1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế trạm xử lý nước cấp cho nhà máy nước bình đức, tp long xuyên, giai đoạn mở rộng, công suất 53 400 m3 ngày đêm

135 284 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

Long Xuyên, giai đoạn mở rộng, công suất 53.400m 3 /ngày.đêm” dựa trên nhu cầu dùng nước của người dân và nhu cầu dùng nước trong các hoạt động du lịch ngày càng nhiều, mà nhà máy cũ k

Trang 1

Nước sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người, nó gắn liền với cuộc sống của chung ta Việc xây dựng một trạm cấp nước sẽ đáp ứng được nhu cầu nước sạch tại khu vực thành phố Long Xuyên Việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo co sự phát triển của đời sống và sản xuất

Nguồn nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống sinh hoạt thường có chất lượng khác nhau Các nguồn nước mặt thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi trùng cao Các nguồn nước dưới đất thì có hàm lượng sắt

và mangan thường vượt quá giới hạn cho phép Chọn nguồn nước mặt làm nguồn nước khai thác cho trạm xử lý để tiết kiệm được chi phí và phù hợp với giai đoạn 1

Đồ án “Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho nhà máy nước Bình Đức, Tp Long Xuyên,

giai đoạn mở rộng, công suất 53.400m 3 /ngày.đêm” dựa trên nhu cầu dùng nước của

người dân và nhu cầu dùng nước trong các hoạt động du lịch ngày càng nhiều, mà nhà máy cũ không đáp ứng đủ Theo số liệu đã có của nhà máy ở giai đoạn 1, em thực hiện

đồ án này để xử lý nước cấp theo chuẩn đầu ra của QCVN

Dựa theo tính chất của nguồn nước, quy hoạch hiện hữu đề xuất ra công nghệ xử lý phù hợp bao gồm các công trình: Công trình thu và trạm bơm cấp 1, bể trộn đứng, bể phản ứng cơ khí, bể lắng Lamell, bể lọc nhanh trọng lực, bể chứa và trạm bơm cấp 2 Sau khi qua các công trình đã đề xuất thì nguồn nước đạt chuẩn đầu ra theo yêu cầu và được đưa ra mạng lưới tiêu thụ

Công tác khái toán chi phí xây dựng nhà máy nước Bình Đức dựa theo các công trình và thiết bị đã đề xuất Chi phí đầu tư xây dựng được ước tính là 270.106.423.700 VNĐ Chi phí quản lý vận hành 19.989.044.919 VNĐ Giá thành cho 1m3

nước cấp là 1,679 VNĐ/m3

Trang 2

Water is an indispensable need in human life, it is attached to our lives The construction of a water supply station will meet the demand for clean water in Long Xuyen City Providing clean water for daily life is one of the top tasks to ensure the development of life and production

Natural water sources used for drinking water supplies are of varying quality Surface water sources often have turbidity, color, and microbial content Underground water sources often contain iron and manganese levels that exceed the permissible limits Select surface water source as water source for the treatment station to save costs and in accordance with stage 1

Project "Design of water treatment station for Binh Duc water plant, Long Xuyen, extended period, capacity 53.400 m3/ day "Based on water consumption demand of people and the demand for water in tourism activities more and more, the old plant is not enough According to the data of the factory in the first phase, she implemented this project to treat the water supply according to the output standard of QCVN

Based on the nature of the water resources, the existing planning proposes appropriate treatment technologies including: Grade 1 and Grade 1, Gravity Pool, Mechanical Reactor, Lamell Sedimentation, gravity filter tank, reservoir and pumping station level 2 After passing the proposed works, the water source meets the required output and is put into the consumption network

Estimation of construction costs of Binh Duc water plant based on proposed works and equipment Construction cost is estimated at 270,106,423,700 VND Management fee of 19,989,044,919 VND The cost for 1m3 of feed water is 1.679 VND/m3

Trang 3

Trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp này, em xin cam kết tất cả các nội dung của đồ án này đều được em tự chuẩn bị, trên cơ sở tham khảo tài liệu, giáo trình và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Tất cả tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy

đủ

Em xin cam kết không sao chép đồ án, dự án, công trình…đã được thực hiện

Trong trường hợp phát hiện những gì khác với cam kết này, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của nhà trường

