Đề KT 1t tháng 4

6 319 0
Đề KT 1t tháng 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 6: Ánh sáng đi từ môi trường A vào môi trường B với góc tới 40 0 , góc khúc xạ 30 0 . Tốc độ của ánh sáng trong môi trường B a. nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong môi trường A b. bằng tốc độ ánh sáng trong môi trường A c. lớn hơn tốc độ ánh sáng trong môi trường A d. tất cả đều sai. [<Br>] Trong hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính: a. Tia màu vàng bị lệch nhiều hơn tia màu lục. b. Tia màu cam bị lệch nhiều hơn tia màu vàng. c. Tia màu tím có góc lệch nhỏ nhất. d. Tia màu tím bị lệch nhiều hơn tia màu lục. [<Br>] Chọn câu sai. Mỗi ánh ánh sáng đơn sắc là ánh sáng: a. không bị tán sắc khi qua lăng kính. b. có một màu sắc xác định gọi là màu đơn sắc. c. có một bước sóng xác định. d. có một tần số xác định. [<Br>] Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong không khí là 760 nm. Bước sóng của nó trong môi trường chiết suất n = 4/3 là: a. 1013 nm b. 570 nm c. 760 nm 10 nm. [<Br>] Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng xảy ra khi: a. Ánh sáng bị đổi phương khi gặp một bề mặt phẳng, nhẵn. b. Ánh sáng bị đổi phương khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. c. Ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng khi truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt. d. Tất cả đều đúng. [<Br>] Trong thí nhiệm I-âng, nếu xét trên cùng một vân sáng cùng bậc thì ánh sáng bị lệch nhiều nhất là: a. ánh sáng đỏ. b. ánh sáng tím. c. tùy thuộc vào khoảng cách từ hai khe đến màn ảnh. d. tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai khe. [<Br>] Công thức tính bước sóng của ánh sáng tới trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe I-âng khi đặt thí nghiệm trong chất lỏng chiết suất n là: a. λ = aD/ni b λ = niD/a c. λ = nia/D d. λ = ai/nD [<Br>] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ: a. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng đó. b. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khi hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó. c. Để thu được quang phổ hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. d. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó bị nung nóng. [<Br>] Quang phổ vạch phát xạ được phát khi nào? a. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí. b. Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí. c. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện chuẩn. d. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất thấp. [<Br>] Chọn câu trả lời sai. Quang phổ vạch hấp thụ: a. Là quang phổ gồm những vạch tối nằm trên nền quang phổ liên tục. b. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục. c. Ở nhiệt độ nhất định một đám khí có khả năng phát ra ánh sáng đơn sắc nào thì cũng có khả năng hấp thụ ánh sáng đơn sắc đó. d. Có thể dùng quang phổ vạch hấp thụ của một chất thay cho quang phổ vạch phát xạ của chất đó trong phép phân tích bằng quang phổ. [<Br>] Lần lượt chiếu vào máy quang phổ các chùm sáng sau, hãy cho biết trường hợp nào thu được quang phổ liên tục? a. Chùm ánh sáng đỏ. b. Chùm ánh sáng tím. c. Chùm ánh sáng lục. d. Chùm ánh sáng trắn. [<Br>] Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young. Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ=0,64µm. Hai khe cách nhau a = 3mm, màn cách hai khe D = 3m. Miền vân giao thoa trên màn có bề rộng 12mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là: A. 17 B. 18 C. 19 D. 20 [<Br>] Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, người ta chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6µm. Khoảng cách giữa 2 khe sáng là 0,5mm. Khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1m. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng bậc 5 là: A.0,12mm. B.0,96mm. C.12mm. D.14,4mm. [<Br>] Thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 m µ bằng 2 khe sáng cách nhau 0,5mm.Hai khe sáng cách màn quan sát là 2m. Tại một điểm M cách vân trung tâm 7mm là: A.vân tối bậc 4. B.vân sáng bậc 4. C.vân tối bậc 3. D.vân sáng bậc 3 [<Br>] Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp bằng 1mm và khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ , người ta đo được khoảng cách từ vân sáng chính giữa đến vân sáng bậc 4 là 4,5mm. Bước sóng λ của ánh sáng đơn sắc đó bằng: A. 0,5625µm B. 0,7778µm C. 0,8125µm D. 0,6000 µm [<Br>] Ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm Iâng có bước sóng là 0,5µm. Khoảng cách từ hai nguồn sáng đến màn là 1m, khoảng cách giữa hai nguồn sáng là 2mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối bậc 5 ở hai bên so với vân trung tâm là: a. 0,375mm. b. 1,875mm. c. 18,75mm. d. 3,75mm. [<Br>] Chương 7 Thuyết lượng tử ánh sáng giải thích tốt các hiện tượng ánh sáng nào? Tìm kết luận sai. A. Quang điện. B. Quang hóa. C. Phát quang. D. Giao thoa. [<Br>] Tìm công thức đúng liên hệ giữa độ lớn hiệu điện thế hãm U h , độ lớn điện tích electron e, khối lượng electron m và vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện v 0m . A. 2eU h = mv 2 0m B. mU h = 2ev 2 0m C. eU h = mv 2 0m D. mU h = ev 2 0m [<Br>] Các bức xạ trong dãy Banme thuộc về dãy nào của sóng điện từ? A. Hồng ngoại B. Tử ngoại. C. Ánh sáng nhìn thấy D. Một phần tử ngoại, 4 vạch đầu nhìn thấy [<Br>] Khi hiện tượng quang điện xảy ra, nếu giữ nguyên bước sóng ánh sáng kích thích và tăng cường độ ánh sáng, ta có: a. Động năng ban đầu của các quang electron tăng lên. b. Cường độ dòng quang điện bảo hoà sẽ tăng lên. c. Hiệu điện thế hãm sẽ tăng lên d. Các quang điện electron đến anốt với vận tốc lớn hơn. [<Br>] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện? A. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. B. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào bước sóng của sáng kích thích. C. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt. D. Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catốt. [<Br>] Chiếu chùm bức xạ đơn sắc vào tấm kẽm có giới hạn quang điện là 0,35 µm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là a. 0,1µm b. 0,2µm c. 0,3µm d. 0,4µm [<Br>] Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện.Biết rằng,khi hiệu điện thế hãmU h =-3V thì dòng quang điện bị triệt tiêu. Cho e=-1,6.10 -19 C;m e =9,1.10 -31 kg. A.0,73.10 6 m/s. B.1,03.10 6 m/s. C.1,02.10 7 m/s. D.527,47.10 9 m/s. [<Br>] Hãy xác định gới hạn quang điện của kim loại làm Catot.Biết rằng công tối thiểu để tách electron khỏi bề mặt kim loại là 1,88eV.Cho h = 6,625.10 -34 Js ; c=3.10 8 m/s. A. 0,66µm. B.0,66.10 -3 µm. C.1.06µm. D.1,06.10 -3 µm. [<Br>] Rọi vào tế bào quang điện chùm ánh sáng có bước sóng λ = 4000A 0 . Tìm hiệu điện thế hãm, biết công thoát của kim loại là catôt là 2eV. a. U h = -1,1V b. U h = -11V c. U h = -0,11V d. U h = 1,1V [<Br>] Catôt của một tế bào quang điện có công thoát A = 3,5eV. Cho h = 6,625.10 -34 Js; m=9,1.10 -31 Kg; |e|=1,6.10 -19 C. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện bật ra khỏi catôt khi được chiếu sáng bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,25µm. a. 0,718.10 5 m/s b. 7,18.10 5 m/s c. 71,8.10 5 m/s d. 718.10 5 m/s [<Br>] Ánh sáng kích thích có λ = 0,33µm. Để triệt dòng quang điện phải đặt hiệu điện thế hãm bằng 1,38V. Công thoát A là: A. 6,5.10 9 J. B. 3,815.10 -19 J. C. 3,185.10 -18 J. D. 3,185.10 -19 J. [<Br>] Chiếu một chùm sáng có bước sóng 400 nm vào catôt của một tế bào quang điện, được làm bằng Na. Giới hạn quang điện của Na là 0,5µm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là bao nhiêu? a. 3,28.10 5 m/s b. 4,67.10 5 m/s c. 5,45.10 5 m/s d. 6,33.10 5 m/s [<Br>] Cường độ dòng quang điện bão hào chạy qua tế bào quang điện là 16μA thì số electron đến Anốt trong mỗi giây là: A. 10 14 electron. B. 10 20 electron. C. 6,25.10 13 electron. D. 10 17 electron. [<Br>] Tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bước sóng dài ngắn khác nhau nên chúng A. có bản chất khác nhau và ứng dụng trong khoa học kỹ thuật khác nhau. B. bị lệch khác nhau trong từ trường đều. C. bị lệch khác nhau trong điện trường đều. D. chúng đều có bản chất giống nhau nhưng tính chất khác nhau. [<Br>] Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, các khe hẹp được chiếu bởi bức xạ bước sóng 1 λ = 0,6 µ m và sau đó thay bức xạ 1 λ bằng bức xạ có bước sóng 2 λ . Trên màn quan sát người ta thấy, tại vị trí vân tối thứ 5 của bức xạ 1 λ trùng với vị trí vân sáng bậc 5 của bức xạ 2 λ . 2 λ có giá trị là: A. 0,57 µ m. B. 0,60 µ m. C. 0,67 µ m. D. 0,54 µ m. [<Br>] Chọn câu trả lời đúng. Catốt tế bào quang điện bằng kim loại có công thoát 2,07eV. Chiếu ánh sáng vào catôt, chùm ánh sáng gây ra hiện tượng quang địên khi: A. là ánh sáng tử ngoại. B. là ánh sáng hồng ngoại. C. là ánh sáng đơn sắc đỏ. D. là ánh sáng có bước sóng λ =0,63 µ m. Chương 8 Độ co chiều dài của một thước cây có chiều dài riêng 1m, chuyển động với vận tốc 0,6c là: a. 0,1m b. 0,2m c. 0,4m d. 0,6m [<Br>] Sau một giờ, đồng hồ chuyển động với vận tốc v = 0,6c chạy chậm hơn đồng hồ gắn với quan sát viên đứng yên bao nhiêu? a. 900s b. 90s c. 1h d. 1,25h [<Br>] Khi nguồn sáng chuyển động, tốc độ truyền sáng trong chân không có giá trị a. nhỏ hơn c b. lớn hơn c c. lớn hơn hoặc nhỏ hơn c, phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn. d. luôn bằng c, không phụ thuộc vào phương truyền và tốc độ của nguồn. [<Br>] Khi một cái thước chuyển động dọc theo phương chiều dài của nó, độ dài của thước đo trong hệ quán tính K a. không thay đổi. b. co lại, tỉ lệ nghịch với tốc độ của thước. c. dãn ra, phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của thước. d. co lại theo tỉ lệ 2 2 1 c v − [<Br>] Để trong 1 giờ, đồng hồ chuyển động với tốc độ v chạy chậm hơn đồng hồ gắn với quan sát viên đứng yên là 20 phút thì tốc độ v là a. v = 0,66c b. v = 0,75c c. v = 0,80c d. v = 0,852c [<Br>] Khối lượng của 1 photon có bước sóng λ = 0,5µm là: a. 4,42.10 -27 Kg b. 4,42.10 -30 Kg c. 4,42.10 -36 Kg d. 4,42.10 -33 Kg [<Br>] Một electron khi năng lượng toàn phần của nó là 1,6 MeV, năng lượng nghỉ 0,4 MeV. Động năng của electron là: a. 1,2 MeV b. 1,6 MeV c. 2 MeV d. 0,4 MeV . lượng của 1 photon có bước sóng λ = 0,5µm là: a. 4, 42.10 -27 Kg b. 4, 42.10 -30 Kg c. 4, 42.10 -36 Kg d. 4, 42.10 -33 Kg [<Br>] Một electron khi năng. khác nhau. B. bị lệch khác nhau trong từ trường đều. C. bị lệch khác nhau trong điện trường đều. D. chúng đều có bản chất giống nhau nhưng tính chất khác

Ngày đăng: 28/08/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan