1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

106 242 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

Trang 1

NGÔ XUÂNĐIỂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONGNÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNGNGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

NGÔ XUÂNĐIỂN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONGNÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Kinh tế nông nghiệpMã số: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Đình Hòa

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Những số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực vàchưa được sử dụng để bảo vệ bất cứ một luận văn nào Mọi sự giúp đỡ choviệc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trongluận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018

Tác giả

Ngô Xuân Điển

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế hợp tác trong

nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể Tôi xinđược bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạođiều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa,phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học TháiNguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập vàhoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng

dẫn TS Bùi Đình Hòa.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng táccủa các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn cácbạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thànhnghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Đóng góp của đề tài 3

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 5

1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

51.1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.2 Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 7

1.1.3 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

121.1.4 Nội dung phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

151.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp 16

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

191.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của mộtsố địa phương trong nước 19

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

26Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 28

Trang 7

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 28

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 29

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 30

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 31

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 33

3.1 Khái quát về huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

3.1.3 Đánh giá chung về huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 41

3.2 Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 42

3.2.1 Thành lập Ban Chỉ đạo 42

3.2.2 Thực hiện tuyên truyền, triển khai chính sách phát triển kinh tế hợp tác

443.2.3 Kết quả phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên 46

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa 64

3.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 70

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN 74

4.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệptrên địa bàn huyện Định Hóa đến năm 2025 74

Trang 8

4.1.1 Định hướng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đến năm 2025

744.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đến năm 2025

744.2 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệptrên địa bàn huyện Định Hóa đến năm 2025 76

4.2.1 Giúp các hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm

764.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận vốn vay cho các hợp tác xã nông nghiệp

784.2.3 Đổi mới phương thức quản lý các hợp tác xã nông nghiệp 79

4.2.4 Tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý hợpxã nông nghiệp 81

4.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của hợp tác xãkiểu mới 82

4.2.6 Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức trong các hợp tác xã nông nghiệp

854.3 Một số kiến nghị 87

4.3.1 Đối với UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức năng của Tỉnh

874.3.2 Đối với UBND huyện Định Hóa 87

4.3.3 Kiến nghị với các cơ quan, phòng ban chuyên môn của huyệnĐịnh Hóa 87

KẾT LUẬN 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVT : Đơn vị tính HTX: Hợp tác xã UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Định Hóa năm 2017 35

Bảng 3.2: Số lượng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóagiai đoạn 2015-2017 46

Bảng 3.3: Đặc điểm chung của các hợp tác xã nông nghiệp 48

Bảng 3.4: Trình độ của cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp 51

Bảng 3.5: Trình độ của các lao động làm việc trong hợp tác xã 53

Bảng 3.6: Vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã 53

Bảng 3.7: Hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước cho hợp tác xã nông nghiệp 55

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của các hợp tác xãnông nghiệp năm 2017 60

Bảng 3.9: Khó khăn của các hợp tác xã nông nghiệp 62

Bảng 3.10: Nguyên nhân dẫn đến các hợp tác xã nông nghiệp dừng hoạtđộng, chờ giải thể 63

Bảng 3.11: Nguyện vọng của các hợp tác xã nông nghiệp 64

Biểu đồ 3.1: Số lượng hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện ĐịnhHóa giai đoạn 2015-2017 47

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán củaĐảng, Nhà nước ta Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, hoạtđộng trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi;dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các thành viên và xãhội; không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quantrọng trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội ở nông thôn Với nhận thức như trên, để thực hiện chủtrương “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng vàphát triển bền vững”, ngành Nông nghiệp xác định nhiệm vụ đổi mới, pháttriển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm đểphát triển đa dạng các hình thức tổ chức hợp tác của nông dân nhằm thực hiệnliên kết sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Định Hoá là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh TháiNguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3 và tỉnh lộ 268.Huyện nằm giữa vùng Việt Bắc là căn cứ địa cách mạng trong thời kỳ khángchiến chống Pháp Huyện có vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp huyệnChợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn);phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên); phíaTây giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) Thời gian qua, được sựquan tâm của Cấp ủy, Chính quyền, các tổ chức đoàn thể nên các loại hìnhkinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có những chuyểnbiến rõ rệt Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác đã phát triển đa dạng ngành nghềkinh doanh, giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho xã viên Các loạihình kinh tế hợp tác phát triển phong phú, đa dạng theo nhu cầu liên kết Ngàycàng nhiều hợp tác xã sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp theo hướngphát triển bền vững Tuy nhiên bên cạnh đó, việc phát triển các loại hìnhkinh tế hợp tác trong nông nghiệp vẫn còn một số tồn tại như: một số cơchế chính

Trang 12

sách hỗ trợ, khuyến khích chậm được triển khai; một số mô hình còn hoạtđộng kém hiệu quả, mang tính hình thức, chưa xây dựng được niềm tin choxã viên (trong 13 hợp tác xã nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện đủ điềukiện xếp loại thì có 07 hợp tác xã bị xếp vào loại yếu kém, tức là các hợp tácxã này thuộc diện làm ăn thua lỗ, cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động; 04hợp tác xã được xếp ở mức trung bình và 02 hợp tác xã được xếp ở mức làmăn có hiệu quả); bộ máy quản lý hợp tác xã yếu kém, chưa chủ động trongviệc xây dựng và triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thịtrường, liên kết sản xuất; nội lực của các mô hình hợp tác trong nông nghiệpcòn yếu, quy mô nhỏ lẻ; nhiều hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ hoạt động cầmchừng nhưng chưa làm các thủ tục pháp lý để giải thể theo quy định Để đápứng được mục tiêu đổi mới toàn diện cả về nội dung và hình thức hợp tác liênkết trong nông nghiệp theo Chỉ thị 35-CT/TU của Tỉnh ủy Thái Nguyên thìtrong thời gian tới, huyện Định Hóa cần có các giải pháp cụ thể, hiệu quả đểkhắc phục những hạn chế còn tồn tại, nhằm phát triển đa dạng các loại hìnhtổ chức hợp tác trong nông nghiệp gắn với phong trào xây dựng nông thônmới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên cứu

đề tài:“Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địabàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015-2017, từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, gópphần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện Định Hóa,tỉnh Thái Nguyên.

