Tổng dân số người Hmông của tỉnh là 255.329 người[8], chiếm tỷ lệ 1/3 dân số, người Hmông là tộc người có dân số đông nhất tỉnh.Khi nghiên cứu về văn hóa người Hmông, thì dòng họ là một
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU
10
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
10
1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
cứu 30
1.4 Khái quát xã Bạch Ngọc và người Hmông tại địa bàn nghiên cứu
31 1.5 Một số điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa hai nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa
Trang 23.3 So sánh vai trò và quan hệ dòng họ của nhóm Hmông Trắng và HmôngHoa 124
Chương 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA DÒNG HỌ NHÓM HMÔNG TRẮNG
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .
152
TÀI TIỆU THAM KHẢO .
153 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3Bảng 1.3 So sánh một số đặc trưng văn hóa giữa nhóm Hmông Trắng và Hmông
Hoa vẫn duy trì tín ngưỡng truyền thống và nhóm Hmông Trắng
và Hmông Hoa đã cải đạo theo Tin Lành
47
Bảng 2.1: So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm dòng họ của nhóm
Hmông Trắng và dòng họ của nhóm Hmông Hoa còn duy trì tín ngưỡng truyền thống
85
Bảng số 2.2: So sánh sự giống và khác nhau về đặc điểm dòng họ người Hmông còn
duy trì tín ngưỡng truyền thống và dòng họ người Hmông cải đạo theo
Tin Lành
88
Bảng 3.1: So sánh sự giống và khác nhau về vai trò và quan hệ dòng họ của nhóm
Hmông Trắng và Hmông Hoa duy trì tín ngưỡng truyền thống 124
Trang 4Bảng 3.2: So sánh sự giống/ khác nhau về vai trò, quan hệ dòng họ của nhóm người
Hmông duy trì tín ngưỡng truyền thống và nhóm cải đạo
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Người Hmông là tộc người thiểu số trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Với đặc thù về nguồn gốc lịch sử tộc người, tâm lý, văn hóa, người Hmông đã vàđang là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức, nhiều ngành khoa học ở trong
và ngoài nước, trong đó có ngành Dân tộc học và Nhân học Trên địa bàn tỉnh HàGiang, người Hmông phân bố khắp ở 11/11 huyện, thành phố với bốn nhóm gồm:Hmông
Trắng, Hmông Hoa, Hmông Xanh và Hmông Đen, trong đó đông nhất là nhómHmông Trắng và Hmông Hoa Tổng dân số người Hmông của tỉnh là 255.329 người[8], chiếm tỷ lệ 1/3 dân số, người Hmông là tộc người có dân số đông nhất tỉnh.Khi nghiên cứu về văn hóa người Hmông, thì dòng họ là một trong những vấn đềcốt lõi Mỗi dòng họ người Hmông là một cộng đồng văn hóa với sắc thái riêng vàgiữa các nhóm địa phương khác nhau lại có những đặc thù, nhưng vẫn mang trongmình những yếu tố văn hóa đặc trưng của tộc người Nghiên cứu dòng họ ngườiHmông theo từng nhóm địa phương, để nhận diện bản sắc văn hóa, tìm ra nhữngđiểm tương đồng và khác biệt, đề xuất các biện pháp phù hợp đối với vấn đề pháthuy vai trò thiết chế dòng họ, quản lý xã hội theo từng nhóm tộc người trong bốicảnh hiện này là rất cần thiết và hữu ích
Một trong những đặc thù của dòng họ người Hmông là tâm lý cố kết mạnhđến mức có thể liên/xuyên biên giới, xuyên quốc gia Đó là ưu điểm đồng thời cũng
là yếu điểm dễ bị kẻ xấu lợi dụng Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, sự giaolưu, tiếp biến văn hóa, sự tiếp nhận tôn giáo mới, nhất là đạo Tin Lành trong một bộphận người Hmông, đã tác động đến các mối quan hệ dòng họ truyền thống, tạo nênnhững thay đổi lớn trong nội bộ tộc người, dòng họ trong một nhóm và giữa cácnhóm Hmông theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau Sự cố kết và phân ly tộcngười, dòng họ diễn ra đan xen và ngày càng phức tạp Chúng ta biết rằng, ngônngữ nhóm Hmông Trắng có sự tương đồng với tiếng Hmông quốc tế, nhưng đối vớitỉnh Hà
Giang, nhóm Hmông Trắng lại có tỷ lệ theo đạo Tin Lành ít hơn nhóm Hmông Hoa.Như vậy, việc nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân cốt lõi, lý giải vấn đề có tính chấtthời sự như những hiện tượng trên trong từng nhóm địa phương, cũng là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng đối với công tác vùng người Hmông
Trang 6Ngày nay, khi xem xét các nguồn lực phát triển xã hội, thì văn hóa được coi
là nguồn lực “mềm” Từ quan điểm này, thì dòng họ chính là một nguồn vốn xã hội Bản thân dòng họ các tộc người nói chung, trong đó có tộc người Hmông luôn hàmchứa những giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định Do vậy, cần có những nghiêncứu về dòng họ, làm rõ nguồn vốn xã hội và giá trị nguồn lực này Kết quả nghiêncứu là minh chứng và cơ sở khoa học, thúc đẩy các cấp quản lý đổi mới tư duytrong việc huy động và xã hội hóa các nguồn nội lực, để phát triển KT-XH của địaphương vùng đồng bào Hmông theo hướng bền vững
Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những khía cạnhkhác nhau của tộc người Hmông, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu so sánh
sự tương đồng và khác biệt về thiết chế dòng họ các nhóm Hmông khác nhau tại địabàn một xã Vì thế, nghiên cứu so sánh dòng họ người Hmông thuộc các nhóm khácnhau theo tính chất điểm, dưới góc độ chuyên ngành Nhân học là một đề tài mới,vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn sâu sắc
Từ những lý do trên, NCS quyết định chọn vấn đề Nghiên cứu so sánh dòng
họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án *
Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc điểm, vai trò, mối quan hệ, giá trị dòng họ của nhóm HmôngTrắng và Hmông Hoa trên địa bàn xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang;
so sánh để nhận diện sự tương đồng và khác biệt của dòng họ giữa hai nhóm
- Nhận diện sự biến đổi bản sắc văn hóa dân tộc Hmông thông qua nghiêncứu về dòng họ của hai nhóm Hmông tại địa bàn nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn trongquản lý nhà nước đối với công tác dân tộc - tôn giáo tại vùng người Hmông
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt về dòng họ của nhóm Hmông Trắng vàHmông Hoa
- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt dòng họ của nhóm người Hmông vẫnduy trì tín ngưỡng truyền thống và dòng họ nhóm Hmông đã cải đạo theo Tin Lành
- Đề xuất các vấn đề đối với công tác quản lý nhà nước về dân tộc – tôn giáo,nhất là trong công tác phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc
Trang 7thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo Chỉ thị 06/CT-TTg; Côngcuộc xây dựng nông thôn mới; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa, góp phần bảo tồn văn hóa tộc người Hmông
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch
Ngọc Luận án tập trung nghiên cứu 6 dòng họ gồm 3 họ Giàng, 2 dòng họ Thào và
1 dòng họ Vàng
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Thiết chế dòng họ, các nghi lễ dòng họ như: tang ma,
tín ngưỡng, cưới xin, vai trò, quan hệ và giá trị dòng họ nhóm Hmông
Trắng và Hmông Hoa Trên cơ sở đó tiến hành so sánh sự giống và khác nhau giữadòng họ của hai nhóm
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tổ chức dòng họ của hai nhóm Hmông
Trắng và Hmông Hoa tại 05 thôn có người Hmông sinh sống tập trung gồm: KhuổiVài, Khuổi Dò, Minh Thành, Ngọc Lâm và Ngọc Sơn Xã Bạch Ngọc là địa bànnghiên cứu có tính chất mẫu đại diện, đảm bảo thực hiện được mục tiêu và phạm vinghiên cứu của đề tài Bởi xã có cả hai nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa cùngsinh sống, đồng thời có cả bộ phận cải đạo và không cải đạo trong hai nhóm Nhữngđịa bàn tiếp giáp với xã Bạch Ngọc đều có người Hmông sinh sống và một có bộphận người Hmông theo đạo Tin Lành
Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay,bởi sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đất nước bước vào thời kỳ đổimới Đồng thời kể từ khi đổi mới, quản lý nhà nước về công tác dân tộc được quantâm toàn diện Bên cạnh đó, chiến tranh biên giới Việt - Trung kết thúc, đồng bàocác dân tộc nói chung, trong đó có người Hmông cư trú ở vùng biên giới của tỉnh
Hà Giang có cuộc sống ổn định hơn
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật lịch sử, đối tượng
nghiên cứu luôn đặt trong hoàn cảnh cụ thể trên cả phương diện lịch đại và đồngđại Bên cạnh đó, các vấn đề nghiên cứu còn được luận giải trên cơ sở phương phápluận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đặt đối tượngnghiên cứu trong mối liên hệ tương tác qua lại với môi trường tự nhiên, kinh tế - xãhội và luôn xem xét theo chiều hướng vận động, biến đổi không ngừng, nhằm tìm rabản chất của vấn đề, tránh tư duy siêu hình, chủ quan, duy ý chí Đồng thời, các
Trang 8phân tích của đề tài luận án cũng được giải quyết trên quan điểm của Đảng, Nhànước ta và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng những phươngpháp nghiên cứu chủ yếu sau:
* Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu hiện có: NCS tiến hành thu thập, hệ thốnghóa và xử lý các nguồn tài liệu đã có từ các sách, báo, tạp chí; Các đề tài, luận ánnghiên cứu ở trong nước và nước ngoài; Báo cáo của các cơ quan trung ương và địaphương liên quan đến đề tài luận án Trên cơ sở tài liệu thu thập được, NCS phântích, chọn lọc, tham khảo, vận dụng, kế thừa các kết quả đó để làm sáng tỏ vấn đềnghiên cứu Các tài liệu được sử dụng trong luận án, đều được trích nguồn, liệt kê rõràng, với 120 tài liệu tham khảo
* Phương pháp điền dã dân tộc học: đây là phương pháp chủ đạo của luận án, được sửdụng trong khai thác, thu thập các nguồn tư liệu về dòng họ của nhóm Hmông Trắng
và nhóm Hmông Hoa, ở 05 thôn trên địa bàn xã Bạch Ngọc gồm: Minh Thành,Khuổi Dò, Khuổi Vài, Ngọc Lâm và Ngọc Sơn NCS vận dụng các thao tác củaphương pháp nghiên cứu này như: quan sát trực tiếp, quan sát tham dự, phỏng vấnsâu, thảo luận nhóm để thu thập tư liệu, cụ thể như sau:
- Quan sát trực tiếp: NCS xuống cộng đồng, thôn bản, gia đình các dòng họ thuộc hainhóm người Hmông Trắng và Hmông Hoa, quan sát kỹ lưỡng cảnh quan, nhà cửa,các sinh hoạt đời sống hàng ngày, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của dòng
họ như: ăn, ở, mặc, đi lại, lao động sản xuất, các nghi lễ tang ma, ma trâu, ma lợn,các nghi lễ cưới xin, sinh hoạt đạo Tin Lành NCS vừa quan sát, vừa ghi chép nhật
ký Đồng thời sử dụng các kỹ thuật như chụp ảnh, vẽ sơ đồ để lưu làm tư liệu Thaotác này, thường được NCS sử dụng trong dịp đầu mới đến làm quen địa bàn, mớigặp gỡ, tiếp cận đối tượng hoặc mới phát hiện vấn đề nghiên cứu Kết quả của thaotác quan sát trực tiếp làm cơ sở để chọn lọc những vấn đề cần nghiên cứu tiếp theotrên thực địa trong thời gian tới, cũng như việc lựa chọn vận dụng phương pháp,thao tác nghiên cứu phù hợp
- Quan sát tham dự: Quá trình thực hiện đề tài luận án, NCS đã thiết lập được mốiquan hệ thân thiết với cộng đồng nhóm Hmông Trắng và nhóm Hmông Hoa tại địabàn nghiên cứu NCS thường được các hộ gia đình, dòng họ mời dự các sinh hoạtnghi lễ quan trọng như: đám cưới, hay các nghi lễ tín ngưỡng, trong trường hợp cóđám tang cộng đồng cũng thông tin để NCS biết và đến dự NCS đã quan sát tham
Trang 9dự các nghi lễ như: Lễ cúng ma trâu, lễ cưới truyền thống, lễ cúng cho trẻ nhanhbiết đi, lễ giải hạn, lễ gọi hồn của họ dòng Giàng, nhóm Hmông Hoa, thôn MinhThành Lễ mừng thọ của hộ gia đình ông Lý Văn Minh (nhóm Hmông Trắng, thônKhuổi Dò); Lễ giải hạn của hộ gia đình ông Vàng Mý Sỳ (nhóm Hmông Trắng, thônKhuổi Dò); Đám cưới của hộ gia đình họ Giàng, người Hmông Trắng theo đạo TinLành ở thôn
