Trong bối cảnh đó, các tổ chức tài chính vi mô TCTCVM truyền thống mặc dù còn nhỏ bé cả về mặt số lượng và thị phần nhưng được đánh giá là có mức độ tiếp cận sâu tới khách hàng tốt thứ h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS LÊ THANH TÂM
HÀ NỘI - 2019
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Lê Thanh Tâm
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả Luận án
Đào Lan Phương
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
DANH MỤC HÌNH x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 7
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 8
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 8
1.6 Phương pháp nghiên cứu 9
1.6.1 Tiếp cận vấn đề nghiên cứu 9
1.6.2 Hệ thống dữ liệu 9
1.6.3 Phương pháp nghiên cứu 10
1.7 Những đóng góp mới của luận án 14
1.7.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận 14
1.7.2 Những đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu 17
1.8 Bố cục của luận án 18
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 19
2.1 Quá trình phát triển và vai trò của tổ chức tài chính vi mô 19
2.1.1 Khái quát về tài chính vi mô 19
2.1.2 Tổ chức tài chính vi mô 21
2.2 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 26
2.2.1 Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 26
2.2.2 Mục tiêu và cách tiếp cận trong đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 31
2.2.3 Nội dung phân tích, đánh giá hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 36
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô 41
2.3.1 Các nhân tố thuộc về tổ chức tài chính vi mô 42
Trang 42.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động 50
Tiểu kết chương 2 60
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 61
3.1 Lịch sử phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam 61
3.2 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 65
3.3 Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 75
3.4 Đánh giá hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam 95
3.4.1 Những kết quả đạt được 95
3.4.2 Hạn chế 96
3.4.3 Nguyên nhân 97
Tiểu kết chương 3 105
CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 106
4.1 Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô 106
4.1.1 Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 106
4.1.2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu 108
4.1.3 Mô tả mẫu 111
4.1.4 Kết quả nghiên cứu 111
4.2 Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng 117
4.2.1 Cơ sở xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng 117
4.2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 122
4.2.3 Mô tả mẫu 128
4.2.4 Kết quả nghiên cứu 129
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 141
5.1 Định hướng hoạt động TCVM tại Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 141
5.2 Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của tổ chức tài chính mô tại Việt Nam 142
5.2.1 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô 143
Trang 55.2.2 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 150
KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 164 PHỤ LỤC 179
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 ACE Chương trình tài chính vi mô
Quỹ trợ vốn công nhân viên chức
và người lao động nghèo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
5 CEP Tổ chức tài chính vi mô TNHH CEP
6 CGAP Tổ chức Tư vấn và hỗ trợ người
nghèo
Consultative Group To Assist The Poor
7 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center
Trang 7STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ Tiếng Việt Từ/Cụm từ Tiếng Anh
18 M7 – huyện ĐB Quỹ phụ nữ phát triển huyện
Điện Biên
19 M7 – MFI Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7
20 M7 – Ninh Phước Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển
Ninh Phước
21 M7 - STU Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn
22 MFCDI Quỹ tài chính vi mô vì sự phát
triển cộng đồng
23 MFI Tổ chức tài chính vi mô
25 MOM Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế tỉnh Tiền Giang
31 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
38 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản Return On Assets
Trang 8STT Từ viết tắt Từ/Cụm từ Tiếng Việt Từ/Cụm từ Tiếng Anh
39 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Return On Equity
40 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô
44 TCVM Bàn tay vàng Chương trình Bàn Tay Vàng
45 TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH
Một thành viên TYM
46 Thanh Hóa MFI Tổ chức tài chính vi mô TNHH
Thanh Hóa
48 VMFWG Nhóm công tác tài chính vi mô
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng quan về Tiết kiệm vi mô chính thức ở Việt Nam 70
Bảng 3.2: Các hoạt động bảo hiểm cho khách hàng thu nhập thấp (tính đến tháng 8/2015) 71
Bảng 3.3: Tổng quan về số lượng khách hàng và dư nợ ngành TCVM Việt Nam, 2013 -2015 77
Bảng 3.4: Số lượng khách hàng vay vốn của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn (2011 – 2015) 80
Bảng 3.5: Tổng giá trị dư nợ tín dụng của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn (2011 – 2015) 81
Bảng 3.6: Chỉ tiêu tự bền vững về tài chính của các TCTCVM bán chính thức năm 2015 87
Bảng 3.7: Chất lượng các khoản cho vay các TCTCVM bán chính thức năm 2015 91 Bảng 3.8: Quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các TCTCVM chính thức năm 2015 97
Bảng 4.1: Diễn giải các biến trong mô hình Binary Logistic Regression và giả thuyết nghiên cứu 109
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến 111
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến OSS 112
Bảng 4.4: Chiều tác động của các nhân tố đến OSS 113
Bảng 4.5: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết nghiên cứu 124
Bảng 4.6: Các biến độc lập trong mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng từ các TCTCVM và giả thuyết nghiên cứu 127
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các biến trong mô hình 130
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của khách hàng tại các TCTCVM 130
Bảng 4.9: Chiều tác động của các nhân tố đến khả năng vay vốn của khách hàng 131 Bảng 4.10: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng tại các TCTCVM 135
Bảng 4.11: Chiều tác động của các nhân tố đến giá trị khoản vay của khách hàng từ các TCTCVM 136
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Nhu cầu về dịch vụ phi tài chính ở Việt Nam 74Biểu đồ 3.2: Quy mô và mức độ tiếp cận theo chiều rộng của các TCTCVM Việt
Nam tính đến tháng 12/2015 78Biều đồ 3.3: Số lượng khách hàng vay vốn của các TCTCVM chính thức giai đoạn
(2011 - 2016) 79Biểu đồ 3.4: Tổng giá trị dư nợ tín dụng của các TCTCVM chính thức (2011 – 2016) 79Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ khách hàng nữ của các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 –
2015) 82Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân đầu người của
các TCTCVM chính thức giai đoạn (2011 – 2015) 83Biểu đồ 3.7 Chỉ số bền vững hoạt động (OSS) của các TCTCVM năm 2015 84Biểu đồ 3.8: Chỉ số bền vững hoạt động (OSS) các TCTCVM chính thức giai đoạn
(2011 – 2015) 85Biểu đồ 3.9: Các chỉ tiêu đánh giá sự bền vững tài chính của các TCTCVM chính
thức năm 2015 86Biểu đồ 3.10: Chỉ số khả năng sinh lợi trên tài sản (ROA) các TCTCVM chính thức
giai đoạn (2011 – 2015) 88Biểu đồ 3.11: Chỉ số khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) các TCTCVM
chính thức giai đoạn (2011 – 2015) 88Biểu đồ 3.12: Khả năng sinh lợi của các TCTCVM bán chính thức năm 2015 89Biểu đồ 3.13: Chất lượng các khoản cho vay của các TCTCVM chính thức năm 2015 90Biểu đồ 3.14 Số lượng khách hàng và quy mô dư nợ trung bình trên một cán bộ tín
dụng của các TCTCVM tại Việt Nam năm 2015 99Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ phần trăm người trưởng thành có tài khoản tại một ngân hàng/tổ
chức tài chính chính thức 155
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu 9
Hình 2.1: Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của Tổ chức TCVM 27
Hình 3.1: Phân đoạn thị trường tài chính vi mô Việt Nam hiện nay 64
Hình 3.2: Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam 94
Hình 4.1: Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững về hoạt động của TCTCVM 109
Hình 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM 123
Hình 4.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng TCVM 127
Hình 5.1: Cơ sở đề xuất khuyến nghị 142
Hình 5.2 Lộ trình chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô 145
Hình 5.3 Các kênh “dẫn vốn” đến các TCTCVM 153
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tài chính vi mô (TCVM) được đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội (ADB, 2016; Chowdhury, 2009; Leger wood, 2013; Chính Phủ, 2015)
Với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ký CPTPP đang mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho khu vực tài chính ngân hàng Tuy nhiên, với sức ép của hội nhập cũng như những tiêu chuẩn an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang làm cho người nghèo, các đối tượng chính sách cũng như các doanh nghiêp siêu nhỏ ngày càng khó có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức Theo WB (2015), Việt Nam là một trong
25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận các dịch vụ tài chính; chỉ khoảng 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tiếp cận được vốn vay của ngân hàng Trong khi
đó, thị trường tín dụng phi chính thức tồn tại dưới dạng Hụi, Họ, Phường vẫn đang diễn ra ở cả thành thị và nông thôn với độ rủi ro lớn và có xu hướng hoạt động ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức nhằm kiếm lời dựa trên sự khó khăn, túng quẫn của người nghèo đang gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội (Bùi Diệu Anh, 2016)
Vì vậy, tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính bởi tất cả mọi người hay còn gọi là tài chính toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng và hữu ích đối với tất cả các cá nhân, doanh nghiệp, giúp tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao năng lực và bảo đảm hoạt động kinh tế của họ Tài chính toàn diện cũng hỗ trợ tăng cường ổn định tài chính và phát triển kinh tế trên diện rộng, giúp đảm bảo tăng trưởng toàn diện
Trong bối cảnh đó, các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) truyền thống mặc
dù còn nhỏ bé cả về mặt số lượng và thị phần nhưng được đánh giá là có mức độ tiếp cận sâu tới khách hàng tốt thứ hai trên thị trường chỉ sau NHCSXH, do sứ mệnh và tầm nhìn của các tổ chức này thường vì mục tiêu giảm nghèo, nâng cao năng lực khách hàng, hoạt động chủ yếu ở các vùng khó khăn, khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức (Lê Thanh Tâm, 2015) Vì vậy, phát triển các TCTCVM nhằm cung ứng dịch vụ TCVM được coi là giải pháp quan trọng góp phần giải quyết nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho những đối tượng này, là tiền
đề cho tăng cường tài chính toàn diện
Trang 13Tuy nhiên, nhiều TCTCVM tại Việt Nam còn non trẻ, hoạt động khó khăn và phụ thuộc vào nhà tài trợ Trong khi đó, trên thế giới, việc phát triển các TCTCVM thành các TCTCVM thương mại được coi là một phương thức hiệu quả để phục vụ một bộ phận lớn dân cư ở các khu vực thành thị, nông thôn, vùng sâu vùng xa một cách bền vững (The economist intelligence unit, 2014)
Qua một số nghiên cứu của Mersland and Ström (2010), Marr (2002), Hermes and Lensink (2008), Sofia Bredbeg & Sara Ek (2011), hoạt động TCVM được thể hiện
ở 2 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận, (2) mức độ bền vững Tuy nhiên, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTCVM xét trên 2 khía cạnh là mức
độ tiếp cận và mức độ bền vững chưa được nhiều nghiên cứu đề cập một cách có hệ thống Bên cạnh đó, sự khác nhau giữa môi trường kinh tế xã hội Việt Nam và trên thế giới có thể dẫn đến mức độ tác động khác nhau của các nhân tố ảnh hưởng
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây đề cập đến hoạt động TCVM như
“Phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam” (Nguyễn Quỳnh Phương, 2017); “Phát triển hoạt động TCVM tại TCTD Việt Nam” (Phạm Bích Liên, 2015);
“Phát triển TCVM tại Việt Nam” (Nguyễn Đức Hải, 2012) ; “Mức độ bền vững của các TCTCVM Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị” (Nguyễn Kim Anh & Lê Thanh Tâm, 2013) Các TCTCVM truyền thống, hoạt động của các tổ chức này có nhiều điểm khác biệt so với các TCTD khác cung cấp TCVM như hoạt động theo các chương trình mục tiêu, nguồn vốn phụ thuộc chủ yếu vào các nhà tài trợ Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động của các TCTCVM quy mô nhỏ bao gồm cả chính thức và bán chính thức là cần thiết Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu về hoạt động TCVM mới chỉ chủ yếu tập trung vào hoạt động của các TCTD chính thức thuộc sở hữu Nhà nước như NHCSXH, NHNo&PTNT, Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), NHTM như NHTM cổ phần bưu điện Liên Việt
Qua tổng quan nghiên cứu (mục 1.2 dưới đây), khoảng trống nghiên cứu hiện nay là: chưa nghiên cứu nào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM xét trên 2 khía cạnh là mức độ độ bền vững và mức độ tiếp cận bằng cả 2 phương pháp định tính và định lượng Các TCTCVM muốn đạt được mục tiêu kép là phát triển bền vững và mục tiêu xã hội thì phải gia tăng mức độ tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu – là những người nghèo, người thu nhập thấp và đồng thời phải đạt được sự bền vững để có thể tồn tại trong dài hạn Việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực cũng như những nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và mức độ bền vững sẽ là một căn cứ quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp,
Trang 14khuyến nghị đối với các TCTCVM cũng như các cơ quan hữu quan nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam trong thời gian tới
Xuất phát từ những lý do khách quan trên, đề tài “Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hoạt động TCVM đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu và sự kiện “cha đẻ” của Ngân hàng Grameen Bank là Muhammad Yunus nhận được thưởng Nobel Hòa Bình cho những cống hiến của ông đối với ngành TCVM đã tạo ra một tiếng vang lớn thu hút sự chú ý của toàn thế giới, khẳng định hơn nữa vai trò của TCVM đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội Cùng với quá trình phát triển của hoạt động TCVM trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan
Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động TCVM và đánh giá hoạt động của các TCTCVM
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc làm thế nào để đánh giá hoạt động của các TCTCVM Có thể chia thành 4 dòng quan điểm chính như sau:
Dòng quan điểm thứ nhất: đánh giá hoạt động của TCTCVM được thể hiện qua hiệu quả hoạt động tài chính (Armendáriz và Morduch 2010, Tucker, 2001; Abate và các cộng sự, 2002; CGAP, 2009; Tulchin, Sassman, Wolkomir, 2009)
Dòng quan điểm thứ hai: đánh giá hoạt động của TCTCVM qua 2 tiêu chí cơ bản là (1) mức độ tiếp cận khách hàng, (2) sự bền vững của tổ chức Đại diện cho quan điểm này bao gồm: các nghiên cứu lý thuyết (Ledgerwood, 1999; Littlefield
và cộng sự, 2003; Armendáriz de Aghion, B and Morduch, 2006) và các trường hợp nghiên cứu cụ thể Khandker, 1998; Yunus, 2005; Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013), Phạm Bích Liên (2016)
Dòng quan điểm thứ ba: đánh giá hoạt động của TCTCVM dựa trên 3 mục tiêu: (1) tiếp cận với đối tượng khách hàng TCVM, (2) bền vững tài chính, (3) tác động của
hoạt động (mục tiêu xã hội) Đại diện cho quan điểm này là Zeller và Meyer (2002);
Shakil Quayes (2012); Manijeh Sabi (2013); Nguyễn Đức Hải (2012); Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013); Nguyễn Quỳnh Phương (2017)
Dòng quan điểm thứ tư: đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua góc nhìn
từ 2 phía TCTCVM và khách hàng (Sofia Bredbeg & Sara Ek, 2011) Theo quan điểm nhìn nhận hoạt động TCVM từ phía các TCTCVM thì hoạt động TCVM được thể hiện
ở 3 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận, (2) sự bền vững và (3) tỷ lệ hoàn trả vốn vay
Trang 15[(Mersland and Ström (2010), Marr (2002), Hermes and Lensink (2008), Bhatt & Tang (2001)] Theo quan điểm nhìn nhận hoạt động TCVM từ phía người đi vay thì hoạt động TCVM được thể hiện ở 2 khía cạnh chính: (1) vốn xã hội và (2) sự cải thiện điều kiện kinh tế của hộ gia đình Anderson and Locker (2002)
Như vậy, khoảng trống nghiên cứu là mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam thực hiện đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí cơ bản là mức độ bền vững và mức độ tiếp cận nhưng các nghiên cứu này mới chỉ thực hiện việc đánh giá mức độ bền vững của TCTCVM và mức độ tiếp cận của TCTCVM