Trang 13

- Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại, từ định hướng, mục tiêu pháttriển kinh tế hợp tác trên địa bàn huyện Định Hóa đến năm 2025, tác giả đềxuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trênđịa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển kinh tế hợp táctrong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: luận văn được nghiên cứu trên địa bàn huyện

Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi về thời gian: số liệu thứ cấp trong luận văn lấy từ năm 2015

đến 2017, số liệu sơ cấp được điều tra năm 2018.

- Phạm vi về nội dung: trong các loại hình kinh tế hợp tác trong nông

nghiệp hiện nay thì hợp tác xã đóng vai trò là nòng cốt, đang được triển khairất rộng rãi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 Do đó, trong phạm vi nghiên cứucủa đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sự phát triển của các hợp tác xãtrong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa Đây cũng là hìnhthức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện Định Hóahiện nay.

4 Đóng góp của đề tài

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là một đòi hỏi khách quan, có vai tròquan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta Về mặt lý luận: luận

Trang 14

văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển kinhtế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.Về mặt thực tiễn: luận văn là tài liệu tham khảo để UBND huyện Định Hóađưa ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại, nhằm phát triển kinh tế hợptác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác

trong nông nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên

địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chương 4: Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế hợp tác trong nông

nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂNKINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

- Khái niệm hợp tác

Lịch sử phát triển loài người cho thấy hợp tác là hình thức tất yếu tronglao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con người Lực lượng sản xuấtngày càng phát triển thì nhu cầu hợp tác ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tácngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hìnhthức kinh tế hợp tác trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của conngười.

Hợp tác được hiểu như sau: “Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của cáccá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện nhữngcông việc mà mỗi cá nhân, mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn,thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả” (Phạm ThịMinh Nguyệt, 2006) Hợp tác vừa giúp tăng sức mạnh của các thành viên

tham gia hợp tác, vừa giúp tăng sức mạnh kinh tế trong tổ chức hợp tác.

- Khái niệm kinh tế hợp tác

Mô hình kinh tế hợp tác ban đầu xuất hiện một cách sơ khai và tự phátkhông chỉ ở nông thôn mà ở cả các thành thị, không chỉ ở trong lĩnh vực sảnxuất nông nghiệp mà còn trong nhiều ngành sản xuất dịch vụ khác Các thànhviên khởi xướng ra các mô hình kinh tế hợp tác này, thông thường là nhữngchủ thể có điều kiện kinh tế tài chính có hạn nên thường bị thiệt thòi, chịunhiều bất lợi trong sản xuất kinh doanh và trong cạnh tranh Để có thể khắcphục các khó khăn, duy trì công ăn việc làm cho mình, những người cùng lĩnhvực sản xuất kinh doanh tại một khu vực địa bàn nhất định đã tìm cách liênkết, hợp tác với nhau theo từng tổ từng nhóm nhỏ, đó là tiền thân của cácloại hình kinh tế hợp tác sau này Hiện nay, kinh tế hợp tác được hiểu như

Trang 16

sau: “Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện,phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnhcủa từng thành viên với ưu thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấnđề của sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động và lợi ích của mỗi thành viên” (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

Như vậy, với mỗi hình thức liên kết giữa những người lao động là mộtkiểu hợp tác và tạo ra những hình thái kinh tế hợp tác khác nhau bởi kinh tếhợp tác là kinh tế do kết quả của sự hợp tác mang lại Do đó, khi nghiên cứuvề kinh tế hợp tác là nghiên cứu về kinh tế của những tổ chức hợp tác Trongcác tổ chức này, kinh tế là mục đích, hợp tác là phương tiện để đạt được mụcđích ấy Mục đích kinh tế của các tổ chức kinh tế hợp tác bao gồm kinh tế củatổ chức hợp tác và kinh tế của các thành viên tham gia hợp tác Điều đó cónghĩa là, khi hợp tác thì mọi thành viên trong tổ chức kinh tế hợp tác đó đềucó lợi Khi xã hội càng phát triển, sự liên kết giữa những người lao động càngchặt chẽ, càng đa dạng thì các hình thức kinh tế hợp tác càng phong phú.Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu kinh tếhợp tác trong nông nghiệp.

- Khái niệm kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

“Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là phạm trù kinh tế nói lên sự liênkết tự nguyện của các đơn vị kinh tế trong các ngành, các vùng, các thànhphần kinh tế bằng góp vốn, sức lao động để cùng nhau tiến hành sản xuấtkinh doanh trong nông nghiệp một cách có hiệu quả, nhằm tăng sức mạnhkinh tế của các tổ chức kinh tế hợp tác, phát triển kinh tế xã hội trong lĩnhvực nông nghiệp và phát triển đất nước” (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao hàm cả kinh tế hợp tác của nông dânvà kinh tế hợp tác của các thành phần khác trong nông nghiệp nhưng khôngphải là nông dân, đó có thể là công nhân nông nghiệp, đó có thể là nhữngthành phần kinh tế khác trong nông nghiệp.

Trang 17

- Khái niệm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

“Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp được hiểu là sự mở rộngvề quy mô, nâng cao chất lượng, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” (Phạm Thị MinhNguyệt, 2006) Theo đó, sự phát triển này bao gồm sự tăng lên cả về số lượng

và chất lượng của các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Nhữngngười lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện hợp tác ngày càng tăng,cùng với đó là sự gia tăng về vốn góp, về sức lao động, về sức mạnh tập thểcủa các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Từ đó góp phần tăng mứcđóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước.

1.1.2 Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Có nhiều tiêu chí để xem xét các hình thức kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp, tùy theo quan hệ của các chủ thể hợp tác, tính phức tạp của sự hợp tácvà phương thức hợp tác mà ta có thể có các tên gọi của các hình thức kinh tếhợp tác trong nông nghiệp khác nhau.