Khuổi Vài Dịp tết âm lịch năm 2017, NCS tham dự tại một số hộ gia đình nhómHmông Trắng và Hmông Hoa ở thôn Minh Thành Với phương châm “3 cùng” là
“cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc”, khi tham dự các sinh hoạt nghi lễ tại cộng đồng,dòng họ, hộ gia đình của hai nhóm Hmông, NCS được đồng bào coi như thànhviên/khách thân thiết NCS cũng thực hành các nghi thức trong các nghi lễ theohướng dẫn của đồng bào, Với sự hiểu biết về ngôn ngữ, phong tục tập quán ngườiHmông, đồng thời với mối quan hệ gần gũi với cộng đồng, nghiên cứu sinh đã dầntiếp cận được đối tượng nghiên cứu từ cái nhìn “bên trong” – “chủ thể”, hạn chế dần
tư duy, lối quan sát từ cái nhìn “bên ngoài” – “khách thể”
- Phỏng vấn sâu: Để thu thập tài liệu phục vụ đề tài luận án, NCS đã sử dụng thao tácphỏng vấn sâu Trên cơ sở nhiệm vụ của đề tài, NCS phỏng vấn nhiều đối tượng vớitiêu chí và nội dung cụ thể như sau:
+ Đối tượng phỏng vấn gồm: Trưởng dòng họ, những người có uy tín trong dòng họ(người cao tuổi là bậc cha, chú, bà cô, ông cậu, người cầm quyền ma quyền khách);già làng, trưởng thôn, những người là cán bộ đã nghỉ hưu hoặc đang tham gia côngtác, chủ hộ gia đình, những người hoạt động tín ngưỡng (thầy cúng, thầy kèn, thấytrống, thầy chỉ đường); Trưởng điểm nhóm Tin Lành, một số chức sắc, chức việccủa các nhóm đạo của các dòng họ ở cả hai nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa Trong các đối tượng phỏng vấn có nam, nữ, người già, người trẻ, có độ tuổi, nghềnghiệp khác nhau
+ Tiêu chí: Đối tượng phỏng vấn phải là người Hmông của hai nhóm Hmông Trắng
và Hmông Hoa; sinh sống hoặc có quan hệ anh em với 06 dòng họ mà đề tài luận ánchọn làm đối tượng nghiên cứu ở 5 thôn của xã Bạch Ngọc Đồng thời họ phải lànhững người am hiểu phong tục tập quán dòng họ, tộc người
+ Nội dung phỏng vấn: Tập trung vào các nhóm vần đề về quan niệm, sự hìnhthành, các dấu hiệu nhận biết, truyền thuyết, kiêng kỵ của các dòng họ; Một số sinhhoạt dòng họ như: tập tục trong đời sống, cưới xin, tang ma, tín ngưỡng, tôn giáo;Sinh hoạt đạo Tin Lành; Các mối quan hệ dòng họ; Quá trình thực hiện phỏng vấn
Trang 10sâu, để trả lời các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án, NCS đặt những câu hỏinhỏ, chi tiết để tìm hiểu và giải thích rõ nguyên nhân, lý do, ý nghĩa của các nộidung phỏng vấn Từ đó giải mã những vấn đề ẩn sâu bên trong sự vật, hiện tượng,câu chuyện đồng thời tìm ra điểm tương đồng và khác biệt của dòng họ giữa nhómHmông Trắng và nhóm Hmông Hoa tại địa bàn nghiên cứu Kết quả, NCS đã thựchiện được trên 30 cuộc phỏng vấn sâu Thời gian cuộc phỏng vấn thường là 1 buổihoặc 1 ngày, cuộc dài nhất có trường hợp kéo dài 2-3 ngày/cuộc, có những đốitượng, NCS phỏng vấn sâu nhiều lần
- Thảo luận nhóm: NCS thường tranh thủ sử dụng thao tác thảo luận nhóm, mỗi khi
có dịp thích hợp Cơ cấu cuộc thảo luận nhóm phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnhtừng lúc, từng nơi Với các dịp sinh hoạt nghi lễ có nhiều người tham dự, thì sẽ cốgắng thảo luận nhiều người (5 đến 7 người/nhóm) hoặc tối thiểu là 3 người/nhóm
Có nhóm nam, nhóm nữ, nhóm hỗn hợp nam - nữ, hỗn hợp độ tuổi, thuần nhómHmông
(nghĩa là riêng nhóm Hmông Trắng hoặc nhóm Hmông Hoa); hỗn hợp hai nhóm(có cả nhóm Hmông Trắng và nhóm Hmông Hoa) Thao tác này được sử dụng rấtlinh hoạt, thường thảo luận theo một chủ đề nhất định NCS đặt vấn đề, để các thànhviên tự trao đổi, đồng thời đặt câu hỏi gợi mở và thúc đẩy niềm tự hào, sự hiểu biếtcủa mỗi cá nhân, để họ thảo luận với tinh thần cởi mở nhất Thao tác này giúp NCSthu thập được nhiều thông tin giá trị hữu ích, và làm rõ những vấn đề mà khi thựchiện phỏng vấn sâu, đối tượng phỏng vấn chưa giải thích rõ hoặc chưa cung cấp đầy
đủ thông tin Thảo luận nhóm còn là cách kiểm chứng để đảm bảo độ chính xác cácthông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu Chính vì vậy, NCS thường xuyên sửdụng thao tác này để làm rõ những vấn đề còn chưa hiểu rõ và thiếu thông tin Kếtquả, NCS đã thảo luận nhóm được trên 20 cuộc
* Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ các tư liệu thu thập được thông qua cácphương pháp nghiên cứu trên, NCS tiến hành phân tích để làm rõ các nội dung của
đề tài luận án Qua phân tích giúp NCS luận giải các vấn đề nghiên cứu rõ ràng,đảm bảo tính khoa học, chính xác Lập luận có lôgic luận cứ, luận chứng đầy đủ.Đồng thời với việc phân tích NCS tổng hợp lại toàn bộ tư liệu một cách hệ thống,theo từng vấn đề Làm cơ sở đánh giá nguồn từ liệu nào đã đầy đủ, tư liệu nào cònthiếu, mức độ quan trọng, độ chính xác từ đó đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu thu thập
tư liệu trong thời gian tiếp theo
* Phương pháp so sánh: để làm rõ vấn đề của đề tài luận án đó là sự giống và khácnhau giữa dòng họ của nhóm Hmông Trắng và nhóm Hmông Hoa, NCS tiến hành
Trang 11so sánh từng vấn đề, cụ thể gồm: So sánh tên gọi, ngôn ngữ, văn hóa vật chất (nhà
ở, trang phục), văn hóa tinh thần (sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, cưới xin, tang ma),
tổ chức dòng họ, đặc điểm dòng họ So sánh trên các phương diện: về thời gian vàlịch sử; về không gian và địa lý; giữa các nguồn tư liệu; giữa các vùng, nhóm ngườiHmông khác nhau, nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu đạt mục đích đề ra Qua sosánh, tìm ra được nguyên nhân và lý giải sự tương đồng và khác biệt dòng họ củahai nhóm
* Phương pháp chuyên gia: NCS đã gặp gỡ một số chuyên gia am hiểu về nội dung đềtài luận án để trao đổi, phỏng vấn, xin ý kiến tư vấn, chỉ dẫn Đó là các nhà khoahọc, các bậc lão thành, các cán bộ, lãnh đạo là người Hmông đã nghỉ hưu hoặc đangtham gia công tác, những người có uy tín am hiểu về văn hóa tộc người Hmông Thông qua phương pháp chuyên gia, NCS đã kế thừa được rất nhiều kết quả, kinhnghiệm nghiên cứu và nhiều chỉ dẫn khoa học hữu ích, qua đó tiết kiệm được thờigian và tranh thủ được trí tuệ, kiến thức của chuyên gia vận dụng vào đề tài luận án
Để thực hiện các phương pháp nghiên cứu trên có hiệu quả, NCS luôn chú ý việclựa chọn các mẫu quan sát, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, theo nguyên tắc đảmbảo tính đại diện cơ cấu xã hội như: lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, thành phần, họcvấn, điều kiện kinh tế đó là các yếu tố đảm bảo cho kết quả nghiên cứu mang tínhkhách quan và có độ tin cậy Quá trình vận dụng các phương pháp nghiên cứu làmột nghệ thuật, mỗi đối tượng, vấn đề nghiên cứu đều phải tiếp cận một bằngphương pháp, thao tác cụ thể Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp nghiên cứuphải vận dụng kết hợp nhiều phương pháp mới có thể thu được hiệu quả cao nhất
4.3 Nguồn tài liệu của luận án
Luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu mà tác giả thu thậpđược qua các đợt điền dã từ năm 2014 đến cuối năm 2018 ở xã Bạch Ngọc, để phântích và tìm hiểu những nét tương đồng và khác biệt giữa dòng họ của hai nhómHmông Trắng và Hmông Hoa vẫn duy trì các yếu tố văn hóa truyền thống, hay đãcải đạo theo văn hóa Tin Lành Ngoài ra, tác giả luận án còn tham khảo ý kiến củacác chuyên gia, các nhà khoa học hiểu biết về vấn đề dòng họ, đồng thời tham khảocác tài liệu liên quan đến đề tại luận án được thống kê và lưu trữ của các cơ quan,đơn vị ở Trung ương và địa phương
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Cung cấp các tư liệu khoa học mới, góp phần làm phong phú thêm hệ thống
tư liệu liên quan đến người Hmông và dòng họ người Hmông
Trang 12- Chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của dòng họ ở cả bộ phận vẫnduy trì văn hóa truyền thống và cải đạo thuộc hai nhóm Hmông Trắng và HmôngHoa tại một địa bàn nghiên cứu cụ thể là xã Bạch Ngọc, huyện Vị Xuyên, tỉnh HàGiang
- Làm rõ những biến đổi về đặc điểm dòng họ sau khi cải đạo
- Nhận diện được bản sắc văn hóa dân tộc Hmông thông qua nghiên cứu vềdòng họ trong xã hội đương đại
- Kết quả nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học trong quản lý nhà nước đốivới công tác dân tộc - tôn giáo tại vùng người Hmông ở tỉnh Hà Giang Đề xuấtquan điểm, giải pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và thực hiện chính sách bảo tồn
và phát huy các giá trị văn hóa dòng họ người Hmông
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Dântộc học và Nhân học với các lý thuyết phù hợp Nguồn tài liệu được sử dụng là kếtquả nghiên cứu khoa học của nhiều học giả trong và ngoài nước về khoa học xã hội
và nhân văn Bên cạnh đó luận án còn được bổ sung tài liệu điền dã Dân tộc học tạiđịa bàn nghiên cứu Vì vậy, bên cạnh ý nghĩa cung cấp tài liệu tham khảo về tư liệu,thông tin, luận án còn mang ý nghĩa khoa học chuyên ngành, do được viết theo cáchđưa lý thuyết, phương pháp nghiên cứu Dân tộc học và Nhân học vào trường hợp cụthể trên thực địa
Nội dung đề tài luận án nghiên cứu đặt dòng họ các nhóm Hmông Trắng vàHmông Hoa trong phạm vi, thời gian cụ thể Đồng thời gắn với việc tìm hiểu việcthực hiện các cơ chế, chính sách dân tộc – tôn giáo tại địa bàn Vì vậy, luận án cógiá trị trong việc cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý đánh giá, tổng kết cácchủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã và đang áp dụng triển khai thực hiện
ở vùng đồng bào dân tộc Hmông
Trang 13đổi trong đời sống sinh hoạt văn hóa đồng bào, thúc đẩy phát triển văn hóa tộcngười và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
- Kết quả nghiên cứu luận án mang giá trị thực tiễn đối với cơ quan quản lý
về công tác dân tộc – tôn giáo và cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có ngườiHmông cư trú Thực tế thời gian qua đã cho thấy, việc ứng xử với bộ phận ngườiHmông theo đạo Tin Lành, dưới góc độ quản lý nhà nước trong từng giai đoạn cóquan điểm chỉ đạo và cách giải quyết khác nhau, chủ yếu từ góc độ chính trị màchưa quan tâm nhiều đến việc giải quyết vấn đề này từ văn hóa Với cách tiếp cận
và giải quyết vấn đề từ góc độ văn hóa, luận án bổ sung tư liệu để các nhà quản lý
có cơ sở khoa học tham khảo trong xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý nhà nước
có hiệu quả về công tác đối với đồng bào Hmông
- Luận án còn làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu Dân tộc học, nhân học, văn hóa, tôn giáo…
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, danh mục công trình của tác giả
đã công bố và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, khái quát về địa bàn vàtộc người nghiên cứu
Chương 2 Đặc điểm dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa
Chương 3 Vai trò và quan hệ dòng họ của nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa.Chương 4 Giá trị, hạn chế của dòng họ nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa, một sốvấn đề đặt ra
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI
QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Từ thế kỷ XVII, các nhà khoa học Phương Tây đã bắt đầu nghiên cứu về dòng họ,