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH 5

DANH SÁCH BẢNG 6

MỞ ĐẦU 8

1 Đặt vấn đề 8

2 Đối tượng nghiên cứu 8

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 9

4 Mục đích nghiên cứu 9

5 Nội dung thực hiện 9

6 Phương pháp thực hiện 9

7 Kế hoạch thực hiện 10

8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 11

1.1 Điều kiện tự nhiên 11

1.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, đơn vị hành chính 11

1.1.2 Địa hình 12

1.1.3 Đặc điểm khí hậu 12

1.1.4 Chế độ thủy văn 14

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên 16

1.2.1 Lĩnh vực kinh tế 16

1.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội 17

1.2.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 20

1.3 Hiện trạng cấp nước của thành phố Long Xuyên 20

1.3.1 Hiện trạng nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1 20

1.3.2 Tình hình cung cấp nước sạch của thành phố Long Xuyên 28

1.3.3 Dự báo dân số và nhu cầu dùng nước thành phố Long Xuyên 29

1.3.4 Đánh giá sự cần thiết của đề tài 29

CHƯƠNG 2 NGUÔN KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC 31

2.1 Hiện trạng, thực tế về nguồn nước 31

Trang 5

2.1.1 Nước ngầm 31

2.1.2 Nước mặt 32

2.2 Lựa chọn nguồn nước cấp 33

2.3 Tổng quan về chất lượng nguồn nước sông 34

2.3.1 Tính chất lý học của nước 34

2.3.2 Tính chất hóa học của nước 35

2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh 37

2.4 Tổng quan về các phương pháp xử lý nước mặt 38

2.4.1 Các phương pháp xử lý nước 38

2.4.2 Công nghệ xử lý nước 40

2.5 Vị trí, phương pháp khai thác nước thô 40

2.5.1 Vị trí công trình thu và trạm bơm cấp 1 40

2.5.2 Phương pháp khai thác nước thô 41

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC 42

3.1 Cơ sở lựa chọn công nghệ xử lý 42

3.1.1 Công suất mở rộng 42

3.1.2 Chất lượng nguồn nước 43

Nhận xét 45

3.2 Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý 45

3.2.1 Vị trí đặt trạm xử lý 45

3.2.2 Đề xuất công nghệ xử lý 45

3.3 Đề xuất công nghệ xử lý nước cấp giai đoạn 2 46

CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH 53

4.1 Tính toán công trình thu và trạm bơm cấp I 53

4.1.1 Tính toán công trình thu 53

4.1.2 Cao độ công trình thu 59

4.1.3 Tính toán trạm bơm cấp 1 59

4.2 Tính toán lượng hóa chất cần dùng 61

4.2.1 Tính toán lượng phèn cần sử dụng 61

4.2.2 Tính toán lượng phèn dự trữ trong kho 62

Trang 6

4.2.3 Tính toán dung tích bể hòa tan phèn 63

4.2.4 Dung tích bể tiêu thụ phèn 65

4.2.5 Tính toán lượng hóa chất kiềm hóa cần thiết 68

4.2.6 Tính toán dung tích bể pha vôi sữa 5% 69

4.2.7 Khử trùng nước 71

4.2.8 Clo hóa sơ bộ 71

4.3 Tính toán các công trình đơn vị 72

4.3.1 Bể trộn đứng 72

4.3.2 Bể phản ứng cơ khí 75

4.3.3 Bể lắng Lamell 82

4.3.4 Bể lọc nhanh trọng lực 87

4.3.5 Bể chứa nước sạch 94

4.3.6 Sân phơi bùn 96

4.3.7 Cao trình trạm xử lý 97

4.3.8 Trạm bơm cấp II 100

CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ VÀVẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ 101

5.1 Nguyên tắc vận hành trạm bơm 101

5.2 Nguyên tắc vận hành trạm xử lý nước cấp 101

5.3 Nguyên tắc quản lý trạm bơm 102

5.4 Nguyên tắc quản lý trạm xử lý 102

5.5 Bảo dưỡng định kỳ các công trình 103

CHƯƠNG 6 KHÁI TOÁN SƠ BỘ CHI PHÍ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VẬN HÀNH 104

6.1 Chi phí đầu tư 104

6.1.1 Chi phí xây dựng 104

6.1.2 Chi phí thiết bị 105

6.1.3 Chi phí xây dựng khác 107

6.1.4 Tổng chi phí đầu tư 107

6.2 Chi phí vận hành quản lý 108

6.2.1 Chi phí nhân công 108

6.2.2 Chi phí điện năng 108

Trang 7

6.2.3 Chi phí hóa chất 109

6.2.4 Chi phí sửa chữa hằng năm 109

6.2.5 Chi phí bảo vệ môi trường 109

6.3 Giá thành xư lý 1m3 nước cấp 110

CHƯƠNG 7 ĐÁNH GIÁ – DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 111

7.1 Nhận dạng, mô tả tác động và đánh giá tác động môi trường 111

7.1.1 Giai đoạn tiền xây dựng 111

7.1.2 Giai đoạn xây dựng 111

7.1.3 Giai đoạn đi vào hoạt động 115

7.2 Giải pháp giảm thiểu tác động, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 118

7.2.1 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn tiền xây dựng 118

7.2.2 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng 118

7.2.3 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn đi vào hoạt động 119

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Long Xuyên 11

Hình 1.2 Sông Hậu 15

Hình 1.3 Rạch Long Xuyên 15

Hình 1.4 Chợ nổi Long Xuyên và Khu lưu niệm Bác Tôn 16

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước cấp nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1 22 Hình 1.6 Mặt bằng tổng thể nhà máy nước Bình Đức 24

Hình 2.1 Biểu đồ lưu lượng nước bình quân các tháng trong năm 33

Hình 4.1 Thiết kế ngăn thu và ngăn hút 59

Hình 4.2 Đồ thị đường cong hiệu suất của máy bơm 61

Trang 9

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Số giờ nắng trong 9 tháng đầu năm 2014 13

Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình 9 tháng đầu năm 2014 tại trạm TP Long Xuyên 13

Bảng 1.3 Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí trung bình 9 tháng đầu năm 2014 tại thành phố Long Xuyên 14

Bảng 1.4 Mực nước tại trạm Long Xuyên trong 9 tháng đầu năm 2014 15

Bảng 1.5 Diện tích, dân số và mật độ dân của thành phố Long Xuyên năm 2014 18

Bảng 1.6 Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng tự nhiên hằng năm 19

Bảng 1.7 Thống kê công trình xây dựng trong nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1 25

Bảng 1.8 Tổng số hộ dân được cấp nước sạch trên địa bàn Tp Long Xuyên khu vực nội thành 28

Bảng 1.9 Bảng số liệu cấp nước trên địa bàn thành phố Long Xuyên 29

Bảng 2.1 Bảng báo cáo chất lượng nước giếng khoan khảo sát ngày 27/07/2014 32

Bảng 3.1 Bảng kết quả kiểm tra mẫu nước mặt sông Hậu 44

Bảng 4.1 Kích thước và khối lượng song chắn rác của công trình thu nước 54

Bảng 4.2 Kích thước và khối lượng của lưới chắn 55

Bảng 4.3 Liều lượng phèn phụ thuộc vào hàm lượng cặn 62

Bảng 4.4 Các thông số thiết kế của bể hòa tan phèn 65

Bảng 4.5 Các thông số thiết kế bể tiêu thụ phèn 67

Bảng 4.6 Các thông số thiết kế bể pha vôi sữa 5% 71

Bảng 4.7 Các thông số thiết kế của bể trộn đứng 75

Bảng 4.8 Các thông số thiết kế bể phản ứng cơ khí 81

Bảng 4.9 Các thông số thiết kế bể lắng Lamell 86

Bảng 4.10 Các thông số thiết kế bể lọc nhanh trọng lực 94

Bảng 4.11 Các thông số thiết kế của bể chứa 96

Bảng 4.12 Các thông số thiết kế của sân phơi bùn 97

Bảng 6.1 Chi phí xây dựng các công trình 104

Bảng 6.2 Chi phí thiết bị 105

Bảng 6.3 Chi phí nhân công trong 01 năm 108

Bảng 6.4 Chi phí điện năng 109

Bảng 6.5 Chi phí hóa chất 109

Trang 10

Bảng 7.1 Nguồn tác động liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 112 Bảng 7.2 Nguồn tác động liên quan đến chất thải 116

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Nước ta cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức độ đô thị hóa ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng nước ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng Cho nên những năm gần đây, nhiều dự án cấp nước được ưu tiên thực hiện ở khắp đất nước

Để phát triển đô thị hoàn chỉnh, một trong những hạng mục quan trọng là hệ thống cung cấp nước sạch cần phải được hoàn tất để đảm bảo cấp nước sạch đến từng hộ dân Mỗi đối tượng dùng nước đều có yêu cầu về nước khác nhau, song việc cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển của đời sống và sản xuất Để đảm bảo cung cấp nước đủ về cả số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cho người dân của một tòa nhà cần phải thiết kế một hệ thống mạng lưới nước cấp hoàn chỉnh có quy mô tốt, công suất cao Nhiệm vụ đặt ra đối với người thiết kế là cung cấp nước đạt tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời phải đảm bảo đưa đến mọi đối tượng dùng nước, trong đó ngành cấp thoát nước đóng vai trò then chốt, phải đưa ra được quy hoạch định hướng phát triển theo kịp tốc độ phát triển của xã hội

Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Ngày 24/12, Bộ Xây dựng, Hội Cấp thoát nước Việt Nam

và UBND tỉnh An Giang đã tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động chính thức nhà máy nước Bình Đức, công suất 34.000m3/ngày.đêm, đủ khả năng phục vụ cho nhân dân TP Long Xuyên đến năm 2020 Công trình này là một phần của dự án cấp nước và

vệ sinh tại 6 thành phố

Hiện nay do nhu cầu dùng nước của người dân và nhu cầu dùng nước trong các hoạt động du lịch ngày càng nhiều, mà nhà máy cung cấp nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của người dân Do đó cần tính toán biện pháp mở rộng nhà máy xử lý nước cấp để đảm bảo cung cấp đủ nước phục vụ cho đời sống của người dân và trong các hoạt động phát triển của thành phố

Để thể hiện kết quả học tập trong 4 năm Em đã lựa chọn đồ án tốt nghiệp của mình với đề tài “Thiết kế trạm xử lý nước cấp cho nhà máy nước Bình Đức, TP Long Xuyên giai đoạn mở rộng Công suất 53.400 m3/ngày.đêm Bao gồm cả công trình thu”

2 Đối tượng nghiên cứu

Xử lý nước sạch cấp nước cho nhu cầu dân sinh và sản xuất của thành phố Long Xuyên

Trang 12

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Đề tài giới hạn trong việc tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp cho nhà máy nước Bình Đức, TP Long Xuyên giai đoạn mở rộng Công suất 53.400 m3/ngđ Bao gồm cả

công trình thu

4 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đồ án là tính toán, lựa chọn phương pháp tối ưu xây dựng trạm xử lý nước cấp nhằm đảm bảo cung cấp nước sạch cho thành phố Long Xuyên ở thời điểm hiện tại cho đến tương lai sau này để góp phần cải thiện sức khỏe người dân và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội

5 Nội dung thực hiện

 Tổng quan về nước cấp của nhà máy nước Bình Đức và các phương pháp xử lý

nước cấp

 Thu thập số liệu, đánh giá hiện trạng thu gom và xử lý nước cấp tại thành phố

Long Xuyên

Tổng quan lý thuyết về các phương pháp xử lý nước

 Đề xuất công nghệ xử lý nước phù hợp với chỉ tiêu thành phần nguồn nước cấp đầu vào Phân tích ưu, nhược điểm của các sơ đồ đã nêu và lựa chọn sơ đồ xử lý phù

hợp nhất

Tính toán các công trình đơn vị trong công nghệ đã đề xuất

Dự toán chi phí thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý

Thể hiện các công trình tính của trạm xử lý trên các bản vẽ kỹ thuật

Trang 13

giá của những nười có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm giúp cho việc thiết kế đưa ra là phù hợp nhất

7 Kế hoạch thực hiện

 Nhận đồ án, xác định thành phần nước cấp và công nghệ xử lý

 Hoàn thành đề cương đồ án, và dự kiến cấu trúc thuyết minh đồ án

 Tính toán thiết kế công trình, khái toán kinh tế, vẽ các công trình cơ

 Vẽ hoàn thiện công trình chi tiết, mặt bằng, mặt cắt sơ đồ công nghệ

 Chỉnh sửa hoàn chỉnh, nộp đồ án tuần

8 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

 Ý nghĩa thực tiễn của đồ án:

Đồ án đã lựa chọn, tính toán được các công trình xử lý nước, dựa trên những tài liệu thực tế thu thập được, phù hợp với hình thức thực tế của thành phố Long Xuyên

 Ý nghĩa kinh tế - xã hội:

 Nâng cao chất lượng phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh tại thành phố Long Xuyên, tạo điều kiện giúp đỡ cho các công ty cấp nước tự chủ về tài chính, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ công ích và chính sách xã hội

 Bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước gây ra, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững

 Ý nghĩa khoa học kỹ thuật môi trường – cấp thoát nước:

 Tạo tiền đề phát triển khoa học kỹ thuật trong việc xử lý nước

 Góp phần làm cho ngành cấp thoát nước ngày càng phát triển rộng rãi hơn

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN VÀ

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới, đơn vị hành chính

a Vị trí địa lý

Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Thành phố Long Xuyên lớn thứ 2 ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sầm uất sau thành phố Cần Thơ Long Xuyên cũng từng là tỉnh lỵ của tỉnh Long Xuyên cũ trước năm 1956 Dự kiến đến năm 2020, TP.Long Xuyên trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh An Giang và tiến hành chia tách để thành lập thị xã Bình Đức Thành phố Long Xuyên cách thủ đô Hà Nội 1950 km về phía Nam, cách Thành phố

Hồ Chí Minh 189 km về phía Tây Nam, cách biên giới Campuchia 45 km đường chim bay Long Xuyên là tỉnh lỵ, trung tâm, kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang Thành phố nằm bên bờ sông Hậu nên nó trở thành đầu mối giao thông đường thủy lẫn đường bộ

Hình 1.1 Bản đồ vị trí thành phố Long Xuyên

Tọa độ địa lý được xác định từ: 10°18’39’’ đến 10°26’33’’ vĩ độ Bắc, 105°21’38’’ đến 105°29’48’’ kinh độ Đông

b Ranh giới hành chính

Tây Bắc giáp huyện Châu Thành, đường ranh giới dài 12,446 km

Đông Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới

Trang 15

Tây giáp huyện Thoại Sơn với chiều dài đường ranh giới là 10,054 km

Nam giáp quận Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ

Với địa hình bằng phẳng, chênh lệch thấp về độ cao, Long Xuyên có nhiều thuận lợi trong phát triển các ngành như: xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nuôi trồng thủy sản…

b Chế độ gió

Thành phố Long Xuyên chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng

c Nắng

Tổng số giờ nắng trong 9 tháng đầu năm 2012 khoảng 1710 giờ nắng Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 3 (236 giờ), thấp nhất là tháng 9 có số giờ nắng 130,7 giờ

Trang 16

Bảng 1.1 Số giờ nắng trong 9 tháng đầu năm 2014

Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình 9 tháng đầu năm 2014 tại trạm TP Long Xuyên

f Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí

Tổng lượng bốc hơi trong 9 tháng đầu năm 2014 vào khoảng 870,7mm, lượng bốc hơi cao xảy ra trong tháng 8 lên đến 127,8mm và thấp nhát vào tháng 9 là 76,1mm Độ