1.1.2.1 Xét theo tính chất khi tiến hành hợp tác

Xét theo tính chất đơn giản hay phức tạp khi tiến hành hợp tác, cáchình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao gồm:

a) Kinh tế hợp tác giản đơn

Đó là các tổ hội nghề nghiệp, các tổ nhóm hợp tác và các tổ kinh tếhợp tác Hình thành trên cơ sở tự nguyện của các thành viên tham gia nhậphoặc ra khỏi tổ, thành lập hoặc giải thể tổ chức, quản lý dân chủ cùng có lợi.Mục đích hoạt động kinh doanh của các thành viên giống nhau, nhằm cộngtác, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mỗi thànhviên Các loại hình kinh tế hợp tác giản đơn này hoạt động không có đ iều lệ,không có tư cách pháp nhân Quan hệ ràng buộc giữa các thành viên chủ yếuđược xây dựng trên cơ sở tình cảm, tập quán, truyền thống cộng đồng không

Trang 18

mang tính pháp lý Trong các loại hình của kinh tế hợp tác giản đơn thì tổ hợp tác là hình thức phổ biến nhất hiện nay.

- Khái niệm tổ hợp tác

Theo Điều 111, Bộ Luật dân sự năm 2005, tổ hợp tác được hiểu như

sau: “Tổ hợp tác là sự kết nhóm của từ 3 cá nhân trở lên, có năng lực hành vidân sự đầy đủ, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việcnhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm” (Bộ Luật Dân sự, 2005).

- Đặc điểm của tổ hợp tác

+ Thành lập tổ hợp tác: hợp đồng thành lập tổ hợp tác phải lập thành

văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn.

+ Chế độ pháp lý của tổ hợp tác: tổ hợp tác được đại diện bởi tổ

trưởng, do các tổ viên cử ra (Ðiều 113) Tổ trưởng có thể uỷ quyền cho tổviên thực hiện một số công việc nhất định cần thiết cho tổ.

+ Tổ viên tổ hợp tác: tổ viên tổ hợp tác là cá nhân từ đủ mười tám tuổi

trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Tổ hợp tác có quyền giao kết hợpđồng lao động với người không phải là tổ viên để thực hiện những công việcnhất định.

+ Tài sản của tổ hợp tác: tài sản của tổ hợp tác do các tổ viên đóng

góp Các tổ viên quản lý và sử dụng tài sản của tổ hợp tác theo phương thứcthoả thuận Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của tổ hợp tác phải đượctoàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viênđồng ý.

- Vai trò của tổ hợp tác

+ Tổ hợp tác là tổ chức kinh tế gọn nhẹ, phù hợp với trình độ phát triểnkinh tế hộ ở vùng miền núi, nông thôn Là phương thức mưu sinh bền vữngcho người nông dân, ai cũng có thể tham gia và cùng tựa vào nhau tìm kế sinhnhai.

+ Tổ hợp tác mang lại lợi ích trực tiếp cho tổ viên trong tổ, đặc biệt đốivới các thành viên thiếu nguồn lực hoặc thiếu vốn.

Trang 19

+ Các thành viên trong tổ hầu hết là những người chung ngành nghề,chung sở thích nên khi sát nhập với nhau sẽ tăng thêm kinh nghiệm, tăngnguồn vốn, tăng sản phẩm có chất lượng Bên cạnh đó là sự thuận tiện traođổi thông tin về khoa học kỹ thuật, thị trường, giá cả

+ Tổ hợp tác đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao mứcsống của người nông dân, là phương thức mưu sinh rất bền vững mà hiện naynông dân ở nhiều vùng đang thực hiện.

b) Kinh tế hợp tác phức tạp

Hình thức này bao gồm các hình thức như hợp tác xã, nông trườngquốc doanh, các tập đoàn sản xuất, các xí nghiệp liên hiệp Hình thức nàyđược tổ chức có bộ máy quản lý để điều hành công việc chung, có vốn, quỹchung để hoạt động Vốn góp ban đầu là do các thành viên góp theo quy địnhkhi tiến hành hợp tác, sau đó tăng dần theo khả năng tích lũy Những tổ chứckinh tế hợp tác này có tư cách pháp nhân, để được thành lập phải đáp ứngnhững điều kiện nhất định Trong các loại hình của kinh tế hợp tác phức tạpthì hợp tác xã là hình thức phổ biến nhất hiện nay.

- Khái niệm hợp tác xã

Theo Lu ật H ợ p t ác x ã n ăm 20 1 2 , hợp tác xã được hiểu như sau: “Hợptác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ítnhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau tronghoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chungcủa thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủtrong quản lý hợp tác xã” (Luật Hợp tác xã, 2012).

- Đặc điểm hợp tác xã

+ Về góc độ kinh tế: hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã

hội Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở chỗ: (1) Nguyên tắc phân chia lợinhuận: một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, đượcphân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, huấn luyện, thông tin cho xã

Trang 20

viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa - xã hội chung của cộng đồng dân cưđịa phương Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theomức độ sử dụng dịch vụ Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưngvẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều (2) Tổ chức quản lí:thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau Hợp tác xã đượcthành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việclàm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thấtnghiệp trong xã hội.

+ Về số lượng thành viên: có số lượng thành viên tối thiểu là 7 người.+ Về góc độ pháp lý: hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách

nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.

+ Thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩmdịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã Nếu không sử

dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việctrong hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư cách thành viên.

- Vai trò của hợp tác xã

+ Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì hợp tác xã nông nghiệp làhình thức kinh tế tập thể nông dân, vì vậy hoạt động của hợp tác xã nôngnghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nôngnghiệp nông dân Nhờ có hoạt động của hợp tác xã các yếu tố đầu vào và cáckhâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời đầyđủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm chohiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên.

+ Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của hợp tác xã nôngnghiệp được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướngtập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên mônhoá.

+ Hợp tác xã là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nôngdân, vì vậy hoạt động của hợp tác xã có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với

Trang 21

hộ nông dân một cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổchức tham gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của hợp tác xã làđối trọng buộc các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân.