từ phía các TCTCVM, chưa đề cập đến mức độ tiếp cận của TCTCVM từ phía khách hàng Do đó, kế thừa các kết quả nghiên cứu trước cũng như điều kiện nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam, tác giả phân tích, đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí cơ bản là: (1) mức độ bền vững của TCTCVM và (2) mức độ tiếp cận nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận bằng phương pháp nghiên cứu định tính Sau đó, nghiên cứu định lượng được sử dụng để đi sâu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của TCTCVM (từ phía khách hàng)
Các nghiên cứu về phân tích mối quan hệ giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM
Xuất phát từ quan điểm đánh giá hoạt động của TCTCVM thông qua 2 tiêu chí
là (1) mức độ bền vững (2) mức độ tiếp cận, nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững được thực hiện cho 2 nhóm kết quả nghiên cứu trái ngược nhau khi thực hiện ở các quốc gia khác nhau:
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững cho thấy có sự đánh đổi giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững Điển hình cho các nghiên cứu này bao gồm: mô hình nghiên cứu về mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của Christen và các cộng sự (1995); Thys (2000), sau đó được Olivares-Polanco (2005) kiểm định và khẳng định lại với dữ liệu từ 28 TCTCVM tại châu Mỹ
La tinh trong giai đoạn (1999 – 2001) Olivares-Polanco sử dụng phương pháp tương quan hồi quy kiểm tra mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTCVM đã cho thấy có sự đánh đổi giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững Shakil Quayes (2012) với nghiên cứu “Độ sâu tiếp cận cộng đồng và tính bền vững tài chính của
Trang 16TCTCVM”đã sử dụng dữ liệu từ 702 TCTCVM hoạt động tại 83 quốc gia và bằng phương pháp nghiên cứu định lượng đã cho thấy những bằng chứng thực nghiệm của một mối quan hệ tích cực bổ sung giữa sự bền vững của tài chính và độ sâu tiếp cận cộng đồng của các TCTCVM Woller và Schreiner (2001) đã thực hiện một phân tích sâu sắc về mối quan hệ giữa tài chính tự bền vững và 6 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận: giá trị mang lại, chi phí, phạm vi, thời hạn, độ sâu và độ rộng tiếp cận Nghiên cứu này chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa sự bền vững tài chính và mức độ tiếp cận, cả hai nhân tố này bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển Tại Việt Nam, Lê Thị Như Quỳnh (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM giai đoạn (2010 – 2014) đã cho thấy chưa có dấu hiệu tồn tại mối quan hệ đánh đổi giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam Nghiên cứu của Phạm Bích Liên (2016) cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTD khi tiến hành hoạt động TCVM Lê Thanh Tâm (2008) với nghiên cứu“Phát triển các tổ chức tài chính nông thôn Việt Nam” cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của TCTD nông thôn tại Việt Nam Đặc biệt, nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Quỳnh Phương (2017) về 25 TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam cho thấy sự khẳng định hơn nữa mối quan hệ tích cực giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của các TCTCVM tại Việt Nam
Có thể thấy rằng, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khẳng định mối quan hệ tích cực giữa mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của các TCTCVM Vì vậy, nghiên cứu của tác giả đứng trên quan điểm thừa nhận mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ tiếp cận và sự bền vững của TCTCVM tại Việt Nam
Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững hay mức độ tiếp cận của TCTCVM
Một nghiên cứu điển hình về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM do Nadiya Marakkath (2014) thực hiện với đề tài “Mức độ bền vững của của các TCTCVM Ấn Độ” Nghiên cứu đã thu thập số liệu từ 50 TCTCVM đã công khai số liệu tới Mix trong giai đoạn (2005 -2009), sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính Nghiên cứu đã chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tự bền vững về hoạt động (OSS) của các TCTCVM Ấn Độ Trong đó, nhân tố tăng trưởng có ảnh hưởng thuận chiều với OSS, các nhân tố rủi ro của danh mục đầu
tư, nhân tố phát triển và nhân tố thể chế (được thể hiện bằng mô hình cung cấp tín dụng) có ảnh hưởng ngược chiều với OSS
Trang 17Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Phương (2017) có chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM Tuy nhiên, nghiên cứu này mới dừng lại
ở việc nghiên cứu ảnh hưởng của 4 nhân tố là tổng số khách hàng, tỷ lệ khách hàng nữ,
dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đến mức
độ bền vững của TCTCVM Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM xét trên khía cạnh mức độ tiếp cận chưa được đề cập đến
Vaessen (2001) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ở miền Bắc Nicaragua và nhận thấy biến số này nhận tác động tích cực từ trình
độ giáo dục, quy mô gia đình, hoạt động phi nông nghiệp và sự tiếp cận mạng lưới thông tin Tương tự, Okurut (2006) đánh giá tác động của việc tiếp cận tín dụng của người nghèo ở Nam Phi bằng phương pháp kết nối điểm xu hướng và chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng bị tác động cùng chiều và đáng kể bởi độ tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, tiêu dùng bình quân của hộ
Hồ Đình Bảo (2016) với nghiên cứu: “Tác động của tín dụng vi mô chính thức đến phúc lợi hộ gia đình Việt Nam” cho thấy diện tích đất sở hữu, quy mô hộ gia đình và việc
có sản xuất nông nghiệp là các yếu tố tác động tích cực đến tiếp cận tín dụng Ngược lại, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ người già và việc sống ở khu vực thành thị có tác động tiêu cực Nghiên cứu này chủ yếu dựa vào bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình năm
2010 và 2012 và chủ yếu các khoản tín dụng vi mô là từ NHCSXH (là một tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM nhận được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía Chính phủ) chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của người dân với các TCTCVM
Có thể nhận thấy, phần lớn các nghiên cứu về phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam mới chỉ chủ yếu tập trung vào các TCTD chính thức như NHCSXH, Hệ thống QTDND, NHNN&PTNT, Ngân hàng bưu điện Liên Việt mà có rất ít các nghiên cứu dành riêng cho các TCTCVM truyền thống (bao gồm cả chính thức và bán chính thức) Các tổ chức này mặc dù còn chiếm thị phần khá nhỏ bé nhưng thời gian gần đây hoạt động tương đối hiệu quả, nhiều kỳ vọng phát triển Vậy, đâu là rào cản khiến cho các TCTCVM còn hoạt động yếu ớt, chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển? Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam dựa trên 2 khía cạnh đánh giá là mức độ bền vững và mức
độ tiếp cận bằng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, sau đó kết hợp với nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của TCTCVM (từ phía khách hàng) sẽ là khoảng trống cho nghiên cứu Xuất phát từ kết quả của các nghiên cứu trước tại Việt Nam, nghiên cứu đứng
Trang 18trên giả thuyết có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận và mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam Vì vậy, tác giả thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của các TCTCVM để đưa ra cơ sở cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam là cơ sở cho việc đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam
Mục tiêu tổng quát này được chi tiết thành các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về TCTCVM và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM
(2) Phân tích thực trạng hoạt động của các TCTCVM và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mô hình kết hợp với thực trạng hoạt động của TCTCVM, tác giả đề xuất các khuyến nghị đối với các TCTCVM và các cơ quan hữu quan như Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, UBND các tỉnh, Nhóm công tác TCVM trong xây dựng và thực thi các chính sách nhằm phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam?
Câu hỏi này sẽ được giải quyết thông qua trả lời các câu hỏi cụ thể như sau: (1) Hoạt động của TCTCVM bao gồm những nội dung gì?
(2) Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hoạt động của TCTCVM thường được sử dụng là gì?
(3) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM, tập trung vào mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM?
(4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTCVM Việt Nam được nhận diện thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM xét trên 2 khía cạnh mức độ tiếp cận và mức độ bền vững?
(5) Các phát hiện chính thông qua kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ bền vững của TCTCVM tại Việt Nam?