ẩm trung bình vào khoảng 80,9% độ ẩm cao nhất và tháng 9, thấp nhất vào tháng 4 và tháng 8

Trang 17

Bảng 1.3 Lượng bốc hơi và độ ẩm không khí trung bình 9 tháng đầu năm 2014 tại

Sông Hậu: bắt nguồn từ thượng lưu sông Mê Kong (thuộc Vương quốc Campuchia) chảy qua tỉnh An Giang (tại huyện An Phú) chia thành hai nhánh (sông Tiền và sông Hậu) đổ về Long Xuyên, sau đó đi qua các tỉnh như Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Trà Vinh trước khi đổ ra biển theo cửa Định An, tạo thành một hệ thống giao thông thủy liên kết giữa các tỉnh với nhau

Rạch Long Xuyên: là rạch tự nhiên lớn nhất của tỉnh An Giang, khởi nguồn từ sông Hậu, tại phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, tiếp nối với kênh Thoại Hà, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn Rồi theo kênh này

đổ ra biển ở cửa Rạch Giá tạo thành một tuyến đường giao thông thủy xuyên suốt từ thành phố Long Xuyên đến thành phố Rạch Giá

Trang 18

Bảng 1.4 Mực nước tại trạm Long Xuyên trong 9 tháng đầu năm 2014

Trang 19

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Long Xuyên

1.2.1 Lĩnh vực kinh tế

Tình hình kinh tế tiếp tục khôi phục và phát triển với tốc độ tăng trưởng đạt 9,35%, trong đó khu vực thương mại – dịch vụ tăng 12,31%; công nghiệp – xây dựng tăng 5,18%; nông nghiệp -2,48%

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng: thương mại – dịch vụ chiếm

tỷ trọng 72,70%; công nghiệp – xây dựng 24,77% và nông nghiệp 2,53%

a Thương mại – Dịch vụ

Hoạt động thương mại phát triển mạnh, lượng hàng hóa trên thị trường rất phong phú, đa dạng, lưu thông thông suốt, phục vụ nhu cầu mua sắm và tiêu dùng Thị trường giá cả nhìn chung có tăng, tuy nhiên không có tình trạng tăng cao đột biến Năm 2013,

tỷ trọng Thương mại – Dịch vụ chiếm hơn 69% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hoạt động thương mại của thành phố chủ yếu là mua bán lúa gạo, và xuất khẩu thủy sản

Sản lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách cũng tương đối ổng định và có tăng vào những mùa thu hoạch nông nghiệp hoặc những dịp tựu trường, nghỉ lễ…

Các chợ trên địa bàn tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và đang dần đi vào ổn định: chợ Long Xuyên đang tiếp tục thi công khu nông sản thực phẩm; chợ Mỹ Quý đã hoàn thành 2 công trình xây dựng mái chư 2 bên nhà lồng khu bách hóa, hoàn thành gia cố mái che chợ Cái Sắn

Hình 1.4 Chợ nổi Long Xuyên và Khu lưu niệm Bác Tôn

Trang 20

b Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất CN- TTCN phát triển ổn định Giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm đạt 1.224,667 tỷ đồng, thấp hơn 3,23% so cùng năm 2013 Một số ngành nghề có chiều hướng tăng trưởng như chế biến lương thực thực phẩm, thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu; sửa chữa cơ khí, hàn tiện, sản xuất nước chấm…

Trong 9 tháng đầu năm thành phố có 33 cơ sở mới thành lập với tổng số vốn đầu tư

là 2,082 tỷ đồng, thu hút được 170 lao động Có 21 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư đổi mới, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng với số tiền 6,87 tỷ đồng

c Sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng là 11.792,08 Trong đó cây lúa chiểm 11.027,68, năng suất bình quân cả năm ước đạt 6,57 tấn/ha cao hơn kế hoạch 0,08 tấn/ha và giảm 0,06

% tấn/ha sô cùng thời kỳ, cây màu 584,4 ha

d Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Thế mạnh nông nghiệp của thành phố là sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản Thành phố Long Xuyên trên đà đô thị hóa đã thu hẹp dần diện tích đất canh tác tuy nhiên sản lượng trồng trọt vẫn tăng so với các năm trước

1.2.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

a Giáo dục

Các kế hoạch, chương trình đào tạo trọng điểm được quan tâm thực hiện nên kết quả đạt được tương đối khả quan Kết quả năm học 2013 – 2014, tốt nghiệp Tiểu học đạt 99,7%, Trung học cơ sở đạt 99,5% và Trung học phổ thông đạt 99%

Hằng năm, thành phố đều duy trì và nâng chất kết quả phổ cập giáo dục ở các cấp học Hiện 13/13 phường, xã của thành phố được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục với tỷ lệ bình quân đạt 90% Hiện nay thành phố có 13 trường được công nhận chuẩn Quốc gia, tiếp tục xây dựng thêm 4 trường đạt chuẩn Quốc gia; Chất lượng giáo dục ở các cấp học của thành phố là vấn đề được quan tâm hàng đầu nên kết quả đào tạo của thành phố luôn đạt mức cao Đội tuyển học sinh giỏi của thành phố đạt nhiều giải thưởng cao khi tham gia các kì thi cấp tỉnh và quốc gia

b Y tế

Theo thống kê đến thời điểm hiện nay địa bàn thành phố Long Xuyên có 19 cơ sở y

tế hoạt động (17 cơ sở công lập), với 1.370 giường, trong đó có 04 bệnh viện đa khoa (02 bệnh viện đa khoa ngoài công lập), 02 bệnh viện chuyên khoa, 13 trạm y tế phường, xã

Ngành y tế của thành phố quản lý 01 bệnh viện đa khoa, 01 trung tâm y tế và 13

Trang 21

trạm y tế phường xã với quy mô 2100 giường 100% trạm y tế có bác sĩ 13/13 trạm y

tế đạt chuẩn quốc gia y tế xã và đạt chuẩn tiên tiến về y học cổ truyền

Ngành y tế thành phố đang được tiếp tục đầu tư xây dựng: nâng cấp và mở rộng bệnh viện Long Xuyên với quy mô 80 giường, đáp ứng tỷ lệ 50 giường bệnh/10.000 dân; nâng cấp cho 05 trạm y tế xuống cấp Mỹ Quý, Đông Xuyên, Bình Đức, Mỹ Thới,

Mỹ Thạnh; đang lập hồ sơ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế cho 07 trạm y

tế chưa có hệ thống này từ nguồn ngân sách thành phố; còn xã Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng nằm trong dự án xây dựng nông thôn mới sẽ được kinh phí TW hỗ trợ

c Dân số Lao động

 Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2014, Thành phố Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính trong đó có 11 phường (Mỹ Bình, Mỹ Long, Đông Xuyên, Mỹ Xuyên, Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thới, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa) và 2 xã (Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng)