những người đi đầu đặt nền móng nghiên cứu về dòng họ phải nói đến Bacophen,Mac Lennan và L.Morgan Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của họ là một số tộcngười sinh sống ngoài các nước Phương Tây Khi nghiên cứu về lịch sử của gia đìnhnguyên thủy, các tác giả này đã phát hiện mối quan hệ thân tộc, quan hệ hôn nhân
Trang 14và sự phát triển của hình thái gia đình Các phát hiện trên được tổng hợp trong tác
phẩm kinh điển Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước [54]
của Ph.Ănghen Ông đã trình bày kết quả nghiên cứu của L.Morgan theo quan điểmduy vật lịch sử L.Morgan đã phát hiện tính thân tộc và đặc điểm (tục lệ) của thị tộc(dòng họ) khi nghiên cứu về thị tộc Irôqua (mẫu hệ) và thị tộc Hy Lạp (phụ hệ) Đó
là những tục lệ về bầu và bãi miễn tù trưởng, nguyên tắc hôn nhân, sở hữu tài sản,quan hệ tương trợ, tín ngưỡng tôn giáo, tên gọi, quyền lực và bước đầu, ông đã
đưa ra khái niệm về thân tộc (gens) Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung tác phẩm
L.Morgan mới chỉ luận giải một vài vấn đề liên quan đến dòng họ và chế độ thântộc ở một số tộc người cổ đại, nên chưa mang tính hệ thống Nhưng những nghiêncứu của L.Morgan đã đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của một số mônkhoa học sau này, trong đó có Dân tộc học và Nhân học
Các học giả phương Tây khi nghiên cứu về mô hình quan hệ dòng họ trong
hệ thống thân tộc cho rằng: Các dòng họ được xác định bằng mối quan hệ tổ tiên, vìvậy chúng có một bề dày thời gian Nguyên tắc quan hệ dòng họ bao gồm sự truyềnlại và kết hợp; tư cách thành viên được truyền qua mối liên hệ cha mẹ - con cái vàliên kết những người này thành một nhóm xã hội Trong một số xã hội, tư cáchthành viên trong một dòng họ sẽ quyết định cách thức người ta được huy động đểphục vụ cho hành động xã hội Có hai cách chính mà người ta thiết lập nên dòng họ:Cách thứ nhất, dòng họ được thiết lập bởi những người tin rằng, họ liên hệ với nhaubằng một quan hệ như nhau thông qua bên mẹ và bên cha Điều này có nghĩa là, họtin rằng, những mối quan hệ họ có với phía bên cha cũng giống như những mốiquan hệ họ có với phía bên mẹ Các nhà nhân học gọi cách tính dòng họ như thế là
song hệ Cách thứ hai, được gọi là dòng họ đơn hệ, được xây dựng trên giả định
rằng, những mối quan hệ thân thuộc quan trọng nhất phải được tính qua hoặc phíacha hoặc phía mẹ Những dòng họ này gồm những người có liên hệ với nhau chỉthông qua những người nam hoặc chỉ thông qua những người nữ Đây là loại dòng
họ thông thường nhất trên thế giới hiện nay Các dòng họ đơn hệ hình thành từnhững quan hệ thông qua phía cha thì được gọi là dòng họ phụ hệ và những dòng họdựa trên những quan hệ thông qua phía mẹ thì được gọi là dòng họ mẫu hệ [18]
Những quan điểm trên được trình bày trong cuốn sách Nhân học một quan điểm về
tình trạng nhân sinh Tuy nhiên chủ yếu được luận giải chuyên sâu về lý thuyết, nên
chỉ có thể tham khảo làm cơ sở nền tảng trong nhận thức về vấn đề dòng họ và thântộc ở góc độ lý thuyết Nhân học
Trang 15Công trình nghiên cứu Bức khảm văn hóa Châu Á [20] của Grant Evans, đã
trình bày một cách hệ thống về lý thuyết cũng như những vấn đề chung và các vấn
đề cụ thể của ngành Nhân học, được phân tích trên cơ sở của các dẫn liệu dân tộchọc thu thập từ thực địa ở Châu Á Cuốn sách giành riêng chương 5, phân tích về tổtiên và bà con thông gia, quan hệ họ hàng bên ngoài gia đình Từ tư liệu nghiên cứu
về các gia đình Châu Á, các nhà khoa học phương Tây thấy rằng, có hai loại họhàng được tạo ra: họ hàng sinh học hoặc là huyết tộc và họ hàng tạo ra qua hôn nhânhoặc là quan hệ thân thuộc với họ nhà vợ hay họ nhà chồng Họ đã sử dụng lýthuyết dòng họ và lý thuyết thông gia để phân tích về hôn nhân và thông gia đối vớitrường hợp người Hmông ở Trung Quốc và Đông Nam Á Khi phân tích về các quan
hệ hôn nhân cư trú bên chồng, các tác giả này chỉ ra bốn loại dòng họ: (1) Dòng họthuộc cùng một thị tộc (không thể tiến hành hôn nhân trong thị tộc do có quy tắcngoại hôn); (2) Dòng họ cho vợ đi, người vợ ra khỏi dòng họ; (3) Dòng họ nhận vợ
về, người vợ chuyển về dòng họ; (4) Những dòng họ khác không có quan hệ gì đặcbiệt Cuốn sách viết theo hình thức đưa lý thuyết Nhân học vào phân tích các trườnghợp cụ thể, qua đó chúng ta học được cách vận dụng lý thuyết để luận giải cáctrường hợp nghiên cứu Tuy nhiên, do nội dung tự liệu bao trùm diện rộng - toànChâu Á, nên các phân tích về dòng họ và thân tộc mặc dù có những ví dụ cụ thể vềngười Hmông nhưng cũng chỉ mang tính điểm qua
Nhà Nhân học người Mỹ, Robert Lowie với công trình Luận về xã hội học
nguyên thủy [63], gồm 15 chương, đã tập trung trình bày về các vấn đề như: hôn
nhân, gia đình, thị tộc, quan hệ họ hàng, tài sản, tổ chức xã hội, chính quyền, phápluật Mặc dù, đối tượng nghiên cứu chủ yếu là các thổ dân Da Đỏ ở châu Mỹ vàkhảo cứu các xã hội nguyên thủy Nhưng với cách tiếp cận bằng phương phápnghiên cứu chuyên ngành và vận dụng lý thuyết chức năng để làm rõ các quan hệdòng họ, họ hàng hai bên (họ nội, họ ngoại) Công trình thực sự có giá trị đối vớiluận án trong việc vận dụng lý thuyết Nhân học vào quá trình nghiên cứu
Đối với các nghiên cứu về người Hmông, tác giả luận án thừa kế các công
trình nghiên cứu: Lịch sử người Mèo [19] của F.M Savina, trình bày về nguồn gốc,
sự hình thành tộc người Hmông Đây là một trong những tài liệu hiếm hoi có sự sosánh, tác giả đã so sánh thuyết hình hành vũ trụ của người Hmông với một số dântộc cổ đại, thấy giống hệt truyền thuyết của người Chaldéc, người Lô Lô và có điểmtương đồng với những câu truyện kể trong chương đầu của cuốn sách “sáng tạo thếgiới” (Genèse) Ngoài ra, F.M Savina còn so sánh về trang phục giữa nhóm HmôngTrắng với các nhóm Hmông khác
Trang 16Tác giả Guy Morechand, trong công trình Những đặc điểm của thuật saman
của người Mèo Trắng ở Đông Dương [22], đã mô tả chi tiết về đặc điểm thuật
saman của nhóm Hmông Trắng, với những nghi lễ như lên đồng, bói toán và gọihồn Tác giả phát hiện thuật ra sa man của người Hmông Trắng có sự tương đồngvới đặc điểm cấu trúc của thuật sa man Châu Á, đồng thời nhận định rằng, nguồngốc của người Hmông Trắng có mối liên quan đến vùng Trung Á Khi phân tích tổchức chính trị của người Hmông, tác giả đã đề cập đến vấn đề dòng họ, quan hệ củanhững người cùng họ và bước đầu đưa ra khái niệm dòng họ với tên gọi là
“Xeem” Tuy nhiên, do nghiên cứu chủ yếu tập trung vào thuật sa man nên vấn đề
dòng họ chưa được đề cập sâu Nhưng tài liệu lại có giá trị đối với luận án khi tiếnhành nghiên cứu so sánh, do tập trung nghiên cứu sâu về nhóm Hmông Trắng, nêntrở thành tư liệu để so sánh với nhóm khác Hơn nữa, việc phát hiện một số đặcđiểm văn hóa của các nhóm Hmông, nhất là về tên gọi của mỗi nhóm được phânbiệt theo trang phục của nữ giới, là cơ sở để tham khảo trong việc so sánh văn hóagiữa các nhóm Hmông [22, tr.4]
Nghiên cứu về Một làng người Hmông Xanh ở Thượng Lào [36] của Jacques
Lemoine đã mô tả về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, gia đình, hôn nhân, hệ thống thânthích của người Hmông Xanh ở làng Pha hok Trong đó, vấn đề dòng họ được trìnhbày riêng và phân tích khá tỷ mỷ, từ cách nhận anh em, một số kiêng kỵ, đến cácmối quan hệ, cũng như nguyên tắc ứng xử Để làm rõ các thuật ngữ chỉ quan hệdòng họ, tác giả đã liệt kê hệ thống thuật ngữ thân thích, đồng thời so sánh hệ thốngthuật ngữ này giữa phương ngôn Hmông Xanh và Hmông Trắng Mặc dù cuốn sáchchủ yếu nghiên cứu về nhóm Hmông Xanh tại một làng, nhưng lại có giá trị đối vớivấn đề nghiên cứu so sánh về mặt thuật ngữ thân thích, cũng như vấn đề dòng họđối với đề tài luận án
Cuốn sách Hmong: History of a people (Hmông: Lịch sử một dân tộc) của
Keith Quincy [39] là một nghiên cứu được phân tích tổng hợp từ nhiều tư liệu liênquan đến người Hmông trên thế giới Nội dung được chia làm 11 chương, phán ánh
về nguồn gốc và những biến cố quan trọng trong tiến trình lịch sử tộc người này Tuy chưa đề cập sâu đến vấn đề dòng họ, nhưng việc phân tích về truyền thuyết đãcung cấp tư liệu tham khảo cho luận án ở góc độ tìm hiểu sự hình thành các dòng
họ Đặc biệt ở truyền thuyết lý giải về sự phân nhóm địa phương (05 nhóm) củangười Hmông, mà cách thức để phân biệt nhóm thông qua trang phục, có ý nghĩatrong việc khẳng định chức năng của trang phục đối với việc phân loại nhóm vàcũng là cơ sở để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm địa phương
Trang 17Một nghiên cứu có tính tổng hợp khác của Gary Lee và Nick Tapp với bài
viết Các vấn đề về dân tộc Hmông hiện nay: 10 điểm chính [20], đã đưa ra các vấn
đề cần làm sáng tỏ về người Hmông Mặc dù các phân tích rất khái quát, nhưngcũng đã đề cập đến vấn đề dòng họ (luận điểm 5), chỉ ra cách thức người ta xác địnhmối quan hệ họ hàng Đồng thời làm rõ mặt tiêu cực của tâm lý cố kết dòng họngười Hmông, điểm mà người bên ngoài dễ lợi dụng gây tổn hại tới tộc người Năm
2010 hai tác giả đồng chủ biên một công trình chuyên khảo, đề cập tới những khíacạnh khác nhau về người Hmông ở nước Úc [106]
Nixholas Tapp với cuốn sách Chủ quyền và nổi loạn người Hmông Trắng ở
miền Bắc Thái Lan [49] Với mục đích nghiên cứu quá trình đồng hóa của người
Hmông trở thành thành viên của các nền văn hóa khác nhau Tác giả đã trình bày vềtình trạng tiến thoái lưỡng nan về kinh tế, chính trị, tôn giáo vùng người HmôngTrắng ở miền Bắc Thái Lan; Sự phản kháng của người Hmông Trắng và cuộc nổiloạn vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX Vấn đề dòng họ người Hmông được mô
tả và phân tích khá sâu, tại làng tiêu điểm có tên là Nomya, các mối quan hệ họhàng được phác họa bằng giản đồ cây phả hệ Mặc dù tài liệu chỉ tập trung nghiêncứu điểm - một nhóm địa phương, nhưng đã làm rõ những vấn đề nổi cộm trong đờisống người Hmông nói chung ở các nước Đông Dương Nhất là về vấn đề sản xuất
và phá bỏ cây thuốc phiện, hay quá trình người Hmông trở thành tộc người của mộtquốc gia, sự xâm nhập của các tôn giáo mới (Công Giáo, Tin Lành) Với cách tiếpcận chuyên ngành Dân tộc học, cuốn sách thực sự có giá trị tham khảo đối với luận
án về mặt phương pháp nghiên cứu và tư liệu so sánh giữa các nhóm Hmông
Prasit Leepreecha với nghiên cứu chuyên sâu về Dòng họ và bản sắc của
người Hmông ở Thái Lan [113], đã phân tích khá cụ thể về thiết chế xã hội mà
người Hmông gọi là “xênhv” và cho rằng, xã hội Hmông cả trong truyền thống và hiện nay được điều tiết bởi các mối quan hệ có tính cố kết rất bền chặt, đó là tổ chứcdòng họ
Người Hmông từ lâu đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Trung
Quốc Tác giả Nhan Ân Tuyền với bài viết Trang phục truyền thống và cách tân của
người Hmông tỉnh Vân Nam, cho rằng hàng ngàn năm nay, người Hmông từ lưu vực
sông Hoàng Hà vượt qua núi cao Sông sâu, tiến vào vùng đất Tây Nam và TrungNam – Trung Quốc, trong đó có một bộ phận di cư sang các nước láng giềng nhưViệt Nam, Lào, Thái Lan, Myanma…[50] Cũng trong công trình đồ sộ này tác giả
Cổ Văn Phượng với bài viết Văn hóa và kỹ thuật dệt lanh của người Hmông – Vân
Nam đã giới thiệu một cách ấn tượng về một số tập tục liên quan đến vải lanh và
Trang 18quần áo vải lanh trong tang lễ của người Hmông Các bài viết này có giá trị đối với
