Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
241 KB
Nội dung
Một số sự kiện trong ngày 1 tháng 11: Việt Nam * Hàm Nghi là một ông vua yêu nước, chống giặc Pháp. Tướng Pháp là Đờ Cuôcxi doạ sẽ đem quân bắt nhà vua. Trước tình thế đó, tháng 7 năm 1885, đại thần Tôn Thất Thuyết ra lệnh tấn công vào đồn Mang Cá và đồn quân Pháp đóng cạnh toà Khâm xứ ở Huế. Quân ta đánh rất hăng, song vũ khí quá thô sơ, chỉ huy liên lạc non kém, nên mấy giờ sau, cuộc tấn công bị thất bại. Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi ra Quảng Trị. Tại Tân Sở, nhà vua đã chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cả nước chống giặc Pháp. Đêm 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị bọn phản bội ập đến vây bắt, đem nộp cho Pháp để lĩnh thưởng, lúc đó vua mới 17 tuổi. Sau đó Pháp đưa Hàm Nghi an trí ở Angiê (nước Angiêri). Hàm Nghi sống ở đó 47 năm, giữ vững khí tiết của một ông vua yêu nước. Năm 1943, ông mất, thọ 64 tuổi. * Nguyễn Thị Minh Khai sinh ngày 1-11-1910, ở tỉnh Nghệ An. Năm 1927, chị gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng, sau đó vào Đảng Cộng sản Việt Nam và được phân công làm việc tại chi nhánh ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Trung Quốc. Tháng 7-1935, chị dự đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Sau khi về nước, chị tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ và là Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, chị Nguyễn Thị Minh Khai bị địch bắt và sát hại năm 1941. * Từ cuối năm 1963 đến giữa năm 1965 do thắng lợi của quân và dân miền Nam và thất bại liên tiếp của địch, nội bộ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn ngày càng hoang mang, lục đục. Đế quốc Mỹ buộc phải làm nhiều cuộc đảo chính, thay đổi tay sai. Ngày 1-11-1963, nhóm Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim làm đảo chính, giết anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, lập ngụy quyền theo công thức "quân sự + dân sự + không đảng phái". Nhân cơ hội này, nhân dân ở vùng nông thôn bị kìm kẹp đã nổi dậy phá hàng loạt "ấp chiến lược", mở rộng thêm vùng giải phóng. Chỉ trong tháng 11-1963, quân và dân miền Nam đã bức địch rút 354 đồn bốt và phá gần 1.000 "ấp chiến lược". Riêng miền núi các tỉnh khu V và ba tỉnh Tây Nguyên, đồng bào đã phá tới 4/5 số "ấp chiến lược". * Ngày 1-11-1964, Khai giảng khoá đầu tiên của trường Đại học Thể dục thể thao. Trường đặt tại Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, có nhiệm vụ đào tạo huấn luyện các vận động viên, huấn luyện viên các môn thể thao. Nhiều lớp vận động viên đã trưởng thành từ mái trường này và đóng góp vào nền thể dục thể thao nước nhà. * Do những thất bại nặng nề ở hai miền nước ta, ngày 1-11-1968, Chính phủ Mỹ phải ngừng không điều kiện việc ném bom đánh phá miền Bắc và phải nói chuyện với đại diện của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tại Hội nghị bốn bên ở Pa-ri, chấm dứt cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất bằng không quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta. * Ngày 1-11-1981, Nhạc sĩ giáo sư Trần Văn Khê, một Việt kiều yêu nước ở Pháp được nhận giải thưởng về âm nhạc năm 1981 của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) tại thành phố Budapét, thủ đô nước Hunggari. Một số sự kiện trong ngày 2 tháng 11: Việt Nam * Lưu Tấn Tài tức Lưu Chi Lăng - nhà soạn kịch quê ở tỉnh Kiên Giang. Ông là kịch gia nổi tiếng, nhiệt thành yêu nước, tham gia kháng chiến cứu quốc, có nhiều đóng góp cho văn học dân tộc. Ông là tác giả của các vở cải lương: Dệt gấm, Thạch Sanh, Nàng tiên Mẫu Đơn, Lửa Diên Hồng, Thái hậu Dương Vân Nga . Ông mất ngày 2-11- 1982 tại Thành phố Hồ Chí Minh. * Từ ngày 2 đến 5-11-1972, quân và dân Gia Lai liên tục mở nhiều trận tiến công tiêu diệt căn cứ Đức Cơ và đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân của 3 chiến đoàn và liên đoàn quân biệt động ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 2.100 tên địch, đánh thiệt hại nặng 8 tiểu đoàn, bắn rơi 9 máy bay, thu 8 xe quân sự và gần 300 súng. Hàng vạn đồng bào ở khu vực Đức Cơ nổi dậy giành lại quyền làm chủ. * Từ ngày 2 đến ngày 4-11-1988, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội, đã tiến hành Đại hội lần thứ ba Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khoá III gồm có 166 vị, Đoàn chủ tịch có 30 vị, Ban thư ký có 6 vị Chủ tịch Danh dự: Cụ Hoàng Quốc Việt. Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ. Thế giới 1 * Alếchxăng đơ Rốt sinh năm 1593 ở Avinhông (nay thuộc nước Pháp) và qua đời ngày 2-11-1660 ở nước Iran. Ông đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1624 và năm ông đến Việt Nam lần cuối cùng là năm 1645. Ông là linh mục dòng Tên, vào Việt Nam truyền đạo Thiên chúa. Trong qúa trình truyền đạo, ông đã học tiếng Việt và cùng với các linh mục khác người châu Âu chế tác ra chữ quốc ngữ. Alếchxăng đơ Rốt đã có công lớn góp phần sửa sang, và hoàn chỉnh bộ chữ quốc ngữ, và đặc biệt là ông dùng chữ ấy để biên soạn tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn Từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt). * Giogiơ Bulơ (Georges Boole) là nhà toán học Anh, sinh ngày 2-11-1815. Năm 1848, ông cho xuất bản tập "Giải tích toán học của logic". Ông còn cho xuất bản nhiều công trình và dành nhiều công sức cho tác phẩm chủ yếu "Các định luật của tư duy". Công trình này là nguồn gốc cho lý thuyết toán học mang tên ông: "Đại số Boole". Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương sáng về tinh thần khắc phục khó khăn, kiên trì và nhẫn nại học tập, say mê nghiên cứu sáng tạo. Con gái ông là nữ văn sĩ Êtanh lilian Bulơ (Eten Lilian Boole), tác giả cuốn "Ruồi trâu" nổi tiếng. Ông mất ngày 8-12-1864. * Ngày 2-11-1953, Quốc hội Pakistan tuyên bố thành lập nước Cộng hoà Hồi giáo Pakistan. * Chiều ngày 2-11-1965, tại Oasinhtơn (thủ đô nước Mỹ), trước cửa toà nhà làm việc của Bộ Quốc phòng Mỹ, anh Noman Moprixơn ôm chặt con gái Êmili mới được 18 tháng, vào ngực. Sau khi hôn con lần cuối cùng, anh tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt để phản đối việc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Năm đó, anh Noman Morixơn, một chiến sĩ hoà bình Mỹ, mới 31 tuổi * 2-11-1990, Quốc hội Modambic thông qua hiến pháp mới chuyển sang chế độ dân chủ đa đảng. Một số sự kiện trong ngày 3 tháng 11: Việt Nam * Ngày 3-11-1946, Chính phủ mới do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ra mắt các đại biểu Quốc hội khoá I ở kỳ họp thứ hai gồm có: - Hồ Chí Minh, Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. - Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính - Trần Đăng Khoa, Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính - Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Văn Tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Vũ Đình Hoè, Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Ngô Tấn Nhơn, Bộ trưởng Bộ Canh nông - Chu Bá Phượng, Bộ trưởng Bộ Cứu tế - Một vị ở Nam Bộ là Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Nguyễn Văn Tố, Bộ trưởng không bộ - Bồ Xuân Luật, Bộ trưởng không bộ * Từ ngày 3 đến ngày 22-11-1967, quân giải phóng Miền Nam đã tiến công địch ở Đắc Tô (Tỉnh Kon Tum) Sau 19 ngày đêm chiến đấu, ta đã tiêu diệt gần 3.500 tên địch (có 2.800 tên Mỹ), bắn rơi và phá huỷ 32 máy bay. Quân giải phóng còn đánh thiệt hại nặng Lữ đoàn 1 của Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ là một chiến đoàn dù ngụy. Để ghi nhớ chiến công oanh liệt, tỉnh Kom Tum đã dựng tượng đài chiến thắng Đắc Tô ở nơi xảy ra sự kiện. * Sau khi đế quốc Mỹ phải xuống thang, chấm dứt ném bom miền Bắc nước ta, ngày 3-11-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước. Người nói: "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi". Thế giới * Ngày 3-11-1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Sputnik II mang theo con chó Laika. Một số sự kiện trong ngày 4 tháng 11: Việt Nam 2 * Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải sinh ngày 4-11-1895 ở Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, và mất năm 1983 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông xuất thân trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước. Thời trẻ ông học chữ Hán và chịu ảnh hưởng của phong trào Duy Tân. Ông tham gia phong trào chống văn hóa đồi trụy, đấu tranh đòi hoà bình, dân sinh, dân chủ. Năm 1966, ông cùng một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn hiệp thương với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam nhằm vãn hồi hoà bình. Năm 1966-1967 ông là Chủ tịch danh dự lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, và từ năm 1975 đến 1983 làm cố vấn Hội nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm chính của Á Nam Trần Tuấn Khải gồm có các tập thơ: Duyên nợ phù sinh, Bút quan hoài, Hồn tự lập, Với sơn hà. * Giáo sư Hoàng Minh Giám, sinh ngày 4-11-1904 tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội mất năm 1995. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Sư phạm Hà Nội, ông làm giáo sư trường Trung học Xivovat tại Phnôm Pênh từ năm 1926 đến năm 1928 rồi về Sài Gòn dạy học đến năm 1931. Trong thời gian này ông tham gia viết bài cho các báo chống thực dân Pháp. Sau tháng 8-1945, ông làm việc ở Bộ Nội vụ. Tháng 11-1946 đến tháng 2-1947 ông là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từ tháng 3-1947 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, ông là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Sau khi hoà bình lập lại (tháng 5-1954) cho đến tháng 6-1976 ông là Bộ trưởng Bộ Văn hoá. Giáo sư Hoàng Minh Giám là đại biểu Quốc hội từ khoá I (năm 1946) đến khoá VII (năm 1987). Giáo sư đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. * Phạm Bá Ngoãn (1930-1980) - Nhà thơ hiện đại, bút danh Thanh Hải, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên. Ông sinh ngày 4-11-1930. Nhiệt thành yêu nước, ông tham gia cách mạng từ năm 1947. Đến năm 1967, ông chuyển sang làm công tác văn nghệ Bình-Trị-Thiên, và là uỷ viên Thường vụ Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Thanh Hải từng được giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu. Ông mất ở Huế, thọ 50 tuổi. Các tác phẩm chính: Huế mùa xuân, 2 tập, 1970 và 1975 - Dấu võng Trường Sơn, xuất bản 1977, Những đồng chí trung kiên. * 4-11-1981 Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam được khai mạc. Có 164 đại biểu các tổ chức, giáo hội, hệ phái: Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam. Giáo hội Việt Nam thống nhất, Giáo hội phật giáo cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội tăng già nguyên thuỷ Việt Nam, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước Tây Nam Bộ, Hội Phật giáo khất sĩ Việt Nam, Giáo hội phật giáo, Thiên thai giáo quán tông, Hội Phật học Việt Nam. Hội nghị đã thảo luận và thông qua Hiến chương và đại cương chương trình hoạt động, giới thiệu và suy tôn Hội đồng chứng minh và Hội đồng trị sự. Hội nghị còn cử ra Ban Thường trực Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Nhân dịp này 5 Hoà thượng đã được Hội đồng Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập. * Ngày 4-11-1993, ngành điện lực nước ta đã bắt đầu xây dựng nhà máy thuỷ điện Ialy (ở tỉnh Kontum - nay thuộc tỉnh Gia Lai). Đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai của nước ta, sau nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Thế giới * Ngày 4-11-1946 tại Luân Đôn (Thủ đô nước Anh) đã thành