1.1.2.2 Xét theo phương thức khi tiến hành hợp táca) Hợp tác theo ngành

Đây là sự hợp tác theo chiều dọc của sản phẩm, tức là sự hợp tác giữacác chủ thể từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm Các chủ thể sảnxuất hợp tác với các chủ thể chế biến hay dịch vụ để chế biến sản phẩm haydịch vụ để tiêu thụ sản phẩm Ví dụ như sự hợp tác giữa các xã viên trồng míavới công ty mía đường, sự hợp tác giữa các công nhân trồng chè với các côngty chế biến chè.

b) Hợp tác theo vùng

Đây là sự hợp tác theo chiều ngang của sản phẩm Sự hợp tác này cóthể diễn ra giữa huyện này với huyện khác, vùng này với vùng khác hay giữahợp tác xã này với hợp tác xã khác Sự hợp tác này có thể chỉ để sản xuất mộtloại sản phẩm nhưng cũng có thể để sản xuất nhiều loại sản phẩm.

c) Hợp tác giữa các thành phần kinh tế

Hiện nay chúng ta có 6 thành phần kinh tế, mỗi thành phần kinh tế đềucó những thế mạnh riêng Việc hợp tác giữa các thành phần kinh tế sẽ khaithác được thế mạnh tổng hợp cho tổ chức kinh tế hợp tác Nhìn chung, hìnhthức hợp tác này tạo được nhiều sức mạnh kinh tế nhưng vì trình độ dân trícòn thấp nên không phát huy được thế mạnh của nó Các tổ chức thuộc thànhphần kinh tế nhà nước còn ngại hợp tác với các thành phần kinh tế tập thểhoặc tư nhân vì các thành phần kinh tế này rất dễ thay đổi theo sự thay đổicủa thị trường, dễ phá vỡ hợp đồng đã được kí kết.

Trang 22

1.1.3 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

- Phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầukhách quan.

Đó là con đường phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân Bởi lẽ, dođặc điểm của sản xuất nông nghiệp, cây trồng vật nuôi đều là những cơ thểsống chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh như thời tiết thuỷ văn, khí hậuvà các sinh vật khác Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất nông nghiệpgặp không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu Khi nền sảnxuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính chấthợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau nhằm đáp ứngyêu cầu thời vụ hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc màtừng hộ gia đình không có khả năng thực hiện hoặc làm riêng rẽ thì không cóhiệu quả cao Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lýtruyền thống cộng đồng đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trongsản xuất và đời sống.

Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phân côngchuyên môn hoá làm nảy sinh các chuyên ngành như sản xuất lương thực,hoa, rau, quả, cây công nghiệp…Đồng thời cũng xuất hiện nhiều loại hìnhdịch vụ chuyên ngành phục vụ cho nông nghiệp như cung ứng vật tư, vậnchuyển, chế biến tiêu thụ nông sản Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nôngnghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế,nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơnngành đến đa ngành Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu hợptác ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếuhình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độcao hơn.

Trang 23

- Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là một chủ trương xuyênsuốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.

Khi mới giành được độc lập năm 1945, Đảng và Bác Hồ đã quan tâmchỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác Trong kháng chiến chống Pháp, dù chỉ mớihình thành ở vùng tự do hoặc khu căn cứ địa cách mạng, nhưng các kinh tếhợp tác đã bước đầu tập hợp nông dân làm ăn tập thể, có những đóng gópnhất định trong việc bảo đảm hậu cần cho cuộc kháng chiến chống thực dânPháp Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kinh tế hợp tác có vai tròto lớn, nhờ phát triển kinh tế hợp tác, miền Bắc nước ta đã thực sự trở thànhhậu phương lớn vững chắc, chi viện sức người, sức của để giải phóng hoàntoàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc Kinh tế hợp tác đã được Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Hội Nông dân, Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chú trọng vậnđộng tập hợp nhân dân, nông dân, hội viên, đoàn viên chung tay phát triển,nhất là trong giai đoạn hiện nay Năm 1999, Trung ương Hội Nông dân ViệtNam đã ban hành Nghị quyết về “Vai trò và nhiệm vụ của Hội Nông dân ViệtNam trong hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân và tham gia phát triển kinh tếhợp tác nông nghiệp, nông thôn” Hội Nông dân Việt Nam đã tư vấn, hướngdẫn các quy định của pháp luật liên quan đến các hoạt động sản xuất nôngnghiệp, nông dân, nông thôn, trợ giúp pháp lý cho nông dân; hỗ trợ vốn, vậttư nông nghiệp, tổ chức dạy nghề bằng nhiều hình thức, chuyển giao ứngdụng khoa học - công nghệ; hướng dẫn hội viên, nông dân tham gia các hìnhthức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh.Hiện nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế hợp tác đã và đangra sức nỗ lực vượt qua những khó khăn, vươn lên và có những bước phát triểnmới, thể hiện rõ là một lực lượng kinh tế - xã hội sâu rộng, tiếp tục khẳngđịnh vị trí quan trọng của mình trong nền kinh tế đất nước.

Trang 24

- Phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có vai trò quan trọng đốivới nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có vị trí rất quan trọng không chỉtrong nội bộ ngành mà còn có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Ngành sản xuất nông nghiệp không những sản xuất ra tư liệu tiêu dùng màcòn sản xuất ra tư liệu sản xuất, sản phẩm của ngành nông nghiệp là đầu vàorất quan trọng của các ngành công nghiệp chế biến Không những thế, sảnphẩm của các ngành trong nông nghiệp cũng có mối quan hệ hỗ trợ cho nhauphát triển tốt hơn Chính vì vậy, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là nền tảngquan trọng cho sự phát triển của ngành cũng như của nền kinh tế.

- Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đóng góp quan trọng trong pháttriển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nôngthôn.

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp với nhiều hình thức hợp tác đa dạng,hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng cólợi; dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các thành viên vàxã hội; không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quantrọng trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội ở nông thôn.

- Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp sẽ giải quyết các khó khăn của cáchộ nông dân.