Trang 19(6) Các phát hiện chính thông qua kết quả mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM tại Việt Nam?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam, tập trung nghiên cứu các TCTCVM quy mô nhỏ, kể cả chính thức và bán chính thức trong giai đoạn (2011 – 2016) Đây là giai đoạn 6 năm đầu tiên kể từ sau khi Luật các
tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ra đời từ ngày 16/6/2010 đã công nhận TCTCVM
là một bộ phận trong hệ thống tài chính
- Để đánh giá chi tiết hơn các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM về khía cạnh khách hàng, tác giả thực hiện nghiên cứu khách hàng của 5 TCTCVM, bao gồm: TCTCVM Thanh Hóa, TCTCVM TNHH Một thành viên (TYM), Trung tâm TCVM và phát triển M&D, Trung tâm vì phụ nữ và phát triển cộng đồng (CWCD), Quỹ TCVM vì sự phát triển cộng đồng (MFCDI) Đây là các TCTCVM hoạt động với các mô hình khác nhau, hình thức pháp lý khác nhau: (đã cấp phép, chưa được cấp phép), các chương trình dự án khác nhau, và ở các vùng miền khác nhau, quy mô khác nhau
Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp về các TCTCVM được thu thập trong giai đoạn 2011 – 2016
Dữ liệu thứ cấp về khách hàng được thu thập tại 5 TCTCVM trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2016
Trang 201.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu ở đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam được thể hiện ở 2 khía cạnh chính: (1) Mức độ tiếp cận; (2) mức độ bền vững [(Mersland & Ström (2010), Marr (2002), Hermes & Lensink (2008); và dựa trên quan điểm có mối quan hệ tích cực giữa mức độ tiếp cận
và mức độ bền vững của TCTCVM [Shakil Quayes (2012), Woller và Schreiner (2002), Lê Thanh Tâm (2008), Phạm Bích Liên (2016), Nguyễn Quỳnh Phương (2017)] Do đó, đề tài sẽ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam
Hình 1.1: Tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Nguồn: (Tác giả đề xuất)
1.6.2 Hệ thống dữ liệu
Mẫu nghiên cứu với nguồn dữ liệu thứ cấp bao gồm: (1) dữ liệu các TCTCVM được lấy từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và các báo cáo đã được TCTCVM công bố Chi tiết về mẫu nghiên cứu được trình bày trong chương 4, mục 4.1.3; (2) dữ liệu khách hàng, nguồn dữ liệu khách hàng lấy từ 291 phiếu điều tra khách hàng về thực trạng các sản phẩm TCVM và giải pháp do Nhóm công tác
Hoạt động TCVM của TCTCVM
Mức độ tiếp cận
của TCTCVM
Mức độ bền vững của TCTCVM
Nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ tiếp cận
của TCTCVM
Nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM
Trang 21TCVM (VMFWG) thực hiện tháng 10 năm 2016 Chi tiết về mẫu nghiên cứu được trình bày trong chương 4, mục 4.2.3
Dữ liệu sơ cấp do tác giả thu thập được thông qua thực hiện phương pháp phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm
1.6.3 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Với các mục tiêu chính và các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, từng phương pháp nghiên cứu được vận dụng một cách cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết và đưa ra những giả thuyết cho nghiên cứu, bao gồm: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hóa trên cơ sở phân tích, nghiên cứu tài liệu
và quan sát, phương pháp giả thuyết và so sánh đối chứng, phương pháp chuyên gia, phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đo lường các biến số, thu thập dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, phân tích dữ liệu qua mẫu nghiên cứu để giải thích cho các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm phương pháp thiết kế xây dựng bảng hỏi, phương pháp phân tích thống
kê, phương pháp phân tích hồi quy và tương quan
1.6.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phạm trù rộng, bao hàm nhiều loại hình: xây dựng
lý thuyết, nghiên cứu tình huống, nghiên cứu nhân chủng học, nghiên cứu hành động
và nhiều phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau: phỏng vấn, thảo luận nhóm, quan sát (Nguyễn Văn Thắng, 2014, tr.95)
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm tái khẳng định các mối liên hệ lý thuyết giữa các nhân tố, có một số mối quan hệ chưa được thể hiện rõ trong các nghiên cứu trước đây Mặt khác, sử dụng nghiên cứu định tính còn có thể nhận diện được một số nhân tố mà những nhân tố này rất khó có thể lượng hóa và thể hiện bằng những con số ngay lập tức Vì vậy, nghiên cứu định tính giúp kiểm tra sơ bộ sự phù hợp của các nhân tố trong mô hình lý thuyết ban đầu với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính còn được tác giả
sử dụng nhằm giải thích kết quả nghiên cứu định lượng khi có kết quả khác với giả thuyết ban đầu từ lý thuyết Bao gồm các phương pháp sau:
Trang 22Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Tác giả đã nghiên cứu các tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM theo hướng tiếp cận căn
cứ vào mức độ bền vững và mức độ tiếp cận của TCTCVM Các thông tin, tài liệu sau khi được tác giả thu thập sẽ được sắp xếp và phân tích theo từng chủ đề nghiên cứu, từng dòng quan điểm của các tác giả khác nhau, từ đó tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc cho vấn đề nghiên cứu
Phương pháp mô hình hóa: Bằng việc tổng hợp các mô hình nghiên cứu cho các vấn đề trước đây của các tác giả khác, tác giả đã tổng hợp và xây dựng các mô hình giả định về đối tượng nghiên cứu, mô hình thứ nhất là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững của TCTCVM Mô hình thứ hai là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng tới TCTCVM (thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đến TCTCVM từ phía khách hàng) Đây là hai mô hình được lựa chọn để nghiên cứu về các nhân tố ảnh đến hoạt động của TCTCVM
Phương pháp giả thuyết: Các giả định được đưa ra trên cơ sở 2 mô hình nghiên cứu Việc đưa ra giả thuyết là phương pháp nghiên cứu đối tượng bằng cách dự đoán bản chất của đối tượng và tìm cách chứng minh các dự đoán đó
So sánh đối chứng: Dựa trên cơ sở những số liệu thu thập được, tác giả so sánh hoạt động của các TCTCVM với nhau và với các TCTD khác cũng cung cấp hoạt động TCVM để khẳng định hơn kết quả của các mô hình phân tích nhân tố
Phương pháp chuyên gia : Thông qua các đợt hội thảo về phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam, tác giả tiếp cận với các chuyên gia, các nhà lãnh đạo của các cơ quan chức năng về lĩnh vực tài chính ngân hàng và TCVM để trao đổi xin ý kiến nhận xét đánh giá của chuyên gia để bổ sung cho các nghiên cứu về khung nghiên cứu, lựa chọn các mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng (bổ sung nhân tố, sử dụng thang đo phù hợp), và giúp cho phần phân tích thực trạng ở chương 3, bình luận về kết quả và ý nghĩa của các mô hình nghiên cứu tại chương
4, đề xuất các khuyến nghị chương 5
Phương pháp thảo luận nhóm : Thông qua các buổi hội thảo mà tác giả tham dự
do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với các tổ chức quốc tế như ADB, WB và IFC tổ chức, tác giả đã tham gia thảo luận nhóm với các nhà thực hành TCVM về thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam Kết quả thu được
từ các buổi thảo luận nhóm là nguồn tư liệu quý giá để tác giả sử dụng vào nghiên cứu
nhằm đảm bảo cơ sở thực tiễn những phân tích, đánh giá của tác giả
Trang 231.6.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố
(xác định hệ số tương quan của các nhân tố và kiểm định liệu hệ số đó có thực sự khác
0 với một mức ý nghĩa thống kê phù hợp) thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê toán, kinh tế lượng hoặc toán học đơn thuần
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy trong việc lượng hóa các mối quan hệ nhân tố được nhận diện trước đó bằng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể như sau:
Xây dựng bảng hỏi và thang đo: Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố, tác giả đã vận dụng và sử dụng ngay bộ câu hỏi thuộc phiếu điều tra khảo sát của VMFWG phỏng vấn đối với 291 khách hàng của các TCTCVM năm 2016 nhằm tìm hiểu về sản phẩm TCVM Việt Nam
Nguồn số liệu và điều tra khảo sát: Số liệu được tác giả tiến hành lấy từ hai nguồn
- Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững về hoạt động của các TCTCVM (mô hình 1), nguồn số liệu điều tra khảo sát lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo nghiên cứu mà 34 TCTCVM đã công bố trên Mix market hoặc công bố cho Nhóm công tác TCVM giai đoạn 2011 – 2016
- Để phân tích nhân tố ảnh hưởng mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM (mô hình 2), nguồn số liệu lấy từ cuộc điều tra khảo sát của Nhóm công tác TCVM đối với 291 khách hàng của các TCTCVM tháng 10 năm 2016
Làm sạch số liệu :
Làm sạch dữ liệu là khâu đầu tiên của quá trình phân tích dữ liệu, là việc bổ sung, điều chỉnh và ghi nhận thông tin về các biến của một cơ sở dữ liệu Mục đích của làm sạch dữ liệu nhằm đảm bảo các kết quả xử lý, khai thác, kết nối dữ liệu phản ánh trung thực về đối tượng Các bước làm sạch dữ liệu gồm:
(i) Hoàn chỉnh biến và thuộc tính của biến
Sau khi vào dữ liệu file điện tử, việc đầu tiên là tác giả đã kiểm tra tên biến cho phù hợp và dễ nhớ cho quá trình phân tích Dán nhãn, thuộc tính và đơn vị đo cho biến
để đảm bảo chính xác, phù hợp với dấu hiệu của đối tượng nghiên cứu
(ii) Kiểm tra những dấu hiệu bất thường của dữ liệu
Trang 24Để không làm sai lệch đặc trưng chung của tổng thể nghiên cứu thì các giá trị ngoại lai cần thiết được loại trừ trong một số tính toán mặc dù chúng không phải
là những thông tin sai Công cụ hữu ích để phát hiện các giá trị (thông tin) cá biệt, ngoại lai được sử dụng bao gồm: các mô tả thống kê với từng biến và các biểu đồ của các biến Cách thức kiểm tra bằng các lệnh trong phần mềm Stata 12.0
(iii) Bổ sung, điều chỉnh giá trị khuyết thiếu
Trong dữ liệu của luận án, đặc biệt chú ý tới các giá trị khuyết thiếu Những giá trị này có thể không được nhập hoặc không có câu trả lời Có thể xử lý bằng nhiều cách khi gặp lỗi dữ liệu khuyết thiếu Có thể để nguyên để sau này phân tích, phần mềm tự gán giá trị khuyến thiếu mặc định, hai là có thể cho luôn giá trị khuyết thiếu bằng giá trị trung bình, hoặc giá trị trung vị Có trường hợp có thể phải thay bằng giá trị bằng 0
(iv) Phân tích tương quan và tương quan riêng kết hợp xem xét dữ liệu ngoại lai
Khi kết quả phân tích không giải thích được, phân tích tương quan và tương quan riêng đối với các cặp biến cho phép phát hiện số liệu lỗi Để loại bỏ các số liệu gây sai lệch các quan hệ của các biến có thể kết hợp với dấu hiệu ngoại lai của số liệu từng biến để hiệu chỉnh số liệu Đặc biệt trong nghiên cứu, một nhóm biến đại diện cho một nhân tố, dùng phương pháp làm sạch này để xác định mối quan hệ chính xác giữa các biến
Phân tích thống kê:
Để xử lý các số liệu thứ cấp nhằm đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam, phân tích thống kê được sử dụng nhằm khái quát hóa những vấn đề trong nghiên cứu, đưa ra những cơ sở cho các giả định cũng như nhận định trong nghiên cứu
Trong chương 3 –Thực trạng hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam, các số liệu về chỉ tiêu tài chính, kết quả kinh doanh tổng thể và chi tiết theo từng hoạt động,
số lượng khách hàng, chất lượng tín dụng, của các TCTCVM chính thức và TCTCVM bán chính thức được sử dụng
Trong mô hình nghiên cứu tại chương 4 – Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của TCTCVM tại Việt Nam, các số liệu về chỉ số tự bền vững về hoạt động, tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, số vốn vay bình quân trên 1 khách hàng, tổng danh mục cho vay, tuổi của TCTCVM, thời gian hoạt động của TCTCVM, giá trị khoản vay, tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, trình độ chuyên môn, điều kiện kinh tế, số người trong độ tuổi lao động
Trang 25trong gia đình người vay, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thời hạn vay, lãi suất, hình thức trả nợ, điều kiện vay vốn, thủ tục giải ngân được sử dụng Các dữ liệu được sử dụng trong Luận án được tổng hợp từ các nguồn dữ liệu chính thức của các TCTCVM, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ADB, VMFWG, Mix market…Các dữ liệu trong phân tích định lượng đều đánh giá sự phù hợp trước khi ước lượng Một số
thống kê mẫu được tác giả sử dụng như các giá trị Đo lường xu hướng trung tâm (giá trị trung bình (mean), trung vị (median), trung tâm (mode), khoảng cách (range)); Đo lường tính biến thiên [phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Standard deviation), sai
số chuẩn của giá trị trung bình (Standard error of the mean; s.e.]