đề tài luận án trong việc so sánh về trang phục giữa các nhóm Hmông, đặc biệt cònthấy được điểm tương đồng trong văn hóa dệt vải lanh đối với tộc người Hmông ởTrung Quốc và ở Việt Nam [50]
Bên cạnh đó còn có một số công trình đã được công bố về người Hmông có
liên quan đến vấn đề tôn giáo, chẳng hạn như: Vayong Moua, Hmông Christianity:
Conversion, Consequnence and Conflict, (người Hmông Thiên Chúa:
Chuyển đổi, hậu quả và xung đột) [119] Đây là công trình được tác giả công bố dựa
trên kết quả nghiên cứu nhiều năm về người Hmông ở Lào, chuyển đổi tín ngưỡng
sang Thiên Chúa Hay như James Flewis, đã công bố công trình Messianism as A
Factor in Vietnam’s Hmông Mass Conversion to Christianity (Cứu thế như một nhân tố đổi mới của người Hmông Việt Nam chuyển sang Thiên Chúa giáo: từ 1990-2005) [109]
1.1.2 Nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu chung về dòng họ của một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Nghiên cứu về dòng họ điển hình có các nhà nghiên cứu như Ngô Đức Thịnh với
bài viết Dòng họ trong đời sống xã hội hiện nay [78], đã phân tích sâu về bản chất
của dòng họ và khẳng định sự phát triển “phục hưng” của dòng họ trong những thậpniên gần đây, đồng thời chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực đối với con người
và xã hội Tuy không đề cập nghiên cứu riêng về tộc người nào, nhưng bài viết đãcung cấp kiến thức chung nhất về lý luận và thực tiễn để tiếp cận nghiên cứu về vấn
đề dòng họ trong bối cảnh xã hội hiện nay
Nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn có bài viết Cơ sở kinh tế và thể chế tông
pháp của dòng họ người Việt [9], trong đó đã tập trung phân tích về thể chế dòng họ
của người Việt, với các quy tắc ứng xử, quan hệ họ hàng (trách nhiệm/nghĩa vụ),phân biệt ngôi thứ trong quan hệ huyết thống các quy định trong việc thực hiện
Thọ Mai Gia Lễ Đồng thời, trong công trình này đã so sánh thể chế dòng họ người
Việt với Trung Quốc, Nhật Bản thông qua một số bộ luật của các triều đại phongkiến, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt Sự tồn tại, phát triển của thể chếdòng họ được tác giả luận giải một cách biện chứng từ việc chia và kế thừa tài sản,cho thấy vấn đề nghiên cứu được vận dụng chặt chẽ quan điểm của C.Marx (mọivấn đề đời sống xã hội đều chịu sự chi phối của kinh tế) Do đó, bên cạnh giá trị về
Trang 19mặt tư liệu, bài viết còn mang giá trị về mặt phương pháp luận để tham khảo nghiêncứu về dòng họ các tộc người ở Việt Nam
Nhà dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn có những nghiên cứu tiêu biểu sau:
Bài viết Bàn về dòng họ người Việt [95], nội dung xoay quanh khái niệm, cách
hiểu về họ và quan niệm ba họ (họ nội, họ ngoại, họ vợ) Mặc dù, đối tượng nghiêncứu là người Việt, nhưng bài viết được tác giả tiếp cận bằng phương pháp nghiêncứu dân tộc học, các mối quan hệ thân tộc được phân tích chi tiết với ví dụ cụ thể vàminh họa bằng sơ đồ Qua đó cung cấp kiến thức cơ bản về nghiên cứu thân tộc,dòng họ
Một nghiên cứu khác của Đặng Nghiêm Vạn về Dòng họ, gia đình các dân
tộc ít người trước sự phát triển hiện nay [94] Bài viết đã phản ánh một cách tổng
quát, về thực trạng tình hình gia đình và dòng họ các dân tộc thiểu số nước ta từ nửacuối thế kỷ XIX Dưới tác động của bối cảnh lịch sử, quá trình giao lưu tiếp biếnvăn hóa làm cho chức năng xã hội và giá trị truyền thống của gia đình và dòng họcác dân tộc thiểu số ở nước ta có những biến đổi, xáo trộn mạnh mẽ, theo cả haichiều hướng tích cực và tiêu cực Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra quan điểm đối vớiviệc cải tạo gia đình và dòng họ các DTTS, với nguyên tắc phải tôn trọng các giá trịnền tảng về đạo đức, bình đẳng giới, tính nhân văn Mục tiêu hướng đến là xâydựng gia đình, dòng họ thành đơn vị ổn định, tạo động lực phát triển xã hội, gópphần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mặc dù bài viết mang tính tổngquát, nhưng có giá trị về cả lý luận và thực tiễn trong quan điểm phát triển và cải tạochức năng gia đình và dòng họ đồng bào DTTS
Công trình Tàn dư văn hóa nguyên thủy liên quan đến dòng họ, gia đình, hôn
nhân người Khơ Mú [93] của Đặng Nghiêm Vạn là một trong những công trình
hiếm hoi nghiên cứu về tộc người Khơ Mú thời điểm trước cách mạng Tháng Tám.Qua phân tích các tên họ của người Khơ mú, tác giả phát hiện có nhiều tên họ bắtnguồn từ các loài động vật hoặc thực vật nào đó Mỗi tôtem dòng họ đều có huyềnthoại để lý giải và những kiêng kỵ riêng Mặc dù bài viết có phạm vi nghiên cứudòng họ người Khơ Mú, nhưng với việc đi sâu phân tích về tôtem và phát hiện dấuvết liên minh ba thị tộc trong quan hệ dòng họ, đã cung cấp cho chúng ta phươngpháp tiếp cận khi nghiên cứu dòng họ, luôn cần phải xem xét đến yếu tố lịch đại
Công trình Tín ngưỡng dòng họ với cố kết tộc người ở các dân tộc Hmông và
Khơ Mú [80] của Nguyễn Văn Toàn đi sâu tìm hiểu về tín ngưỡng dòng họ với sự cố
kết tộc người của hai tộc người trên, tác giả nhận thấy rằng: các dòng họ của người
Trang 20Khơ Mú không được tổ chức chặt chẽ như ở người Hmông Tuy nhiên, tín ngưỡngdòng họ là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sự cố kết tộc người Mặc
dù, đây là một nghiên cứu chuyên đề mang tính chất điểm về người Hmông vàngười Khơ Mú tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Nhưng với việc so sánh chỉ ra sựthống nhất và khác biệt trong tín ngưỡng dòng họ hai tộc người này, góp phần làm
rõ hơn tín ngưỡng dòng họ người Hmông nên có giá trị tham khảo đối với luận án
Luận án tiến sĩ của Lê Minh Anh với đề tài Quan hệ dòng họ của người
Nùng Phàn Slình [1], là một nghiên cứu điểm tại xã Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn Cùng
với việc làm rõ quan niệm, đặc điểm và cấu trúc dòng họ người Nùng Phàn Slình,luận án đã phân tích sâu các mối quan hệ dòng họ Mặc dù đối tượng nghiên cứu làngười Nùng, nhưng công trình có giá trị về mặt phương pháp và cách tiếp cận khinghiên cứu về dòng họ dưới góc độ chuyên ngành Nhân học
1.1.2.2 Các nghiên cứu về dòng họ người Hmông
Tác giả Phạm Quang Hoan có nhiều công trình nghiên cứu sâu về dòng họ
của người Hmông, trong đó phải kể đến các bài viết: Vai trò của thiết chế xã hội
truyền thống trong việc quản lý nguồn tài nguyên cộng đồng của người Hmông [31],
tập trung trình bày hai loại hình tổ chức xã hội truyền thống cơ bản là bản làng vàdòng họ, phân tích sâu vai trò của các thiết chế xã hội đó đối với việc quản lý xã hội
và các nguồn tài nguyên; Một số nghi lễ liên quan đến dòng họ người Hmông huyện
Kỳ Sơn, Nghệ An [32]; Một số nghi lễ phản ánh bản sắc và tính cố kết dòng họ của người Hmông [34] giới thiệu về một số nghi lễ quan trọng của dòng họ người
Hmông như: lễ cúng thi su (lễ đuổi tà ma), nhu đa (lễ cúng ma bò) Các nghiên cứu
chuyên đề này góp phần làm rõ đặc điểm văn hóa và thiết chế dòng họ ngườiHmông Một nghiên cứu khác mang tính tổng hợp của Phạm Quang Hoan và một số
tác giả là Đặc trưng văn hóa và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn –
Nghệ An [33] Trong nghiên cứu này, các tác giả giành riêng một chương để giới
thiệu về dân tộc Hmông trên các lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, tổchức xã hội, tổ chức dòng họ, nghi lễ vòng đời Công trình nghiên cứu mang tínhtổng hợp này đã cung cấp thêm tư liệu về người Hmông và dòng họ người Hmông ởcác địa phương trên các vùng miền khác nhau của nước ta
Tác giả Vương Duy Quang có những nghiên cứu tiêu biểu sau: Quan hệ
dòng họ trong xã hội người Hmông [57] đã phản ánh sâu sắc quan niệm, triết lý và
chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế về dòng họ người Hmông; Công trình Văn hóa
tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: truyền thống và hiện đại [59], đã khảo cứu
sâu về tín ngưỡng truyền thống và những biến đổi của nó trong đời sống tâm linh
Trang 21người Hmông Tác giả trình bày mục riêng để giới thiệu về dòng họ qua hệ thốngthân tộc, tổ chức dòng họ, các mối quan hệ dòng họ và các lễ nghi tín ngưỡng liênquan đến dòng họ Công trình có giá trị tham khảo đối với luận án ở cả lĩnh vựcdòng họ và đời sống tâm linh
Nhà dân tộc học Nguyễn Ngọc Thanh với bài viết Những quy ước của người
Hmông [70], đã giới thiệu chi tiết vệ các quy ước trong tục lệ của cộng đồng dòng
họ người Hmông như: sử dụng đất đai, nguồn nước, bảo vệ mùa màng và chăn nuôi,
xử phạt tội trộm cắp, ngoại tình và ly hôn Mặc dù, nghiên cứu chỉ tập trung giớithiệu về các quy ước, nhưng những phân tích đã làm rõ giá trị của thiết chế dòng họ,
làng bản trong quản lý xã hội Công trình Thiết chế xã hội và vai trò của người có
uy tín ở người Hmông tỉnh Sơn La [25] nghiên cứu về gia đình, dòng họ, những tổ
chức quan phương và phi quan phương trong xã hội truyền thống, để tìm hiểu vaitrò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc Hmông Những nghiên cứu này, đã
bổ sung tư liệu tham khảo cho luận án, khi tìm hiểu về thiết chế dòng họ truyền
thống của người Hmông Trắng và người Hmông Hoa ở xã Bạch Ngọc
Một số tài liệu về tổ chức dòng họ của dân tộc Mèo ở Bắc Hà – Lào Cai [5]
của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Lào Cai, đã cung cấp những tư liệu rất chi tiết vàthực tế về quan niệm, tổ chức, các quan hệ, vai trò, kiêng kỵ của một số dòng họngười Hmông Tài liệu hữu ích trong việc so sánh với dòng họ truyền thống giữacác nhóm Hmông
Cư Hoà Vần – Hoàng Nam, với cuốn sách Dân tộc Hmông ở Việt Nam [96]; Công trình Người Hmông đôi nét về sinh hoạt tộc người [97] của Từ Ngọc Vụ; Chu Thái Sơn (chủ biên) cuốn sách Người Hmông [66] là những công trình nghiên cứu
mang tính tổng hợp chung nhất giới thiệu về tộc người Hmông ở Việt Nam Tuynhiên, trong nội dung của các công trình này đều giành riêng một phần giới thiệu về
tổ chức dòng họ của người Hmông, qua đó cho thấy vị trí, cũng như tầm quan trọngcủa thiết chế dòng họ đối với tộc người này Các nghiên cứu trên đã cung cấp tư liệu
và những vấn đề chung nhất khi tìm hiểu về người Hmông và dòng họ ngườiHmông ở nước ta
Nghiên cứu về người Hmông trên từng địa bàn cụ thể có các công trình: Văn
hóa người Hmông ở Nghệ An [41], của Hoàng Xuân Lương Đây là một nghiên cứu
mang tính ứng dụng, không chỉ giới thiệu về các khía cạnh văn hóa của ngườiHmông, mà còn đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa ngườiHmông ở tỉnh Nghệ An Với đối tượng nghiên cứu chính là nhóm Hmông Trắng
Trang 22(chiếm 95% người Hmông ở Nghệ An), cuốn sách cung cấp tư liệu so sánh giữanhóm Hmông Trắng ở Nghệ An và các địa phương khác
Công trình Văn hoá Hmông [65] của Trần Hữu Sơn, giới thiệu về người Hmông ở tỉnh Lào Cai, chủ yếu là nhóm Hmông Hoa (Hmông Lềnh) Trong đó tập
trung mô tả chi tiết các đặc điểm về văn hóa tinh thần của tộc người Tác giả giànhriêng một mục để phân tích về tổ chức và quan hệ xã hội, trong đó có vấn đề dòng
họ Đây là một trong những tài liệu hiếm hoi viết chủ yếu về nhóm Hmông Hoa, cógiá trị tham khảo đối với luận án, nhất là trong việc so sánh giữa hai nhóm HmôngTrắng và Hmông Hoa
Tập thể tác giả Trường Lưu – Hùng Đình Quý với cuốn sách Văn hoá dân
tộc Hmông Hà Giang [44], đã cho thấy diện mạo văn hóa, lịch sử, phong tục, tập
quán, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Hmông ở tỉnh Hà Giang, nhưngchủ yếu tập trung ở nhóm Hmông Trắng Vấn đề dòng họ được phân tích gắn vớicác quan hệ trong đời sống xã hội, giúp người đọc hiểu rõ người Hmông Trắng nơiđây