Những hộ nông dân đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong sảnxuất và thị trường do hạn chế về quỹ đất, sản xuất nhỏ, thiếu đầu ra ổn địnhvà đặc biệt thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ và kinh doanh nôngnghiệp - đại đa số chưa bao giờ biết đến hợp đồng nông nghiệp Trong khi đó,các công ty chế biến, các doanh nghiệp nông nghiệp cũng gặp phải khó khăntrong việc xuất khẩu nông sản nguyên nhân do thiếu nguyên liệu đầu vào cóchất lượng và ổn định; các doanh nghiệp hay các cơ sở chế biến, kinh doanhnày lại thiếu niềm tin vào chất lượng và khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu

Trang 25

đầu vào của các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ Sự không gắn kết này sẽ được giảiquyết thông qua phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Tuy nhiên, khiđầu tư vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phải quantâm đến một vấn đề rất quan trọng, đó là tổ chức nông dân, tổ chức sản xuấtnông nghiệp, mà mấu chốt là hình thành và phát triển kinh tế hợp tác, hợp tácxã và xây dựng được những thương hiệu nông sản.

1.1.4 Nội dung phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

1.1.4.1 Thành lập Ban Chỉ đạo

Để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp đúng với định hướng,chủ trương của Đảng và Nhà nước thì cần thiết phải thành lập Ban Chỉ đạo vàbộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Việc thành lập Ban Chỉ đạo và bộ phận giúpviệc Ban Chỉ đạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công táctham mưu cho cấp ủy trong việc đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy pháttriển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp tại địa phương Việc thành lập BanChỉ đạo và bộ phận giúp việc phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ từtrung ương đến địa phương Hiện nay ở nước ta, Ban Chỉ đạo đổi mới và pháttriển kinh tế tập thể được thành lập theo quyết định số 352/QĐ-TTg ngày22/03/2017 của Thủ tướng chính phủ Tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo đổimới và phát triển kinh tế tập thể được thành lập theo quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 21/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

1.1.4.2 Thực hiện tuyên truyền, triển khai chính sách phát triển kinh tế hợptác

Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp thì Ban Chỉđạo và bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo cần phải thực hiện tuyên truyền và đưacác chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tỉnh TháiNguyên về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp vào cuộc sống Đó làNghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng caohiệu quả kinh tế tập thể” và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩymạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới phát triển kinh

Trang 26

tế hợp tác; Chỉ thị số 23/CT-TU ngày 25/7/2008 của Ban thường vụ Tỉnh ủyThái Nguyên về việc tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết TW5 (khóaIX) tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Chỉ thị35-CT/TU ngày 27/5/2013 về đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trungương 5 khóa IX về Tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tậpthể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

1.1.4.3 Đánh giá những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế hợp táctrong nông nghiệp

Đánh giá kết quả công tác tổ chức tuyên truyền, học tập quán triệt chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác;Đánh giá việc kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý nhà nướcvề kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương; Đánh giá về sốlượng và chất lượng của các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp củađịa phương.

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp

- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường

Cùng với những thời cơ, thuận lợi do quá trình đổi mới đất nước manglại, kinh tế của nước ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn, thách thức từ tìnhhình kinh tế thế giới, tiềm ẩn nhiều rủi ro; áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng gay

Trang 27

gắt, nhất là sản xuất nông nghiệp Để tạo nên sức cạnh tranh mới, phát triểnbền vững thì việc tự tổ chức lại, liên kết các hộ kinh doanh nhỏ lẻ để xâydựng hợp tác xã, trên cơ sở đó, hình thành liên hiệp hợp tác xã, tham gia tíchcực vào chuỗi giá trị trong nước, hướng đến xuất khẩu là con đường phù hợptrong giai đoạn hiện nay.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ

Nhiều năm qua, cùng với các thành phần kinh tế khác, kinh tế tập thể,trong đó nòng cốt là hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinhtế và ổn định an sinh xã hội Mặc dù đã phát huy những hiệu quả tích cực, tuynhiên, các hợp tác xã vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, đòi hỏi phải cónhững thay đổi kịp thời để có thể trụ vững trong bối cảnh mới, trong thời đạicông nghiệp 4.0 với thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Do đó, các cơquan nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, khuyến khíchứng dụng công nghệ mới phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sảnxuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao, nhằm đánh thức tiềm năng về đất đai,lao động và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Sự phối hợp của các ban ngành, các tổ chức đoàn thể trong tổ chứcthực hiện chính sách phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Để phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, vai tròcủa các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị xã hội lànhân tố không thể thiếu, nó được thể hiện bằng sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợphát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên các mặt hoạtđộng như vốn, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao khoa học kỹthuật trong sản xuất Trên địa bàn cấp huyện, hoạt động của nhiều cơ quan,ban ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các loại hình kinh tếhợp tác trong nông nghiệp, như: phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Nôngnghiệp, trạm Thú y, trạm Khuyến nông, trạm Bảo vệ thực vật, ngân hàngChính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trang 28

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Mỗi vùng có những đặc điểm riêng về trình độ phát triển nền nôngnghiệp hàng hoá, trình độ dân trí, tập quán canh tác, điều kiện địa hình, thờitiết khí hậu, mật độ dân cư, từ góc độ này cho phép nhận thấy rõ sự khác nhaukhông chỉ trong sản xuất nông nghiệp, mức sống vật chất của dân cư, mà còntạo nên sự khác nhau về quá trình hình thành, phát triển các hình thức kinh tếhợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Đồng thời với những tác động nói trên,đặc điểm truyền thống văn hoá, tâm lý cũng ảnh hưởng không nhỏ tạo nênnhững nét đặc trưng về kinh tế hợp tác ở mỗi vùng.