lập tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc (Viết tắt là UNESCO). Trụ sở tổ chức này đặt tại Pari (thủ đô nước Pháp). Đến nay đã có 184 nước và lãnh thổ là thành viên của UNESCO, trong đó có Việt Nam. Hoạt động của UNESCO nhằm góp phần bảo vệ hoà bình an ninh quốc tế bằng cách phát triển sự hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hoá. * Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (viết tắt là Interpol) có trụ sở đóng tại Liong (nước Pháp). Đến nay Interpol có gần 180 thành viên quốc gia. Ngày 4-11-1991, trong phiên họp đại hội đồng Interpol tại Urugoay, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 156 của tổ chức này. Văn phòng Interpol Việt Nam ra đời là một cơ cấu mới của Tổng cục Cảnh sát nhân dân. Văn phòng này là trung tâm thông tin giữa Việt Nam và Interpol, với văn phòng Interpol của gần 180 nước trong việc phát hiện, truy nã, bắt giữ tội phạm, thông báo cho nhau những thủ phạm mới của chúng để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn. Một số sự kiện trong ngày 5 tháng 11: Việt Nam 3 * Hơn 9 vạn quân Minh do Tổng binh Vương Thông chỉ huy lọt vào trận địa phục kích của nghĩa quân Lam Sơn ở Tốt Động và Chúc Động (nay thuộc tỉnh Chương Mỹ - Hà Tây). Trong 3 ngày đêm - từ mồng 5 đến mồng 7-11-1426 - chiến đấu liên tục, quân ta đã làm thất bại hoàn toàn cuộc phản công chiến lược của Vương Thông. Hơn 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt. Trong Đại cáo bình ngô. Nguyễn Trãi đã miêu tả chiến thắng oanh liệt này bằng những lời đầy hào khí. "Ninh Kiều (tức Chúc Động) máu chảy thành sông, hôi tanh muôn dặm. Tốt Động thây phơi đầy nội, thối để nghìn thu". * Nhà văn Nguyên Hồng, họ Nguyễn, sinh ngày 5-11-1918 tại thành phố Nam Định, mất năm 1982 tại Bắc Giang. Sớm chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng, ông tham gia Mặt trận dân chủ. Năm 1939, ông bị bắt giam và bị đưa đi trại tập trung Bắc Mê (tỉnh Hà Giang). Từ năm 1943, ông bí mật tham gia Hội Văn hoá cứu quốc ở Hà Nội. Sau tháng 8-1945, Nguyên Hồng hăng hái hoạt động văn nghệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ, tác phẩm chính của Nguyên Hồng gồm các truyện ngắn: Bảy Hựu, Hai dòng sữa, Miếng bánh; tiểu thuyết: Bỉ vỏ, Quán nải; Hồi ký: Nhữngngày thơ ấu. Từ năm 1961 đến năm 1976, ông hoàn thành một bộ tiểu thuyết lớn "Cửa biển" gồm 4 tập, sau đó viết tiếp bộ tiểu thuyết "Núi rừng Yên Thế", nhưng chưa hoàn thành thì ông mất. * Từ ngày 5-11 đến 5-12-1922, Đại hội lần thứ IV của Quốc tế cộng sản họp tại Mátxcơva thông qua luận cương của Lênin về mặt trận thống nhất và nghe Lênin báo cáo về 5 cách mạng Nga và triển vọng của phát triển thế giới. * Ngay sau khi ở Pháp trở về nước, Hồ Chủ tịch đã nhận thấy nhân dân ta rất khó tránh một cuộc chiến tranh rộng lớn do thực dân Pháp gây ra. Ngày 5-11-1946, người đã viết một văn kiện quan trọng với tiêu đề "Công việc khẩn cấp bây giờ". Người đã nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là kháng chiến và kiến quốc, vừa "phá hoại để ngăn địch" vừa "kiến thiết để đánh địch" trong các lĩnh vực quân sự kinh tế, chính trị, giao thông. Hồ Chủ tịch nhận định "Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go, cực khổ. Cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ gặp mùa xuân". Muốn vậy, ta phải "tổ chức du kích khắp nơi, tham gia sản xuất khắp nơi". * Ngày 5-11-1968, Richớt Nichxơn (Richard Nixon), người của Đảng Cộng hoà, trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, đưa ra thuyết "Việt Nam hoá chiến tranh" nhằm rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự cho chế độ ngụy Sài Gòn. Song học thuyết này đã bị phá sản và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy quyền miền Nam Việt Nam vào mùa xuân 1975. Thế giới * Giêm Clác Măcxoen là nhà vật lý Scốtlen, sinh năm 1831 và từ trần ngày 5-11-1879. Ông đã phát minh ra sóng điện từ và bản chất sóng điện từ của ánh sáng. Ông đã chứng minh: Ở cùng nhiệt độ, động năng trung bình của các phân tử không phụ thuộc vào bản chất của chúng; và tìm ra công thức tính công điện từ khi mạch điện xê dịch trong từ trường, phương trình tổng quát về sự truyền điện từ trường. Tên của Mắcxoen được đặt cho đơn vị từ thông, ký hiệu là M. * Chrixtian Âykhơman (Christian Eijkman) sinh năm 1858 và mất ngày 5-11-1930. Ông là nhà sinh lý học Hà Lan, học vi trung học ở Béclin (nước Đức) cùng với Rôbe Kôc. Sau đó, ông làm Giám đốc Viện bệnh lý học Batavia, giáo sư Vệ sinh học, y học Utrêc (Hà Lan). Công trình về bệnh phù thũng của Âykhơman đưa đến phát minh các sinh tố, do đó ông được giải nôben về sinh lý và y học 1929. Một số sự kiện trong ngày 6 tháng 11: Việt Nam * Từ ngày 6-11-1940 đã diễn ra Hội nghị lần thứ 7 của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị họp tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Hội nghị chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và phân công đồng chí Trường Chinh làm quyền Tổng Bí thư, đồng thời quyết định chắp nối liên lạc với Quốc tế Cộng sản và bộ phận của Đảng ở nước ngoài. Hội nghị đã thảo luận và quyết định hai vấn đề cấp thiết là: Phát triển ảnh hưởng của khởi nghĩa Bắc Sơn và hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Thành công lớn của Hội nghị là đã đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang vào chương trình nghị sự của Cách mạng Đông Dương. * Ngày 6-11-1967, Hồ Chủ tịch gửi điện tới Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô về việc ngày 4-11 Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô quyết định tặng Người Huân chương Lênin - Huân chương cao quý nhất của Liên Xô. Hồ Chủ tịch đã tỏ lòng cảm ơn Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Xô viết tối cao Liên Xô, Chính phủ 4 Liên Xô, đồng thời, bằng những lời lẽ hết sức chân thành, Người đề nghị: "Hãy tạm hoãn việc trao tặng phần thưởng cực kỳ cao quý ấy. Đến ngày nhân dân chúng tôi đánh đuổi được bọn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn đất nước Việt Nam, tôi sẽ đại diện cho toàn thể đồng bào tôi trân trọng và vui mừng lãnh lấy Huân chương mang tên Lênin vĩ đại". * Ngày 6-11-1967, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi chiếc máy bay F105 của Giặc Mỹ. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 2.500 bị bắn rơi trên miền bắc nước ta là chiếc thứ 200 bị quân dân Thủ đô bắn rơi tại Hà Nội. Trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, quân và dân thủ đô Hà Nội đã bắn rơi 351 máy bay Mỹ, trong đó 32 chiếc B52 và 2 chiếc F111. Hà Nội xứng đáng là Thủ đô của "Phẩm giá con người" như bạn bè quốc tế ca ngợi. * Ngày 6-11-1979, khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà. Đến ngày 4-4-1994, tổ máy số 8, tổ máy cuối cùng đã hoà điện vào lưới điện quốc gia. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có công suất 1.920 mêga oát. Đây là thành quả của 15 năm lao động gian khổ, sáng tạo của cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô. Có 168 người (trong đó có 11 công dân Liên Xô) đã hy sinh tính mạng vì dòng điện ngày mai. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình thuỷ điện lớn bậc nhất ở châu Á. Thế giới * Ơgien Pôchiê sinh ngày 6-11-1816 và qua đời năm 1887 Ông là nhà thơ cách mạng vô sản Pháp, tác giả lời bài "Quốc tế ca" - bài ca đấu tranh của công nhân toàn thế giới. Ông đã từng cầm súng chiến đấu cho công xã Pari (tháng 3-1871). Ơgien Pôchiê được Lênin gọi là "nhà tuyên truyền vĩ đại của cách mạng vô sản". * Clốt Lui Béctôlê sinh năm 1794 và mất ngày 6-11-1822. Ông là nhà hoá học người Pháp đã tìm ra tính tẩy màu của hipôcrolit (nước gia-ven), chế thuốc nổ clorát, nêu ra định luật về phản ứng thuận nghịch giữa muối, axit và badơ. Ông cũng chứng minh không phải mọi axit đều chứa oxigen. Béctôle cùng với Môngơ lập trường Đại học Bách khoa, cùng với Laplaxơ lập Hội bác học Accơi. Ông là viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp. * Piốt Ilitsơ Traicôpxki là nhạc sĩ nổi tiếng nước Nga. Ông sinh năm 1840 và qua đời ngày 6-11-1893 Năng khiếu âm nhạc của Traicôpxki bộc lộ khá sớm. Năm 21 tuổi, ông vào học tại nhạc viện Pêtecxbua và tốt nghiệp xuất sắc. Từ năm 1866 đến năm 1878, ông làm giáo sư dạy nhạc tại nhạc viện Mátxcơva. Thời gian này, ông sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng cho vở balê "Hồ Thiên Nga", "Người đẹp ngủ trong rừng" và vở ca kịch "Épghênhi ônhêghin" (lấy đề tài trong bản trường ca của Puskin). Traicôpxki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạc. Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga. Trong lịch sử âm nhạc thế giới, ông được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch (balê). * Ngày 6-11-1996, hơn 2000 người thiệt mạng trong một trận đại hồng thủy tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ. Một số sự kiện trong ngày 7 tháng 11: Việt Nam * Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch sinh năm 1909 tại Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và hy sinh ngày 7-11-1968 tại chiến trường Tây Ninh. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông vừa làm thầy thuốc vừa tham gia hoạt động cách mạng, là một trong những sáng lập Thanh niên Tiền phong Nam Bộ. Sau Cách mạng, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1958 ông lại làm Bộ trưởng Y tế kiêm Viện trưởng Viện chống lao Trung ương, rồi Chủ tịch Uỷ ban điều tra tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Ông còn là người có nhiều hoạt động trong lĩnh vực y học quốc tế. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động, truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về các công trình khoa học phòng và chống bệnh lao ở Việt Nam. * Ngày 7-11-1975, Hội nghị Đại biểu phụ nữ toàn miền Nam họp tại thành phố Sài Gòn - Gia Định. Hội nghị kiểm điểm phong trào phụ nữ trong 20 năm chống Mỹ cứu nước và bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trong giai đoạn xây dựng mới, khi nước nhà đã thống nhất. 5 Thế giới * Nữ bác học Mari Quyri sinh ở Vácxava (Ba Lan) ngày 7-11-1867 và từ trần năm 1934. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp Pari, Mari cùng với chồng là Pie Quyri nghiên cứu hiện tượng phóng xạ. Do phát minh xuất sắc trong lĩnh vực này, bà đã được trao tặng học vị Tiến sĩ khoa học vật lý, cùng với một người bạn là Béccơren, hai ông bà đã tiến hành các nghiên cứu về tính phóng xạ và đã được nhận giải Nôben năm 1903 do đã khám phá ra chất Radi và Pôlôni. Pie bị xe ngựa chở hàng đè chết năm 1906. Mari thay ông học ở Đại học Xoócbon và lại được nhận một giải Nôben về hoá học năm 1911. Từ năm 1926, Mari Quyri là Viện sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Liên Xô (cũ). * Anbe Camuy (Albert Camus) - nhà văn hiện đại Pháp, sinh ngày 7-11-1913 tại Angiêri. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông tham gia nhóm "Chiến đấu" trong phong trào chống phát xit và là Tổng biên tập báo "Chiến đấu". Ngày 17-10-1957, ông được trao giải Nôben do tác phẩm của ông đã "mang ra ánh sáng những vấn đề hiện nay đang đặt ra trước lương tâm con người ". Ông mất ngày 4-1-1960. * Ngày 7-11-1917, dưới sự Lãnh đảo của Đảng Bônsêvich Nga và Lênin, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra ở nước Nga (theo lịch cũ của nước Nga là ngày 25 tháng 10 nên gọi là Cách mạng Tháng Mười) Cuộc Cách mạng này đã đập tan ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga, đưa công nhân, nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Nhờ có Cách mạng Tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước tư bản, đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Tháng Mười đã đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện vĩ đại mở đầu một thời đại mới - thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 11: Việt Nam * Ngày 8-11-1917, Đại hội lần thứ II Xô Viết đại biểu công nhân, binh lính và nông dân Nga thông qua sắc lệnh về ruộng đất và sắc lệnh về hoà bình, thành lập Chính phủ Xô Viết đầu tiên do Lênin đứng đầu. * Ngày 8-11-1958, Hồ Chủ tịch đã đến thăm và nói chuyện với công nhân, cán bộ Nhà máy Điện Bờ Hồ (nay là Công ty Điện lực Hà Nội) Trước đó, Bác Hồ đã đến thăm nhà máy này hai lần vào ngày 21-12-1954 và ngày 25-4-1958. Trong các lần đến thăm, Bác đã căn dặn công nhân, cán bộ phải có trách nhiệm của người làm chủ xí nghiệp, đẩy mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm. * Từ ngày 8 đến ngày 10-11-1983, Đại hội những người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình họp tại Hà Nội. Đại hội đã cử ra Uỷ ban đoàn kết công giáo yêu nước Việt Nam và thông qua Điều lệ của Uỷ ban. Thế giới * Mikhain Vaxiliêvich Lômônôxốp sinh ngày 8-11-1711, mất năm 1765, là nhà bác học Nga thế kỷ XVIII. Những sáng tác, những cống hiến của ông rất đa dạng, đặc biệt trong hoá học và vật lý học, trong nghiên cứu địa chất và địa lý, trong xây dựng ngành mỏ, luyện kim và đồ sứ, cả trong ngôn ngữ văn học, lịch sử, triết học. Tại thủ đô Mátxcơva của Liên bang Nga có một trường đại học tổng hợp quốc gia mang tên Lômônôxốp, ở đó đã đào tạo nhiều nhà khoa học Việt Nam. Một số sự kiện trong ngày 9 tháng 11: Việt Nam * Bà Triệu (tức Triệu Trinh Nương) hay Triệu Thị Trinh sinh ngày 9-11-226. Bà là em gái Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng lớn ở miền núi Quan Yên thuộc Cửu Chân (tỉnh Thanh Hoá ngày nay). Là người giỏi võ nghệ, căm ghét giặc Ngô đô hộ nước ta. Năm 19 tuổi, Triệu Thị Trinh cùng với anh tập hợp nghĩa quân, đánh phá các thành ấp của giặc. Mỗi lần ra trận, bà triệu cưỡi voi trắng, mặc áo giáp vàng, đánh đâu thắng đó, khiến giặc Ngô rất lo sợ. Trong một trận đánh ác liệt năm 248, Bà Triệu đã hy sinh anh dũng trên núi Tùng (nay thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Ở đó hiện nay còn lăng mộ và đền thờ Bà. * Ngày 9-11-1831 (năm Tân Mão), vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội, gồm có 4 phủ: - Hoài Đức 6 - Ứng Hoà - Lý Nhân - Thường Tín * Nhà văn Mạnh Phú Tư, tên thật là Phạm Văn Thứ, sinh ngày 9-11-1913 tại tỉnh Hải Dương. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông là nhà văn theo xu hướng hiện thực phê phán. Tuy nhiên những tác phẩm đó chưa vạch rõ mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, chưa thấy được sức sống mãnh liệt của nhân dân lao động. Sau Cách mạng, ngòi bút Mạnh Phú Tư đã phản ánh cuộc chiến đấu của dân tộc. Cuốn "Rãnh cày nổi dậy" ghi lại không khí sôi sục của nhữngngàytháng Tám năm 1945 lịch sử của một vùng nông thôn nước ta. Ông đột ngột qua đời đầu năm 1959. * Ngày 9-11-1946, các đại biểu Quốc hội khoá I đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp ghi rõ: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Sau này, Quốc hội nước ta còn thông qua các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 kế thừa, hoàn thiện và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong từng giai đoạn của cách mạng. * Ngày 9-11-1964 Hồ Chủ tịch đến thăm đoàn không quân Sao Đỏ. Người căn dặn cán bộ chiến sĩ: "Tổ tiên ta từ xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển . Ngày nay, chúng ta phải mở mặt trận trên không thắng lợi, trách nhiệm ấy trước hết là của các chú. Các chú hãy học tập quân giải phóng miền Nam, phát huy lối đánh gần, bám thắt lưng địch mà diệt chúng". Thế giới * Clốt Lui Béctôlê (Claude Louis Bertholiet) sinh ngày 9-11-1748 tại Tulông (Pháp). Năm 22 tuổi ông tốt nghiệp ngành y và sau đó chuyển tới Pari chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Ông là người tìm ra nhiều quy trình hoá học áp dụng trong thực tế công nghiệp như: Phương pháp tẩy trắng vải, sáp, bột giấy bằng clo; phương pháp nhuộm . Ông mất năm 1822. Một số sự kiện trong ngày 10 tháng 11: Việt Nam * Phạm Kiệt tên thật là Phạm Quang Khanh, sinh ngày 10-11-1912, quê ở Quảng Ngãi, qua đời năm 1975. Ông tham gia Đảng cộng sản Đông Dương từ năm 1931. Giữa năm đó ông bị giặc Pháp bắt. Năm 1943, ông bị đày đi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Tại đây ông cùng các đồng chí tổ chức chi bộ Đảng trong nhà tù, xây dựng lực lượng, chuẩn bị vũ trang. Tháng 3-1945, Phạm Kiệt đã chỉ huy cuộc khởi nghĩa chiếm đồn Ba Tơ, rồi cũng các đồng chí lãnh đạo nhân dân huyện Ba Tơ nổi dậy giành chính quyền. Ông đã có công xây dựng và phát triển đội du kích Ba Tơ lớn mạnh, là tiền thân của lực lượng vũ trang miền Trung Trung Bộ, góp phần to lớn vào thắng lợi của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (năm 1945). Từ năm 1960 đến năm 1975, ông Phạm Kiệt lãnh đạo lực lượng công an vũ trang và đã được phong quân hàm Trung tướng năm 1974. * Trịnh Văn Cấn tên thật là Trịnh Văn Đạt quê ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, thường gọi là Đội Cấn. Ông là một binh sĩ yêu nước đã cùng với Lương Ngọc Quyến lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên tháng 8-1917. Đội Cấn chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng vì lực lượng quá mỏng, phải rút khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên, đem quân về hoạt động ở vùng núi giáp Vĩnh Yên. Đến cuối năm sau, trước sự truy lùng của quân Pháp, ông đã tự sát vào ngày 10-11-1918 để giữ trọn khí tiết. * Ngày 10-11-1945 từ khắp 4 phương, 437 đại biểu thanh niên và 148 quan sát viên đại diện cho 30 triệu thanh niên của 63 nước trên thế giới đến Luân Đôn họp Đại hội thành lập Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới. Lá cờ của Liên đoàn với khẩu hiệu "Thanh niên thế giới đoàn kết lại! Tiến lên vì nền hoà bình lâu dài" là mục tiêu phấn đấu và là động cơ đoàn kết đấu tranh của thanh niên. * Ngày 10-11-1978. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết nghị: Lực lượng vũ trang nhân dân thành phố Hà Nội được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong hai lần chống lại chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 358 máy bay Mỹ các loại và 16 người Hà Nội được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Thế giới 7 * Phriđrich Silơ (Fricdrich Sehiller) - nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch lớn nước Đức, sinh ngày 10-11-1759. Ông học luật, sau chuyển sang ngành y. Tại đại học Y khoa ông đã sáng tác vở kịch "Những tên cướp". Vở diễn được nhân dân hoan nghênh. Hai năm sau ông viết vở kịch "Âm mưu và tình yêu" (1783), và từ đây ông xác lập vị trí vững vàng trên kịch trường. Tư tưởng trong các tác phẩm của ông thể hiện sự bênh vực nhân dân, động viên nhân dân đứng lên làm cách mạng lật đổ ách phong kiến chuyên chế. Ông mất ngày 9-5-1805, khi 46 tuổi. Một số sự kiện trong ngày11tháng 11: Việt Nam * Nhà văn Trần Đăng tên thật thật là Đặng Trần Thi, sinh ngày 11-11-1921, quê ở xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội, học trung học và đại học luật khoa ở Hà Nội. Sau Cách mạng Tháng Tám, Trần Đăng làm việc trong Ban Liên kiểm Pháp - Việt và bắt đầu viết văn. Kháng chiến toàn quốc, ông tham gia quân đội, làm phóng viên báo Vệ Quốc quân. Là một trong những người cầm bút đến với bộ đội sớm nhất, Trần Đăng đã đưa vào văn học những hình ảnh giản dị, chân thực, tươi trẻ của người chiến sĩ và cuộc sống gian khổ của họ. Sáng tác của ông tuy ít nhưng đã góp phần những thành tựu đầu mùa và khẳng định con đường đi đúng đắn của văn học những năm kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm chính: Truyện ngắn "Một lần tới thủ đô" (1946), ký sự "Trận Phố Ràng" (1949) và "Một cuộc chuẩn bị" (1949). Nhà văn Trần Đăng hy sinh ở chiến trường biên giới phía Bắc cuối năm 1949. * Ngày 11-11-1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để xây dựng phong trào Cách mạng Việt Nam. Trước đó, tại Quảng Châu, Phạm Hồng Thái đã mưu sát viên toàn quyền Đông Dương MécLanh nhưng không thành công. Về sự kiện này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: "Việc đó tuy nhỏ nhưng nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân". Tại Quảng Châu đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã gặp và trao đổi với cụ Phan Bội Châu và báo cáo kết quả cuộc gặp đó lên Đoàn Chủ tịch Quốc tế cộng sản. * Ngày 11-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp và ra Nghị quyết về việc tuyên bố "Tự giải tán" Đảng cộng sản Đông Dương. Thông báo của Hội nghị này chỉ rõ: Việc tuyên bố Đảng "tự giải tán" là "để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng nước nhà ". Những người muốn nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lênin "sẽ gia nhập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương". Đảng cộng sản Đông Dương tuyên bố "Tự giải tán" nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật. Thế giới * Pie đơ Rôngxa (Pierre de Ronsand) là nhà thơ Pháp thời phục hưng, sinh ngày 11-11-1524. Ông là nhà cách tân thơ ca lớn, là nhà thơ ca Pháp thoát khỏi nghệ thuật thi ca Trung cổ, bước vào thời cận đại, đưa vào thơ những tư tưởng nhân văn hướng tới con người. Ông cũng là người mở đường cho thơ ca lãng mạn Pháp sau này. Ông mất ngày 27-12-1585. * Phêđô Mikhailôvích Đôstôiepxki - nhà văn vĩ đại, nhà tâm lý thiên tài Nga - sinh ngày 11-11-1821. Các tác phẩm chính của ông: Thằng ngốc (1867); Anh em nhà Karamarốp, Tội ác và hình phạt . Ông đã nâng cao thể loại tiểu thuyết hiện thực phê phán. Nhà văn đã miêu tả và khai thác đến tột đỉnh diễn biến tâm lý nhân vật trong các tác phẩm chính của mình. Ông mất ngày 9-2-1882. Một số sự kiện trong ngày 12 tháng 11: Việt Nam * Nhà thơ Vũ Đình Liên sinh ngày 12-11-1913 tại Hà Nội và qua đời năm 1995. Ông sáng tác không nhiều nhưng được bạn đọc nhớ mãi với bài thơ "Ông đồ". Bài thơ thể hiện niềm hoài cổ và cảm thông với số phận của "những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ". Ngoài làm thơ, Vũ Đình Liên còn dạy học, từng là chủ nhiệm khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ, dịch văn học Pháp. Ông được Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. 8 * Ngày 12-11-1936, hơn 10 nghìn công nhân mỏ than Cẩm Phả đã giành được thắng lợi sau một tuần bãi công, đấu tranh buộc chủ mỏ phải tăng lương giảm giờ làm. Trong tháng 11-1936 còn có cuộc tổng bãi công của hơn 30 nghìn công nhân mở than ở Hồng Gai, Cẩm Phả, Hà Tu, Hà Lầm, Cọc 5. Ngày 12 tháng11 hàng năm đã trở thành Ngày truyền thống của công nhân mỏ Việt Nam. * Ngày 12-11-1945, tại Cái Răng (tỉnh Cần Thơ), Lê Bình và một số tự vệ đóng giả là những người Hoa Kiều vào đồn pháp xin giấy phép đi lại các làng để mua lợn về mổ bán. Lừa khi bọn Pháp sơ ý. Lê Bình cùng bốn đồng đội đã rút súng bắn vào tên đồn trưởng cùng bọn lính. Sau đó Lê Bình leo lên cột cờ để hạ lá cờ giặc xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên thì anh bị trúng đạn, hy sinh. Bốn chiến sĩ cảm tử cũng đều tử trận. Trận Cái Răng do Lê Bình chỉ huy là trận đánh của quân và dân Cần Thơ từ nhữngngày đầu của Nam Bộ kháng chiến. Nó đã có tiếng vang rộng lớn trong nước và báo chí Pháp cũng có nhiều bài tường thuật. Lê Bình sinh năm 1924, quê ở Hà Tĩnh. Nhà nước đã truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân cho liệt sĩ Lê Bình. * Sáng sớm ngày 12-11-1965, quân giải phóng Miền Nam bất ngờ tấn công vào sở chỉ huy, và khu pháo binh địch ở