1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

25 1,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 7,04 MB

Nội dung

thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú vớiviệc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủđộng và sáng tạo trong mọi hoạt động và h

Trang 1

hệ thống giáo dục Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trongtương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay,cái xấu, cái đẹp thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú vớiviệc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủđộng và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu biết về thế giới xung quanh

Cùng với yêu cầu tổ chức cho trẻ hoạt động trong chương trình Chăm sóc giáo dục Mầm non hiện nay lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tínhtích cực chủ động sáng tạo của mình Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ khôngphải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôidưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non Do vậy vịtrí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạocủa trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn Giáo viên làngười "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độphát triển của mỗi trẻ Để có đầy đủ mọi cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc giảiquyết vấn đề thì trước hết chúng ta phải hiểu được "thế nào là sáng tạo đối vớitrẻ mẫu giáo" Sáng tạo là tìm ra những cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó,phụ thuộc vào cái đã có Những biểu hiện của tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻlà: Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, hoạt động khám phá tìm hiểu các đối tượng gần

Trang 2

-gũi xung quanh Trẻ chủ động độc lập, tự tin thực hiện nhiệm vụ được giao hay tựchọn Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt.

Để giải quyết được các vấn đề trên, là một giáo viên đã có khá nhiều nămgiảng dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Tôi thấy bản thân mình có vai trò rất lớn trong việcgiúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin

và phát triển một cách toàn diện Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện phápphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi” làm đề tàinghiên cứu trong năm học 2017 - 2018

PHẦN II: NỘI DUNG

I THỰC TRẠNG:

Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôingoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mụctiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi cònphải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang côngtác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu Để phát huy mộtcách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáoviên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằmtìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hìnhthức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Qua đó, cần có những giảipháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động,sáng tạo cho trẻ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi có được những thuận lợi vàgặp phải một số khó khăn sau :

1.Thuận lợi:

Trang 3

Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Đàn vềmua sắm hỗ trợ đồ dùng dạy học cho trẻ, đặc biệt ưu tiên cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cóđầy đủ thiết bị, đồ dùng dạy học theo hướng dẫn thông tư 02 và thông tư 34 về thiết bịdạy học cho trẻ mầm non 5 tuổi.

Được sự quan tâm, dìu dắt và chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhàtrường; sự đoàn kết, nhất trí giữa Ban giám hiệu và giáo viên và giữa đội ngũ giáoviên với nhau Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyênmôn nghiệp vụ cho giáo viên nâng cao hiểu biết, kiến thức về chăm sóc và giáo dụctrẻ, có thêm kỹ năng về quản lý nhóm lớp và kỹ năng rèn luyện cho trẻ

Hai giáo viên đứng lớp đều có bằng đạt trên chuẩn, được đào tạo chính quy và cókhá nhiều kinh nghiệm và có trách nhiệm đối với lớp, với trẻ, nhanh nhẹn, tích cựctrong mọi công việc

Bản thân qua công tác nhiều năm đã nắm khá vững kiến thức chuyên môn vềchăm sóc giáo dục trẻ trên tinh thần luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi vànghiên cứu tự bồi dưỡng về chuyên môn, làm đồ chơi và dụng cụ dạy học đủ số lượng

và chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học Trong năm học qua, Trường Mầm non chúng tôi đã tổ chức dạy mẫu các hoạtđộng học có chủ định nhằm phục vụ chuyên đề nâng cao phát triển vận động cho trẻ.Qua hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển thể lực mà qua đó còn giúp trẻ đượcgiao lưu, được tiếp xúc với các bạn chơi, bạn học giúp trẻ biết được cách giao tiếp vớibạn, tự tin, mạnh dạn hơn, biết cách muốn hoàn thành nhiệm vụ là phải cố gắng, kiêntrì và nhanh nhẹn, phải cẩn thận… Là giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động này, tôi

đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm giúp cho việc chăm sóc giáo dục của trẻ đạthiệu quả cao hơn