- Nguồn lực, quy mô sản xuất

Bất kể một tổ chức kinh doanh nào muốn đứng vững trên thị trườngcũng cần phải có tiềm lực kinh tế Các nguồn lực kinh tế có thể kể đến nhưvốn, lao động, khoa học công nghệ, thương hiệu của sản phẩm…Các loại hìnhkinh tế hợp tác trong nông nghiệp cũng vậy, muốn phát triển và đứng vữngtrên thị trường, các mô hình hợp tác trong nông nghiệp cần phải có nguồn lựcđủ mạnh, quy mô sản xuất đủ lớn để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Trang 29

1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của mộtsố địa phương trong nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Huyện Lâm Thao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, có diện tíchtự nhiên gần 9.754 ha, dân số hơn 102.400 người Trên địa bàn huyện có 14đơn vị hành chính, bao gồm 12 xã và 02 thị trấn Lâm Thao là huyện đồngbằng duy nhất của tỉnh nên huyện có nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp,nông thôn Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao cách thành phố Việt Trìkhoảng 10 km về phía Tây Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông chínhnhư quốc lộ 32C với chiều dài 14 km nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ32A Ngoài ra, còn có 5 tuyến Tỉnh lộ 320, 324, 324B, 324C, 325B có tổngchiều dài 52,5 km và 5 tuyến huyện lộ dài 18,5 km, tuyến đường thủy trênsông Hồng chảy dọc phía Tây trên địa bàn huyện dài 28 km từ Xuân Huy đếnCao Xá Với vị trí địa lý có hệ thống giao thông khá thuận lợi nên huyện LâmThao là của ngõ giữa miền núi và vùng đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quantrọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc, có điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế - xã hội, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hànghóa, nông sản thuận tiện.

Nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp trên địa bàn, thời gian qua huyện Lâm Thao và Ban Chỉ đạo đổi mới vàphát triển hợp tác xã huyện Lâm Thao đã thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể là:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương,chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác nhằmnâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về bản chất, vaitrò, quan điểm đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả của kinh tế hợp tác, nhấtlà nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinhhoạt của nhân dân.

Trang 30

- Huyện triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chínhsách của Nhà nước hiện hành, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trên lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các chính sách khuyến khích hỗ trợ, thúcđẩy sự phát triển kinh tế tập thể, kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại và doanhnghiệp, tạo điều kiện về nguồn lực cho phát triển kinh tế hợp tác trong lĩnhvực nông nghiệp; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn chođội ngũ cán bộ hợp tác xã; phát huy sự tham gia tích cực của các thành viêncả về nhân lực, vật lực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả cáchoạt động kinh doanh dịch vụ hiện có, mở rộng thêm các hoạt động kinhdoanh dịch vụ mới như sản xuất giống, bao tiêu sản phẩm nông sản, sản phẩmlàng nghề, xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

- Xây dựng và phát triển các mô hình hợp tác xã điển hình tiên tiến hoạtđộng có hiệu quả, mở rộng liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và doanhnghiệp trên cơ sở hợp tác về kỹ thuật, công nghệ, ngành nghề kinh doanh, tìmkiếm thị trường tiêu thụ; chú trọng xây dựng các mô hình trình diễn vềkhuyến công, khuyến nông cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Đẩy nhanh việc dồn đổi ruộng đất, xây dựng thành công mô hình cánhđồng lớn, tạo cơ sở cho các hợp tác xã phát triển theo hướng chuyên canh, sảnxuất hàng hóa tập trung; tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, mặt bằng cho cáchợp tác xã xây dựng trụ sở, địa điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Chỉ đạo các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp và các loại hìnhhợp tác xã khác đẩy nhanh tiến độ tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã theoLuật Hợp tác xã năm 2012 Đồng thời thực hiện các chính sách hỗ trợ vềnguồn vốn, quỹ đất để các hợp tác xã hoạt động.

Kết quả thực hiện: tính đến 31/12/2017, toàn huyện có 15 tổ hợp tác

trong lĩnh vực nông nghiệp với 182 thành viên, hoạt động chủ yếu ở các lĩnhvực như: nước sạch, vệ sinh môi trường, làm đất, dịch vụ thức ăn chăn nuôi;có 19 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 11 hợp tác xã dịch

Trang 31

vụ nông nghiệp và điện năng; 5 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; 2 hợp tác xãthủy sản; 1 hợp tác xã dịch vụ sản xuất, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau antoàn Theo sự chỉ đạo của huyện, đã có 14/19 hợp tác xã chuyển đổi hoạtđộng theo Luật Hợp tác xã năm 2012, tiến hành xây dựng, bổ sung điều lệ vàbổ sung dịch vụ, đầu tư mới trong phương án sản xuất kinh doanh, tổng sốvốn điều lệ đăng ký 9.468 triệu đồng Nhiều hợp tác xã đã có sự đổi mới, mởrộng loại hình, thực hiện các khâu dịch vụ đạt chất lượng tốt hơn, về cơ bảnhoạt động của các hợp tác xã Sự phát triển của kinh tế hợp tác trên địa bànhuyện đã góp phần tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, làmchuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi; tạo nhiềuviệc làm và tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, đóng góphiệu quả cho chương trình xây dựng nông thôn mới (website:lamthao.phutho.gov.vn).

1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, códiện tích trên 303 km2, dân số trên 100 nghìn người với 14 dân tộc anh emcùng chung sống Toàn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hộilà thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng.Trung tâm huyện là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cáchthủ đô Hà Nội 75 km Huyện có vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông Bắc giáphuyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn; Phía Đông Nam giáp huyện Lạng Giang;Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ và Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên;Phía Nam giáp huyện Tân Yên Trên địa bàn huyện có các trục đường chínhgồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam - Yên Thế đi Xuân Lương - Tam Kha);tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng - Lạngsơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyếnđường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi - Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên -Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng - Bố Hạ đi Thiện Kỵ -

Trang 32

Lạng Sơn Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thànhmạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thông trong và ngoàihuyện, là điều kiện thuận lợi để huyện Yên Thế phát triển kinh tế.

Xác định kinh tế hợp tác, trong đó nòng cốt là hợp tác xã và tổ hợp táccó vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương, huyện Yên Thếđã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinhtế hợp tác trên địa bàn huyện, cụ thể là:

- Để công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phát triển kinh tếhợp tác trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, UBND huyện Yên Thế đã thành lậpBan Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác huyện Yên Thế, đồng thời xây dựngKế hoạch phát triển kinh tế hợp tác huyện Yên Thế đến năm 2020.

- Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác huyện Yên Thế đã chỉ đạo cácngành, các xã, thị trấn tổ chức phổ biến tuyên truyền, thực hiện Luật Hợp tácxã năm 2012, lồng ghép phổ biến tại các hội nghị, các buổi sinh hoạt chuyênđề tại các địa phương Tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân về chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triểnkinh tế hợp tác trong nông nghiệp và kiến thức về hoạt động và quản lý kinhtế hợp tác Nhằm nâng cao nhận thức về Luật Hợp tác xã, UBND huyện đãtriển khai cuộc thi tìm hiểu Luật Hợp tác xã năm 2012 với 1.494 bài dự thi,Đài truyền thanh - Truyền hình huyện thực hiện 02 phóng sự dự thi về môhình Hợp tác xã kiểu mới.

- Chỉ đạo Hội Nông dân các cấp nắm chắc nhu cầu, nguyện vọng củahội viên nông dân, chủ động hướng dẫn thành lập các tổ hợp tác đa dạng vềhình thức với quy mô phù hợp; cơ cấu gọn nhẹ, nội dung hoạt động đơn giản,thiết thực phù hợp với trình độ của nông dân ở mỗi vùng miền, khu vực Tưvấn, hỗ trợ các tổ hợp tác mở rộng quy mô, phát triển thành các hợp tác xã.Căn cứ vào những điều kiện thực tế, Hội Nông dân các cấp làm đầu mối, khâunối những nhu cầu để vận động nông dân tham gia các hình thức kinh tế hợp

Trang 33

tác cụ thể từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ những tổ hợp tác đơn giản đếncác hình thức cao hơn hoạt động đa ngành, đa nghề.

- Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế hợp tác tỉnh BắcGiang, huyện Yên Thế đã tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác chuyển đổi,sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn huyện Tiếp tụccủng cố xây dựng các hợp tác xã cũ đã chuyển đổi và đang hoạt động theoluật Hướng dẫn những tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưa đăng ký, chứngthực đến UBND các xã, thị trấn đăng ký chứng thực nhằm bảo đảm môitrường pháp lý cho hoạt động của tổ hợp tác.

- Chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác, phát hiệncác mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả, tiến hành sơ kết, tổngkết để rút ra bài học kinh nghiệm; tổ chức cho cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác,hội viên nông dân thăm quan, học tập các mô hình điểm để áp dụng nhân rộngtại các địa phương Khai thác các nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự ánđể xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả.

Kết quả thực hiện: tính đến 31/12/2017, toàn huyện có 13 tổ hợp tác

trong lĩnh vực nông nghiệp với 92 thành viên; có 16 hợp tác xã hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp với số vốn điều lệ gần 42 tỷ đồng và số thành viêngóp vốn là 168 người Riêng trong năm 2017, đã có 3 hợp tác xã thành lậpmới là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Yên Hợp, hợp tác xã nông dân 98, hợptác xã sản xuất và kinh doanh tổng hợp Trung Thành với số vốn điều lệ gần 4tỷ đồng và số thành viên góp vốn là 37 người Những năm qua, hoạt động củacác hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện YênThế đã khẳng định được vai trò nòng cốt trong khu vực kinh tế tập thể, gópphần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn (website: yenthe.vn).

Trang 34

1.2.1.3 Kinh nghiệm của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Quang Bình là huyện vùng thấp, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh HàGiang, là huyện động lực của tỉnh, nằm trên trục đường quốc lộ 279 Huyệncó diện tích tự nhiên là: 79.188,04 km2, dân số năm 2017 là gần 63.000người Huyện có phía Bắc giáp huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần; phía Đônggiáp huyện Bắc Quang; phía Nam giáp với huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giangvà huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái; phía Tây giáp với huyện Bảo Yên, tỉnh LàoCai Là một huyện với nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là chủ yếu, Đảngbộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế bằng nhiều giảipháp, trong đó có chú trọng tập trung vào phát triển các hình thức kinh tế hợptác trong nông nghiệp Các giải pháp huyện đã triển khai thực hiện là:

- Xác định rõ ràng đích hướng đến của phát triển các hình thức kinh tếhợp tác trong nông nghiệp Huyện Quang Bình xác định nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác với phươngthức hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là tự chủ, tự chịu trách nhiệmtrong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh, pháthuy tính cộng đồng, khắc phục những hạn chế của kinh tế hộ, tạo ra nguồntăng trưởng kinh tế đối với thành viên, góp phần vào tăng trưởng chung củanền kinh tế, tạo việc làm, ổn định thu nhập cho người dân trên địa bàn là đíchhướng đến trong việc định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Quang Bình.

- Chỉ đạo xây dựng và ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế hợp táchuyện Quang Bình đến năm 2020 Trực tiếp giao nhiệm vụ cho các tổ chứcđoàn thể, các phòng, ban và các xã trên địa bàn huyện tổ chức thực hiện cũngnhư việc tập trung tuyên truyền các chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước như: Luật Hợp tác xã năm 2012, Nghị định số 193 của Chính Phủ,Nghị quyết số 02 - NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang về tổ chứcsản xuất cho nông dân giai đoạn 2014 - 2020 và các văn bản, chính sách phápluật, có liên quan đến phát triển kinh tế hợp tác.

Trang 35

- Huyện xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ các hợp tác xã như tưvấn pháp lý, hướng dẫn, hỗ trợ hợp tác xã xây dựng tổ chức, hoạt động theođúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận và hưởng các chính sách hỗ trợ, ưuđãi của Nhà nước với hợp tác xã, giao hợp tác xã quản lý, khai thác kinhdoanh công trình nước sạch nông thôn, chợ nông sản, các công trình thuỷ lợi;bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; cung cấp thông tin, hỗ trợhợp tác xã, tổ hợp tác đẩy mạnh liên kết với nhau, với các doanh nghiệp vànhà khoa học để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tiêu thụsản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế tập thể trênthị trường; tạo điều kiện gắn kết hoạt động của hợp tác xã với các dự án,chương trình có mục tiêu của Nhà nước.