Bầu Bàng tỉnh Thủ Dầu Một (cũ). Sau 3 giờ chiến đấu, quân giải phóng đã giết và làm bị thương hơn 2000 tên Mỹ, phá huỷ 40 xe tăng, bắn rơi 2 chiếc máy bay địch. Ngay sau trận đánh, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ đã đến thăm và khen ngợi đơn vị quân giải phóng vừa chiến thắng ở Bầu Bàng * Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ VII vòng 1 được tiến hành từ ngày 12 đến ngày 22-11-1976 tại Câu lạc bộ Lao Động cũ. Có 539 đại biểu thay mặt hơn 67 nghìn Đảng viên về dự. Đại hội vòng 2 họp từ ngày 25 tháng 5 đến 2-6-1977, gồm có 619 đại biểu thay mặt gần 70 nghìn đảng viên. Các đại biểu đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa VII gồm có 44 đồng chí. Đồng chí Lê Văn Lương, uỷ viên Bộ Chính trị được bầu làm Bí thư Thành uỷ. Thế giới * Lưu Thiếu Kỳ sinh năm 1898 trong một gia đình nông dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Ông học trường Đại học cộng sản Phương Đông ở Mátxcơva. Sau khi về nước, ông trở thành một trong những lãnh tụ phong trào Công đoàn. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập 1949, Lưu Thiếu Kỳ được cử làm Chủ tịch Ban Thường trực Quốc hội, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Tháng 12-1958, ông được cử làm Chủ tịch nước. Đồng thời, ông được bầu làm Phó chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Ngày 12-11-1967, ông bị ốm và chết tại Khai Phong (Hà Nam) Một số sự kiện trong ngày 13 tháng 11: Việt Nam * Tháng11 năm 938, vua Nam Hán sai con là Hoàng Thao đưa quân sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã bố trí một trận địa cọc nhọn bịt sắt cắm xuống lòng sông Bạch Đằng. Đợi cho thuỷ triều xuống quân ta mới tấn công dữ dội, thuyền giặc tháo chạy, va vào cọc nhọn bịt sắt. Hoàng Thao bị chết tại trận. Quân ta giết và bắt hầu hết các quân Nam Hán. Đây là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất. Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (nay thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội), mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của nước ta, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn một nghìn năm của các triều đại phong kiến Trung Quốc. * Từ ngày 13 đến ngày 20-11-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen và thưởng danh hiệu của Người cho 5 đơn vị dân quân gái có thành tích dũng cảm bắn rơi máy bay giặc Mỹ. Đó là đơn vị dân quân gái của các xã: - Xã Hoằng Trường và xã Hoằng Hải (huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá). - Xã Hà Phú và xã Hà Toại (huyện Hà Trung, Thanh Hoá). - Xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). * Ngày 13, 14 tháng11 năm 1969 tại Hà Nội, những người làm công tác nghệ thuật điện ảnh Việt Nam đã tiến hành Đại hội thành lập Hội Điện ảnh Việt Nam. Hội có trụ sở ở 51 phố Trần Hưng đạo - Hà Nội. Thế giới * Chuyến cất cánh đầu tiên được thừa nhận của một máy bay lên thẳng cùng với phi công đã được Cócnuy (người Pháp) thực hiện ngày 13-11-1907 tại Lidiơ. Máy bay này nặng 260 Kilôgam. Động cơ của nó là động cơ ăngtoanét 24 sức ngựa. 9 Một số sự kiện trong ngày 14 tháng 11: Việt Nam * Ngày 14-11-1953, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng Lao động Việt Nam đã khai mạc. Gần 200 đại biểu trong cả nước đã về dự. Hội nghị đã nghe và thảo luận báo cáo của đồng chí Hồ Chí Minh về tình hình trước mắt và nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Thực hiện khẩu hiệu "Người cày có ruộng" cải cách ruộng đất đã làm cho tinh thần kháng chiến của hàng triệu nông dân được phát động mạnh mẽ, liên minh công - nông thực sự được củng cố. Mặt trận dân tộc thống nhất được vững chắc thêm, chính quyền, quân đội được tăng cường, mọi hoạt động kháng chiến được đẩy mạnh. * Ngày 14-11-1998, Việt Nam, Peru và Nga trở thành thành viên chính thức của APEC tại cuộc gặp bộ trưởng của APEC ở Kualar Lumpur. Thế giới * Laibơnit sinh năm 1646 và mất ngày 14-11-1716. Ông là nhà toán học, vật lý học, triết học người Đức là một trong hai nhà toán học vĩ đại sáng tạo ra phép tính vi phân, tích phân. Tên của Laibơnit đã được đặt cho một dãy núi ở phần trông thấy và cho một miệng núi lửa ở phần không trông thấy của mặt trăng. * Gióogiơ Vinhem Phriêđrich Hêghen sinh năm 1770 và từ trần ngày 14-11-1831. Ông là nhà triết học cổ điển Đức. Triết học Hêghen một mặt có xu hướng tiến bộ, mặt khác lại có những tư tưởng bảo thủ. Thành quả quan trọng nhất của triết học Hêghen là phép biện chứng. * Giaoaháclen Nêru sinh ngày 14-11-1889 và từ trần năm 1964. Khi Ấn Độ tuyên bố độc lập (năm 1947), ông giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Là nhà hoạt động chính trị và Nhà nước nổi tiếng của Ấn Độ, Nêru còn là người có nhiều đóng góp vào sự nghiệp hoà bình thế giới. Ông là một trong những người đề xướng 5 nguyên tắc chung sống hoà bình và sáng lập tổ chức Các nước không liên kết. * Ngày 14-11-1911, một người Mỹ tên là Ely đã lái máy bay hai lớp cánh Curtis trang bị 2 động cơ 50 sức ngựa hạ cánh xuống một mặt bằng bố trí trên thượng tầng đuôi của một chiếc thiết giáp hạm. Vài phút sau, ông lại cất cánh. Tàu sân bay được hình thành và sử dụng từ đấy. Một số sự kiện trong ngày 15 tháng 11: Việt Nam * Nhạc sĩ Văn Cao, sinh ngày 15-11-1923 ở Nam Định, qua đời năm 1995 tại Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát "Tiến quân ca" để cổ vũ phong trào Cách mạng của nhân dân ta. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã chọn bài hát này làm Quốc ca Việt Nam cho tới ngày nay. Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớp đầu tiên của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, có nhiều ca khúc có giá trị trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Văn Cao còn nổi tiếng về làm thơ, vẽ tranh. Nhạc sĩ Văn Cao đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất và truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. * Ngày 15-11-1961, Hội đồng an ninh Mỹ đã thống kê kế hoạch Xtalây Taylo, kế hoạch đầu tiên của "chiến tranh đặc biệt" nhằm bình định miền nam trong 18 tháng, rồi tiến ra miền Bắc. Với hai cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở cả 2 miền Nam Bắc, kế hoạch Xtalây Taylo đã thất bại hoàn toàn. * Ngày 15-11-1965, Đoàn đại biểu anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Đoàn gồm các anh hùng quân giải phóng: Tạ Thị Kiều (tức Mười Lý), Trần Dưỡng, Huỳnh Văn Đảnh, đồng chí Vai và chiến sĩ thi đua giải phóng Lê Chí Nguyện. Đoàn đã được gặp Bác Hồ trong tình cảm ruột thịt của Người. * Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975 tại thành phố Sài Gòn - Gia Định, Đoàn đại biểu miền Bắc do đồng chí Trường Chinh, Uỷ viên Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà làm trưởng đoàn, và Đoàn đại biểu miền Nam do đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư Đảng bộ miền Nam, đại diện 10 [...]... tạo 3 quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ 1945 Ông mất ngày 28 -11- 1954 Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 11: Việt Nam * Ngày 28 -11- 1959, Chủ tịch Hồ chí Minh đã phát động phong trào trồng cây Tháng 6-1995 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định lấy ngày 28 -11 hàng năm là "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: Việc tổ chức "Ngày Lâm nghiệp Việt Nam" hàng năm là dịp giáo dục... trong những nhà viết kịch lớn nhất của Mỹ, sinh ngày 1610-1888 Năm 1963, ông được tặng giải thưởng Noben văn học với vở "Con khỉ lông lá" Các tác phẩm của ông phản ánh trật tự xã hội tư bản suy tàn, bênh vực người lao động, và ông có những tác phẩm đầu tiên trong nền văn học Mỹ lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Ông qua đời ngày 27 -11- 1953 Một số sự kiện trong ngày 28 tháng 11: Việt Nam * Ngày 28 -11- 1959,... Không đầy một tháng, các tỉnh, thành ở đồng bằng sông Hồng lần lượt lọt vào tay giặc 13 * Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vácsava (Ba Lan) đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20 -11 hàng năm là "Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo" Ngày 20 -11- 1958, Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta Đến ngày 28-9-1982,... và phát triển thể loại tiểu thuyết sử thi Nga và kịch lịch sử Nga đến độ hoàn mỹ Ông mất ngày 23 -11- 1945 Một số sự kiện trong ngày 24 tháng 11: Việt Nam * Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 24 -11- 1922 tại tỉnh Cà Mau, từ trần năm 1991 Là người sớm giác ngộ cách mạng, ông đã tham gia đấu tranh giành chính quyền tháng 8 năm 1945 Từ năm 1954, ông hoạt động trong các đơn vị vũ trang chống lại chính quyền... thế giới đấu tranh cho hoà bình, tự do và tiến bộ, Hội đồng sinh viên quốc tế gồm đại biểu sinh viên chống phát xít họp ở Luân Đôn (Anh) năm 1941 đã lấy ngày 17 -11 làm ngày "Quốc tế sinh viên" Một số sự kiện trong ngày 18 tháng 11: Việt Nam * Ngày 18 -11- 1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh gửi cho các cấp uỷ Đảng và toàn thể đảng viên Ban chỉ thị nêu đường lối... sỏi thận đã cướp đi sinh mệnh của ông vào cuối năm 1783, khi ông 66 tuổi * Ngày 16 -11- 1965, tàu vũ trụ không người lái Venus III của Nga được phóng và hạ cánh thành công lên sao Kim Một số sự kiện trong ngày 17 tháng 11: Việt Nam * Nghe tin mấy tỉnh miền Nam bị bão lụt, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng của nhân dân, ngày 17 -111 964, Hồ Chủ tịch đã gửi thư cho đồng bào các tỉnh ở đó Trong thư Người... vào lưới điện quốc gia Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại được xây dựng từ tháng 10-1981, có sản lượng điện 2 tỷ kilôoat giờ một năm Một số sự kiện trong ngày 30 tháng 11: Việt Nam * Ngày 30 -11- 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 229 quy định: Các cơ quan quân sự trên toàn cõi Việt Nam đều đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng Cùng ngày 30 -11- 1946, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh số 230 bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Quốc... hội của ông Giắc Lơnđơn là nhà văn được quần chúng yêu mến và là nhà văn có tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất trong thời đại của ông Ông mất ngày 22 -11- 1916 Một số sự kiện trong ngày 23 tháng 11: Việt Nam * Tào Mạt tên thật là Nguyễn Duy Thục sinh ngày 23 -11- 1930 tại xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, qua đời năm 1993 tại Hà Nội Với tư cách là nhà sân khấu, ông đã viết hơn 20 vở kịch, chèo,... sinh ngày 19 -11- 1900 và qua đời năm 1983 Bà là nhà văn nổi tiếng của Cộng hoà dân chủ Đức trước đây Bà vào Đảng cộng sản khi còn là sinh viên Là người sáng lập Viện Hàn lâm nghệ thuật Đức, bà còn là một nhà tiểu thuyết lớn của Đức và thế giới Những tác phẩm xuất sắc của Anna Dêgơc đã được dịch sang tiếng Việt có: Cây thập tự thứ bảy, Những người chết còn trẻ mãi Một số sự kiện trong ngày 20 tháng 11: ... hai năm nghiên cứu và hoàn thiện, ngày 24 -11- 1890 ông Branly đã giới thiệu trước Viện hàn lâm khoa học Pari chiếc máy dò sóng vô tuyến của ông, gọi là ống mạt giũa Chiếc máy này nhạy tới mức có thể ghi được sóng ở cách xa vài chục mét qua các bức tường Môn điện báo vô tuyến điện ra đời từ đấy Một số sự kiện trong ngày 25 tháng 11: Việt Nam * Lương Văn Can sinh ngày 25 -11- 1854 quê ở làng Nhị Khê, huyện . Ông mất ngày 9-5-1805, khi 46 tuổi. Một số sự kiện trong ngày 11 tháng 11: Việt Nam * Nhà văn Trần Đăng tên thật thật là Đặng Trần Thi, sinh ngày 11- 11-1921,. (Anh) năm 1941 đã lấy ngày 17 -11 làm ngày "Quốc tế sinh viên" Một số sự kiện trong ngày 18 tháng 11: Việt Nam * Ngày 18 -11- 1930, Ban thường vụ