Bảng 1.5 Diện tích, dân số và mật độ dân của thành phố Long Xuyên năm 2014

Diện tích

tự nhiên (km2)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/km2)

Khóm,

ấp

Tổ dân phố

Trang 22

Dân cư của thành phố phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính,phường, xã, tập trung mật độ cao chủ yếu ở nội thị và các vùng ven đô Mật độ dân số cao nhất là phường Mỹ Xuyên và Mỹ Long, thấp nhất là xã Mỹ Hòa Hưng

 Cơ cấu dân số thành thị  nông thôn

Cơ cấu dân số phân chia theo khu vực hành chánh, dân số trong 11 phường được coi là dân số thành thị, dân số trong 2 xã còn lại là nông thôn

Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn là gần 7/3 Hiện nay các khu vực nông thôn vùng ven đã có điện, đường xá đi lại thuận lợi, dân cư sống tập trung thành khu phố, nên rất thuận lợi để tiến hành đô thị hóa nông thôn

 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm, nhờ có chính sách giáo dục và công tác kế hoạch hóa gia đình tại địa phương thực hiện tốt

Bảng 1.6 Tỉ lệ sinh và tỉ lệ tăng tự nhiên hằng năm

(Nguồn: Trích Niêm giám thống kê năm 2014 – Phòng thống kê Tp Long Xuyên)

Tỉ lệ gia tăng cơ học: biến động dân số không lớn, trong từng năm số lượng người đến hoặc đi thay đổi không nhiều, có tăng nhưng tăng rất ít

 Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Long Xuyên năm 2014 là 197.272 người, chiếm 70,44% tổng dân số Dân số lao động của khu vực nội thị là 175.264 người, chiếm 88,84%

Tình trạng đói nghèo: Nếu dựa trên chuẩn nghèo của Bộ lao động – thương binh xã hội, những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 200 nghìn đồng/người ở nông thôn và 260 nghìn đồng/người ở thành thị theo đơn vị 1 tháng là hộ nghèo; thì tỉ

lệ hộ nghèo tại Tp Long Xuyên là 3,73% Tỉ lệ này thấp so với các vùng trên cả nước

Trang 23

1.2.3 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

a Giao thông

Quốc lộ 91: Năm 2010 xây dựng mới thay thế các cầu trên toàn tuyến, đạt tiêu chuẩn tải trọng thiết kế H30; nâng cấp đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên; từ năm 2011 - 2015: Nâng cấp mở rộng tuyến quốc lộ 91 từ cầu Nguyễn Trung Trực đến Châu Đốc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng Hoàn thành xây dựng tuyến đường cao tốc Long Xuyên - Châu Đốc - Khánh Bình trước năm 2020

Tuyến N2 (đường Hồ Chí Minh): Năm 2010: xây dựng cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu; xây dựng các đường và cầu trên tuyến; nâng cấp tuyến đường Long Xuyên - Núi Sập đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng; đến năm 2015 nâng cấp đoạn Thoại Giang - Rạch Giá (phần thuộc địa phận An Giang) đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng; nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng vào năm 2020

Nạo vét tuyến sông Hậu từ cửa Định An đến cửa khẩu Vĩnh Xương (thuộc địa phận

An Giang) bảo đảm cho tàu có trọng tải 5.000 DWT lưu thông Mở rộng để nâng cấp cảng Bình Long đạt công suất 300.000 tấn/năm; mở rộng và nâng cấp cảng Mỹ Thới đạt công suất 1 triệu tấn/năm, và đón tàu 10.000 tấn cập cảng; xây dựng cảng Tân Châu năm 2010, đón tàu 10.000 tấn cập cảng Xây dựng mới 2 bến phà Châu Giang và Tân Châu trong năm 2010

b Điện, bưu chính viễn thông

Năm 2010, hạ tầng viễn thông và Internet phủ toàn Tỉnh với dung lượng lớn, tốc độ, chất lượng cao, giá hợp lý đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin Đến năm 2020, An Giang đạt mức trung bình khá của cả nước về trình độ phát triển công nghệ thông tin

1.3 Hiện trạng cấp nước của thành phố Long Xuyên

1.3.1 Hiện trạng nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1

Nhà máy nước Bình Đức (NMNBĐ) được xây đựng và đưa vào khai thác năm 2000

Trang 24

đến nay, cung cấp nước cho Tp Long Xuyên Theo báo cáo thiết kế dự án của nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1, công suất thiết kế của nhà máy ở giai đoạn 1 là 34.000 m3/ngđ phục vụ cho 146.500 người đến năm 2010 với nguồn nước thô được lấy

từ sông Hậu Trên thực tế, nhà máy đang vận hành vượt công suất đến 20%, sản xuất

ra 41.000 m3/ngđ để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của người dân Điều đó cho thấy, công nghệ xử lý nước tại đây luôn tỏ ra ưu việt và đạt hiệu quả xử lý cao, dù đã nâng công suất hơn 20% nước đầu ra vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng nước sạch

Hiện tại Công ty điện nước An Giang đang tiến hành lập đề cương dự án đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước Bình Đức giai đoạn 2 theo thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/07/2007 của Bộ kế hoạch và đầu tư tại công văn số 1023/UBNHD – XDCB ngày 27/03/2009 của UBND tỉnh An Giang Trong giai đoạn 2 này NMNBĐ sẽ nâng công suất thêm 53.400 m3/ngày đêm và mở rộng thêm mạng cấp nước chuyển tải nhằm đáp ứng nhu cầu nước sạch ngày càng tăng của khách hàng

Trang 25

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước cấp của nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1

Trang 26

Công nghệ của giai đoạn 1 sử dụng các biện pháp xử lý nước cấp như sau:

 Biện pháp cơ học: Để giữ lại các cặn không tan trong nước Các công trình: song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng Lamell và bể lọc

 Biện pháp hóa học: Dùng các hóa chất để xử lý nước như keo tụ bằng phèn, kiềm hóa, ổn định nước bằng vôi, khử trùng bằng clo và clo hóa sơ bộ

Nguồn nước lấy từ sông Hậu bằng công trình thu nước xa bờ với 2 ống hút đường kính D700 dẫn về trạm bơm nước thô cấu trúc hình tròn nửa chìm nửa nổi Nước thô được bơm lên và chuyển về trạm xử lý

Tại trạm xử lý, phèn và clo được châm trên đường ống trước khi vào thiết bị trộn tĩnh Sau đó, nước đi vào ngăn tiếp nhận và được phân phối vào bể phản ứng tạo bông

cơ khí Nước được xử lý lần lượt qua bể tạo bông, lắng lamell, bể lọc và cuối cùng được khử trùng bằng clo và đi vào bể chứa nước sạch Trạm bơm nước sạch lấy nước

từ bể chứa và phân phổi cho mạng lưới tiêu thụ Bùn cặn của nhà máy hiện chưa có biện pháp xử lý

Tổng diện tích cấp cho NMNBĐ là 1,76ha Trong đó diện tích còn lại cho giai đoạn

2 là 0,82ha Vì là diện tích dự trữ cho giai đoạn 2 không đủ để xây dựng nên sẽ xây dựng giai đoạn 2 mở rộng ở khu đất kế bên giai đoạn 1 và hoạt động riêng lập Mặt bằng nhà máy bố trí như hình vẽ 1.6

Trong thời gian hoạt động của NMNBĐ, việc hòa trộn vôi để ổn định pH của nước

là không cần thiết và đã cho ngưng hoạt động vì nước trước và sau xử lý đã đạt độ ổn định, không gây lắng cặn hay ăn mòn công trình Trong thiết kế còn có những sai sót ở khâu xả bùn cặn tại cụm bể lắng – lọc nhưng đã kịp thời khắc phục Ngoài ra, ở công trình trạm bơm nước thô gần đây có một vài hư hỏng nhỏ do hiện tượng xoáy mòn của sức nước

16 Đồng hồ đo lưu lượng

17 Bể chứa nhiên liệu

18 Nhà bảo vệ

Trang 27

Hình 1.6 Mặt bằng tổng thể nhà máy nước Bình Đức

Trang 28

Bảng 1.7 Thống kê công trình xây dựng trong nhà máy nước Bình Đức giai đoạn 1

DN700 bằng gang

Thiết kế hình tròn và có 6 bơm công suất 558 m3/h,

186 m3/h và cột áp 12,5m Ngoài ra còn có trang bị thêm 1 bơm chống rò rỉ

Thiết bị trộn tĩnh (hố ngầm) 02 DN600mm × L2,5m

Là một ống dẫn bằng gang bên trong có lõi xoắn tạo dòng chảy rối Đường kính 600 mm đặt trong hồ ngầm ở khuôn viên NMNBĐ diện tích

B × H × R = 3 × 4 × 2

Bể phản ứng cơ khí 03 4,8m × 7,68m × 2,8m Thời gian tiếp xúc là 17 phút

Bể lắng lamen 03 7,68 × 10,6m × 8,8m

Vùng bể mặt thực 81,45 m2, dòng chảy tối đa 1488

m3/h trên 2 bể Nước sau lắng được thu bằng các ống DN300 đục lỗ trên bề mặt Bùn từ bể lắng được thu lại trong các phễu hình chop, xả bằng phương pháp thủy tĩnh và được nối với hệ thống thoát nước

4,88m × 11,26m × 4,5m Lớp cát: 800 mm Lớp sỏi: 250 mm

Mỗi bể lọc được vận hành bằng tay từ bảng điều khiển bể lọc Sau đó bể lọc sẽ vận hành hoàn toàn tự động Các bể lọc được trang bị máy đo áp lực vi sai

để kiểm soát sự thất thoát lớn, cần phải rửa lọc Tất

cả các van, bơm, quạt gió rửa khí được hoạt động bởi

hệ thống điều khiển hoặc được tùy chỉnh vận hành

Trang 29

bằng tay

Bể chứa nước sạch 01 25,6m × 58,6m × 5,2m

Dung tích 7000 m3

Bể chứa ngoài nhiệm vụ chứa nước cung cấp cho dân

cư còn là bể chứa nước rửa lọc và bể tiếp xúc khử trùng

Pha chế vôi

Bể pha chế vôi cũng có 2 bể, dung tích mỗi bể 20,2

m3 được bố trí 2 máy khuấy pha chế, 2 máy định lượng phèn, 3 máy bơm định lượng 2300 l/h

Trang 30

Nhà clo 01 5,4m × 16m × 4,5m

Clo được đựng trong 6 bình nén, 2 bình hoạt động được nối với dụng cụ thay đổi tự động, với một máy điều chỉnh chân không Nhà clo còn được trang bị: 2 máy khuấy tĩnh điện, 2 bơm dịch vụ, 2 bơm định lượng, chuông báo rò rỉ và thiết bị kiểm soát clo dư

Trang 31

1.3.2 Tình hình cung cấp nước sạch của thành phố Long Xuyên

Nhu cầu dùng nước dự đoán đến năm 2020 được tính trên số liệu dân số hiện tại, tỉ

lệ gia tăng dân số tự nhiên và tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị loại II

Theo số liệu báo cáo của Xí nghiệp cấp nước Tp Long Xuyên vào tháng 5/2014, tình hình cấp nước của địa bàn cấp nước như sau:

Bảng 1.8 Tổng số hộ dân được cấp nước sạch trên địa bàn Tp Long Xuyên khu

vực nội thành

dân

Số hộ dân được cấp nước sạch

Tỉ lệ hộ dân được cấp nước sạch (%)

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng cấp nước – Xí nghiệp cấp nước Tp Long Xuyên)

Các số liệu về tình hình cấp nước hiện nay trên địa bàn Tp Long Xuyên được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 32

Bảng 1.9 Bảng số liệu cấp nước trên địa bàn thành phố Long Xuyên

1 Tổng công suất cấp nước sạch m3/ngày đêm 45000

2 Tiêu chuẩn cấp nước trung bình l/người.ngày đêm 107

3 Tổng chiều dài đường ống cấp nước Km 309675

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng cấp nước – Xí nghiệp cấp nước Tp Long Xuyên)

1.3.3 Dự báo dân số và nhu cầu dùng nước thành phố Long Xuyên

 Dự báo dân số

Ngày 14/04/2009, Tp Long Xuyên, tỉnh An Giang được công nhận thành phố đô thị loại II theo quyết định số 474/QĐ-TTg, dự kiến đến năm 2020 dân số của Tp Long Xuyên là 280.000 người

 Nhu cầu dùng nước của thành phố Long Xuyên giai đoạn đến năm 2020

Nhu cầu dùng nước dự đoán đến năm 2020 được tính trên số liệu dân số hiện tại, tỉ

lệ gia tăng dân số tự nhiên và tiêu chuẩn cấp nước cho đô thị loại II

1.3.4 Đánh giá sự cần thiết của đề tài

Theo thông tin thu thập được, kể từ năm 2014 đến nay tại thành phố Long Xuyên chưa đầu tư xây dựng thêm nhà máy nước Mặc dù nhà máy nước Bình Đức đã phải hoạt động vượt công suất thiết kế nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu

Việc mở rộng hệ thống cấp nước tại Tp Long Xuyên là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân và đảm bảo sức khoẻ của cộng đồng trước nạn ô nhiễm nguồn nước