- Thực hiện lồng ghép giữa tuyên truyền và hướng dẫn khoa học, kỹthuật, dạy nghề, hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên kinh tế hợptác Huyện đã tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu mô hình hợp tác xã kiểu mới với quymô lớn thu hút đông đảo các thành phần tham gia Qua đó đã có tác động tíchcực làm chuyển biến nhận thức của đông đảo bà con nông dân trên địa bànhuyện về quan điểm, vai trò, ý nghĩa và lợi ích kinh tế khi tham gia vào hợptác xã, tổ hợp tác Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp chỉ đạo xây dựng và nhânrộng các mô hình kinh tế hợp tác, lấy các mô hình kinh tế hợp tác mạnh, điểnhình phục vụ cho công tác tuyên truyền của Huyện.

Kết quả đạt được: tính đến 31/12/2017, trên địa bàn huyện có 26 hợp

tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 342 thành viên tham gia,tổng nguồn vốn điều lệ là 13.887,2 triệu đồng Trên thực tế, hoạt động của cáchợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã làm tốt các khâu cungcấp vật tư phân bón, cung ứng giống cây lâm nghiệp, cây chè và con giốngphục vụ chăn nuôi, sản xuất, giúp cho bà con nông dân trong khu vực tạo sựổn định về giá cả, đảm bảo được chi phí đầu vào, thuận lợi cho việc gieo cấy

Trang 36

kịp thời vụ Bên cạnh đó, hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnhvực nông nghiệp đã thu hút số đông lao động, giải quyết được nhiều việc làm,hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho thành viên, người laođộng Có thể thấy, mô hình kinh tế hợp tác đã có sự đóng góp thiết thực vàosự phát triển kinh tế và chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bànhuyện Quang Bình (website: quangbinh.hagiang.gov.vn).

1.2.2 Bài học kinh nghiệm đối với huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

- Cần xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế hợp táctrong nông nghiệp đối với vấn đề việc làm và phát triển kinh tế của địaphương Về bản chất, hợp tác xã và tổ hợp tác là tổ chức kinh tế - xã hội mangtính cộng đồng và trách nhiệm xã hội, thu hút sự tham gia đông đảo của ngườidân nông thôn Hợp tác xã, tổ hợp tác đóng vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập, việc làm, phát triển nông thônmới; bảo vệ môi trường nông thôn, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóatruyền thống của dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương,

chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác nhằmnâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và đông đảo bàcon nông dân trên địa bàn huyện về quan điểm, vai trò, ý nghĩa và lợi ích kinhtế khi tham gia vào hợp tác xã, tổ hợp tác.

- Triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chính sáchcủa Nhà nước hiện hành về phát triển kinh tế hợp tác như hỗ trợ về pháp lý,vốn vay ngân hàng, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn chođội ngũ cán bộ hợp tác xã và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệuquả, tổ chức thăm quan, học tập các mô hình điểm để áp dụng nhân rộng tạicác địa phương trong huyện.

Trang 37

- Tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác chuyển đổi, sắp xếp, tổ chức lạihoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn huyện theo Luật Hợp tác xã năm2012 Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ hợp tác đang hoạt động nhưng chưađăng ký, chứng thực đến UBND các xã, thị trấn đăng ký chứng thực nhằmbảo đảm môi trường pháp lý cho quá trình hoạt động của tổ hợp tác.

Trang 38

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệuthống kê về các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyệnĐịnh Hóa từ 2015 đến 2017, cụ thể là:

+ Báo cáo kết quả thực hiện đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trongnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2015, 2016 và 2017 của Chicục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

+ Báo cáo kết quả thực hiện đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trongnông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa năm 2015, 2016 và 2017 của phòngNông nghiệp huyện Định Hóa.

- Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp

Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ

các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.+ Đối tượng điều tra: các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyệnĐịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Trang 39

+ Số lượng điều tra: vì số lượng hợp tác xã nông nghiệp không nhiềunên tác giả tiến hành điều tra tất cả các hợp tác xã nông nghiệp hiện có trênđịa bàn huyện (14 hợp tác xã nông nghiệp)

+ Nội dung điều tra: các thông tin cơ bản trong phiếu điều tra bao gồm: Đặc điểm chung của các hợp tác xã nông nghiệp điều tra: lĩnh vựcsản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp; họ tên, giới tính, độ tuổi,dân tộc, trình độ văn hóa của chủ nhiệm các hợp tác xã nông nghiệp.

 Các yếu tố phản ánh thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nôngnghiệp: nguồn lực lao động của các hợp tác xã nông nghiệp (trình độ của cánbộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp, trình độ của các lao động làm việc tronghợp tác xã nông nghiệp); vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của hợp tác xãnông nghiệp; sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước; thông tin thị trườngcủa các hợp tác xã nông nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh của các hợp tácxã nông nghiệp và khó khăn, nguyện vọng của các hợp tác xã nông nghiệp.

+ Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp điều tra toàn bộ tổng thểvì tổng thể không lớn.

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin

- Đối với thông tin thứ cấp

+ Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hànhphân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ saocho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thìkhác nhau về tính chất Các quá trình hay hiện tượng kinh tế xã hội phát sinhvà phát triển không phải ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanhmà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy định nhất định Sựbiến động của hiện tượng này sẽ dẫn đến sự biến động của hiện tượng khác vàngược lại mỗi hiện tượng biến động đều do sự tác động của các hiện tượngxung quanh Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng

Trang 40

phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhómkhác nhau Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiêncứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

+ Phương pháp tổng hợp số liệu

Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liênquan đến đề tài Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằmgiải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra Qua phương pháp này phân tích thựctrạng phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện ĐịnhHóa trong giai đoạn 2015-2017 Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đãđạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa các giải pháp nhằm phát triển pháttriển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa trongthời gian tới.

- Đối với thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra xây dựng trước.Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra, nếu phiếu điều tra hợp lệsẽ được nhập dữ liệu vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổnghợp, xử lý Khi nhập các số liệu vào phần mềm Excel, tác giả phân chia rõràng các số liệu phù hợp theo từng tiêu chí cụ thể để tránh nhầm lẫn khi tổnghợp và phân tích số liệu.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉtiêu cụ thể Phương pháp này kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như cácđồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễnsố liệu tóm tắt Trong luận văn là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu củachỉ tiêu nghiên cứu Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ đểthấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tốđang phân tích.

Ngày đăng: 12/04/2019, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w