Đậu Tuấn Nam có cuốn sách chuyên khảo Di cư tự do của người Hmông từ
đổi mới đến nay [48], đã trình bày khái quát về lịch sử, sự phân bố tộc người, thực
trạng, nguyên nhân và ảnh hưởng của vấn đề di cư tự do đối với người Hmông từnăm 1986 đến nay Khi trình bày về nguyên nhân di cư, tác giả đề cập đến vấn đềquan hệ gia đình, dòng họ của tộc người Hmông ở địa bàn miền núi hai tỉnh ThanhHóa và Nghệ An
Gần đây, Võ Thị Mai Phương và nhóm tác giả đã xuất bản cuốn sách Biến
đổi văn hóa tinh thần của người Hmông di cư ở Đăk Lắk [53], trong đó tập trung
làm rõ bức tranh về đời sống văn hóa của người Hmông, di cư từ các tỉnh phía Bắcvào tỉnh Đắk Lắk trong truyền thống và quá trình biến đổi các khía cạnh của đờisống văn hóa tinh thần Nhóm tác giả đã cho thấy những đặc điểm văn hóa đặctrưng của tộc người, chỉ ra các yếu tố tác động và xu hướng biến đổi văn hóa tinhthần của người Hmông thời gian tới Trên cơ sở đó, đã đề xuất những kiến nghị vàgiải pháp bảo tồn các giá trị văn hóa của người Hmông trong quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay Tuy cuốn sách không đề cập trực tiếp đếnvấn đề dòng họ của người Hmông, nhưng đây là nguồn tư liệu có giá trị để tác giảluận án có những đánh giá và so sánh trong nghiên cứu của mình
Nguyễn Văn Minh và Hồ Ly Giang có bài viết Một số vấn đề thực tiễn về
đạo Tin Lành ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay [45], khái quát về thực
trạng, nguyên nhân và những ảnh hưởng của đạo Tin Lành tới các dân tộc thiểu số
Trang 23vùng Tây Bắc, trong đó có người Hmông, đồng thời cũng phân tích ảnh hưởng củađạo Tin Lành tới quan hệ cộng đồng, dòng họ và gia đình
Một số bài viết của Nguyễn Thị Song Hà, Hồ Xuân Định, Nghi lễ chu kỳ đời
người của người Hmông [27], Rites in the lifimte of Hmong people [28]; Nguyễn
Thị Song Hà, Tác động của luật tục đối với quản lý xã hội người Hmông ở vùng
Tây Bắc Việt Nam [29], trong đó miêu tả một số sự khác biệt trong văn hóa, nghi lễ
của một số dòng họ và vị trí, vai trò của dòng họ trong quản lý xã hội ở cộng đồngngười Hmông vùng Tây Bắc
Nguyễn Văn Thắng có một số đề tài như: Sự phân chia bên trong ở người
Hmông [72] với đối tượng nghiên cứu là các nhóm Hmông Hoa, Hmông Đen,
Hmông Trắng tại một thôn thuộc tỉnh Đắc Lắk Tác giả đưa ra các dạng phân chiatrong nội bộ tộc người Hmông, từ những năm 1980 trở lại đây, gồm các hình thức:
sự phân tách tộc người – văn hóa, sự phân tầng kinh tế - xã hội và sự phân chia tôngiáo, đã dẫn tới những biến đổi trong bản sắc văn hóa tộc người Nghiên cứu có giátrị đối với việc tìm hiểu nguyên nhân phổ quát, dẫn đến những biến đổi văn hóa củacác nhóm địa phương người Hmông, dưới tác động của qua trình hiện đại hóa/toàn
cầu hóa Cuốn sách Giữ “Lý cũ” hay theo “Lý mới” bản chất của những cách phản
ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin Lành [73],
đã phân tích tác động của đạo Tin Lành đối với đời sống văn hóa, xã hội truyềnthống của người Hmông thông qua nghiên cứu điểm, tại một số tỉnh có đông ngườiHmông cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Hà Giang Các phântích đều gắn liền với nghi lễ dòng họ truyền thống (lý cũ) và vấn đề cải đạo theo TinLành (lý mới) Nghiên cứu là tư liệu để so sánh giữa dòng họ truyền thống và dòng
họ cải đạo theo Tin Lành trong các nhóm người Hmông ở xã Bạch Ngọc
Tác giả luận án có các nghiên cứu như: Dòng họ của người Hmông Trắng ở
xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang [12], trong đó tập trung khảo cứu sâu
về 5 dòng họ, đồng thời làm rõ các mối quan hệ và vai trò của dòng họ người
Hmông Trắng tại điểm nghiên cứu; Bài viết Vai trò của người có uy tín trong dòng
họ Mông Trắng [11], Trống và khèn của người Mông [10], nội dung các bài viết đều
phản ánh các vần đề liên quan đến dòng họ người Hmông ở Hà Giang Luận án tiến
sĩ Nhân học về Dòng họ của người Hmông Trắng tỉnh Sơn La [26] của Hồ Ly
Giang, đã phân tích làm rõ các mối quan hệ và vai trò của dòng họ trong đời sốngcộng đồng người Hmông Trắng ở xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La,đồng thời có so sánh với một số địa phương khác Luận văn thạc sỹ của Mua Hồng
Sinh với đề tài Tang ma dòng họ Giàng người Hmông Trắng, xã Sủng Trà, huyện
Trang 24Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang [64], đã tập trung trình bày về các nghi lễ trong tang ma
của một dòng họ và có so sánh với dòng họ khác trong nhóm Hmông Trắng trên địabàn nghiên cứu Các nghiên cứu trên có đối tượng là người Hmông Trắng, nên đãgóp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu để so sánh với các nhóm Hmông khác
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy rằng,vấn đề dòng họ của một số tộc người trên thế giới và dòng họ của các tộc người ởViệt Nam, trong đó có người Hmông ở một số địa phương thuộc các tỉnh miền núiphía Bắc, đã được nghiên cứu một cách độc lập và tổng thể Trong đó một số nghiêncứu đi sâu vào trình bày và phân tích những vấn đề cấu thành thiết chế dòng họ củatộc người Hmông hay một nhóm cụ thể của tộc người này Qua đó cung cấp chochuyên ngành Dân tộc học/ Nhân học bức tranh tương đối toàn diện, về dòng họ củangười Hmông trong xã hội truyền thống, cũng như vai trò của nó trong đời sống tộcngười Những vấn đề được đề cập trong các công trình nghiên cứu trên là nguồn tàiliệu tham khảo có giá trị cho đề tài luận án Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu sosánh dòng họ giữa các nhóm Hmông khác nhau ở Việt Nam và tại một địa bàn cụthể còn là một khoảng trống, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyênsâu nào trên cả góc độ truyền thống và biến đổi
1.2 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
* Dòng họ
Theo Đặng Nghiêm Vạn, dòng họ có thể hiểu theo 3 nghĩa sau: (1) Là nhữngngười cùng mang một tên họ, mà không chắc gì hay có một chứng cớ gì có chungmột nguồn gốc; (2) Là những thành viên mang cùng tên họ, được biết chắc chắn là
có cùng nguồn ngốc từ một thủy tổ chung; (3) Là những người thuộc một tông tộc,
tức là cùng thuộc về một ông tổ 5 đời gọi nôm na là chi họ [95]
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh cho rằng, dòng họ là một thực thể xã hội mang
tính phổ quát của loài người, nó hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống của mộtquần thể người nhất định thể hiện qua ý niệm về dòng dõi từ một ông tổ chung, dovậy dòng họ là một thực thể vừa mang tính sinh học vừa mang tính xã hội [78]
Dòng họ là một đơn vị xã hội trường tồn mà các thành viên của nó tự cho làxuất thân từ một tổ tiên xác định căn cứ vào quan hệ phả hệ và con cháu được nhậnbiết rõ ràng [37, tr 258]
Mặc dù trên thực tế có nhiều loại hình dòng họ khác nhau và mỗi loại hình cóquy tắc liên kết riêng, nhưng cũng có những đặc điểm chung nhất là bản chất hợp
Trang 25nhất của dòng họ đó là: (1) Một dòng họ là một nhóm hợp nhất duy trì từ thế hệ nàyqua thế hệ khác cho dù các thành viên của nó có được sinh ra thêm hay là qua đời.
Về mặt biểu đồ, một dòng họ có khuynh hướng tạo thành một kim tự tháp, vì khi sốlượng các thế hệ hậu sinh gia tăng thì số người họ hàng vì vậy cũng tăng lên Tổ tiêncủa dòng họ, nhân vật để từ đó xác lập phả hệ của dòng họ, phải là nhân vật có thật
và được xác định; (2) Dòng họ có tầm quan trọng trong thực tiễn và tâm lý to lớntrong cuộc sống thành viên Nó đóng vai trò liên kết các cá nhân có mối quan hệhuyết thống chung lại với nhau và chi phối mạnh mẽ đối với mối quan hệ hôn nhân
và gia đình Không những thế dòng họ còn xác định trách nhiệm và những ràngbuộc, theo những quy tắc nhất định giữa các thành viên Trong đó, tiêu biểu nhất lànhững nguyên tắc về sở hữu tài sản và nguyên tắc hôn nhân; (3) Thường thì tất cảcác thành viên trưởng thành cùng một giới trong một dòng họ có cùng một dạngthức cư trú
Hoặc là họ sống cùng địa phương hoặc là sống phân tán Dòng họ sống cùng địaphương sẽ có được lợi thế hơn Nếu tính theo phụ hệ thì những người đàn ông sẽgắn bó với nhau ở trên cùng mảnh đất của tổ tiên, luôn chung tay trong việc ngănchặn các dòng họ khác xâm chiếm hay là khai thác các nguồn lợi tự nhiên thuộclãnh thổ của mình Những lợi thế của các nhóm dòng họ cùng địa phương theo mẫu
hệ thì không to lớn lắm, vì thông thường không phải phụ nữ mà là nam giới mới làngười quản lý đất đai, chiến đấu và điều hành công việc chính trị Tuy nhiên, nhữngngười phụ nữ sống cùng địa phương có thể mang lại lợi ích cho dòng họ của mìnhtrong việc họ có thể đóng góp trách nhiệm duy trì truyền thống của nhóm (điều nàythể hiện rất rõ đối với người Hmông, đặc biệt vai trò của bà cô, mặc dù đã đi lấychồng và cư trú bên gia đình nhà chồng, song bà cô vẫn có tham gia và có quyềnquyết định thay đổi một số tập tục trong tang ma); (4) Dòng họ có nguyên tắc hônnhân và thông thường là theo nguyên tắc ngoại hôn Vì dòng họ là một nhóm hợpnhất, nên các thành viên của dòng họ không thể kết hôn với nhau mà phải tìm bạnđời ở bên ngoài nhóm [13, tr 36, 37]
Tác giả Clark W.Sorensen nhận định: Dòng họ được xác định bằng di duệđơn hệ từ một tổ tiên chung và những nhóm họ hàng đơn hệ mà thành viên có thểvạch được phả hệ, qua những người mà thành viên biết được, đến một tổ tiên thủy tổ
thì gọi là dòng họ (lineage) [21]
Theo Vương Duy Quang, dòng họ người Hmông được hiểu như sau: xét trên
hệ thống thân tộc, khái niệm dòng họ của người Hmông bao gồm những người đànông thuộc các thế hệ khác nhau sinh ra từ một ông tổ và vợ con của họ Cụ thể hơn,
đó là tất cả những người theo trực hệ tính từ chắt của Ego (xinhz nzưr) Như vậy,
Trang 26người Hmông tính dòng họ theo hệ cha (phụ hệ) – pênhx chuôz Để diễn tả hình tượng từ một ông tổ sinh ra ấy, đồng bào dùng thuật ngữ iz trôngs Hmôngz – “cùng một cây người” Theo tiếng Hmông, trôngs có nghĩa là cây, ở đây hàm ý chỉ một cộng đồng Từ trôngs lại phân ra thành nhỏ hơn Tiếp đó, thuật ngữ chêl (cành) gắn với cấp độ cộng đồng dòng họ thứ hai Ông tổ của cộng đồng chêl là một trong những ông tổ trong cộng đồng trôngs Chêl tiếp tục phát triển trên tuyến trực hệ, các
bàng hệ song song, bàng hệ chéo Ở cấp độ nhỏ hẹp hơn nữa người Hmông có thuật
ngữ phangx (mái) Ông tổ của cộng đồng phangx là một trong những ông tổ trong cộng đồng chêl Phangx là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp độ cấu trúc của cộng đồng
hệ cao nhất trong phả hệ còn nhớ Những người này được xem như “cùng họ, cùng
ma” (thồng xểnh thồng đang), có chung một ông tổ, có nghi lễ cúng ma và các kiêng
kỵ giống nhau
- Chi họ:
Trong bài viết “Bàn về dòng họ người Việt”, Đặng nghiêm Vạn cho rằng,một chi hay một tông tộc thường chỉ tính theo trực hệ đến đời thứ năm; Từ đời thứsáu các nhánh bàng hệ thường tách ra một chi riêng Thành viên thuộc mỗi chiriêng, tuy vẫn hiểu biết có những thành viên các chi khác, còn ở trong làng hay cưtrú ở làng khác; Các chi còn biết chung là thuộc về một thủy tổ [95]
Quan niệm về chi họ của người Hmông được nhà nghiên cứu Phạm Quang Hoan lýgiải ở phạm trù “Cố kết hẹp” như đã nêu ở trên, được tính theo dòng cha, thường từ
3 đến 4 đời
Tác giả luận án cho rằng, khái niệm chi họ có phạm vi hẹp hơn khái niệm dòng họ.
