

Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thu Quyên

Trang 4

Thái Nguyên - 2018

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào Mọi

sự giúp đỡ đều được cảm ơn Các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Lương Xuân Hồng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp Tôi đã

nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thu Quyên -

Giảng viên Khoa Chăn nuôi thú y Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Chăn nuôi thú y; cùng tập thể các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội và Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Hà Nội, các cán bộ viên chức của 02 Trung tâm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi người thân trong gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ

Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất./

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018

Tác giả

Lương Xuân Hồng

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 3

1.1.1 Đặc điểm sinh học của loài rùa 3

1.1.2 Giá trị khoa học và thực tiễn các loài rùa 6

1.1.3 Ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của Rùa 7

1.1.4 Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rùa của Việt Nam 8

1.1.5 Giới thiệu chung về rùa Đất lớn 10

1.1.6 Kỹ thuật nhân nuôi rùa 11

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về rùa 15

1.2.1 Tình hình nghiên cứu các loài rùa trên thế giới 15

1.2.2 Tình hình nghiên cứu các loài rùa ở Việt Nam 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 20

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 20

Trang 8

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 20

2.2 Nội dung nghiên cứu 20

2.3 Phương pháp nghiên cứu 20

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ đề xuất một số giải pháp trong chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo tồn rùa Đất lớn 25

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu 25

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

3.1 Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học của rùa Đất lớn 26

3.1.1 Đặc điểm nhận biết rùa Đất lớn (Heosemys grandis) 26

3.1.2 Thức ăn của rùa Đất lớn 28

3.2 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các cá thể rùa Đất lớn 31

3.2.1 Sinh trưởng tích lũy của rùa Đất lớn qua các tháng theo dõi 31

3.2.2 Sinh trưởng tuyệt đối của rùa Đất lớn qua các tháng theo dõi 33

3.2.3 Mối tương quan giữa kích thước mai và khối lượng cơ thể 35

3.2.4 Lượng thức ăn tiêu thụ của rùa Đất lớn 39

3.2.5 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của rùa Đất lớn 43

3.3 Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng của rùa non 46

3.3.1 Khối lượng rùa non qua các tháng cân 46

3.3.2 Kích thước các chiều đo mai rùa non 46

3.4 Đề xuất một số ý kiến cho công tác bào tồn rùa 48

3.4.1 Trong nhận biết 49

3.4.2 Trong chăn nuôi rùa Đất lớn 49

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52

1 Kết luận 52

2 Kiến nghị 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 9

DANH MỤC CÁC KÝ HỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐTN : Bắt đầu thí nghiệm

CITES : Convention on International Trade in Endangered Species of

Wild Fauna and Flora

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm nhận biết rùa Đất lớn thông qua hình dáng bên ngoài

Sự khác biệt của rùa Đất lớn với một số loài rùa khác 27

Bảng 3.2 Danh mục thức ăn của rùa Đất lớn (Heosemys grandis) 29

Bảng 3.3 Khối lượng của các cá thể rùa Đất lớn qua các tháng theo dõi 31

Bảng 3.4 Sinh trưởng tuyệt đối của rùa Đất lớn qua các tháng theo dõi (g/con/tháng) 34

Bảng 3.5 Kích thước các chiều đo của rùa Đất lớn (rùa cái) 35

Bảng 3.6 Kích thước các chiều đo của rùa Đất lớn (rùa đực) 37

Bảng 3.7 Mô hình tương quan khối lượng cơ thể và độ dài mai rùa cái 38

Bảng 3.8 Mô hình tương quan khối lượng cơ thể và độ dài mai rùa đực 39

Bảng 3.9 Khả năng thu nhận thức ăn của rùa rùa Đất lớn 40

Bảng 3.10 Tiêu tốn thức ăn của rùa Đất lớn (kg) 42

Bảng 3.11 Năng suất và khối lượng trứng của rùa Đất lớn trong thời gian theo dõi 43

Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu hình thái trứng của rùa Đất lớn 45

Bảng 3.13 Khối lượng của rùa non qua các kỳ cân (g) 46

Bảng 3.14 Kích thước một số chiều đo của rùa con qua các giai đoạn 43

Trang 11

những năm gần đây, việc săn bắt, buôn bán trái phép rùa Đất lớn (Heosemys

grandis) ngày càng gia tăng và trở nên thịnh hành ở khu vực Châu Á Ở Việt

Nam, rùa Đất lớn (Heosemys grandis) chủ yếu được vận chuyển đến thị

trường thực phẩm Trung Quốc; nhằm phục vụ nhu cầu về thức ăn, thuốc chữa bệnh và nuôi rùa làm cảnh của người dân Điều này đang đe dọa đến sự tồn tại cũng như khiến cho số lượng của chúng ở trong tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ bị tuyệt chủng Một nguyên nhân khác khiến cho rùa Đất

lớn (Heosemys grandis) trong tự nhiên bị phân tán và suy giảm là do sự tàn

phá rừng, khiến cho loài rùa thiếu môi trường sống thích hợp Ở Việt Nam, để

bảo vệ loài rùa Đất lớn (Heosemys grandis) khỏi nguy cơ suy giảm và tuyệt

diệt, rùa Đất lớn đã được xếp vào nhóm IIB theo Nghị định số

32/2006/NĐ-CP [4] Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007)[2], rùa Đất lớn đang ở mức độ đe dọa bậc EN (sắp nguy cấp); theo Công ước CITES mức độ đe dọa là bậc II và theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP [5] xếp vào Phụ lục 2

Trong số các phương pháp tiếp cận để bảo tồn rùa hiện nay, mô hình bảo tồn chuyển vị đang là một xu hướng được áp dụng ở nhiều nơi với nhiều hình thức khác nhau như thành lập các Trung tâm cứu hộ, bảo tồn rùa; các Trung tâm này tiếp nhận các cá thể rùa từ các vụ buôn bán bất hợp pháp, sau đó gây nuôi và thả về tự nhiên tùy thuộc vào mức độ bảo tồn của Trung tâm

Trang 12

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đối với công tác bảo tồn rùa, là sự hạn chế hiểu biết về các đặc điểm sinh học, sinh trưởng, sinh sản của các loài rùa trong điều kiện nuôi nhốt Việc bổ sung các kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh trưởng, sinh sản của các loài rùa trong điều kiện nuôi nhốt là rất cần thiết

và sẽ giúp ích rất lớn cho công tác bảo tồn rùa tại các Trung tâm trong thời gian lâu dài

Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của Trung tâm Cứu hộ động vât hoang dã Hà Nội nói riêng và các Trung tâm bảo tồn rùa trên cả nước nói chung, chúng tôi

tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng

và sinh sản của rùa Đất lớn (Heosemys grandis)

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài góp phần bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt ở Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học

2.2 Mục tiêu cụ thể

Nhằm mục đích khám phá, phát hiện một số đặc điểm sinh học, sinh

trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn (Heosemys grandis) Từ đó có luận chứng

khoa học chứng minh rùa Đất lớn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường với thời tiết, khí hậu của các tỉnh phía Bắc

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Cung cấp các thông tin khoa học mới về rùa Đất lớn ở Việt Nam Làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã nói chung và rùa cạn nói riêng

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Đặc điểm sinh học của loài rùa

Theo Nguyễn Văn Sáng và cs, (2005) [21]; Bộ rùa (Testudinata) bao

gồm các loài bò sát quen thuộc với nhiều dân tộc trên thế giới Trên thế giới

có khoảng 300 loài rùa; trong đó Châu Á có khoảng 90 loài, chiếm 1/3 tổng

số rùa trên thế giới Việt Nam có 30 loài, trong đó có 25 loại rùa cạn và rùa nước ngọt, 05 loại rùa biển Có một số loài đặc hữu như: Rùa hộp ba vạch

(Cuora triffasciata), Rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifron)… Việt Nam là

một trong những điểm có tính đa dạng loài rùa cao, có nhiều loại quý hiếm Loài rùa nói chung có những đặc điểm như sau:

1.1.1.1 Tập tính sinh thái của loài rùa

Theo Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, (2010) [12]); loài rùa là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao, đặc biệt là loài rùa biển, nếu ở môi trường thuận lợi chúng có thể sống vài trăm năm Rùa có khả năng chịu đựng kham khổ tốt so với các loài động vật khác, một phần là do cấu tạo cơ thể của rùa thường có dạng hộp, chân nằm ngang, khi di chuyển bụng vẫn sát mặt đất, vì vậy khả năng di chuyển để kiếm mồi bị hạn chế, cũng chính vì lý

do này mà rùa nhiều khi bị đói và có khả năng nhịn đói trong một thời gian ngắn Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ ăn thật nhiều để tạo nguồn năng lượng dự trữ dồi dào, không cử động, để cho hoạt động chuyển hóa thức ăn giảm đến mức nhỏ nhất

Rùa là động vật biến nhiệt, nhiệt độ trong cơ thể của rùa có sự thay đổi tùy theo sự thay đổi của nhiệt độ môi trường xung quanh Rùa thường thích

Trang 14

hợp với nhiệt độ nóng ẩm, khi nhiệt độ môi trường giảm xuống thấp; một số loài rùa có khả năng ngủ đông để chống rét, tuy nhiên không phải loài rùa nào cũng ngủ đông để tránh rét

Mai rùa rất cứng: Do thay đổi của khí hậu và quá trình hình thành, mai rùa trở lên rắn chắc, để bảo vệ ngũ tạng và tránh được sự thoát hơi nước Vì vậy khi bị tấn công; rùa thường co đầu, đuôi, bốn chân vào mai để phòng vệ

1.1.1.2 Đặc tính kiếm ăn

Ở môi trường tự nhiên, rùa chủ yếu ăn các loại động vật như: côn trùng, tôm tép, cua, cá Còn khi nuôi, chúng thích ăn những con vật đã bắt đầu ươn thối; chúng ăn cả chuối, rau các loại, lúc ăn rùa thường có tập tính tranh cướp mồi Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của rùa Mùa hè rùa thường ăn rất khỏe, lượng thức ăn ăn vào bằng 2% – 5 % khối lượng cơ thể Còn vào mùa đông từ tháng 12 đến tháng 3, thời tiết lạnh rét thì lượng thức ăn thu nhận vào chỉ bằng 01% - 03% khối lượng của cơ thể; đôi khi thời thiết quá lạnh dưới 15°C, chúng có thể không ăn Đặc biệt, rùa có khả năng chịu đói rất tốt

Rùa không có hành vi tấn công kẻ thù; lúc gặp địch chúng chỉ trốn vào trong hang hay lặn xuống nước, chui vào bụi rậm, co rụt đầu lại để lẩn trốn kẻ thù (Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, 2010 [12])

1.1.1.3 Quá trình sinh trưởng và phát triển của rùa

Rùa là loại động vật có khả năng sinh trưởng rất chậm, quá trình sinh trưởng và phát triển liên quan chặt chẽ đến điều kiện môi trường như: thời tiết, nhiệt độ, chất lượng thức ăn

Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, (2010) [12] nghiên cứu và cho biết: rùa nuôi trong môi trường nuôi nhốt, một năm chúng chỉ có thể tăng thêm được 100 – 200g/con/ năm Nếu rùa được nuôi và cho ăn đầy đủ thức

ăn, thì khả năng tăng khối lượng có thể tăng lên khoảng 300 g/con/năm

Trang 15

Vào thời điểm tháng 4 - 11 là thời điểm rùa lớn nhanh nhất, vì thời điểm này nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng từ 25-28°C, thích hợp cho sự phát triển cũng như giúp cho rùa có khả năng ăn nhiều hơn Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 100C, khả năng thu nhận thức ăn của chúng giảm; dẫn đến rùa sinh trưởng chậm, tăng khối lượng cơ thể ít

Giới tính cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rùa Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, thì con đực sẽ lớn nhanh hơn con cái (Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, 2010 [12])

1.1.1.4 Quá trình sinh sản của rùa

Hình thức đẻ trứng của rùa: Tất cả các loài rùa thường đẻ trứng ở trên cạn Rùa đẻ trứng bằng cách bới cát hoặc bùn để vùi trứng trong đó Tùy theo mỗi loài, số lượng trứng đẻ ra có thể từ 01- 15 quả Mùa sinh sản của rùa thường vào dịp cuối mùa xuân, đầu mùa thu Rùa thường đẻ vào những ngày trời mưa Đặc biệt rùa đẻ nhiều vào những ngày mưa to, có nhiều sấm chớp Khi đẻ xong, rùa thường bò xuống ở nơi gần nhất để nghỉ và giữ trứng; nhân dân ta gọi là rùa “ấp bóng”

Vào mùa sinh sản, mỗi rùa mẹ có thể đẻ trung bình 05 ổ trứng, rùa mẹ đẻ sau 5 -7 ngày lại tiếp tục giao phối

Khi đẻ, trứng được xếp từ đáy lên miệng lỗ, lúc mới đẻ trứng thường dính vào nhau, vỏ hơi mềm Nhiệt độ thích hợp cho rùa đẻ là từ 25 – 320C Sau đó, trên 80% số trứng trong mỗi lứa đẻ của rùa nở thành con Trứng được

nở ra nhờ sức nóng của mặt trời, ấp nở thành rùa con Rùa con khi vừa nở ra, chúng đã tìm cách bò xuống nước Một con rùa phải mất từ 10 - 20 năm để tới giai đoạn trưởng thành, nhưng cứ 1000 cá thể rùa mới có một con sống sót đến giai đoạn trưởng thành Ở ngoài tự nhiên, tỷ lệ sống sót của rùa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành rất thấp, chỉ từ 1% - 10%

Sung và cs (2016) [31], cũng nghiên cứu về rùa Đất lớn và cho biết: rùa Đất lớn bắt đầu đẻ vào tháng 7, tháng 8; mỗi lần đẻ từ 1 – 6 trứng Và tác giả

Trang 16

đã đem số trứng này thí nghiệm trong ấp nhân tạo và cho thấy ở nhiệt độ 23,30C, ẩm độ 90% – 95% là nhiệt độ thích hợp để ấp trứng rùa, thời gian ấp trứng rùa bằng phương pháp ấp trứng nhân tạo, trung bình là 102 ngày

Đặc biệt loài rùa có thể kéo dài thời gian thụ tinh tới 06 tháng; nên khi cho rùa đẻ, thì tỷ lệ con đực thường ít hơn con cái Ngoài ra, nhiệt độ môi trường còn quyết định đến giới tính của rùa con, ở nhiệt độ từ 25 – 270C sẽ cho con cái, nhiệt độ cao hơn từ 28 - 32°C sẽ cho con đực Nếu cao hơn 32°C trứng sẽ bị hỏng (Tim McCormack, 2013) [3 ] Bởi vậy, các nhà khoa học đã biết cách tận dụng đặc tính này để điều chỉnh số lượng của rùa nở theo giới tính bằng nhiệt độ

* Một số điểm đặc biệt của rùa

Rùa có thể thay đổi thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường thay đổi Thân nhiệt của rùa thay đổi từ từ và thường theo sau nhiệt độ của không khí Vì vậy rùa được xếp vào loài động vật biến nhiệt

Chúng thường sống ở đáy sông, đầm hồ, ao; có thể bơi dưới nước hàng giờ, do vùng họng của rùa có nhiều mạch máu

Rùa là loài phàm ăn nhưng chậm lớn Chúng hô hấp bằng phổi, thích chui vào các hang hốc ở kè bờ đá Ban đêm yên tĩnh, rùa hay lên bờ; còn ban ngày chúng nhô đầu lên mặt nước để lấy không khí, đôi khi bò lên bờ

Loài rùa có tính hung dữ như nhiều loài động vật ăn thịt khác, nhưng lại nhút nhát Khi có tiếng động hay có bóng người và súc vật đi qua, chúng thường lẩn trốn Khi đói chúng có thể ăn thịt lẫn nhau, có khi một con chảy máu thì các con khác xúm lại cắn xé lẫn nhau

1.1.2 Giá trị khoa học và thực tiễn các loài rùa

Hầu hết các loài rùa được sử dụng làm thực phẩm phục vụ cho nhu cầu

của con người, trong đó rùa mai mềm (Trionychidae) được ưa chuộng hơn

Rùa được sử dụng để làm thuốc, đặc biệt đối với người Trung Quốc và những người chịu ảnh hưởng của quan niệm Trung Quốc Trứng rùa được dùng chủ

Trang 17

yếu làm chất kích dục, máu rùa thì nổi tiếng làm tăng năng lượng và chất đạm, mai rùa được sử dụng làm nhiều loại thuốc khác hoặc làm phụ gia cho việc nấu cao động vật

Rùa được nuôi làm cảnh ở một số nước Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nước Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc Ngày nay, có một số loài nhờ

nuôi làm cảnh mà mở rộng vùng phân bố như rùa Tai đỏ (Trachemys

scripta elegans) Loài này có nguồn gốc ở Châu Mỹ, nhưng đến nay

phân bố hầu khắp ở các nơi trên thế giới; hiện nay vẫn chưa ai biết rõ giá trị của loài rùa này

Trong quan niệm của người Việt Nam hàng ngàn đời nay, con rùa mang biểu tượng thần thánh, linh thiêng và đã đi vào những câu chuyện thần thoại

1.1.3 Ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển của Rùa

Nghiên cứu về rùa Đất lớn cho thấy: rùa Đất lớn thường phân bố ở một

số nước thuộc khu vực Đông Nam Á, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, quanh năm ấm áp và có lượng mưa lớn như Campuchia; Lào; Malaysia; Myanma và Thái lan (Hendrie và Bùi Đăng Phan, 2002 [11]) Công trình nghiên cứu về hoạt động trên cạn và sự biến động số lượng quần thể của rùa sống ở nước, đã đưa ra được ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến các hoạt động của rùa, mà cụ thể là ảnh hưởng của nhân tố nhiệt độ và lượng mưa tới hoạt động kiếm ăn, di chuyển,…là nguyên nhân dẫn đến biến động về số lượng cá thể rùa (Gibbons, 1982 [29])

Nghiên cứu về nhiệt độ của ổ trứng trong môi trường tự nhiên của 2 loài

rùa đầm, có cùng khu vực phân bố là Kinosternon subrubrum và loài

Pseudemys floridana đã chứng minh con cái lựa chọn nơi đẻ trứng thích hợp

bị chi phối bởi nhiệt độ để có điều kiện thuận lợi cho trứng nở Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhiệt độ ổ trứng phụ thuộc vào 4 nhân tố là: kết cấu đất, độ dốc mặt đất, độ ẩm mặt đất và lượng nhiệt mặt trời chiếu xuống ổ trứng Tuy

Trang 18

nhiên, trong thực tế có nhiều yếu tố chi phối đến điều kiện để trứng nở, cũng như nơi con cái lựa chọn để đẻ trứng như: thảm mục nơi ổ trứng, độ ẩm,

giàu Đến ngày 31/12/2015 (theo công bố tại Quyết định số

3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Việt

Nam còn tổng cộng 14.61.856 ha rừng (rừng đặc dụng 2.106.051 ha; rừng Phòng hộ 4.462.635 ha; rừng Sản xuất 6.668.202 ha; rừng ngoài quy hoạch các loại rừng là 824.968 ha) Trong đó 7/25 loài rùa sống trong các khu rừng

bị tác động Do đó, mất rừng là đã mất đi môi trường sống tự nhiên của rùa Khai thác bừa bãi cát ven sông cũng là nguyên nhân làm mất đi nơi sinh

đẻ của loài rùa Các hoạt động đánh bắt cá cũng ảnh hướng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài rùa

Do ô nhiễn môi trường: chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính, mưa axit… Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thoái khu

hệ rùa nói riêng và động vật hoang dã nói chung

1.1.4.2 Do buôn bán trái phép

Đây là nguyên nhân chính suy giảm khu hệ rùa nói riêng và động vật hoang dã nói chung Rùa được buôn bán sang Trung Quốc làm thức ăn, làm

Trang 19

thuốc; đặc biệt từ những năm 1980 đến năm 1990, rùa ở Việt Nam được bán sang Trung Quốc với số lượng lớn, ước tính mỗi ngày hơn 1 tấn rùa được vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc Hàng năm ước tính có tổng số 10.000 tấn rùa bị buôn bán và vận chuyển trong khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam chiếm một số lượng không nhỏ

1.1.4.3 Do đặc điểm sinh học của loài rùa

Rùa sinh trưởng và phát triển rất chậm Chúng cần ít nhất 05 năm để có thể trưởng thành và sinh sản được Về đặc điểm sinh sản của chúng, số trứng/lứa ít, có loài chỉ 01-02 quả/lứa, tỷ lệ nở ngoài tự nhiên thấp, nên khả năng phục hồi khu hệ rùa trong điều kiện tự nhiên hiện nay là rất khó khăn Rùa là loài di chuyển chậm; nên khả năng trốn tránh kẻ thù rất khó khăn, dẫn đến dễ bị tiêu diệt

1.1.4.4 Do hệ thống chính sách pháp luật và quá trình thực thi pháp luật

Hệ thống chính sách chưa sát với tình hình thực tế của nhiều loài Có nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhưng chưa được đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật Lực lượng thực thi còn nhiều hạn chế; do thiếu thốn về trang thiết bị, do hạn chế về quyền lực, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ còn yếu; nên một số trường hợp khi bắt được các vụ buôn bán và vận chuyển trái phép chưa phân biệt được loài gì, không biết cách sơ cứu, chăm sóc tạm thời, do đó để xảy ra trường hợp chết hàng loại Mặt khác chưa nắm rõ được quy chế quản lý bảo vệ với từng loài, nên rất khó khăn trong việc đưa ra các hình thức xử phạt hợp lý Bên cạnh đó, một số không nhỏ các cán bộ thực thi pháp luật còn tiếp tay cho bọn buôn lậu và lâm tặc để buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã

Do pháp luật chưa đến được với người dân, nên họ chưa ý thức được những việc làm trái pháp luật của mình Hơn nữa có những trường hợp người

Trang 20

dân đã hiểu biết về pháp luật, nhưng họ vẫn làm trái pháp luật vì không có cách nào khác để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình

Do vậy, để bảo tồn thành công các loài động vật hoang dã nói chung và loài rùa nói riêng, phải đồng thời bảo vệ môi trường sống của chúng ta, ngăn chặn kịp thời tình trạng buôn bán trái phép, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt những người dân ở gần rừng, có cuộc sống phụ thuộc vào rừng

1.1.5 Giới thiệu chung về rùa Đất lớn

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt

Nam (2007) [2], rùa Đất lớn (Heosemys grandis) thuộc họ rùa đầm Emydidae;

Bộ rùa Testudinata; Lớp (nhóm) Bò sát (Reptilia), chúng có một số đặc điểm sau:

+ Đặc điểm nhận dạng:

Cỡ lớn, chiều dài mai

tới 400mm Mai cao, có 1 gờ

sống lưng Bờ sau mai có

răng cưa rõ Đặc biệt, tấm

bìa 1 thường có góc lồi khỏi

bờ mai rõ ràng và có hình

tam giác Bờ trước yếm gần

như thẳng, bờ sau yếm

khuyết Đuôi rất ngắn, mai

rùa màu nâu thẫm Yếm màu

Trang 21

+ Sinh học, sinh thái:

Rùa sống ở ao, sông,

suối, đầm lầy có nước chảy

chậm trên nhiều địa hình có

độ cao khác nhau Thức ăn

của chúng là quả, thực vật

thuỷ sinh và động vật nhỏ,

trong điều kiện nuôi chúng

rất thích ăn chuối chín Rùa

Thế giới: Lào, Campuchia,

Thái Lan, Mianma, Malaysia

+ Giá trị:

Rùa có nhiều giá trị về nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ Rùa còn được nuôi ở những nơi vui chơi giải trí như công viên, vườn động vật giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái

1.1.6 Kỹ thuật nhân nuôi rùa

Trang 22

trưởng thành trong các nhóm sinh sản hoặc được chia thành các ngăn nhỏ cho những đôi được ghép cặp sinh sản bằng các vách ngăn

+ Chu vi hàng rào:

Hàng rào liền một dãy, cao 2,5 m và phía trên có dây thép gai hoặc lưới sắc, bê tông và cột thép dựng cách nhau 2m sẽ để đảm bảo công tác an ninh Chân hàng rào nên chôn sâu 10-15cm, nhằm hạn chế động vật hoặc con người đào bới bên dưới, tránh việc rùa thoát ra ngoài

+ Hệ thống tưới nước: Cần bố trí hệ thống phun nước để làm mát chuồng

khi thời tiết khô hoặc quá nóng

+ Hệ thống thoát nước: có hệ thống thoát nước hoặc sử dụng vòi để xả nước bẩn ra hệ thống thoát nước

* Xây dựng chuồng nuôi rùa Đất lớn (Heosemys grandis) con:

Đối với chuồng nuôi rùa Đất lớn (Heosemys grandis) con, cơ bản như

kích thước chuồng nuôi rùa bố mẹ (6m x 14m với chiều cao 2,5 m) để thuận tiện cho công tác chăm sóc Tuy nhiên chuồng nuôi rùa con cần sử dụng loại lưới nhỏ từ 10mm đến 20mm, để đảm bảo rùa con không thoát ra ngoài và không bị chuột chui vào, nhưng vẫn đảm bảo công tác an ninh

1.2.6.2 Chăm sóc trứng

- Thời gian giao phối và để trứng:

Hàng ngày phải quan sát thời điểm giao phối và đẻ trứng của rùa Đặc biệt dựa vào đặc điểm chung của loài rùa, thì rùa thường giao phối và đẻ trứng vào khoảng thời gian từ chập tối và kéo dài đến đêm Nếu thấy rùa đào

hố thì cần ghi chép lại, rồi sáng hôm sau quay lại đào lấy trứng đem ấp

- Quá trình ấp trứng và nở:

+ Thu trứng:

Khi tìm thấy trứng trong chuồng nuôi Ta cố gắng gạt bỏ đất và lá phủ lên trứng một cách cẩn thận khi thu lượm Dùng thìa để gạt đất cứng Tuyệt đối không được lật trứng, để tránh làm chết phôi rùa Trước khi lấy trứng khỏi

Trang 23

tổ, lấy bút chì mềm đánh dấu X vào chỗ nhô cao nhất của quả trứng để định hướng của trứng trong tổ Trong suốt thời gian còn lại xử lý trứng từ tổ vào hộp, các quả trứng luôn phải giữ nguyên hướng nằm (dấu X ở trên cùng) Trong quá trình thu trứng, hộp đặt trứng tạm thời bao giờ cũng phải có lớp giá thể lót dưới phù hợp để chuyển trứng vào phòng ấp

Đối với trứng rùa sau khi thu được, phải viết thông tin một cách cẩn thận lên vỏ trứng như: tên loài; ngày tìm thấy trứng; chuồng; số thứ tự trứng trong ổ (hoặc có thể tìm cách đánh dấu thông tin của từng quả trứng trong trường hợp không viết được lên vỏ trứng), phải làm cẩn thận tránh sự nhầm lẫn giữa các ổ

+ Ấp trứng: Có 2 cách để ấp trứng rùa, đó là áp dụng phương pháp ấp trứng tại chỗ hoặc phương pháp ấp trứng bằng máy ấp nhân tạo

Ấp trứng trong chuồng rùa trưởng thành, nhưng đặt trong lồng có lưới ngăn để bảo vệ trứng và rùa mới nở khỏi chuột và các loài ăn thịt ; cũng như tránh các tổn thương vô tình do những cá thể rùa lớn trong chuồng gây ra Trứng phải được bảo quản nguyên trạng như khi chúng được phát hiện

Cứ hai ngày xịt nước (dạng sương mù) lên lá khô một lần để tạo độ

ẩm cao trong lồng ấp Bên ngoài chuồng cũng phủ thực vật để bổ sung nếu

lá khô bị mục hoặc bị mối ăn mất Theo phương pháp này, trứng được ấp trong môi trường gần với tự nhiên nhất, nhiệt độ được duy trì ổn định dưới 30°C nhờ lớp lá phủ Phương pháp này có thể sử dụng khi không có máy

ấp công nghệ cao hoặc mất điện thường xuyên

Khi sử dụng phương pháp ấp này, cần kiểm tra trứng và nhiệt độ trong chuồng thường xuyên Ghi chép lại các thông số nhiệt độ, độ ẩm hàng ngày Trong quá trình ấp trứng, cần phải soi trứng để kiểm tra xem trứng có được thụ tinh hay không Nếu trứng được thụ tinh thì dây chằng sẽ hình thành trong vài ngày đầu tiên, tạo thành một vạch trắng ở giữa vỏ trứng và dần lan