Sử dụng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Mô hình 1 : phân tích các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững về hoạt động của TCTCVM phản ánh mối quan hệ phụ thuộc giữa nhân tố chỉ số tự bền vững về hoạt động (OSS) với nhân tố độc lập gồm tỷ lệ rủi ro danh mục đầu tư (PAR>30); cấu trúc vốn (EAR); số vốn vay bình quân trên 1 khách hàng (ALSPB), tổng danh mục cho vay (GLP), tuổi của TCTCVM (AGE), phạm vi hoạt động của TCTCVM (biến giả LOC1, LOC2), hình thức pháp lý của TCTCVM (biến giả LEGAF1, LEGAF2 Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu OSS của TCTCVM tại Việt Nam, tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhị phân (Binary logistics Regression) và ứng dụng phần mềm Stata 12.0 Nội dung cụ thể của mô hình này được trình bày trong mục 4.1.1 Chương 4
Mô hình 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM Hai tiêu chí được sử dụng để đánh giá mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng TCVM là: (1) khả năng nhận được các khoản vay; (2) tổng số tiền vay mà một khách hàng TCVM nhận được Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy hai bước của Heckman để kiểm tra các giả thuyết dựa trên mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, nội dung cụ thể được trình bày trong mục 4.2.1 Chương 4
1.7 Những đóng góp mới của luận án
1.7.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Hoạt động của TCTCVM được đánh giá thông qua 2 khía cạnh đó là mức độ tiếp cận và mức độ bền vững Do đó, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TCVM sẽ được thực hiện thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức
độ tiếp cận và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bền vững của TCTCVM
Trang 26(1) Ứng dụng mô hình của Nadiya Marakkath (2014), dựa trên các cơ sở lý
thuyết và có điều chỉnh, bổ sung thêm biến hình thức pháp lý để phù hợp với TCTCVM Việt Nam, đề xuất mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến OSS với 7 nhân tố độc lập gồm: tỷ lệ rủi do của danh mục đầu tư (PAR >30), cấu trúc vốn (EAR), số vốn vay bình quân trên 1 khách hàng (ALSPB), tổng danh mục cho vay (GLP), tuổi của TCTCVM (AGE), phạm vi hoạt động của TCTCVM (biến giả LOC1, LOC2), hình thức pháp lý của TCTCVM (biến giả LEGAF1, LEGAF2)
Kết quả phân tích Mô hình 1 cho thấy mô hình này được đánh giá là phù hợp Trong đó, tỷ lệ rủi do của danh mục đầu tư (PAR >30) có ảnh hưởng ngược chiều với OSS, tổng danh mục cho vay (GLP) ảnh hưởng cùng chiều với OSS, tuổi của TCTCVM (AGE) không có ý nghĩa thống kê, các kết luận này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Nadiya Marakkath (2014) Các biến còn lại bao gồm: số vốn vay bình quân trên 1 khách hàng (ALSPB) không có ý nghĩa thống kê, phạm vi hoạt động của TCTCVM (LOC2), hình thức pháp lý của TCTCVM (LAGEF2) có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng cùng chiều với OSS lại cho thấy sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu trước đây của Marakkath (2014) cũng như nghiên cứu của Francisco Olivares – Polanco & T Radha Ramanan (2012) Các nghiên cứu trước cho thấy biến
“giá trị khoản vay trung bình” ảnh hưởng ngược chiền đến OSS, các biến "phạm vi hoạt động" và "hình thức pháp lý" của TCTCM không ảnh hưởng rõ nét đến OSS Tuy nhiên, trái ngược các kết quả trên, nghiên cứu của luận án cho thấy: (i) “giá trị khoản vay trung bình” không ảnh hưởng rõ nét đến OSS; (ii) “phạm vi hoạt động” và “hình thức pháp lý” ảnh hưởng cùng chiều với OSS Nguyên nhân chính của sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu là do: (i) trên thế giới đã có nhiều TCTCVM phục vụ đến khách hàng có thu nhập trung bình hay ứng dụng cách thức hoạt động mới Trong khi
đó, tại Việt Nam các TCTCVM vẫn chủ yếu tập trung vào khách hàng nghèo và hoạt động theo cách thức truyền thống; (ii) khung pháp lý tại Việt Nam đối với các loại hình TCTCVM khác nhau, trong khi các nước khác áp dụng chung một khung pháp lý Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bền vững của TCTCVM tại Việt Nam với mức độ giảm dần như sau: (1) hình thức pháp lý của TCTCVM, (2) phạm vi hoạt động của TCTCVM, (3) cấu trúc vốn, (4) tổng danh mục đầu tư, (5) tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tư (PAR>30)
(2) Tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết và thông qua phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm) về thực trạng hoạt động cuả TC TCVM tại Việt Nam, bổ sung thêm 3 biến là trình độ chuyên môn của khách hàng, hình thức trả nợ, điều kiện vay để đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Trang 27đến mức độ tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM theo 2 bước phân tích Bước 1, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay (KNV) của khách hàng với TCTCVM gồm 12 nhân tố độc lập: Giá trị khoản vay (GTVVMi), Tuổi của khách hàng (TUOI), giới tính khách hàng (GIOITINH), Trình độ học vấn của khách hàng (HOCVAN), trình độ chuyên môn của khách hàng (CHUYENMON), Số người trong độ tuổi lao động (LAODONG), Điều kiện kinh tế của khách hàng (HONGHEO), Mục đích sử dụng vốn vay (MUCDICH), Thời hạn vay (THOIHAN), Hình thức trả nợ (HINHTHUCTRANO), Điều kiện vay (ĐIEUKIENVAY), Thủ tục giải ngân (THUTUC), Lãi suất (LAISUAT) Bước 2, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng gồm 11 nhân tố độc lập: Tuổi của khách hàng (TUOI), giới tính khách hàng (GIOITINH), Trình độ học vấn của khách hàng (HOCVAN), trình độ chuyên môn của khách hàng (CHUYENMON), Số người trong độ tuổi lao động (LAODONG), Điều kiện kinh tế của khách hàng (HONGHEO), Mục đích sử dụng vốn vay (MUCDICH), Thời hạn vay (THOIHAN), Hình thức trả nợ (HINHTHUCTRANO), Điều kiện vay (ĐIEUKIENVAY), Thủ tục giải ngân (THUTUC), Lãi suất (LAISUAT) Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng với TCTCVM cho thấy mô hình này được đánh giá là phù hợp Trong đó, mục đích sử dụng vốn vay (MUCDICH) có ảnh hưởng thuận chiều với KNV, trình độ chuyên môn của khách hàng (CHUYENMON) không có ý nghĩa thống kê là phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Nguyễn Quốc Oánh & Phạm Thị Mỹ Dung (2010) Các biến có ý nghĩa thống kê và cho kết quả trái ngược với các nghiên cứu trước, bao gồm: Biến GTVVMi có ảnh hưởng ngược chiều với KNV, trái ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Mậu Dũng (2011); Biến HOCVAN có ảnh hưởng ngược chiều với KNV, trái ngược với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh, Vũ Tú Bang (2015); Biến LAODONG có ảnh hưởng ngược chiều với KNV, trái ngược với kết quả nghiên cứu của Vương Quốc Duy và cộng sự (2010); Biến HONGHEO có ảnh hưởng cùng chiều với KNV, trái ngược với kết quả nghiên cứu của Khalid Mohamed (2003); Biến điều kiện vay có ảnh hưởng thuận chiều với KNV – là biến tác giả mới bổ sung Các biến còn lại bao gồm TUOI, GIOITINH, THUTUC, LAISUAT và THOIHAN đều không có ý nghĩa thống kê là khác với kết quả có ý nghĩa thống kê của Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010); Nguyễn Thị Kim Anh &
Vũ Tú Bang (2015); Barslund , M& Tarp, F (2008) Biến HINHTHUCTRANO là biến mới đưa vào nhưng không có ý nghĩa thống kê Điều này là do những đặc trưng khác biệt trong hoạt động và đối tượng khách hàng của TCTCVM so với các TCTD khác Tóm lại, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng với