Tư liệu điền dã thu thập được về một số dòng họ của người Hmông cho thấy, cácthành viên trong một chi họ có quan hệ huyết thống tính theo bên nam và thườngtrong phạm vi 3 đời
- Quan hệ dòng họ:
Hai tác giả Emily A Schultz và Robert H.Lavenda cho rằng, những quan hệ
dựa trên sinh đẻ được gọi là quan hệ dòng họ và quan hệ dòng họ là phạm trù có
tính chất chọn lọc Một phần quan trọng của hệ thống thân tộc là quan hệ dòng họ
Trang 27-nguyên tắc văn hóa quy định các phạm trù xã hội thông qua những mối liên hệ cha
mẹ - con cái được văn hóa thừa nhận [18]
Clark W Sorensen khi phân tích về các gia đình Châu Á đã luận giải, nếu tabắt đầu từ bản thân ta, rồi vạch các mối liên lạc huyết thống như thể trên một sơ đồ
họ hàng với bố mẹ, ông bà và di duệ của họ cả về đằng mẹ lẫn đằng bố của ta, ta cóthể xác định được một nhóm mà các nhà nhân học gọi là họ hàng bà con hai phía[21, tr.153]
Tác giả luận án quan niệm rằng, quan hệ dòng họ phải được xác định trên baphương diện chính bao gồm: (1) Quan hệ dòng họ tính theo dòng cha – bên nội; (2) Quan hệ họ hàng tính theo dòng mẹ - bên ngoại; (3) Quan hệ dòng họ tính theo
họ bên vợ/chồng Như vậy, quan hệ dòng họ không chỉ trên phương diện huyếtthống, mà còn có các dạng như: quan hệ liên minh dòng họ dựa trên hôn nhân –thông gia và quan hệ dòng họ theo ma (cùng ông tổ) Đối với người Hmông, quan
hệ dòng họ vừa là một thực thể mang tính sinh học vừa mang tính xã hội, đó là cácmối quan hệ cố kết con người – các thành viên dòng họ với nhau và cũng có sự biếnđổi qua thời gian
- Thân tộc:
Thân tộc là tổ chức xã hội cơ bản mà trong đó mối quan hệ của các thànhviên được xác lập thông qua hệ thống huyết tộc bao gồm mối quan hệ dòng tộc, hônnhân và gia đình [37, tr 251]
Khái niệm thân tộc dùng để chỉ những người có cùng quan hệ huyết thống,
có thể là trực hệ hoặc cũng có thể là bàng hệ, có thể theo dòng bố (nếu lấy tôi làmtrung tâm thì bao gồm bố tôi, ông nội, cụ nội, cố nội, con và cháu của tôi, hoặc concủa chú và bác anh em trai của bố tôi), có thể tính theo dòng mẹ (bao gồm mẹ, bàngoại, cụ ngoại, con gái, cháu ngoại) [51, tr 46]
Thân tộc là những thuật ngữ dùng để gọi những người có quan hệ thân tộcvới chủ thể Ví dụ: trong hệ thống thân tộc của người Việt, tôi gọi người sinh ra tôi
thuộc giới nam là cha, người em trai của cha là chú, người vợ của chú là thím Tôi gọi người sinh ra tôi thuộc giới nữ là mẹ, người em gái của mẹ là dì, người chồng của dì là chú hay dượng Tất cả các từ cha, mẹ, chú, thím, dì, dượng là thuật ngữ
thân tộc Các thuật ngữ thân tộc là một nhóm hoàn chỉnh các thuật ngữ mang ýnghĩa về mối quan hệ thân thuộc tồn tại trong một xã hội, để nhận biết và phân biệt
họ hàng
Trang 28Đó là cách mà một nền văn hóa đặt ra trật tự trong xã hội của những người có quan
hệ họ hàng thân thích với nhau Những từ chúng ta vẫn gọi thường ngày như cha,
mẹ, anh, em, chú, bác, cô, dì không chỉ là thể hiện sự tôn kính của những người cóđối thoại mà từ lâu nó thể hiện ý niệm về mức độ xa hay gần, tính chất giống nhauhay khác nhau trong quan hệ thân tộc Những từ đó còn hàm chứa những quyền lợi
và nghĩa vụ rất cụ thể của những người trong mối quan hệ thân tộc đó, nó hợp thànhmột bộ phận chủ yếu của quan hệ xã hội [13, tr 4,5]
Đối với nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch Ngọc, thuật ngữ thântộc cũng được xác định rõ ràng Ví dụ đối với nhóm Hmông Hoa, anh ta gọi người
sinh ra anh ta thuộc giới nam là trớ (cha), người sinh ra bố anh ta là zở (ông nội), vợ của ông nội là pù (bà nội); Anh trai của cha là zở lâu (bác), vợ của anh trai của bố là
pù lâu (bác gái); Em trai của cha là trí zở (chú), vợ của chú là nả zở (thím); Chị, em
gái của bố là pù nhắng (cô), chồng của cô gọi là sớ cứ zì (chú); Anh ta gọi người sinh ra anh ta thuộc giới nữ là nả (mẹ), người cha sinh ra mẹ anh ta là zở trớ (ông ngoại), vợ của ông ngoại là nả tai (bà ngoại), anh và em trai của mẹ được gọi là tsớ
tlắng (cậu, bác), vợ của anh, em trai của mẹ gọi là nả tlắng (mợ), chị và em gái của
mẹ là tai lua (dì), người chồng của dì là tsớ lua (chú)
Theo tác giả luận án, thân tộc là để chỉ mối quan hệ dòng họ, bao gồm nhữngquan hệ cơ bản như huyết thống, hôn nhân, gia đình Đồng thời thân tộc còn để xácđịnh mức độ xa gần của mỗi cá nhân trong mối quan hệ với cá nhân khác như sinhthành hay di duệ, huyết thống hay thông gia và tất cả được thể hiện bằng nhữngthuật ngữ xác định cụ thể
1.2.2 Cách tiếp cận
Đề tài luận án được tiếp cận trên cơ sở phương pháp nghiên cứu chuyênngành Dân tộc học và Nhân học Có phương pháp luận và bộ công cụ lý thuyết phùhợp để luận giải các vấn đề trong phạm vi luận án Hướng nghiên cứu tập trung vàodòng họ truyền thống và dòng họ cải đạo của hai nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa Đặt trong tương quan so sánh giữa hai nhóm về đặc điểm, sinh hoạt, quan hệdòng họ, nhằm phát hiện điểm tương đồng và khác biệt, từ đó nhận diện xu hướngbiến đổi bản sắc văn hóa tộc người
Bối cảnh và không gian của đề tài nghiên cứu cũng được tiếp cận theo haichiều lịch đại và đồng đại, nhằm đảm bảo cho việc so sánh được bao quát nhất và cócái nhìn xuyên suốt, về sự thay đổi của dòng họ các nhóm người Hmông nơi đây từtruyền thống đến hiện đại
Trang 29Mặt khác, với góc độ là cán bộ làm quản lý công tác dân tộc tại địa phương,tác giả cố gắng tư duy một cách khách quan nhất trong tiếp cận đề tài Các quanđiểm chỉ đạo cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã và đang triểnkhai, thực hiện tại địa bàn nghiên cứu luôn được đánh giá và nhìn nhận theo góc độnhà nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học Từ đó, có những nhận định khách quan, chỉ
ra những điểm phù hợp cũng như mặt hạn chế trong công tác quản lý, cách ứng xửcủa cấp ủy, chính quyền đối với các vấn đề nảy sinh trong đời sống của ngườiHmông nơi đây và có những đề xuất, kiến nghị mang giá trị khoa học và thực tiễn
1.2.3 Lý thuyết nghiên cứu
1.2.3.1 Lý thuyết chức năng - cấu trúc
Các đại biểu của trường phái lý thuyết chức năng - cấu trúc mà tiêu biểu là Malinowski và Ridcliffe – Brown đã phát triển luận điểm của mình trên cơ sở kếthừa quan điểm của các nhà khoa học đi trước
Các nhà lý thuyết chức năng nhìn vào bên trong những đơn vị mà Durkheim trước
đó gọi là những “xã hội đa hợp” Họ tìm hiểu cấu trúc bên trong của những bộ phận
xã hội, xem xét những quan hệ xã hội gắn kết các bộ phận này với nhau và cố gắnggiải thích sự ổn định có thể thấy được của những xã hội phân nhánh Durkheimquan niệm, sự tương tác xã hội phải được hiểu một cách có hệ thống, không phảibằng cách lấy những tập tục riêng lẻ ra khỏi bối cảnh của chúng và ông lập luậnrằng mọi hành vi xã hội được học hỏi mà có và được quyết định bởi những tập tụctruyền thừa bên trong truyền thống xã hội Các lý thuyết chức năng dùng ba địnhnghĩa khác nhau về khái niệm chức năng: (1) Mọi tập tục đều có tương quan với tất
cả tập tục khác trong cộng đồng, vì vậy mỗi tập tục quy định tình trạng của nhữngtập tục kia; (2) Chức năng của các tập tục này là để thỏa mãn những nhu cầu sinhhọc chủ yếu từ cá nhân thông qua phương tiện văn hóa; (3) Chức năng mỗi tập tục
là vai trò mà nó nắm giữ trong việc duy trì sự toàn vẹn của hệ thống xã hội
Không giống như C.Marx, cả Malinowski và Ridcliffe – Brown đều không quanniệm rằng những quan hệ kinh tế chi phối các khía cạnh khác của đời sống xã hội.Khi không có một lịch sử thành văn hay những bằng chứng khảo cổ học chi tiết, thìviệc suy diễn về lịch sử của những xã hội có quy mô nhỏ là việc làm vô ích
Khi Malinowski điền dã ở vùng dân đảo Trobriand, ông chứng minh mục đíchnghiên cứu của mình qua quan sát, nghi chép để thấy những tập tục khác nhau tùythuộc lẫn nhau như thế nào về mặt chức năng, tìm ra những cơ sở xã hội và tâm lý
mà trên đó các thể chế xã hội được xây dựng Theo sự đánh giá của Malinowski,
“người bản xứ” tuân theo những “sức mạnh và mệnh lệnh của pháp luật bộ lạc” mà
Trang 30không hiểu về chúng, điều này thấy rõ trong quan hệ dòng họ người Hmông, mọithành viên tự giác thực hiện luật tục tộc họ và có thể trong đó sẽ có nhưng ngườikhông hiểu về nó một cách thấu đáo
Ridcliffe – Brown cho rằng, chức năng của một tập tục là sự đóng góp của nóvào đời sống liên tục của “cơ thể xã hội” và định nghĩa sự thống nhất chức năng là
“một tình trạng trong đó tất cả mọi thành phần của một hệ thống xã hội cùng làmviệc với nhau ở mức độ hài hòa hoặc thống nhất nội bộ đủ (để tiếp tục như một hệthống), tức là không tạo ra những xung đột kéo dài mà không giải quyết hoặc điềuchỉnh được” Khi nghiên cứu về cơ cấu xã hội, Ridcliffe – Brown đã đưa ra khái
niệm nổi tiếng liên quan đến dòng họ, đó là “nhóm dòng họ đơn hệ” Phương pháp
mà Ridcliffe – Brown sử dụng chính là “Thuyết chức năng cấu trúc”, thuyết này chútrọng đến cơ cấu của những quan hệ xã hội và gán cho thể chế những chức năngnhất định, đồng thời căn cứ vào sự đóng góp của chúng để duy trì cơ cấu đó
Các nhà lý thuyết chức năng quan niệm về cơ cấu xã hội như một mạng lưới những
vị thế được kết nối bởi những vai trò có liên quan và họ minh họa khái niệm vị thế
và vai trò bằng các nghiên cứu về hệ thống xã hội cụ thể ở bốn nhóm người gồm:
người Sarakatsani là cư dân chăn cừu ở miền Bắc Hy Lạp, người Samburu ở Kenya
là cư dân chăn nuôi đồng cỏ, người Asante ở Ghana và Los Peloteros – một khu ổchuột ở Puerto Rico Bốn minh họa cho lý thuyết chức năng cấu trúc, qua các kháiniệm vị thế và vai trò, đã phân tích các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống xã hội từquan hệ sở hữu, thừa kế tài sản, hôn nhân, những kiêng kỵ đến quyền lực… tất cảđều liên quan đến vấn đề quan hệ thân tộc và quan hệ dòng họ, kể cả dòng họ song
hệ và đơn hệ, mẫu hệ và phụ hệ [62]
Trong nghiên cứu này, tác giả luận án sử dụng lý thuyết chức năng cấu trúc để giảithích sự tồn tại lâu bền của thiết chế dòng họ người Hmông, tính cố kết tộc ngườivới những quan hệ dòng họ được xem là cơ sở cấu thành hệ thống xã hội trongtruyền thống cũng như hiện nay, trong đó từng mối quan hệ xã hội đều khoác lênmình chức năng nhất định, đồng thời có giá trị chi phối ở một khía cạnh nào đó đểđóng góp cho việc duy trì cấu trúc xã hội mà ở đây chính là quan hệ dòng họ
1.2.3.2 Lý thuyết về giao lưu tiếp biến văn hóa
Từ cuối thể kỷ XIX, các nhà nhân học Phương Tây bắt đầu đề cập đến kháiniệm giao lưu tiếp biến văn hóa, để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài giữa hai nềnvăn hóa khác nhau Sản phẩm của quá trình tiếp xúc, tương tác là sự thay đổi củamột số loại hình văn hóa của một hoặc cả hai nền văn hóa đó
Trang 31Tiếp biến văn hóa là quá trình biến đổi văn hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai
hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả là làm cho chúng ngày càng trở nên giốngnhau hơn Tiếp biến văn hóa bao gồm một số các quá trình khác nhau gồm khuếchtán, thích nghi mang tính ứng phó Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa là quá trình mộtnền văn hóa thích nghi, ảnh hưởng từ một nền văn hóa khác bằng cách vay mượnnhững nét đặc trưng của nền văn hóa ấy Vì thế, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng
là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của những đặc tính vănhóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và liên tục [81, tr.12]
Trong trường hợp tộc người Hmông, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa trước tiên phải
kể đến sự ảnh hưởng của văn hóa Hán Mặc dù lịch sử tộc người là những cuộc giaotranh với người Hán và thiên di để tránh khỏi sự truy sát, nhưng ở một mức độ nào
đó, văn hóa Hmông vẫn có sự giao lưu tiếp biến văn hóa Hán, nhất là trong ngônngữ, người Hmông đều công nhận ngôn ngữ của mình có sự vay mượn của tiếngHán