Trang 24

rộng bao phủ cả quả trứng hoặc có thể cầm trứng soi dưới ánh sáng rõ Làm như vậy có thể quan sát được sự phát triển của phôi rùa

1.2.6.3 Kỹ thuật chăm sóc

+ Thức ăn cho rùa :

Rùa Đất lớn (Heosemys grandis) thường ăn 03 loại thức ăn sau:

- Thức ăn động vật tươi sống: Cá tươi, tôm tươi; ốc vặn, ốc đồng; giun đất, nhộng tằm

- Thức ăn động vật khô: Cá khô nhạt, tôm khô để cho ăn kèm thức ăn tươi

- Thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp: Là loại thức ăn được chế biến sẵn Nhưng hiện nay ở nước ta chưa có

Trong tự nhiên, rùa Đất lớn (Heosemys grandis) thường ăn các loại thực

vật như cỏ, rong, lá xanh và một số hoa quả

+ Cách cho rùa ăn

- Khi nuôi rùa trong điều kiện nuôi nhốt, ta nên cho rùa ăn theo địa điểm quy định (thường là trên khay) để rùa quen ăn, dễ theo dõi thức ăn hàng ngày

và dễ làm vệ sinh khu vực cho ăn Trước khi cho ăn, ta nên cân lượng thức ăn đưa vào khay và cân lượng thức ăn còn lại trong khay để theo dõi lượng thức

ăn tiêu thụ bình quân của rùa

- Đối với những con động vật cỡ nhỏ, vừa miệng; rùa có thể nuốt được

cả con thì ta cho ăn cả con, còn đối với con động vật lớn cần băm thành nhiều phần nhỏ để rùa có thể ăn được, cần rửa sạch thức ăn trước khi cho rùa ăn

- Rùa mới nở một ngày có thể cho ăn 3-4 lần/ngày Đối với rùa trưởng thành cho ăn 1-2 lần/ngày; lượng thức ăn buổi tối cho ăn nhiều hơn buổi sáng

- Nên cho rùa ăn nhiều loại thức ăn để bổ sung chất dinh dưỡng Không nên chỉ cho rùa ăn một loại thức ăn duy nhất, vì với cách cho ăn đó chất dinh dưỡng sẽ không đủ

- Đối với rùa mới nở, ta có thể cho ăn giun quế Sau từ 5-7 ngày ta cho

ăn cá, tôm là chính

Trang 25

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về rùa

1.2.1 Tình hình nghiên cứu các loài rùa trên thế giới

So với các loài động vật khác, thì cho đến nay các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về rùa còn rất hạn chế

Năm 1989, nhà khoa học Carl H.Ernst và Roger W.Barbour (1989) [26] trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về rùa, tác giả đã xuất bản cuốn sách

“Turtes of the World”; cuốn sách này trình bày một cách rất hệ thống về các loài rùa trên thế giới, đặc điểm nhận dạng, hình thái, tập tính sinh học của các loài rùa trên thế giới Cuốn sách cũng trình bày các nguyên nhân làm cho hệ sinh thái rùa bị suy giảm và đề xuất một số giải pháp để bảo tồn rùa trên thế giới Đây là một trong số ít các cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về rùa trên thế giới, cũng là thông tin nền tảng, là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu sau này nghiên cứu về rùa

Năm 1998, Cox, M.J., P.P.vanDijk, J.nabhitabhata và K.Thirrakhupt đã xuất bản cuốn sách A photographic Guide to Snakes and other Reptiles of the Thailand and Southeast Asia (sách hướng dẫn định loại rắn và các loài bò sát khác ở Thái Lan và Đông Nam á); cuốn sách đã mô tả 220 loài Rắn và Bò sát được tìm thấy và có kèm theo hình ảnh minh hòa cũng như phần giới thiệu về các loài động vật đó

Năm 2001 một cuốn sách nữa về rùa được xuất bản bằng tiếng Anh và được dịch sang các thứ tiếng khác như: Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia Cuốn sách có tựa đề Photograpic Guide to the Turtles of Thailand, Laos, Vietnam and Cambodia (sách hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia) do các tác giả Staurt và cs (2001) [10 ] Đây là cuốn sách định loại riêng về các loài rùa hiện tại được khẳng định có phân bố ở bốn nước, cuốn sách định loại về rùa có hình ảnh minh hoạ đầu tiên cho Việt Nam

Trang 26

Dan Barbour và cs (2014) [27], đã nghiên cứu về môi trường sống và phân tích tình thái học của loài rùa Kinixys homeana trong một khu rừng nhiệt đới Tây Phi Các tác giả đã cho biết: Rùa bản địa Kinixys homeana ở Tây Phi là loài rùa ít được nghiên cứu về đặc điểm Số lượng loài đang bị đe dọa do môi trường sống, trong đó có nạn săn bắt của người dân để làm thực phẩm và việc buôn bán động vật hoang dã Loài này hiện được liệt kê trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh quốc tế về bảo tồn Thiên nhiên Các nhà điều tra đã tìm kiếm những con rùa trong một khu rừng nhiệt đới nguyên sinh rộng 20 ha ở miền Nam Ghana Mỗi con rùa được cân, đo và đánh dấu trước khi thả tại vị trí bắt nó Kích thước của mai cũng được ghi lại bằng máy đo chuyên dụng 45 con rùa đã được bắt và theo dõi hai lần trong 3 năm, 51% số đó là rùa non (<2,1 cm) và 49% là rùa trưởng thành Độ dài yếm rùa từ 5,4 -20,5 cm, và khối lượng từ 30 - 1390 gram Có trên 90% số

lượng rùa Kinixys homeana sống trong rừng nhiệt đới Tây Phi, trong đó sự

phân bố tại các khu vực bắt rùa là 85,2% (51% - 94%) Vị trí bắt và quan sát rùa thể hiện sự phân bố chủ yếu và khu vực có cây tán rộng thân thảo và có nhiều nấm Những dữ liệu này chỉ ra rằng, loài rùa bản địa rùa phân bố phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thức ăn

Năm 2014, Mickey Agha và cs (2014) [30], cũng đã nghiên cứu dao

động của nhiệt độ môi trường để xác định hoạt động của loài rùa cạn Desert

Tortoise ở Agassiz Các tác giả cũng đã cho biết: Sử dụng điều kiện môi

trường để định lượng hoạt động của rùa là một thực tế phổ biến trong nghiên cứu động vật hoang dã và rất quan trọng đối với công tác quản lý, đặc biệt là

đối với các loài bị đe dọa như loài rùa cạn Desert Tortoise Nhóm tác giả cũng

cho biết, những ảnh hưởng của nhiệt độ, giới tính, cũng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của rùa Nhiệt độ môi trường tăng lên làm cho hoạt động của rùa tăng lên Ngoài ra, giới tính của rùa có tương quan đáng kể với hoạt động,

vì rùa đực có nhiều khả năng hoạt động hơn rùa cái trong ở bất kỳ tháng nào trong năm