Tp Long Xuyên là một thành phố phát triển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long; đồng thời cũng là trung tâm đầu mối giao thông với các tỉnh khác Do đó, việc xây dựng mở rộng cơ sở hạ tầng là nền tảng để đánh bật khả năng phát triển kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến nhanh đến công cuộc hiện đại hoá đất nước

Kết luận

Trạm xử lý nước giai đoạn 1 hoạt động khá hiệu quả, dây chuyền công nghệ đưa ra khá ưu việt vì nhà máy hiện đang hoạt động vượt công suất 20% mà vẫn cho ra chất lượng nước đạt yêu cầu của Bộ y tế Trong phần công nghệ phát triển giai đoạn 2, cũng sẽ vận dụng công nghệ xử lý giống giai đoạn 1 để tạo sự thống nhất của toàn nhà máy và vận hành dễ dàng Tuy nhiên, công nghệ sau này sẽ bổ sung và sửa chữa nhược điểm để phát huy hiệu quả xử lý nước hơn

Trang 33

Điều cần lưu ý là trạm bơm cấp I & II và một số thiết bị của giai đoạn 1 sẽ được đánh giá lại hiện trạng và đưa ra đề xuất xây mới, thay thế hoặc sửa chữa bổ sung để phù hợp công suất mới nhằm giảm chi phí xây dựng và đơn giản hóa số lượng công trình, thiết bị sử dụng trong NMNBĐ

Trang 34

CHƯƠNG 2 NGUÔN KHAI THÁC NƯỚC THÔ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP

XỬ LÝ NƯỚC 2.1 Hiện trạng, thực tế về nguồn nước

Được thiên nhiên ưu đãi nên tài nguyên nước ở đây rất dồi dào và đa dạng Nguồn nước để làm nguồn cấp nước có thể khai thác từ nước ngầm và nước mặt

m3/h × 20 h/ngày) với độ sâu khai thác là 250m Các chỉ tiêu của chất lượng nước ở các giếng đều đạt chuẩn Bộ y tế

Trang 35

Bảng 2.1 Bảng báo cáo chất lượng nước giếng khoan khảo sát ngày 27/07/2014

Độ đục

Độ mặn Sắt Nitrat Nitrit CHC

Độ màu

Theo Đài khí tượng thủy văn An Giang, lưu lượng mùa lũ cao nhất là năm 1979 tại

Tp Long Xuyên đạt 36.910 m3/s và lưu lượng mùa kiệt (ứng với tần suất 75%) là 1.175 m3/s Lấy thông tin từ Ủy ban sông MeKong, mực nước cao nhất tại Tp Long Xuyên ứng với tần suất 5% là HMAX = +2,8m và HMIN = -0,85m

Trang 36

Hình 2.1 Biểu đồ lưu lượng nước bình quân các tháng trong năm

Biểu đồ trên cho thấy dòng chảy của sông vào mùa khô đủ trữ lượng cung cấp nước cho NMNBĐ trong giai đoạn này đến năm 2020 và sau năm 2020

Chất lượng nước trên sông Hậu có thể xem là khá tốt, đáp ứng được tiêu chuẩn nước mặt cho mục đích cấp nước Hàm lượng cặn cao nhất lên đến 490 mg/l vào các tháng mùa khô và có khi chỉ có 20 mg/l vào các tháng mùa mưa

Sông Hậu chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, nhưng dòng chảy của sông chủ yếu vẫn là chảy xuôi, trong năm chỉ có các tháng 2,3,4 xuất hiện nước chảy ngược nhưng rất yếu Gần đây, hiện tượng nước biển dâng đã làm dòng chảy ngược mạnh hơn, làm tăng thêm nồng độ muối trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh phía cưa sông, tại địa bàn Tp Long Xuyên hầu như không bị ảnh hưởng nhưng cần phải lưu tâm vấn đề này

2.2 Lựa chọn nguồn nước cấp

Nước dưới đất là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán Nguồn nước ngầm có trữ lượng và chất lượng khá tốt có thể đáp ứng đủ lưu lượng cho giai đoạn 2 của NMNBĐ Tuy nhiên, trong một hệ thống nhà máy cần

có sự đồng nhất về dây chuyền xử lý vì thế nguồn nước ngầm sẽ không được lựa chọn cho dự án này mà nó sẽ là nguồn cấp nước cho những vùng hẻo lánh, khu dân cư vùng sâu vùng xa nơi mạng lưới cấp nươc chưa vươn tới và để nó là nguồn dự trữ nước trong tương lai Theo kết quả điều tra, khảo sát, lượng nước dưới đất khai thác và sử dụng chiếm 45% tổng trữ lượng nước dưới đất của toàn tỉnh Hình thức khai thác chủ

Trang 37

yếu là các giếng khoan, giếng đào của người dân, nhỏ lẻ, thiếu tập trung làm cho mực nước dưới đất có xu hướng giảm trong những năm gần đây

Nguồn nước mặt sông Hậu nằm về phía Đông Bắc thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, có độ sâu 12 – 16m Nguồn nước mặt được khai thác trên sông Hậu có chất lượng khá tốt và trữ lượng lớn đáp ứng tốt nhu cầu dùng nước lâu dài của Tp Long Xuyên Lựa chọn nguồn nước mặt để cấp cho nhà máy sẽ giúp tiết kiệm được chi phí xây dựng của đồ án và tận dụng được công trình đã xây ở giai đoạn 1

Tuy nhiên, khi đưa vào khai thác cần lưu ý về chất lượng nguồn nước có nguy cơ bị suy giảm do dự khai thác và xả chất thải sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản và sản xuất kinh doanh Việc sử dụng bừa bãi các nông dược trong canh tác nông nghiệp quá mức, và trong tiến trình công nghiệp hóa, khai thác khoáng sản…cũng là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nguồn nước Hiện trạng này nếu không có biện pháp khắc phục thì chất lượng nguồn nước cấp trên địa bàn tỉnh

An Giang bị đe dọa nghiêm trọng

Kết luận

Nguồn nước cấp từ nước mặt và nước ngầm đều có thể đáp ứng đủ nhu cầu lưu lượng nước của đồ án Xét về tính kinh tế và kỹ thuật nguồn nước mặt khai thác từ sông Hậu là khả thi và hợp lý nhất

2.3 Tổng quan về chất lượng nguồn nước sông

2.3.1 Tính chất lý học của nước

 Nhiệt độ

Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xử lý nước Sự thay đổi nhiệt độ của nước phụ thuộc vào từng loại nguồn nước Nhiệt độ của nguồn nước mặt dao động rất lớn (từ 4 ÷ 400℃) phụ thuộc vào thời tiết và độ sâu nguồn nước