Trang 28TCTCVM tại Việt Nam được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần, gồm: (1) điều kiện vay, (2) mục đích vay, (3) trình độ học vấn của người vay, (4) Điều kiện kinh tế của khách hàng vay, (5) số lượng lao động trong gia đình người vay, (6) giá trị khoản vay Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay của khách hàng tại TCTCVM cho thấy mô hình này được đánh giá là phù hợp Trong đó, biến CHUYENMON, HINHTHUCTRANO, DIEUKIENVAY đều không có ý nghĩa thống
kê là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước của Nguyễn Thị Kim Anh & Vũ
Tú Bang (2015); Nguyễn Minh Hà & Lại Thị Thu Huyền (2012) Các biến số người trong độ tuổi lao động (LAODONG) và biến thời hạn vay (THOIHAN) có quan hệ cùng chiều với GTV, biến thủ tục giải ngân (THUTUC) có quan hệ ngược chiều với GTV Các biến TUOI, GIOITINH, HOCVAN, HONGHEO, MUCDICH, LAISUAT đều không có ý nghĩa thống kê Các kết quả này khác biệt so với các nghiên cứu của một số tác giả trước đây Tóm lại, có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị khoản vay được sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng thấp dần bao gồm: (1) thủ tục vay, (2) số lượng lao động trong gia đình người vay, (3) thời hạn vay
1.7.2 Những đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nghiên cứu đưa ra hai nhóm khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động TCVM tại TCTCVM Việt Nam bao gồm:
Một là, khuyến nghị đối với TCTCVM ưu tiên như sau: (1) Cần xây dựng kế hoạch và có lộ trình chính thức hóa các TCTCVM một cách phù hợp Các CT/DA TCVM nên chuyển đổi thành QXH trước khi chính thức hóa; (2) Cần xác định phạm
vi hoạt động phù hợp với quy mô cũng như khả năng phát triển của TCTCVM Các TCTCVM nên phát triển hoạt động trên địa bàn một tỉnh, sau đó mới phát triển hoạt động ra ngoại tỉnh một cách thận trọng khi đã đạt được những điều kiện cần thiết nhằm gia tăng mức độ tiếp cận và mức độ bền vững; (3) Chủ động khai thác vốn, đặc biệt chú ý phát triển nguồn vốn chủ sở hữu từ những nguồn phù hợp với loại hình TCTCVM; (4) Cần gia tăng danh mục cho vay bằng cách thiết kế sản phẩm tín dụng theo hướng đa dạng hóa; điều kiện, thủ tục vay đơn giản, gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với từng đối tượng khách hàng; áp dụng công nghệ vào sản phẩm để gia tăng tính cạnh tranh; (5) Tăng cường công tác quản trị và điều hành đặc biệt là quản trị rủi ro; (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đối với cán bộ tín dụng nên tuyển dụng người địa phương, bám sát địa bàn hiểu rõ từng đối tượng khách hàng cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng để áp dụng điều kiện cho vay, thủ tục giải ngân và thu hồi vốn phù hợp đối với từng khách hàng; (7) Nâng cao hiểu biết cho khách hàng của
Trang 29TCTCVM về hoạt động cho vay và đi vay thông qua việc tuyên truyền, mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức hiểu biết cho khách hàng về kiến thức tài chính; (8) Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin.
Hai là, khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam và cơ quan hữu quan: (1) Bổ sung và hoàn thiện khung pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của các TCTCVM, (2) Có cơ chế hỗ trợ về vốn, nhân lực, lãi suất, cơ sở hạ tầng,… phù hợp với đặc thù của TCTCVM nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTCVM có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển một cách bền vững theo định hướng của chiến lược tài chính quốc gia
1.8 Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án gồm 05 chương:
Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tổ chức tài chính vi mô và nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Chương 3: Thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Chương 4: Mô hình và kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
Chương 5: Một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động của tổ chức tài
chính vi mô tại Việt Nam
Trang 30CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
2.1 Quá trình phát triển và vai trò của tổ chức tài chính vi mô
2.1.1 Khái quát về tài chính vi mô
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tài chính vi mô
Năm 2006, sau khi Muhammad Yunus – người sáng lập Ngân hàng Grameen Bank được Ủy ban Nobel trao Giải thưởng Nobel Hòa Bình “Vì những
nỗ lực của họ trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội”, tài chính vi mô (TCVM) đã tạo ra một dấu ấn quan trọng thu hút sự quan tâm của thế giới Tuy nhiên, lịch sử phát triển của ngành TCVM đã được bắt đầu từ trước đó rất lâu:
Giai đoạn sơ khai của TCVM liên quan đến các nhóm tiết kiệm và các nhóm tín dụng không chính thức cho người nghèo Ở Châu Âu, vào thế kỷ 15 TCVM bắt đầu được biết đến từ các cửa hàng cho vay thế chấp do giáo hội Công giáo thành lập
để bảo vệ người dân khỏi nhóm người cho vay nặng lãi với lãi suất rất cao Những cửa hàng cho vay thế chấp này đã được phát triển lan ra khắp châu lục, mở rộng một cách nhanh chóng sang khu vực Bắc Mỹ và các nước đang phát triển (Helms, 2006) Như vậy, tài chính phi chính thức và nhóm tự hỗ trợ là nguồn gốc của TCVM ở châu
Âu Cho đến đầu năm 1972, nhiều tổ chức tín dụng và tiết kiệm chính thức được thành lập tại Ai Len với quỹ cho vay được huy động nguồn lực từ các nguồn tài trợ
để cho vay với cơ chế miễn phí lãi suất và cho vay trả góp theo tuần
Giai đoạn 1950 – 1970, việc tiếp cận với tín dụng nông nghiệp thông qua các
tổ chức tài chính phát triển thuộc sở hữu nhà nước, hội nông dân để cung cấp các khoản vay ưu đãi và cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường đã được mở rộng Thời kỳ đầu những năm 1970, các chương trình thử nghiệm cho vay mở rộng cho nhóm phụ nữ nghèo để đầu tư vào các doanh nghiệp vi mô và các khoản tín dụng vi
mô (TDVM) đã được hình thành Tiên phong trong giai đoạn đầu bao gồm Ngân hàng Grameen ở Băng La Đet, ACCION quốc tế bắt đầu ở Châu Mỹ La Tinh và Ngân hàng Hội phụ nữ tự quản ở Ấn Độ (A/Rahaman, 2010)
Những năm 1980, các chương trình tín dụng vi mô nhỏ trên toàn thế giới đã cải tiến phương thức hoạt động ban đầu theo cách áp dụng lãi suất cho vay cao hơn để đạt được sự bền vững về tài chính Những người cho vay nhỏ như ngân hàng Rakayat
Trang 31Indonesia bất chấp sự hiểu biết thông thường về tài chính của người nghèo đã áp dụng
tỷ lệ lãi suất đủ để trang trải được chi phí và tỷ lệ trả nợ cao cho phép họ đạt được sự
bền vững và tiếp cận số lượng lớn khách hàng
Những năm 1990, thuật ngữ “tín dụng vi mô (TDVM)” bắt đầu được thay thế bởi “tài chính vi mô” Tài chính vi mô không những chỉ có tín dụng mà còn có cả tiết kiệm và các dịch vụ khác như bảo hiểm và chuyển tiền (Yunus, 2013)
Ngày nay, ranh giới giữa TDVM truyền thống và các hệ thống tài chính lớn hơn đang bắt đầu bị xóa mờ Ở một vài nước, ngân hàng và các tổ chức thương mại khác đang tham gia vào TCVM Đặc biệt là việc xây dựng và hình thành hệ thống tài chính phục vụ người nghèo được tiến hành mạnh mẽ
2.1.1.2 Khái niệm tài chính vi mô (TCVM)
Trong những thập kỷ gần đây, các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm đến việc phát triển ngày càng nhiều các dịch vụ tài chính và các dịch vụ hỗ trợ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người nghèo với mục đích cải thiện thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ Đã có rất nhiều những thành công minh chứng cho thấy tính ưu việt của các mô hình hỗ trợ người nghèo với tên gọi TCVM Khái niệm về TCVM được rất nhiều tổ chức và các nhà khoa học đưa ra dưới các giác độ khác nhau, điển hình như:
Theo Muhammad Yunus (2005), "TCVM được phát triển dựa trên tiền đề rằng người nghèo có những kỹ năng mà chưa được sử dụng hoặc chưa được sử dụng đúng mức vì họ chưa được trao quyền để phát huy chúng Giải phóng năng lượng và sự sáng tạo trong mỗi con người là lời giải cho bài toán đói nghèo"