Trang 27

Abdulaziz Alqahtani (2014) [23], nghiên cứu về mối đe dọa của môi trường đối với môi trường sống của rùa ở phía tây Nam Ả Rập Nghiên cứu này dựa trên các quan sát và xây dựng các điều kiện môi trường đe dọa sự đa dạng của loài rùa nước ngọt ở vùng Tehama phía tây nam Ả Rập Xê Út Các

loài rùa bao gồm Geochelone sulcata và Pelomedusa subrufa Những loài này

gần đây đã bị đe dọa bởi tự nhiên và con người Các mối đe dọa tự nhiên bao gồm hạn hán kéo dài hơn, tạo ra rủi ro đáng kể cho các loài rùa ở bán đảo Ả Rập Biến đổi khí hậu ở khu vực tây nam trong hai mươi năm qua là thực tế, nơi cảnh quan đang thay đổi thành một khí hậu khô cằn, tương tự như biến đổi khí hậu diễn ra ở nhiều khu vực Vương quốc Ngoài các mối đe dọa tự nhiên, một vấn đề gần đây bắt nguồn từ các chất ô nhiễm do con người gây ra, chẳng hạn như thuốc trừ sâu

Trong khi thực hiện các chuyến thăm thực địa môi trường sống của rùa, các nhà nghiên cứu cho biết: đã nhìn thấy người dân phun một lượng lớn thuốc trừ sâu trên hầu hết các khu vực có nguồn lợi thủy sản Trong đó một số kỹ thuật ứng dụng phun thuốc trừ sâu đã được sử dụng với số lượng thuốc trừ sâu độc hại lớn, kể cả chương trình phun thuốc sát trùng tiêu độc trên không của Thành phố và Bộ Y tế Các chất ô nhiễm này đang xâm nhập vào các dòng thung lũng Sự phá hủy môi trường tự nhiên là tất yếu trong khu vực Jazan và Asir Các tác động của con người được coi là một mối nguy hiểm cho đời sống sinh học, bao gồm việc xử lý nước thải và chất thải rắn ở các thung lũng, nạn săn bắt … góp phần và ảnh hưởng đến cuộc sống của rùa ở Ả Rập

1.2.2 Tình hình nghiên cứu các loài rùa ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về rùa nói chung và RĐL nói riêng còn rất hạn chế, phần lớn là các nghiên cứu về đa dạng thành phần loài

ở các khu vực

Trang 28

Đầu tiên phải kể đến công tình nghiên cứu Định loài rùa Việt Nam của

Đào Văn Tiến (1978) [19]; qua quan sát thực tế, tác giả cho biết: đặc điểm nhận dạng rùa Đất lớn có thể dựa vào đặc điểm mai và yếm của RĐL

Lê Nguyên Ngật và Hoàng Xuân Quang (2001) [16], trong công trình nghiên cứu về khu hệ rùa tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, tác giả đã cho biết: có 14 loài rùa sống ở khu vực này, trong đó có RĐL

Năm 2008, tác giả Ngô Đắc Chứng và Trần Hậu Khanh, (2008) [6] đã có công trình nghiên cứu về thành phần loài Lưỡng Cư và bò sát phía Tây tỉnh

Đắk Nông; các tác giả đã phân tích sự phân bố của loài RĐL theo sinh cảnh,

địa hình Đến năm 2009, trong công trình nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (2009) [17] nghiên cứu về thành phần loài rùa ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam, tác giả cũng

đã cho biết loài RĐL có xuất hiện ở một số địa danh khảo sát

Lê Thanh Dung và cs (2009) [8] đã có công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài rùa tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tỉnh Nghệ An, trong công trình nghiên cứu tác giả này cho biết rùa Đất lớn là một trong số những loài rùa có xuất hiện tại Khu bảo tồn tự nhiên Pù Huống

Bourret và các cs trong khoảng thời gian từ năm 1924 – 1944 đã đến Việt Nam nghiên cứu về rùa ở Việt Nam; trên cơ sở đó năm 2005 tác giả đã xuất bản cuốn sách có tên là Les Tortues de L’Indochine (rùa Đông Dương) [33], đây là nghiên cứu đầu tiên về khu hệ sinh thái của rùa ở Việt Nam Cuốn sách này đã liệt kê các loài rùa và đặc điểm của các loài rùa có ở Việt Nam

Ngô Thái Lan và cs (2012) [14], đã nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của rùa Núi vàng và rùa Sa nhân nuôi tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Trong nghiên cứu này các tác giả đã xác định được thành phần thức ăn ưa thích của rùa Sa nhân Rùa Sa nhân là rùa ăn tạp, chúng thích ăn các loại động vật như

ốc sên, giun đất, chuột con và các loại lá non, rau non, hoa quả chín Tương tự như vậy, các tác giả cũng xác định được thức ăn ưa thích của rùa núi vàng chủ yếu là các loại hoa quả chín như chuối chín và đu đủ chín, ngoài ra chúng vẫn

Trang 29

ăn cả rau và lá non, một số thức ăn động vật Cỏ chúng ăn rất ít, chủ yếu sử dụng để làm tổ

Hoàng Xuân Quang (1993) [18]; nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển) Năm 1995, Lê Diên Dực và S Broad có báo cáo điều tra về rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam

Nguyễn Văn Sáng và cs (2009) [22], đã công bố danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam, trong đó có 30 loài rùa phân bố ở Việt Nam

Hendrie và cs (2011) [9] xuất bản cuốn sách Hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa nước ngọt Việt Nam Trong cuốn sách này đã mô tả 27 loại rùa có phân bố ở Việt Nam

Những năm gần đây, có rất nhiều tác giả đã tiến hành nghiên cứu về lưỡng

cư bò sát Việt Nam; trong đó có các loài rùa, có thể kể đến một số tác giả như: Nguyễn Văn Sáng và cs (2005) [21], điều tra Ếch nhái và Bò sát tại VQG Núi Chúa, Ninh Thuận đã thống kê được 9 loài thuộc 5 họ (kể cả rùa biển) Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng (2000) [1], bước đầu khảo sát đa dạng sinh học của ĐVCXS ở cạn tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà (Đà Nẵng), đã thống kê được 1 loài phân bố tại đây

Nguyễn Quảng Trường (2002) [20], cũng đã tiến hành các nghiên cứu khảo sát thành phần loài bò sát của khu vực rừng sản xuất Konplong của tỉnh Kon Tum

Hồ Thu Cúc và cs (2005) [7] nghiên cứu thành phần Ếch nhái và Bò sát khu vực Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã xác định được 11 loài thuộc 4 họ

Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây về rùa chỉ dừng lại ở nghiên cứu khu hệ, định loại, tình trạng nguy cấp Trong khi các nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi thì còn hạn chế

Trang 30

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Rùa Đất lớn (Heosemys grandis)

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và sinh sản của rùa Đất lớn

(Heosemys grandis) tại Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội - xã

Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và Trạm đa dạng sinh học Mê Linh - huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 5 năm 2017 - tháng 05 năm 2018

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rùa Đất lớn (Heosemyys

gramdis)

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn

(Heosemyys gramdis)

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của con non

- Đề xuất các giải pháp chăm sóc, cứu hộ và nhân nuôi bảo tồn loài rùa

Đất lớn (Heosemyys gramdis)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của rùa Đất lớn (Heosemyys gramdis)

Để có số liệu theo dõi về đặc điểm sinh học của rùa Đất lớn, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu theo 3 phương pháp như sau:

- Tham khảo các tài liệu sẵn có liên quan đến rùa Đất lớn (Sách Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia của Hendrie và Bùi Đăng Phong (2002)[9]);

Trang 31

- Phương pháp phỏng vấn: đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu là các

cán bộ và công nhân trực tiếp chăm sóc rùa Đất lớn (Heosemys grandis) tại

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội và Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Các thông tin phỏng vấn được sử dụng để tham khảo và bước đầu phục

vụ công việc quan sát và mô tả loài rùa Đất lớn trong thực tế được chính xác,

tỉ mỉ hơn

- Quan sát trực tiếp rùa Đất lớn (Heosemys grandis) ngoài thực tế trên tất

cả các cá thể rùa hiện có tại Trung Tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội và Trạm đa dạng sinh học Mê Linh Mỗi cá thể rùa Đất lớn được đánh một mã số riêng để theo dõi chỉ tiêu về hình dạng, thức ăn ưa thích của rùa và một số thói quen trong quá trình sinh sản

+ Quan sát về hình dáng: chúng tôi quan sát từng cá thể thông qua đặc điểm của các bộ phận trên cơ thể như mai, yếm, đầu, cổ, chân…

+ Thức ăn: là một vấn đề sinh học quan trọng trong nuôi nhốt rùa Đất

lớn (Heosemys grandis) nói riêng và các loài rùa nói chung ; được đặc trưng

bởi thành phần, khối lượng, tỉ lệ thức ăn, Nghiên cứu về thức ăn của rùa Đất

lớn (Heosemys grandis) trong nuôi nhốt, chúng tôi sử dụng tổng hợp 3

phương pháp đó là: thu thập số liệu theo dõi trực tiếp, phỏng vấn cán bộ kỹ thuật và tham khảo tài liệu nói về đặc điểm sinh học thức ăn của rùa Đất lớn

(Heosemys grandis) cả ngoài tự nhiên và trong nuôi nhốt, bước đầu định hình

được tên các loại thức ăn mà rùa sử dụng ; cũng như các loại thức ăn mà chúng ưa thích nhất, sau đó tiến hành liệt kê thành một danh sách các loại thức ăn theo mức độ ưa thích

* Các chỉ tiêu theo dõi của nội dung 1 bao gồm:

- Đặc điểm nhận biết rùa Đất lớn

- Thức ăn của rùa Đất lớn

Trang 32

2.3.2 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn (Heosemyys gramdis)

Để đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn tại 2 địa điểm nghiên cứu Chúng tôi tiến hành theo dõi trực tiếp trên 10 cá thể rùa Đất lớn trưởng thành (chỉ xác định được rùa trưởng thành, không xác định được chính xác tuổi của từng cá thể rùa), mỗi cá thể được đánh dấu riêng, mỗi chuồng nuôi trong nghiên cứu, chúng tôi nhốt chung 2 cá thể 01 đực và 01 cái

để theo dõi khả năng sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của rùa; chúng tôi tiến hành cân khối lượng của từng cá thể rùa Đất lớn, mỗi tháng cân 1 lần và sử dụng cân điện tử

có độ chính xác 1g để xác định khối lượng của từng cá thể rùa Số liệu của từng cá thể được coi như một lần lập lại

Ngoài ra để đánh giá mức độ tương quan giữa khối lượng cơ thể của rùa Đất lớn với kích thước mai rùa, chúng tôi tiến hành đo kích thước của mai rùa Dụng cụ để đo chiều dài và chiều rộng mai, là thước đo chiều dài có độ chính xác đến 0,1mm, khối lượng của rùa được cân bằng cân điện tử có độ chính xác đến 1g Yêu cầu khi cân rùa phải để cho cơ thể của chúng ráo nước (nếu vừa được bắt từ dưới nước lên)

+ Cách xác định và đo kích thước mai rùa

Theo sách Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia của Hendrie và Bùi Đăng Phong (2002) [9]; mai Rùa cạn và Rùa nước ngọt được xác định như sau:

Mai: là phần mặt trên thân rùa Mai thường bao gồm năm tấm sống lưng

ở giữa và có bốn đôi tấm sườn về hai phía, mười một đôi tấm riềm, một tấm gáy và từ một cho đến hai tấm trên đuôi ở viền ngoài của mai Chiều dài của mai được đo từ mút trước của tấm gáy (những tấm ở mai ngay phía trên cổ) tới mút sau của tấm trên đuôi (những tấm tận cùng ở mai, ngay phía trên đuôi) Đối với các loài rùa cạn và rùa nước ngọt, chiều dài của mai được đo thẳng và bao gồm tất cả các gai và các bộ phận khác trên mai Chiều rộng mai được đo bằng khoảng cách chỗ rộng nhất trên mai

Trang 33

+ Khả năng thu nhận thức ăn của rùa Đất lớn

Theo dõi thức ăn của rùa Đất lớn (Heosemys grandis) theo mùa trong

năm và tiến hành ghi chép, tổng hợp Thức ăn được quan sát trực tiếp bằng mắt thường, cách chế biến thức ăn trước khi đem cho rùa ăn trong thời gian nghiên cứu và chế độ ăn hàng ngày Bên cạnh đó, phải quan sát và tìm hiểu những loại thức ăn thêm cho rùa sử dụng như bèo tây, lá cây trong chuồng nuôi Đây sẽ là cơ sở để nêu ra những đề xuất thay đổi thức ăn theo hướng hiệu quả + Đánh giá khả năng sinh sản của rùa Đất lớn

Nghiên cứu về sinh sản của rùa nói riêng và các loài rùa khác nói chung ; đòi hỏi thời gian nghiên cứu dài, không chỉ một năm mà có thể kéo dài trong nhiều năm Do thời gian nghiên cứu ngắn, đề tài đã sử dụng 2 phương pháp chính để thu thập số liệu về sinh sản của loài rùa Đất lớn: phương pháp phỏng vấn và phương pháp kế thừa tài liệu kết hợp theo dõi trong thời gian thí nghiệm Các thông tin cần thu thập trong quá trình nghiên cứu là thời điểm đẻ trứng, thời gian ấp trứng, số lượng trứng ở mỗi lứa và số con non nở ra trong mỗi lứa Số trứng rùa được đẻ ra trong thời gian thí nghiệm sẽ được chúng tôi mang đến Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc để ấp

và theo dõi tỷ lệ nở

Trang 34

* Các chỉ tiêu theo dõi của nội dung 2:

- Khối lương cơ thể của rùa Đất lớn qua các tháng cân

- Kích thước các chiều đo của mai rùa

- Xác định mô hình tương quan giữa khối lượng cơ thể với kích thước mai rùa

- Đánh giá lượng thức ăn tiêu thụ của rùa Đất lớn và khả năng thu nhận thức

ăn so với khối lượng cơ thể của rùa Đất lớn

- Năng suất và khối lượng trứng và một số chiều đo trứng của rùa Đất lớn

Trong đó: A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P 1 : Khối lượng cơ thể của rùa lần khảo sát trước (gam)

P 2 : Khối lượng cơ thể của rùa lần khảo sát sau (gam)

t : Thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày)