Trẻ hầu như đi học đều và được giáo dục từ lúc còn ở độ tuổi nhà trẻ, các giáoviên trường tôi luôn thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chương trình theo kế hoạch đề ra,không bỏ hoạt động nào trong ngày, vì vậy kiến thức của trẻ ít bị hổng và sự tích cực,

Trang 4

chủ động của trẻ cũng phát triển và hoàn thiện hơn từ đó Hơn nữa, trẻ ở lứa tuổi mẫugiáo lớn nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định Trẻ mạnh dạn ham học hỏi vàthích khám phá tìm hiểu thế giới xung quanh trẻ

Một số phụ huynh rất nhiệt tình trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhàtrường, lớp về chăm sóc giáo dục trẻ, cung cấp hỗ trợ nguyên vật liệu, phế liệu đểphục vụ giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu hoạt động, quan tâm đến chấtlượng học và chơi của con em mình

2 Khó khăn:

Một số trẻ trong lớp là con em dân tộc còn phát triển chậm về khả năng nhậnthức, một số trẻ quá hiếu động nhưng khi cô đặt câu hỏi, hay đưa ra tình huống thì trẻlại im lặng, không trả lời, ngoài ra trong lớp có trẻ cá biệt nên việc giáo dục cho trẻcòn gặp khó khăn

Với xu thế hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện nên chiều chuộng con thái quá,trẻ được chiều chuộng và bao bọc quá nhiều nên sự chủ động của trẻ, sự tích cực,sáng tạo của trẻ sẽ rất hạn chế, trẻ còn rập khuôn, có thói quen thụ động và ỷ lại, trẻchưa chủ động, chưa tự giác trong các hoạt động

Đề tài được tôi áp dụng ở lớp tôi dạy, cho đồng nghiệp trong trường và các đồng

nghiệp ở trường bạn Cụ thể là ở lớp 5 tuổi A, 5 tuổi B, 5 Tuổi C- Trường Mầm nonNghĩa Minh.Tuy nhiên, kết quả đầu năm khảo sát thực tế tôi thấy các cháu còn thụđộng, chưa tự mình trả lời các câu hỏi mà tôi đưa ra một cách lưu loát hay trẻ cònchậm chạp chưa tích cực, chưa có sự sáng tạo mà rập khuôn, thậm chí làm cùng cô trẻcũng chưa có kỹ năng và chưa làm được sản phẩm tốt Qua khảo sát cho tỷ lệ trẻ đạtrất thấp, cụ thể như sau:

Trường Mầm non Nghĩa Minh:

Trang 5

2 5 Tuổi B 10/29 34,4 %

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ thông qua việc tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động:

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường làvườn ươm các mầm non “sáng tạo” Để tồn tại và phát triển con người phải thích ứngvới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Một môi trường tốt sẽ có tác dụng làmtăng cường củng cố và phát triển các thuộc tính tâm lý cá nhân Ngược lại nếu trongmột môi trường xấu sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển các thuộc tính tâm lý

cá nhân và kìm hãm hoạt động sáng tạo của trẻ

Trẻ em là đối tượng nhỏ bắt đầu tiếp xúc với môi trường xã hội bên ngoài vàcác em cần nhiều hơn những gì người lớn nghĩ Chính vì vậy, cô giáo cần xây dựngmột môi trường trong và ngoài lớp tốt nhất để cho trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nângcao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ Chính vì thế, các trường mầm noncần tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ,

có thể xây khu vui chơi phát triển vận động (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đámini…); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh,nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi trải nghiệm với đất, cát, nước,

đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơivới các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”,khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường;khu tạo sân cỏ… hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độrộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ… Đặc biệt,với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, các nhà trường cần xác định sân chơi của

Trang 6

trẻ rất cần có cây xanh bóng mát, hệ thống mái tôn mái lá góp phần tạo bóng mát chosân chơi của trẻ nhưng cũng không thể thay thế cho hệ thống cây bóng mát được, việctrồng các cây bóng mát vẫn phải được chú trọng.

Môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao Đảm bảo vệsinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống Các trang thiết bị, đồdùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫnđối với trẻ Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường, thuận tiện mang tính giáodục có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏamãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực,sáng tạo

Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ nhỏ

Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học vớinhững màu sắc sinh động, những nhân vật và ngộ nghĩnh Môi trường cần có khônggian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày củatrẻ; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ Cần tạo ra một thế giới thật

đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và conngười xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia

Trang 7

vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả về hình dáng

và màu sắc; mua- sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh vàtruyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề Đồ chơihữu hiệu cho sự phát triển của trẻ bao gồm: đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép, khámphá khoa học, giấy, màu vẽ, nhạc cụ… Ngoài ra, trang bị thêm một số loại đồ chơiphát triển vận động ở trẻ như: đồ chơi xúc cát, dụng cụ nhà bếp… Đặc biệt là các loại

đồ chơi trên cần được cọ rửa, vệ sinh định kỳ để đảm bảo sự an toàn, ngăn ngừa bệnh

dịch cho trẻ

Hình ảnh 1 - Môi trường trong lớp học cho trẻ hoạt động sáng tạo.

Bên cạnh tạo thế giới vật chất thì tạo

môi trường không khí vui vẻ, thoải mái,đầy tình thương yêu lẫn nhau giữa cô vàcháu đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tưnguyện vọng của trẻ Môi trường giao tiếpcởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻvới trẻ và giữa trẻ với môi trường xungquanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ,giải bày tâm sự, nguyện vọng, mong ướccủa trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà côhiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt độngphối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu

lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn

2.Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm.

Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của

từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với

Trang 8

từng nhóm, từng cá nhân trẻ Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quátrình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động Cho trẻđược học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi Cần gây hứng thú trực tiếpcho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻchủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyếnkhích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưađúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra Nhờ đó mà trẻ rất tựtin nói ra những điều mình suy nghĩ Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểubiết của mình qua câu trả lời của bạn và qua việc trực tiếp được trải nghiệm.Trẻ được

tự suy ngẫm và đánh giá hiểu biết kỹ năng của mình Ngoài ra, thông qua trò chơi trẻđược củng cố lại hệ thống kiến thức mà trẻ đã học nhằm khắc sâu cho trẻ kiến thứccần cung cấp mà không bị nhàm chán và lặp lại

Hình 2- Cho trẻ được trải nghiệm

Trang 9

Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm cho trẻ quan sát hiệntrạng ban đầu của đối tượng, thí nghiệm và cho trẻ tự nêu lên phán đoán của mình vềkết quả thí nghiệm Trong quá trình thí nghiệm cho trẻ sử dụng các giác quan Giáoviên hướng dẫn trẻ ghi lại kết quả khám phá bằng hình vẽ, mô hình biểu đồ, kết hợpvới các câu hỏi gợi ý để trẻ so sánh kết quả thí nghiệm với trạng thái ban đầu

Hình ảnh 3 - Trẻ trực tiếp làm thí nghiệm

Để phát triển ở trẻ tính tích cực, sáng tạo thì chúng ta cần cho trẻ tự nêu ý kiến

của mình, tự mình nêu ý tưởng, chú ý đến từng cá nhân trẻ tức là để cá nhân trẻ đượctham gia trả lời ý kiến của mình chứ không phải trả lời “a dua” theo bạn, theo lớp Ðó

là một hình thức học “vẹt” mà chúng ta cần tránh Vô tình sẽ trở thành thói quen xấu,tạo tính ỷ lại, thủ động ở trẻ Trong bất cứ hoạt động nào, giáo viên cũng cần chonhiều trẻ được đóng góp ý kiến, ý tưởng, đặc biệt chú ý nhiều hơn và thường xuyênkhuyến khích những trẻ rụt rè, nhút nhát đứng lên phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏicủa cô giáo