Trên quan điểm của Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất CGAP:
"TCVM là việc cung cấp tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho nhóm người có thu nhập thấp bởi một cơ chế thích hợp, giúp cho họ có thể tiến hành sản xuất, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống" (CGAP, 2003)
Theo J Ledgerwood (2013), "TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội" Còn theo quan điểm của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB, 2000), "TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền
và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ"
Trang 32Ở Việt Nam, TCVM được hiểu theo cách diễn giải của thuật ngữ này là tài chính quy mô nhỏ, theo Luật các TCTD số 47 năm 2010 Nghị định số 28/2005/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành, tài chính qui mô nhỏ “là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”
Tổng hợp những khái niệm trên, ta có thể hiểu “TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư TCVM vừa
là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển” (Nguyễn Kinh Anh & cộng sự, 2013)
2.1.2 Tổ chức tài chính vi mô
2.1.2.1 Khái niệm tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM)
Hoạt động TCVM được cung ứng bởi rất nhiều đơn vị khác nhau Dựa vào khuôn khổ pháp luật điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực tài chính, có thể sắp xếp các đơn vị tham gia cung ứng dịch vụ TCVM thành ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực không (phi) chính thức (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô
Khu vực chính thức Khu vực bán chính thức Khu vực phi chính thức
theo hợp đồng, quỹ hưu trí
- Các công ty bảo hiểm
là TCTD
- Các dự án phát triển, các
tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ TCVM
- Các nhóm tương hỗ
- Các hiệp hội tiết kiệm
- Các hiệp hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng và biến thể của nó
- Các công ty tài chính, đầu
tư phi chính thức
- Những người cho vay cá nhân thương mại: (ví dụ: người cho vay nặng lãi); và phi thương mại (họ hàng, bạn bè, hàng xóm )
- Các thương gia và các chủ hiệu
Nguồn: (Ledgerwood, 2013)
Trang 33Các đơn vị thuộc khu vực chính thức được chính phủ ủy quyền và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng Các đơn vị bán chính thức tuy không phải tuân theo các quy định của hoạt động ngân hàng nhưng lại do các
cơ quan chính phủ cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát của các cơ quan này, còn các trung gian tài chính phi chính thức hoạt động ngoài quy định và kiểm soát của chính phủ Tại một số quốc gia đang phát triển, một số ngân hàng thương mại (NHTM) liên kết với các TCTCVM khác cung cấp một số dịch vụ cho khu vực nông thôn hoặc cung cấp dịch vụ cho chính TCTCVM như đảm nhận một phần trong nghiệp vụ tín dụng, chuyển tiền, gửi tiền, tư vấn và quản lý hộ Các ngân hàng này được gọi là ngân hàng liên kết
Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM và TCTCVM có sự khác biệt nhất định, được khái quát theo các dòng quan điểm sau:
Theo quan điểm thứ nhất, TCTCVM bao gồm tất cả các đơn vị cung cấp dịch
vụ TCVM, kể cả ngân hàng, hợp tác xã tài chính, tổ chức tài chính quy mô nhỏ chính thức và bán chính thức Đại diện cho quan điểm này bao gồm: Morduch (1999) định nghĩa” TCTCVM là các tổ chức tài chính chuyên ngành, thống nhất dưới ngọn cờ của TCVM, chia sẻ các cam kết hợp tác hướng tới phổ cập tài chính” Ledgerwood (1999) “TCTCVM là tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho người nghèo, chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm - mặc dù bảo hiểm và các dịch vụ thanh toán khác cũng được một số TCTCVM cung cấp”
Theo quan điểm thứ hai, TCTCVM là loại hình trung gian tài chính cung cấp các dịch vụ TCVM cho các khách hàng khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được tới khu vực tài chính chính thức Như vậy, các TCTCVM ở đây được hiểu là các tổ chức cung
cấp dịch vụ TCVM ở khu vực bán chính thức và phi chính thức (Muriu, 2011) Theo quan điểm thứ ba, TCTCVM là một dạng doanh nghiệp xã hội với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân,
hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, TCTCVM thông qua việc tiến hành các hoạt động TCVM - là một hoạt động cốt lõi để có được nguồn thu nhập cho phát triển, thực hiện được vai trò an sinh xã hội của mình TCTCVM không vì mục tiêu lợi nhuận, có nguồn thu để tự trang trải và phát triển bền vững (ADB, 2000; ADB, 2010; Sriram & Upadhyayula, 2004; Haq, M, Skully, M, and Pathan, S, 2010; Nguyễn Kim Anh, 2013; Lê Thanh Tâm, 2018)
Trang 34Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013), Sriram và Upadhyayula (2004) cũng đã làm rõ khái niệm về TCTCVM thông qua việc loại bỏ một số đơn vị cung cấp TCVM
ra khỏi định nghĩa TCTCVM Một NHTM mở rộng tiếp cận để có được khách hàng là những người nghèo sẽ không được coi là TCTCVM, vì họ không thực hiện đầy đủ các thuộc tính giá trị kết hợp của một TCTCVM Theo các thuộc tính giá trị của một TCTCVM là một tổ chức có nguồn gốc phát triển trên cơ sở không bóc lột mà chủ yếu phục vụ người nghèo Như vậy, theo quan điểm này, ngay cả một tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng có thể được coi là TCTCVM, khi thực hiện hoạt động TCVM như một hoạt động cốt lõi hoặc có một bộ phận riêng biệt để xử lý các hoạt động TCVM
Theo quan điểm thứ tư: “TCTCVM là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ” (Luật các TCTD số 47, 2010) Với định nghĩa này, khái niệm TCTCVM rất hẹp, chỉ bao gồm các TCTCVM chính thức được NHNN cấp phép và giám sát hoạt động (hiện có TYM và M7MFI, TCTCVM Thanh Hóa và CEP) Theo Quyết định 20/2017/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình, dự
án có hoạt động TCVM không được coi là TCTCVM
Như vậy, khái niệm TCTCVM khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào hình thức pháp lý, nhiệm vụ, phương pháp, hay mức độ phát triển, nhưng đều tập trung vào một nhóm khách hàng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương hơn khách hàng thông thường của ngân hàng Vì vậy, trong nghiên cứu này, khái niệm TCTCVM được lựa chọn và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế chung nhất là: các tổ chức chính
thức (được NHNN cấp phép hoạt động) và bán chính thức (các chương trình, dự án được đăng ký hoạt động với một cơ quan quản lý nhà nước bất kỳ) có cung cấp các dịch vụ TCVM, vì mục tiêu phi lợi nhuận
2.1.2.2 Các đặc trưng của các tổ chức tài chính vi mô
Nhìn chung, TCTCVM có một số đặc điểm riêng biệt khác với các NHTM và các tổ chức tài chính vì lợi nhuận như sau (ADB, 2000; Ledgerwood, 2013; VMFWG, 2013; Nguyễn Kim Anh, 2013; Lê Thanh Tâm, 2018):
Thứ nhất, các khoản vay của TCTCVM thường nhỏ, đặc trưng vốn lưu động TCTCVM cấp tín dụng thường xuyên cho những khách hàng có thu nhập thấp (hội phụ nữ, nông dân ) vì vậy mà các khoản cho vay thường có giá trị rất nhỏ, thời gian ngắn và không có tài sản bảo đảm, chu kỳ vay lại thường xuyên với lãi suất áp dụng thường cao hơn so với khoản vay thông thường (cao hơn so với cho vay thương mại)
và thường là các khoản vay ngắn hạn
Trang 35Thứ hai, các khoản cho vay của TCTCVM được thế chấp bằng tín chấp và tiết kiệm bắt buộc Khách hàng thường không có tài sản thế chấp nếu có thì giá trị cũng rất thấp vì khách hàng là những người nghèo/thu nhập thấp không có khả năng đáp ứng về tài sản bảo đảm, do đó không thể đi vay được Chính vì vậy, các khoản tín dụng vi mô thường được cung cấp dưới hình thức tín chấp hoặc thông qua các khoản tiết kiệm bắt buộc