+ Xác định lượng thức ăn thu nhận (g/con/ngày): Khối lượng thức ăn của rùa ở lứa tuổi trưởng thành được cân vào trước bữa ăn và sau khi rùa ăn xong Khối lượng thức ăn cho mỗi cá thể được tính trung bình trong một ngày Công việc này được tiến hành liên tục trong thời gian 01 năm, để biết được lượng thức ăn trung bình của mỗi cá thể trong ngày

2.3.3 Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của rùa Đất lớn (con non)

Trứng của rùa Đất lớn đẻ ra được chúng tôi mang ấp để đánh giá khả năng sinh sản của RĐL Rùa non sinh ra từ trứng của 04 cá thể cái trưởng thành cũng được đánh một mã số riêng để tiện theo dõi khả năng sinh trưởng của rùa non

* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh trưởng của rùa non

Trang 35

- Khối lượng cơ thể của rùa non từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

- Kích thước các chiều đo của rùa Đất lớn con non

2.3.4 Đề xuất các giải pháp chăm sóc, cứu hộ và nhân nuôi bảo tồn loài rùa Đất lớn (Heosemyys gramdis)

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ đề xuất một số giải pháp trong chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo tồn rùa Đất lớn

2.3.3 Phương pháp xử lí số liệu

Chúng tôi tiến hành xử lí số liệu trên phần mềm microsolf Excel 2010

Ngày đăng: 13/04/2019, 07:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng (2000), Khu hệ bò sát, Ếch nhái khú bảo tồn thiên Sơn trà (Đà Nẵng), TCSH 22(15) CĐ: 30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Khu hệ bò sát, Ếch nhái khú bảo tồn thiên Sơn trà
Tác giả: Đinh Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tùng
Năm: 2000
7. Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh mục Lưỡng cư và Bò sát Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 180 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh mục Lưỡng cư và Bò sát Việt Nam
Tác giả: Hồ Thu Cúc, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
8. Lê Thanh Dung, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Tim Mc Cormack (2009), Đa dạng thành phần loài rùa tại khu BTTN Pù Huống tỉnh Nghệ An, Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất, Nxb Đại học Huế, tr 48 – 55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học hội thảo quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ nhất
Tác giả: Lê Thanh Dung, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Tim Mc Cormack
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2009
9. Hendrie D.B, Bùi Đăng Phong, McCormack T, Hoàng Văn Hà, Van Dijk P.P. (2011), Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa nước ngọt Việt Nam, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 66 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách hướng dẫn thi hành luật về định dạng các loài rùa nước ngọt Việt Nam
Tác giả: Hendrie D.B, Bùi Đăng Phong, McCormack T, Hoàng Văn Hà, Van Dijk P.P
Nhà XB: Nxb Giao thông Vận tải
Năm: 2011
10. Stuart L.B, Van Dijk P, Hendrie D.P (2001), Sách hướng dẫn định loài rùa ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Desig Group, Phnompenh, Cambodia (Người dịch: Vũ Thị Quyên, Lê Trọng Đạt và Hoàng Thị Hạnh), trang 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách hướng dẫn định loài rùa ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, " Desig Group, Phnompenh, Cambodia ("Người dịch: Vũ Thị Quyên, Lê Trọng Đạt và Hoàng Thị Hạnh)
Tác giả: Stuart L.B, Van Dijk P, Hendrie D.P
Năm: 2001
11. Hendrie và Bùi Đăng Phan (2002), Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn định loại rùa Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia
Tác giả: Hendrie và Bùi Đăng Phan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
12. Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm, (2010), Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rùa, Nxb Thời đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rùa
Tác giả: Nguyễn Hữu Hoàng, Lương Xuân Lâm
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
13. Phạm Xuân Hùng (2006), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Rùa Đất lớn tại rừng quốc gia Cúc Phương, Khóa luận tố nghiệp đại học chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường – Đại học Lâm Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật chăn nuôi Rùa Đất lớn tại rừng quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Phạm Xuân Hùng
Năm: 2006
15. Lê Nguyên Ngật (1999), “Kết quả khảo sát bước đầu khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Tây Quảng Nam”, Tạp chí Sinh học, 21(1), tr. 11 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát bước đầu khu hệ lưỡng cư, bò sát ở vùng rừng Tây Quảng Nam”, "Tạp chí Sinh học
Tác giả: Lê Nguyên Ngật
Năm: 1999
16. Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang (2001), "Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở KBTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An", Tạp chí Sinh học, 22(4), tr. 59 – 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra bước đầu về thành phần loài ếch nhái, bò sát ở KBTTN Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang
Năm: 2001
18. Hoàng Xuân Quang (1993), Nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển), Luận án Phó Tiến sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ếch nhái, bò sát các tỉnh Bắc Trung Bộ (trừ bò sát biển)
Tác giả: Hoàng Xuân Quang
Năm: 1993
19. Đào Văn Tiến (1978), “Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam”, Tạp chí Sinh vật - Địa học, 16(1), tr. 1 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về định loại rùa và cá sấu Việt Nam”, "Tạp chí Sinh vật - Địa học
Tác giả: Đào Văn Tiến
Năm: 1978
20. Nguyễn Quảng Trường (2002), Kết quả khảo sát thành phần loài bò sát của khu vực rừng sản xuất Konplong, tỉnh Kon Tum, Tạp chí Sinh học số 24 (2A): trg 36 – 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Sinh học
Tác giả: Nguyễn Quảng Trường
Năm: 2002
21. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005), Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
22. Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng (2009), Nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam qua các thời kỳ, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam qua các thời kỳ
Tác giả: Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường, Lê Nguyên Ngật, Hoàng Xuân Quang, Ngô Đắc Chứng
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 2009
25. Burke, V.J., Lovich, J.E., Gibbons, J.W (2000), Conservation of freshwater turtles, in Turtle, Conservation, Klemens, M.W., Ed., Smithsonian Institution Press, Washington, DC, , 156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Conservation of freshwater turtles, in Turtle
Tác giả: Burke, V.J., Lovich, J.E., Gibbons, J.W
Năm: 2000
26. Carl H.Ernst , Roger W.Barbour (1989), Turtles of theo world, Washington : Smithsonian Institution Press, Language Sách, tạp chí
Tiêu đề: Turtles of theo world, Washington
Tác giả: Carl H.Ernst , Roger W.Barbour
Năm: 1989
29. Gibbons J.W., (1982), Reproductive patterns in freshwater turtles, Herpetologica, 38, 222, Hughes E.J., Brooks R.J. (2006), The good mother: Does nest-site selection constitute parental investment in turtles?Canadian Journal of Zoology, 84(11): 1545-1554 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Herpetologica", 38, 222, Hughes E.J., Brooks R.J. (2006), The good mother: Does nest-site selection constitute parental investment in turtles? "Canadian Journal of Zoology
Tác giả: Gibbons J.W., (1982), Reproductive patterns in freshwater turtles, Herpetologica, 38, 222, Hughes E.J., Brooks R.J
Năm: 2006
33. Rene Leon Bourrer, Indranei Das (2005), Les Tortues De L’indochineá Amazon.fr Prime.IV. Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Les Tortues De L’indochine
Tác giả: Rene Leon Bourrer, Indranei Das
Năm: 2005
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007 Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w