 Hàm lượng cặn không tan

Được xác định bằng cách lọc một đơn vị thể tích nước nguồn qua giấy lọc, rồi đem sấy khô ở nhiệt độ (105 ÷ 1100℃)

Hàm lượng cặn là một trong những chỉ tiêu cơ bản để chọn biện pháp xử lý đối với các nguồn nước mặt Hàm lượng cặn của nước nguồn càng cao thì việc xử lý càng tốn kém

 Độ màu của nước

Đơn vị đo độ màu thường dùng là Platin – Coban Nước thiên nhiên thường có độ màu thấp hơn 200PtCo Độ màu biểu kiến trong nước thường do các chất lơ lửng trong

Trang 38

nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương pháp lọc Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước (do các chất hòa tan tạo nên) phải dùng các biện pháp hóa lí kết hợp

 Mùi và vị của nước

Nước có mùi là do trong nước có các chất khí, cá muối khoáng hòa tan, các hợp chất hữu cơ và vi trùng, nước thải công nghiệp chảy vào, các hóa chất hòa tan…Nước

có thể có mùi bùn, mùi mốc, mùi tanh, mùi cỏ lá, mùi Clo, mùi Phenol…Vị mặn, vị chua, vị chát, vị đắng…

Độ đục thường được đo bằng máy so màu quang học dựa trên cơ sở thay đổi cường

độ ánh sáng khi đi qua lớp nước mẫu Đơn vị đo độ đục xác định theo phương pháp này là NTU (Nepheometric Turbidity Unit) 1NTU tương ứng 0,58 mg foomazin trong một lít nước

 Độ dẫn điện

Nước có độ dẫn điện kém Nước tinh khiết ở 20℃ có độ dẫn điện là 4,2 𝜇S/m (tương ứng điện trở 23,8 m𝛺/cm Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ

2.3.2 Tính chất hóa học của nước

Độ kiềm bicacbonat và cacbonat góp phần tạo nên tính đệm cho dung dịch nước Nguồn nước có tính đệm cao, nếu trong quá trình xử lý có dùng thêm các hóa chất như

Trang 39

phèn thì độ pH của nước cũng ít thay đổi nên sẽ tiết kiệm được các hóa chất dùng để điều chỉnh pH

Việc tiến hành khử sắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm Khi trong nước có hàm lượng sắt > 0,5 mg/l, nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt, làm

hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp và làm giảm tiết diện vận chuyển nước của đường ống

Trang 40

 Hàm lượng mangan

Mangan thường được gặp trong nước nguồn ở dạng mangan (II), nhưng với hàm lượng nhỏ hơn sắt nhiều Tuy vậy với hàm lượng mangan > 0,05 mg/l đã gây ra các tác hại cho việc sử dụng và vận chuyển nước như sắt Công nghể khử mangan thường được kết hợp khử sắt

 Nhôm

Vào mùa mưa, ở những vùng đất phèn, đất ở trong điều kiện khử không có oxy nên các chất như Fe2O3 và Jarosite tác động qua lại, lấy oxy của nhau và tạo thành sắt, nhôm, sunfat hòa tan trong nước Do đó, nước mặt ở vùng này thường rất chua, pH = 2,5 ÷ 4,5, sắt tồn tại chủ yếu là Fe2+ (có khi lên đến 300 mg/l), nhôm hòa tan ở dạng ion Al3+ (từ 5 ÷ 70 mg/l)

 Các chất khí hòa tan

Các chất khí hòa tan O2, CO2, H2S trong nước thiên nhiên dao động rất lớn Khí H2S

là sản phẩm của quá trình phân hủy các chất hữu cơ, phân rác Khi trong nước có H2S làm nước có mùi trứng thối khó chịu và ăn mòn kim loại

Hàm lượng O2 hòa tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất, đặc tính của nguồn nước Nước ngầm có hàm lượng oxy hòa tan rất thấp hoặc không có, do các phản ứng oxy hóa khử xảy ra trong lòng trái đất dã tiêu hao hết oxy

Khí CO2 hòa tan đóng vai trò quyết định trong sự ổn định của nước thiên nhiên Trong kỹ thuật xử lý nước, sự ổn định của nước có vai trò rất quan trọng Việc đánh giá độ ổn định trong sự ổn định trong sự ổn định nước được thực hiện bằng cách xác định hàm lượng CO2 cân bằng và CO2 tự do Lượng CO2 cần bằng là lượng CO2 đúng bằng lượng ion 𝐻𝐶𝑂3− cùng tồn tại trong nước Nếu trong nước có lượng CO2 hòa tan vượt quá lượng CO2 cân bằng, thì nước mất ổn định và sẽ gây ăn mòn bê tông

2.3.3 Các chỉ tiêu vi sinh

Trong nước thiên nhiên có rất nhiều vi trùng, rong tảo và các đơn bào Chúng xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh cuộc sống và phát triển rong nước Trong đó

có một số sinh vật gây bệnh cần phải được loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng

Trong thực tế không thể xác định tất cả các loại sinh vật gây bệnh qua đường nước

vì phức tạp và tốn thời gian Mục đích của việc kiểm tra về sinh nước là xác định mức

độ an toàn của nước đối với sức khỏe con người do vậy có thể dùng vài vi sinh chỉ thị

ô nhiểm phân để đánh giá ô nhiểm từ rác, phân người và động vật

Có 3 nhóm vi sinh chỉ thị ô nhiểm phân:

 Nhóm Colifom đặc trưng là Escherichia Coli ( E.coli)

Ngày đăng: 09/04/2019, 16:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Cục thống kê TP. Long Xuyên tỉnh An Giang: Niên giám thống kê năm 2014 tỉnh An Giang Khác
[2] Trung tâm dự báo thời tiết tỉnh An Giang Khác
[3] TS. Nguyễn Ngọc Dung (2003), Xử lý nước cấp. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Khác
[4] TS. Trịnh Xuân Lai (2012), Sổ tay – Khảo sát – Thiết kế quản lý – Vận hành các hệ thống cấp nước nông thôn Khác
[5] ThS. Lê Dung (2008), Máy bơm – Công trình thu nước trạm bơm cấp thoát nước. Nhà xuất bản xây dựng Khác
[6] Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam – TCXDVN 33-2006 Cấp nước – Mạng lưới bên ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế. Bộ xây dựng Hà Nội Khác
[7] QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống Khác
[9] ThS. Nguyễn Thị Hồng, Các bảng tính toán thủy lực. Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Khác
[10] Dự thảo hướng dẫn tính toán thiết kế công trình xử lý nước thiên nhiên Khác
[11] Dự thảo hướng dẫn công trình thu nước mặt. [12] Mạng Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w