Gần đây, trong bộ phận cộng đồng người Hmông ở xã Bạch Ngọc và một số địaphương khác đã có sự tiếp biến về tín ngưỡng, tôn giáo, đó là sự chuyển đổi từ tínngưỡng truyền thống sang đạo Tin Lành, bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷtrước Cải đạo chỉ phát sinh trong thời gian ngắn, nhưng đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề trong quản lý nhà nước về công tác dân tộc – tôn giáo đối với vùng ngườiHmông
Trên phương diện văn hóa tộc người, cải đạo theo Tin Lành đã dẫn đến sự biến đổicấu trúc dòng họ truyền thống của tộc người Hmông ở một số nơi, trong đó cóngười Hmông ở xã Bạch Ngọc
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giaolưu và tiếp biến văn hóa tộc người là một xu hướng tất yếu Song quá trình giao lưu,tiếp biến đó phải đặt trong tương quan tác động từ hai phía: Thứ nhất, đó là sự tácđộng mang tính chất “chính thống” (được Nhà nước và pháp luật công nhận, bằngcác chủ trương, chính sách cụ thể); Thứ hai là những tác động “phi chính thống (cóthể hiểu là bao hàm cả những tác động trái pháp luật), được thực hiện chủ yếu bằng
âm mưu “diễn biến hòa bình”, lợi dụng vấn đề dân tộc – tôn giáo để chống phá sựnghiệp cách mạng nước ta Sự du nhập của các luồng văn hóa ngoại lai, hay tôn giáongoại sinh đã và đang tác động mạnh mẽ đến đồng bào các dân tộc, trong đó cóngười Hmông ở xã Bạch Ngọc Vì thế, áp dụng lý thuyết tiếp biến văn hóa đểnghiên cứu người Hmông sẽ cho phép chúng ta giải thích một cách khoa học về sựbiến đổi văn hóa nói chung và dòng họ nói riêng ở tộc người này
Trang 321.2.3.3 Lý thuyết về mạng lưới xã hội
Lý thuyết về mạng lưới xã hội được các học giả phương Tây bắt đầu đề cập
từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX Tiêu biểu có Bourdieu, Coleman, Putnam,Fukuyama, Na Lin
Thuật ngữ “mạng lưới” liên quan đến chuỗi các vật thể, điểm mấu chốt, vàbản đồ miêu tả về mối quan hệ giữa các vật thể Theo cách thức của mạng lưới xãhội thì các vật thể liên quan đến con người hoặc những nhóm con người Ví dụ, mộtmạng lưới có thể bao gồm một con người và quan hệ của người đó với mỗi ngườibạn cũng như người thân của anh/chị đấy Mối quan hệ đó có thể định hướng mộtchiều hoặc hai chiều Do vậy, định nghĩa một cách đơn giản, mạng lưới xã hội gồmtập hợp các đối tượng (trong toán học: giao điểm) và một lược đồ hoặc sự miêu tảcủa mối quan hệ giữa các đối tượng đó Mạng lưới đơn giản nhất bao gồm hai đốitượng, A và B và một mối quan hệ kết nối giữa chúng, khi có nhiều hơn một mốiquan hệ, mạng lưới xã hội được gọi theo thuật ngữ là quan hệ đa thành phần Mộttrong những lý do mà thuyết về mạng lưới xã hội được nghiên cứu là bằng sự hiểubiết về mối quan hệ giữa một cá nhân đối với người khác, chúng ta có thể đánh giáđược vốn xã hội của cá nhân đó Bởi vì vốn xã hội liên quan đến vị trí mạng lướicủa khách thể và bao gồm khả năng đạt được các nguồn lực có trong các thành viên
của mạng lưới xã hội đó [79]
Thuật ngữ mạng lưới xã hội liên quan chặt chẽ tới thuật ngữ vốn xã hội Chođến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn xã hội Tựu trung lại đều có điểmtương đồng trong cách hiểu và luận giải như sau: Thứ nhất: vốn xã hội gắn vớimạng lưới xã hội, quan hệ xã hội; Thứ hai: nhiều tác giả dùng khái niệm nguồn lực
để định nghĩa vốn xã hội; Thứ ba: Vốn xã hội được tạo ra bằng cách thông qua việcđầu tư vào các mối quan hệ và mạng lưới quan hệ xã hội, các cá nhân có thể sử dụngnguồn vốn xã hội đó để tìm kiếm lợi ích riêng cho mình; Thứ tư: Vốn xã hội là sự
tin cậy và duy trì sự có đi có lại với nhau [2]
Lý thuyết mạng lưới xã hội được vận dụng để luận giải các vấn đề về giá trị,vai trò của tổ chức và các mối quan hệ dòng họ Bởi lẽ, vốn xã hội sẽ hữu dụngtrong việc phân tích vai trò của tổ chức dòng họ, nhưng ở trạng thái “độc lập”, cònmạng lưới xã hội lại có giá trị bổ trợ trong việc giải thích và làm rõ mối quan hệ của
tổ chức dòng họ ở trạng thái “tương tác” Ví dụ như, khi nói về quyền lực của ngườitrưởng họ chẳng hạn, trên thực tế trưởng họ là người đứng đầu dòng họ và có quyềnquyết định nhiều việc lớn, nhưng ông ta sẽ chẳng thể nào sử dụng quyền lực củamình nếu không đặt trong mối quan hệ với các thành viên và luật tục tộc họ Người
Trang 33trưởng họ chỉ có thể được tín nhiệm khi ông có đủ năng lực (am hiểu phong tục) và
có trách nhiệm (sẵn sàng giúp đỡ) – vốn xã hội Các thành viên tộc họ đều có thểđánh giá năng lực của ông ta thông qua hành động, việc làm đối với cộng đồng(mạng lưới xã hội) Trong cộng đồng dòng họ người Hmông, mối quan hệ giữa một
cá nhân và các thành viên luôn gắn liền với vị trí, vai trò nhất định khi đặt trongquan hệ thân tộc (vốn xã hội) và quyền lợi, nghĩa vụ dàng buộc trong mối quan hệqua lại (mạng lưới xã hội) với các thành viên trong dòng họ Như vậy, lý thuyết này
là cơ sở để làm rõ vai trò của cá nhân trong tổ chức dòng họ người Hmông và luậngiải về nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân đó trong mối quan hệ dòng họ, đồng thờicòn lý giải về sự
“vươn dài” xuyên vùng/ biên giới/ quốc gia của dòng họ khi đã “cùng họ, cùng ma”,cũng như quan hệ đồng tộc
1.3 Một số câu hỏi nghiên cứu
Luận đề tài luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, dòng họ các nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch Ngọc,
Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có đặc điểm gì? Có những điểm tương đồng vàkhác biệt như thế nào? Đã và đang biến đổi ra sao?
Thứ hai, Dòng họ nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch Ngọc,
Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang có vai trò và quan hệ dòng họ như thế nào? cónhững điểm tương đồng và khác biệt nào?
Thứ ba, dòng họ các nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa có những giá trị và
hạn chế như thế nào? Cần thiết có những giải pháp gì để phát huy các giá trị dòng
họ các nhóm người Hmông?
Từ các câu hỏi nghiên cứu trên, với việc áp dụng các lý thuyết nghiên cứu, quanđiểm của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo các tộc ngườithiểu số, luận án cố gắng đạt được các kết quả sau:
- Nhận diện được bản sắc văn hóa dân tộc Hmông thông qua nghiên cứu về dòng họ
- Phân tích những đặc điểm, vai trò, giá trị và hạn chế của dòng họ thuộc hai nhómHmông Trắng và Hmông Hoa
- Kết quả nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học trong quản lý nhà nước đối với côngtác dân tộc, tôn giáo tại vùng người Hmông ở Hà Giang, cụ thể:
Trang 34+ Đề xuất quan điểm, giải pháp trong việc xây dựng và thực hiện chính sáchvăn hóa – dân tộc – tôn giáo ở vùng người Hmông tại Hà Giang thông qua nghiêncứu so sánh về dòng họ của hai nhóm
+ Cung cấp tư liệu khoa học mới, góp phần làm phong phú thêm hệ thống tư liệuliên quan đến người Hmông và dòng họ người Hmông
1.4 Khái quát xã Bạch Ngọc và người Hmông tại địa bàn nghiên cứu 1.4.1 Khái quát xã Bạch Ngọc
Xã Bạch Ngọc nằm ở phía Đông của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cáchtrung tâm huyện lỵ 20 km và là xã vùng sâu, vùng xa thuộc diện đặc biệt khó khăn Phía Bắc giáp xã Ngọc Linh, phía Nam giáp xã Đồng Tiến và xã Thượng Bình(huyện Bắc Quang), phía Tây giáp xã Trung Thành, phía Đông giáp xã Ngọc Minh.Tổng diện tích tự nhiên của xã là 11.255,53 ha, với 9 thôn, bản
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi đất và núi đá vôi, với nhiều thung lũngnhỏ hẹp Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Độ ẩmtrung bình 80% Lượng mưa trung bình từ 1.400-1.600mm Nhiệt độ trung bình
270c Nhiệt độ trung bình mùa đông 160c, lượng mưa ít, song có tháng rét đậm kéodài nhiệt độ xuống dưới 50c Những năm gần đây do biến đổi khí hậu đã gây ảnhhưởng xấu đến sản xuất, chăn nuôi và đời sống sinh hoạt của nhân dân
Hệ thống sông, suối của xã Bạch Ngọc khá phong phú Trên địa bàn xã cóthượng nguồn, trung lưu ngòi Sảo chảy qua, hợp lưu với sông Lô Đó là nguồn cungcấp nước tưới, xây dựng đập thủy lợi phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất củangười dân
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở về trước, xã có diện tích rừng nguyênsinh và rừng tạp rất lớn với nhiều loài thực vật như: tre, nứa, vầu, giang, mây,song ; các loại gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến tấu, trai, lát ; các lâm thổ sản quýhiếm như mật ong, nấm rừng ; các động vật quý như: hổ, báo, gấu, sơn dương, khỉ,các loài chim, gà rừng Tuy nhiên, trong quá trình lao động sản xuất, sinh sống vàcông tác khai thác, quản lý tài nguyên thực vật, động vật bị buông lỏng Tình trạngkhai phá đốt rừng làm nương rẫy nên diện tích rừng đã bị thu hẹp, các loài động vậtcũng ít đi, thậm chí một số loài không còn Những năm gần đây, thực hiện chủtrương của Đảng, Nhà nước về công tác tu bổ, tái tạo rừng, diện tích rừng của xã
Trang 35được mở rộng, giúp điều hòa khí hậu, tạo nguồn nước ổn định Tài nguyên khoángsản của xã cũng khá phong phú, như cát, vàng sa khoáng [17]
1.4.2 Khái quát về dân tộc , dân cư và các nhóm Hmông ở xã Bạch Ngọc
Xã Bạch Ngọc có 7 dân tộc cùng chung sống gồm: Hmông, Tày, Dao, Nùng, Hán,
Cờ Lao và Kinh Tổng dân số tính đến 31/12/2018 là 4.249 người/916 hộ, trong đódân tộc Tày là 1.754 người/409 hộ, chiếm 41,2%; dân tộc Hmông có 1.732người/319 hộ, chiếm 40,7%; dân tộc Dao có 692 người/171 hộ, chiếm 16,2%, cònlại là các dân tộc khác Người Hmông cư trú tập trung chủ yếu tại 5 thôn: KhuổiVài, Khuổi Dò, Ngọc Lâm, Minh Thành và Ngọc Sơn
Xã Bạch Ngọc có 04 nhóm Hmông cùng sinh sống, gồm Hmông Trắng, Hmông Hoa, Hmông Xanh và Hmông Đen Nhóm Hmông Hoa và Hmông Đen cólịch sử di cư từ hai huyện miền Tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần, cònnhóm
Hmông Trắng và Hmông Xanh di cư từ hai huyện vùng cao núi đá phía Bắc là ĐồngVăn và Quản Bạ Người Hmông di cư về xã Bạch Ngọc vào giai đoạn chiến tranhbiên giới Việt – Trung (năm 1979), một số di cư theo chính sách hạ sơn của Đảng vàNhà nước (vào những năm 1990 đến năm 2000)
1.4.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hóa
1.4.3.1 Một số đặc điểm về kinh tế
a Trồng trọt
Sinh kế trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo của nhóm Hmông Trắng và HmôngHoa ở xã Bạch Ngọc Do địa hình cư trú ở vùng đồi núi đất và có nguồn nước thuận
lợi nên đồng bào canh tác cả nương rẫy và ruộng bậc thang, ruộng nước Với các
loại cây trồng gồm: lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu… Mỗi cây có một
ý nghĩa, vai trò cụ thể trong đời sống kinh tế của các họ gia đình
- Cây lúa: Khác với người Hmông ở các huyện vùng cao núi đá phía Bắc củatỉnh Hà Giang, các nhóm Hmông ở xã Bạch Ngọc có cây lương thực chính là câylúa Đồng bào trồng cả lúa nương và lúa ruộng nước, với hai loại lúa nếp và lúa tẻ.Diện tích trồng lúa nhiều chiếm nhiều hơn cả, thóc lúa thu được để cung cấp lươngthực cho bữa ăn hàng ngày, với những hộ có diện tích trồng lúa nhiều, còn dư thóc
từ năm này sang năm khác Họ thường sử dụng theo kiểu ăn thóc vụ trước và thócthu được năm nay lại để dành tích trữ sang năm sau [PL ảnh 13]
Trang 36- Cây ngô: là cây lương thực có vị trí sau cây lúa của người Hmông nơi đây.Thời gian sinh trưởng của cây ngô vào vụ xuân hè Kinh nghiệm chọn giống ngô lànhững bắp dài, to, hạt mẩy đều, phơi khô nguyên bắp và bảo quản ở những nơi khôráo, thoáng mát, đồng bào thường chất lên gác nhà, đến vụ sau mới tẽ hạt gieotrồng Ngô cũng là lương thực được sử dụng trong chăn nuôi và nấu rượu
- Cây rau màu: thường được đồng bào trồng xen canh với cây ngô, chủ yếugồm các loại cây họ đậu, rau cải, rau bí, dưa, lạc, đậu tương… Nhìn chung cácnhóm người Hmông ở xã Bạch Ngọc ít trồng rau xanh Có thể do điều kiện thiênnhiên ưu đãi, có nhiều rừng, các sản phẩm thu được từ rừng lại rất phong phú như:rau rừng, măng, nấm, mật ong, côn trùng các loại… nên đủ cung cấp rau tự nhiên,
