1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN THPT – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

6 552 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 53 KB

Nội dung

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 MÔN NGỮ VĂN THPT – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

Câu 1: (8 điểm) Biết lắng nghe điều kì diệu của cuộc sống. Suy nghĩ của anh / chị về vấn đề trên. Câu 2: (12 điểm) Bàn về quá trình văn học, sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008, trang 178 viết: “Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau thâu nhận giá trị văn học của người trước và tạo nên những giá trị mới”. Anh / chị hãy làm rõ dấu ấn thơ ca dân gian trong một số tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại để thấy được “văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết”. …………………………… HẾT…………………………… Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Giám thị 1 : . Ký tên: . Giám thị 2 : . Ký tên: . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm có 01 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 - THPT Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/ 02/ 2011 I. Câu 1 (8 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh nắm vững kĩ năng làm bài nghị luận xã hội, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận để làm sáng tỏ yêu cầu của đề bài và nêu suy nghĩ của bản thân. - Bố cục mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, thuyết phục. - Hành văn gãy gọn, khúc chiết, có sức truyền cảm; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết sạch đẹp. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Giải thích: - “Nghe” là sự tiếp nhận âm thanh bằng tai (thính giác). - “Biết lắng nghe” là không chỉ nghe bằng tai mà còn nghe bằng cả khối óc và trái tim. - “Biết lắng nghe điều kì diệu của cuộc sống ” là một trong những cách tiếp nhận, học hỏi của con người nhằm làm cho bản thân ngày càng hoàn thiện. - “ Biết lắng nghe” tùy thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người. Đó là đức tính, là năng lực cần phải học hỏi, là yếu tố thúc đẩy để con người tự hoàn thiện nhân cách và trưởng thành hơn …do đó, “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống. 2.2. Bình luận SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT Ngày thi: 18/02/ 2011 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang) - “Biết lắng nghe” phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tầm nhìn, sự nhạy cảm, độ tinh tường, tinh thần cầu thị, quan niệm sống của con người,… - “Biết lắng nghe” là điều kì diệu của cuộc sống: nghe để hiểu, để hành động, để hướng tới giá trị chân, thiện, mĩ. Chẳng hạn, biết nghe tiếng vọng về từ quá khứ, nghe những gì đang diễn ra ở hiện tại, nghe được cả tương lai; nghe được lời của thiên nhiên, đất trời, lời của cây cối, chim muông; nghe để phân biệt phải trái, hay dở, tốt xấu, nghe được cả tiếng trái tim mình… - Không biết lắng nghe thì cuộc sống thật vô nghĩa, tẻ nhạt, … 2.3. Bài học nhận thức hành động - “Biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, vì vậy, mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”. - Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa… - Chống tư tưởng chủ quan, bảo thủ và phê phán lối sống ích kỉ, “biết nghe mà vẫn giả điếc”…  Lưu ý : Học sinh có thể có nhiều cách nhìn nhận thể hiện khác nhau về ý kiến trên miễn là bài viết đủ sức thuyết phục, chặt chẽ, lôgic; giám khảo căn cứ trên bài làm thực tế của thí sinh để đánh giá, cho điểm. 3. Biểu điểm - Điểm 7 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, văn lưu loát; ý sâu sắc, sáng tạo; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. - Điểm 5 6: Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên, văn trôi chảy, mạch lạc, dẫn chứng có chọn lọc, còn vài sai sót nhỏ. - Điểm 3 4: Hiểu đúng vấn đề đặt ra nhưng ý chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt. - Điểm 1 2: Hiểu vấn đề còn mơ hồ, ý sài, văn chưa được mạch lạc. - Điểm 0: Hiểu sai lạc đề hoặc để giấy trắng. II. Câu 2 (12 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục rõ ràng, thuyết phục, có khả năng khái quát, tổng hợp vấn đề. - Diễn đạt trôi chảy, câu văn sáng rõ, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Nêu được những cảm nhận suy nghĩ sâu sắc về dấu ấn thơ ca dân gian trong các tác phẩm thơ hiện đại từ đó thấy rõ “văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết”. 