Ở hình thức này, chúng ta sử dụng những biện pháp như : Trò chuyện, đàmthoại, giải thích, minh họa: Cô giáo lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví

Trang 10

dụ minh hoạ để trẻ sáng tạo Đặc biệt khi cho trẻ hoạt động với các đồ vật, đồ chơigiáo viên cần liên hệ với thực tế của con người trong môi trường xung quanh để hìnhthành nên những hiểu biết của bản thân Để áp dụng phương pháp này người giáo viênmầm non cần phải: Biết khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻphát triển khả năng khám phá tìm tòi, trải nghiệm những đối tượng nhận thức Tôntrọng đồng cảm với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ thích ứng hòa nhập với cuộcsống xung quanh Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vàocác hoạt động, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoạt động đặc biệt là hoạt động nhậnthức Khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động trải nghiệm, tự hoànthiện, tôn trọng sự suy nghĩ sáng tạo của trẻ, chống gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động.Phối hợp hợp lý các phương pháp khi tổ chức các hoạt động của trẻ

Chú ý đến từng cá nhân trẻ - hoạt động lấy trẻ làm trung tâm còn thực hiệnbằng phương pháp hoạt động theo nhóm Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làmviệc hăng hái, chẳng thể ỷ lại vào một đôi người hiểu biết và năng động hơn Các

Trang 11

thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đuavới các nhóm khác Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học hỏichung của cả lớp Để diễn đạt kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp , nhóm sẽ cử

ra một đại diện hoặc mỗi thành viên sẽ trả lời một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm

là khá phức tạp Từ đó, trẻ sẽ trở nên năng động, tích cực và sáng tạo hơn

Hình 4- Cho trẻ họạt động theo nhóm

3 Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc lựa chọn nội dung hoạt động phù hợp với yêu cầu giáo dục, dựa trên hứng thú và kinh nghiệm của trẻ:

Trẻ phát triển tốt về mọi mặt khi được tham gia các hoạt động Trẻ hoạt độngcàng tích cực thì sự phát triển của trẻ cả về thể lực lẫn trí tuệ càng nhanh

Thông qua hoạt động trẻ được cuốn hút vào sự tự lực tìm tòi khám phá,trải nghiệm để chiếm lĩnh các tri thức, kĩ năng của cuộc sống Nhờ có hoạt động chứcnăng, sinh lý của trẻ được phát triển, các giác quan được hoàn thiện, kiến thức trở nênphong phú và chính xác hơn

Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi tròchuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắngnghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt độngnhững vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá

Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh,khuyến khích trẻ nói về cây xanh Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng

Làm mới nội dung hoạt động Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắtkịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu khôngcòn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới

Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thểgần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa

Trang 12

phương Ví dụ: Khi cho trẻ tiếp xúc làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta cóthể lồng ghép nói cho trẻ biết thêm về những vị anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, MẹSuốt khơi gợi cho trẻ thêm tự hào về quê hương của mình

Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đếnlớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìmhiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau vàkhác nhau giữa các con vật.Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây được nhà thì trước tiên taphải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành ngôi nhà

4 Biện pháp 4: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết:

Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻchưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinhnghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đềumuốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ Ví dụ: Khi tìm hiểu

về các loại “côn trùng” nên xoay quanh các câu hỏi như: Loại “côn trùng” nào cáccon biết? Côn trùng nào có ích? Vì sao con biết? Côn trùng nào có hại? đối với cáccôn có hại thì các con phải làm gì?

Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạphóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng cáctình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân trẻ

và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó Ví dụ: Có thể nói “thỏ làđộng vật nuôi trong gia đình: một trẻ khác nói lại "thỏ là động vật sống trong rừng”

Từ đây có thể nêu vấn đề: “Tại sao lại nói thỏ là động vật nuôi hay thỏ là động vậtsống trong rừng”

Ngày đăng: 06/04/2019, 21:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w