do đó đồng bào không chú trọng việc trồng rau [PL ảnh 16]
- Cây ăn quả gồm: nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xã Bạch ngọc íttrồng cây ăn quả, có chăng chỉ trồng vài cây quanh nhà như: chuối, hồng, ổi, chanh,mít, mận, đào là những loại cây phổ biến ở vùng đồi núi đất Các sản phẩm từ cây
ăn quả trước đây không mang trao đổi mua bán [PL ảnh 5]
- Cây dược liệu: Một số ít gia đình người Hmông nơi đây trồng cây dượcliệu, đó là những hộ có người biết nghề bốc thuốc chữa bệnh Tuy nhiên, các sảnphẩm cây dược liệu chỉ phục vụ trong thôn bản và địa bàn lân cận, ở phạm vi hẹp,không phát triển thành hàng hóa như 04 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh
Hà Giang
- Trồng rừng: hầu hết các hộ gia đình người Hmông ở xã Bạch Ngọc đềutrồng rừng, hộ ít thì một vài hecta, hộ nhiều có thể vài chục hecta Cây trồng chủyếu là gỗ keo, tre, giang, vầu, nứa Một số hộ trồng rừng theo mô hình dự án thìtrồng cây chít Nghề trồng rừng ở đây phát triển do đất đai thuận lợi, giao thôngtương đối thuận tiện, nên các sản phẩm gỗ dễ dàng xuất bán, có hộ thu nhập lên đếnhàng tỷ đồng và làm giàu từ nghề trồng rừng Bạch Ngọc là một xã điển hình về sựthành công trong việc trồng, phát triển kinh tế rừng, được rất nhiều địa phương đếnthăm quan, học tập kinh nghiệm Trồng rừng là một trong những nghề giúp các hộgia đình phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo, đồng thời cải thiện môi trườngsinh thái, giữ gìn nguồn nước, chống rửa trôi, sói mòn đất đai, phát triển bền vững[PL ảnh 4, 6]
b Chăn nuôi
Trong truyền thống và cho đến hiện nay, các nhóm Hmông Trắng và HmôngHoa ở xã Bạch ngọc rất chú trọng phát triển chăn nuôi, các vật nuôi chính gồm:
Trang 37Trâu, lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng… Một số hộ có điều kiện thuận lợi về nguồnnước thì đào ao nuôi cá Khác với người Hmông ở các huyện vùng cao, ngườiHmông nơi đây không nuôi bò
- Nuôi Trâu: Hầu hết các gia đình đều nuôi trâu, nhìn vào số lượng đàn trâungười ta có thể đánh giá mức độ giàu có của mỗi gia đình Đồng bào nuôi trâu đểlấy sức kéo, cung cấp thực phẩm và làm vật cúng tế, hiện nay một số hộ gia đìnhnuôi trâu làm hàng hóa Trước đây đồng bào thường chăn thả rông không chăm sóc,
vì trên địa bàn xã Bạch Ngọc có một địa danh gọi là Lũng Vài, đó là thung lũngrộng, có nhiều đồng cỏ và đầm lầy, nhiều hộ gia đình trong xã, trong đó có ngườiHmông, thường thả trâu vào đó để chúng tự sinh trưởng Đến cuối năm họ mới đitìm trâu về nhà, lúc đó họ mới biết đàn trâu nhà mình có thêm bao nhiêu con Tuynhiên hiện nay, đồng bào chủ yếu nuôi trâu theo hình thức bán chăn thả, mỗi hộ giađình thường nuôi từ 2-3 con [PL ảnh 9]
- Nuôi dê: Một số hộ gia đình người Hmông nơi đây còn nuôi dê Dê rất dễnuôi, ít bị dịch bệnh, sinh sản nhanh, chóng lớn, nuôi từ 3-5 tháng tuổi cũng được15-20 kg Đồng bào nuôi dê để cung cấp thực phẩm hàng ngày và phục vụ các nghi
lễ phong tục, làm con vật phúng viếng tang ma Hiện nay, một số hộ còn nuôi dêhàng hóa để phát triển kinh tế [PL ảnh 10]
- Nuôi lợn: Đa số các gia đình người Hmông ở xã Bạch Ngọc đều nuôi lợn,
cả lợn thịt và lợn nái Cách chăn nuôi thường là thả rông, với những hộ nuôi nhiều,
họ rào một diện tích đất khoảng 100-200m2 làm một khu chăn nuôi riêng Giốnglợn được người Hmông nuôi chủ yếu là lợn đen địa phương, thời gian nuôi một conlợn kéo dài phải 1- 3 năm mới có thể lấy thịt Đồng bào nuôi lợn để cung cấp thựcphẩm hàng ngày và phục vụ các nghi lễ phong tục, làm con vật phúng viếng tang
ma Hiện nay một số hộ chăn nuôi lợn hàng hóa, để phát triển kinh tế [PL ảnh 7, 8]
- Nuôi cá: Đối với người Hmông ở Hà Giang, nuôi cá không phổ biến, tuynhiên khi đến Bạch Ngọc định cư, với điều kiện sinh thủy thuận lợi, nguồn nước dồidào, người Hmông đã nhanh chóng thích nghi, học tập đào ao nuôi cá theo các tộcngười như Tày, Dao Họ chủ yếu nuôi các loại cá chắm, cá chép, cá rô phi tuynhiên diện tích mặt ao nuôi cá không lớn, thường từ 100-200m2 Có thể nói, so vớicác địa phương khác có người Hmông sinh sống trên địa bàn tỉnh, thì người Hmông
ở xã Bạch Ngọc là điển hình thành công trong việc “hạ thủy”, thay đổi thói quencanh tác truyền thống [PL ảnh 11]
Trang 38Trong truyền thống, chăn nuôi của các nhóm Hmông Trắng và Hmông Hoa ở
xã Bạch ngọc chủ yếu để làm thực phẩm, giải quyết sức kéo, vận chuyển hàng hóa,một phần nhỏ sản phẩm dư thừa đem trao đổi và phục vụ trong những trường hợpnhư cưới xin, cúng tế, ma chay Ngày nay, một số hộ gia đình người Hmông nơiđây, đã chú trọng chăn nuôi theo hướng phát triển làm hàng hóa, mang lại giá trị thunhập kinh tế cao Chăn nuôi đang trở thành kinh tế nông nghiệp chủ đạo, thay thếdần nông nghiệp trồng trọt
c Nghề thủ công
Trong truyền thống, các nhóm người Hmông Trắng và Hmông Hoa ở xãBạch ngọc có nền kinh tế tự cung, tự cấp nên hầu hết hộ gia đình và cộng đồng đềuphải làm nghề thủ công Các nghề phổ biến là: Dệt, rèn, đan lát, mộc, làm ngói, làm
đồ trang sức, làm giấy bản, làm hương thắp Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triểncủa khoa học kỹ thuật và giao thương thuận tiện, đồng bào dễ dàng mua bán ngoàithị trường những sản phẩm, vật dụng thiết yếu phục vụ cuộc sống gia đình Do đó,nghề thủ công của người Hmông ở đây hầu hết đã mai một, chỉ còn một số ít ngườilàm nghề mộc, đan lát, nghề rèn, làm giấy bản, làm hương thắp Khác với ngườiHmông ở các huyện vùng cao vẫn trồng lanh, dệt vải, phụ nữ Hmông ở xã Bạchngọc hiện nay không còn làm nghề dệt, họ mua trang phục, quần áo may sẵn ở chợ.Cùng với xu thế phát triển chung, một số người Hmông ở đây (chủ yếu là nam giới)biết làm phụ hồ, họ đi làm thuê xây nhà và các công trình nhỏ cho các hộ dân
d Kinh tế khai thác tự nhiên
Khai thác tự nhiên là một hoạt động kinh tế bổ trợ của người Hmông ở xãBạch Ngọc Diện tích vùng núi cao xưa kia phần lớn là rừng già, có nhiều lâm thổsản, các loại cây gỗ quý, cây dược liệu, rau rừng, thú rừng… Người Hmông khaithác từ rừng nhiều thứ như: gỗ để làm nhà, củi để đun, thú rừng, rau ăn, thuốc chữabệnh Trong truyền thống khai thác tự nhiên là hoạt động bổ trợ cho nền kinh tế tựcung tự cấp Ngày nay rừng đã được giao cho các hộ dân quản lý, nên kinh tế khaithác tự nhiên bị thu hẹp đáng kể Tuy nhiên, so với các địa phương khác, rừng ở xãBạch Ngọc rất phong phú, vì thế hầu hết các gia đình người Hmông vẫn duy trì kinh
tế khai thác tự nhiên Một số hộ có diện tích rừng lớn, họ thường thu hái lá dong,đem bán vào dịp trước tết Nguyên Đán và thu bông, lá cây chít vào dịp sau tết, đểbán cho thương lái Có hộ thu nhập lên tới 30-40 triệu đồng/năm từ bán lá dong vàchít [PL ảnh 14, 15]
e Các hoạt động trao đổi, mua bán
Trang 39Cũng giống như các vùng khác, hoạt động trao đổi, mua bán người Hmông ở
xã Bạch Ngọc diễn ra tại chợ phiên, quay vòng trong tuần, lần lượt từ ngày thứ 2đến ngày chủ nhật, chợ xã Bạch Ngọc vào ngày thứ 3 (các xã lân cận tiếp giáp xã Bạch ngọc đều có chợ) Do kinh tế người Hmông nơi đây còn mang nặng tính chất
tự cung, tự cấp, chưa chú trọng phát triển kinh tế hàng hóa Nên các sản phẩm đemtrao đổi mua bán còn hạn chế, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và thủ công như:gia súc, gia cầm, rau xanh (rau rừng), măng, cây thuốc, hương thắp, giấy bản…Người Hmông đi chợ không chỉ để mua bán mà còn để vui chơi, giao lưu, gặp gỡbạn bè, thanh niên có cơ hội tìm hiểu bạn đời, nên đồng bào thường nói với nhau “đichơi chợ” Khi đi chợ người Hmông mặc rất đẹp, nhất là những cô gái chưa chồng,
họ chọn cho mình bộ váy áo và trang sức thật đẹp [PL ảnh 21-23]
1.4.3.2 Một số đặc điểm về xã hội
a Thôn
Trước đây, xã Bạch Ngọc là địa bàn cư chú chủ yếu của người Tày, người Hmông di cư đến đây muộn hơn Vì thế, hầu hết các địa danh và tên các thôn cóngười Hmông sinh sống hiện nay đều có nguồn gốc và phiên âm bằng tiếng Tày
Thôn Ngọc
Sơn, Ngọc Lâm nghĩa là rừng, núi quý, do trước đây là khu rừng có nhiều lâm thổ
sản quý hiếm, có rất nhiều gỗ trai, nghiến, đinh, lim và các loại thú rừng Từ năm
1970 trở về trước, theo tiếng của người Tày thôn Ngọc Sơn có tên là là Nặm kha
nưa (suối trên), Ngọc Lâm là Nặm kha tơử (suối dưới); Thôn Khuổi Vài là vùng
thung lũng, người dân thường chăn thả trâu; Thôn Khuổi Dò mới được đặt tên lại từ
năm 1990, tên cũ là Khi dù (khe thủng); Thôn Minh Thành, trước kia là xã Dương
Minh Thành (tên một người Hmông), sau này chia tách thì đổi tên thành thôn MinhThành [PL ảnh 1, 2]
Thôn theo tiếng Hmông được gọi là Jaol Do cư trú ở vùng đồi núi nên cách
bố trí nhà cửa dựa theo địa hình, đồng bào thường làm nhà theo triền đồi thoải hoặcthung lũng thành từng xóm nhỏ, vài xóm tạo thành một thôn, mỗi thôn thường có 80– trên 100 hộ Thành phần dân cư của thôn người Hmông ở xã Bạch Ngọc có sự xen
kẽ với các dân tộc khác, tuy nhiên mỗi tộc người thường cư trú thành từng xómriêng, như xóm người Hmông, xóm người Dao, xóm người Tày quan hệ giữa các
tộc người trong thôn rất đoàn kết Trong truyền thống, Jaol là một đơn vị tự quản Đứng đầu mỗi Jaol là trưởng họ của một dòng họ lớn, cũng có thể các họ lần lượt luân phiên nhau đảm nhiệm Người Hmông quản lý Jaol bằng luật tục, đó là những
Trang 40quy định liên quan đến các vấn đề trong đời sống kinh tế, sản xuất, cưới xin, machay… và mọi thành viên trong cộng đồng đều tự nguyện thực hiện, nếu ai vi phạm
sẽ bị thôn xử phạt
Ngày nay, thôn của người Hmông ở xã Bạch Ngọc được vận hành theo quyđịnh của pháp luật, đứng đầu thôn có trưởng thôn, ban quản trị thôn và các tổ chứcchính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể Thực hiện cuộc vận động xây dựng nếp sốngvăn hóa mới, mỗi bản người Hmông đều có quy ước được xây dựng trên cơ sở kếthợp giữa luật tục và quy định của pháp luật
b Gia đình
Gia đình phổ biến của người Hmông ở xã Bạch Ngọc là gia đình nhỏ phụquyền, gồm hai thế hệ: bố mẹ và con cái chưa xây dựng gia đình, hoặc gia đình bathế hệ: có thêm ông, bà (bố, mẹ chồng) và một số em trai chưa vợ, em gái chưachồng Đối với người Hmông khi con cái xây dựng gia đình, sẽ được bố mẹ tách hộ
ở riêng, đồng bào có câu: “Cây to thì chia cành, người đông thì chia nhà”(tông lò
má phía chê, nềnh chông má phía chùa)
Do tính chất phụ quyền nên trong gia đình người Hmông chủ nhà bao giờ
cũng là người đàn ông – người bố (trí trế) Chủ nhà là người tổ chức, quản lý toàn
bộ hoạt động kinh tế, sản xuất, đối nội, đối ngoại và thực hành các nghi lễ tínngưỡng Đại diện cho gia đình tham gia các công việc của dòng họ, cộng đồng, xãhội Còn người phụ nữ - vợ, có vị trí, vai trò rất hạn chế, nhiệm vụ của người phụ nữ
là nội chợ và chăm chỉ lao động, họ không có tiếng nói trong gia đình Vì vậy, một
số phụ nữ Hmông ở xã Bạch Ngọc do ít được giao lưu, nên thậm chí còn không biếtnói tiếng phổ thông (tiếng Kinh) Tính chất phụ quyền cũng biểu hiện trong cáchứng xử của các thành viên, trong gia đình vợ phải nghe theo chồng, con cái phảinghe theo cha mẹ, em phải nghe theo anh, tôn ti, trật tự ngôi thứ rõ ràng
Trong truyền thống gia đình người Hmông là một đơn vị kinh tế độc lập, vớilối sống tự cung tự cấp, mỗi gia đình phải tự đảm bảo các nhu cầu thiết yếu như ăn,
ở, mặc cũng như các sinh hoạt liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo Nam giới đảmnhiệm các công việc nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe dẻo dai như: phát rẫy, cày nương,mua bán, chặt cây, làm nhà, rèn đúc, đan lát… Phụ nữ phụ giúp nam giới các côngviệc nhẹ hơn như: cấy hái, làm cỏ, thu hoạch, nội trợ, chăn nuôi và nghề dệt vải Trẻ
em từ 8 tuổi trở lên phải lao động các công việc phụ giúp, từ 13 tuổi được coi là laođộng chính Người già tùy vào sức khỏe, nếu không đi làm nương rẫy được thì làmcác công việc ở nhà như trông trẻ nhỏ, phụ giúp chăn nuôi gia súc, gia cầm… Người