2. Yêu cầu về kiến thức: * Thí sinh có thể có những cách trình bày khác nhau miễn là biết vận dụng kiến thức lí luận về quá trình phát triển văn học, về mối quan hệ giữa thơ ca dân gian với thơ Việt Nam hiện đại để lí giải vấn đề; biết chọn một số dẫn chứng phù hợp từ tác phẩm thơ ca hiện đại tiêu biểu để chứng minh. Bài viết cần đáp ứng được những yêu cầu sau: 2.1. Giải thích - Một trong những qui luật của quá trình văn học là: văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân… - Văn học dân gian là cội nguồn, nền móng, là cơ sở sáng tạo của văn học viết và có ảnh hưởng rõ nét đến thơ ca Việt Nam hiện đại . (Dẫn chứng). - Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với tác phẩm thơ hiện đại thể hiện ở hai phương diện: nội dung và nghệ thuật. 2.2. Phân tích và chứng minh * Biểu hiện của dấu ấn thơ ca dân gian trong thơ hiện đại: 2. 2.1. Nội dung - Đề tài quen thuộc từ ca dao dân ca. - Phản ánh được cảnh trí, đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam… 2. 2.2. Nghệ thuật - Sử dụng các phương thức nghệ thuật truyền thống trong thơ ca dân gian: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa…một cách sáng tạo vào thơ hiện đại. - Tiếp thu và sáng tạo thể thơ lục bát truyền thống: Số tiếng, vần, nhịp, hài thanh, … - Vận dụng và sáng tạo từ ngữ, hình ảnh, . quen thuộc trong thơ ca dân gian. * Thí sinh biết chọn một số câu thơ, đoạn thơ ở tác phẩm thơ hiện đại để phân tích và làm sáng tỏ vấn đề đề bài đặt ra. Chẳng hạn các bài thơ “Con cò”(Chế Lan Viên), “Tương tư” (Nguyễn Bính), “Việt Bắc” (Tố Hữu), Đoạn trích “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm), … 2.3. Ý nghĩa của việc sử dụng chất liệu thơ ca dân gian trong thơ hiện đại - Dấu ấn thơ ca dân gian làm nên nét đặc sắc của thơ hiện đại. - Làm nổi bật tài năng của các nhà thơ hiện đại trong việc kế thừa và vận dụng sáng tạo thơ ca dân gian. - Thể hiện mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết: “văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết”.  Biểu điểm - Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, khuyến khích bài làm có hiểu biết, suy nghĩ, cảm thụ sâu sắc, sáng tạo. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn mạch lạc, trong sáng, còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Hiểu nắm được yêu cầu đề, bố cục mạch lạc, văn có cảm xúc, có thể vẫn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Hiểu nắm được yêu cầu đề tuy chưa đáp ứng hết yêu cầu nhưng vẫn làm rõ trọng tâm, còn vài sai sót nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3- 4: Hiểu đề song khai thác chưa sâu, còn lúng túng khi giải quyết vấn đề, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt còn lủng củng. - Điểm 1 2: Bài làm chỉ nêu được một vài kiến thức về tác phẩm song lan man, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0 : Hiểu sai lạc đề, diễn đạt kém hoặc để giấy trắng.  Lưu ý : - Hướng dẫn chấm chỉ mang tính gợi ý, khi chấm giám khảo cần có sự thống nhất chung về biểu điểm cụ thể. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) phải bảo đảm không làm sai lệch điểm mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm. - Trân trọng những bài làm sáng tạo, có tính chất phát hiện vấn đề của HS những bài làm có cảm xúc văn chương thật sự. - Điểm tổng cộng làm tròn đến 0.25. …………………………… HẾT…………………………… . ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề thi gồm có 01 trang) KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 - THPT Thời. ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN LỚP 12 – THPT Ngày thi: 18/02/

Ngày đăng: 28/08/2013, 08:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w