Thứ ba, hoạt động cho vay của TCTCVM được tổ chức tại điểm thu phát vốn thuận tiện ngay ở khu dân cư (khách hàng TCVM) sinh sống Để khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất và tốt nhất với TCVM thì TCTCVM phải có những mạng lưới thu/phát ngay tại khu sinh sống của dân cư, thuận lợi tốt nhất cho việc sử dụng các sản phẩm vì nếu như ở xa khu dân cư thì việc đi lại để đến các phòng giao dịch sẽ khó khăn, chi phí tốn kém làm giảm khả năng sử dụng sản phẩm của khách hàng TCVM
Thứ tư, các sản phẩm tiết kiệm của TCTCVM có tính giáo dục cộng đồng cao Các TCTCVM cung cấp các sản phẩm tiết kiệm có tính giáo dục tài chính cao tới các khách hàng thành viên của mình, giúp người nghèo có thể hiểu về dịch vụ tiết kiệm, từ
đó có ý thức tiết kiệm và tích lũy (dù cho số tiền họ tích lũy được là rất nhỏ, có thể chỉ
là vài nghìn)
Thứ năm, quy trình cho vay đơn giản với cơ chế giám sát cộng đồng. Các khoản vay được thông qua nhanh và dễ dàng nhằm khuyến khích nhóm khách hàng mục tiêu - những người thiếu tự tin và tinh thần tự tôn Cán bộ của TCTCVM gắn kết, hiểu rõ khách hàng, quản lý khách hàng thông qua sức ép của cộng đồng Một quá trình thẩm định tín dụng được quản lý tốt chỉ mất một hoặc hai tuần và các thời gian thẩm định các khoản vay tiếp theo có thể còn ngắn hơn Cơ chế giám sát mạnh thông qua duy trì hệ thống giám sát trực tiếp có hiệu lực và kiện định trên cả khía cạnh hoạt động và hành chính của tổ chức Các tiêu chuẩn cụ thể được thiết lập để đảm bảo hoatj động tài chính và xã hội của tổ chức được lan tỏa tới hoạt động kinh doanh của khách hàng
Thứ sáu, hoạt động của các TCTCVM giúp nâng cao gắn kết cộng đồng cho các thành viên Thông qua hình thức cho vay theo tổ, nhóm, khách hàng của các TCTCVM có thể giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong việc sử dụng vốn vay và sinh hoạt cuộc sống tại nơi cư trú, qua đó tạo ra môi trường gắn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng
Trang 362.1.2.3 Vai trò của tổ chức tài chính vi mô
Trong khoảng hơn 50 năm gần đây, TCVM đã tạo ra những thành tựu to lớn và đáng kinh ngạc khẳng định vai trò trong việc làm thay đổi cuộc sống người dân Trong
đó, các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội khu vực nông thôn (Helms B, 2006; Hulme,1996; Ledgerwood.J, 1999) Về bản chất, các TCTCVM có vai trò "đôi" cả về tài chính và xã hội:
Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân
bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho dân chúng nông thôn - nhất là người nghèo - tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của
họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ
TCVM chung sức với các hoạt động kinh tế khác tại quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống lại các khía cạnh đa chiều của nghèo đói
Thứ nhất, TCVM làm tăng thu nhập hộ gia đình, từ đó tăng cường an ninh lương thực, tích lũy tài sản, kinh doanh tự quản lý và tiếp cận giáo dục. Tài chính vi
mô cũng là một cách thức để tự trao quyền cho phép người nghèo sử dụng tài năng và tiềm năng của họ để tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập, nhờ đó, giảm tình trạng dễ tổn thương trước những khó khăn bất ngờ như bệnh tật, thời tiết
Thứ hai, TCVM là công cụ mạnh mẽ để cải thiện vị thế của phụ nữ Tín dụng vi
mô chủ yếu được định hướng và điều hành bởi khu vực phi lợi nhuận. Tại hầu hết các nước đang phát triển, TCVM chú trọng đến phụ nữ, những người được cho là có rủi ro tín dụng thấp, coi trọng chữ tín hơn, là người đi vay có khả năng trả nợ và tham gia vào hoạt động tạo ra thu nhập để giúp tăng chi tiêu trong gia đình Bên cạnh đó, những khách hàng nữ của TCTCM không chỉ cải thiện tình hình tài chính của mình mà còn tác động tới văn hóa - xã hội (vị trí trong gia đình và xã hội), tâm lý (tăng lòng tự trọng) và chính trị (nhiều quyền ra quyết định hơn) [(UNCDF, 2004), Otero (2000),
Lê Thanh Tâm (2018)]
Thứ ba, TCVM thu hẹp khoảng cách để hướng tới một nền kinh tế cân bằng tại các quốc gia đang phát triển Các hoạt động TCVM, được thử nghiệm từ dự án ACCION trong những năm 1970, đến nay đã chứng minh được khả năng này TCVM xây dựng hệ thống tài chính cho nhóm người dưới chuẩn phục vụ của ngân hàng
Trang 37Những người này cải thiện về mức sống, dù nhỏ, cũng thường tạo nên sự khác biệt, đưa một hộ gia đình từ nghèo đói bần cùng lên đủ sống độc lập
2.2 Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
2.2.1 Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
Là một loại hình doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực tài chính, mục tiêu và kết quả hoạt động của TCTCVM có sự khác biệt nhất định so với các loại hình doanh nghiệp thông thường Do vậy, mục tiêu và kết quả hoạt động của TCTCVM cũng đa dạng hơn Ba nhóm mục tiêu trong hoạt động của TCTCVM là (1) đảm bảo bền vững hoạt động của tổ chức thông qua hai chỉ tiêu an toàn và sinh lời; (2) mang lại lợi ích cho khách hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính có chất lượng; và (3) mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội và môi trường
Để đạt được các mục tiêu này, các TCTCVM thường xác định đâu là những nhu cầu về TCVM chưa được đáp ứng và nhóm thị trường mục tiêu nào phù hợp với mục tiêu của tổ chức mình Chẳng hạn, nếu mục tiêu của một TCTCVM là cung cấp tài chính và các dịch vụ khác cho người nghèo thì thị trường mục tiêu của tổ chức này sẽ khác với thị trường mục tiêu của TCTCVM có mục tiêu chỉ phục vụ dịch vụ tài chính cho những người nghèo làm kinh tế
Quyết định của các TCTCVM là tham gia vào hay phục vụ cho thị trường mục tiêu
cần luôn chú ý tới hai mục đích dài hạn của các TCTCVM, đó là mở rộng tiếp cận, phục
vụ những nhóm người chưa được các tổ chức tài chính phục vụ (như phụ nữ, người
nghèo, và những người dân bản xứ hay dân cư sống ở khu vực nông thôn), và bền vững,
tạo ra đủ lợi nhuận để có thể trang trải các chi phí cung cấp dịch vụ tài chính Tùy thuộc vào việc lựa chọn thị trường mục tiêu nào, tình trạng tài chính của các TCTCVM cũng có
ít nhiều bị ảnh hưởng do ảnh hưởng đến các chi phí Mối quan tâm nhiều nhất của một TCTCVM là mục tiêu nào tổ chức có thể đạt được và đạt được như thế nào
Trên thị trường TCVM, TCTCVM có thể cung cấp các sản phẩm dịch vụ TCVM cho khách hàng theo một trong hai cách tiếp cận: (1) Cách tiếp cận đơn năng; (2) Cách tiếp cận tổng hợp Theo cách tiếp cận tối thiểu (hay đơn năng), các TCTCVM chỉ tập trung cho các hoạt động trung gian tài chính và có thể bao gồm cả trung gian xã hội Theo cách tiếp cận tổng hợp, TCTCVM có thể thực hiện thêm các hoạt động phát triển doanh nghiệp và dịch vụ xã hội (Ledgerwood (1999, 2013) Cách tiếp cận tổng hợp tạo ra lợi thế cho các tổ chức thông qua việc hiểu rõ nhu cầu khách hàng, cung cấp các dịch vụ họ cho là cần thiết nhất hoặc họ có lợi thế so sánh khi cần thiết Tuy nhiên, cách tiếp cận tổng hợp hòi hỏi chi phí và nguồn lực lớn hơn cách tiếp cận đơn năng
Trang 38nên các NHTM rất ít khi sử dụng cách tiếp cận tổng hợp Cách này thường chủ yếu do các ngân hàng phát triển, TCTCVM NGOs và các HTX tín dụng hay QTDND áp dụng khi có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc của các nhà tài trợ
Hình 2.1: Các cách tiếp cận và hoạt động cơ bản của Tổ chức TCVM
o Đào tạo quản lý
o Đào tạo tính liên kết
Dịch vụ phát triển doanh nghiệp
o Tiếp thị
o Đào tạo kinh doanh
o đào tạo sản xuất
o Phân tích tiểu khu vực kinh tế
Trang 392.2.1.1 Các hoạt động trung gian tài chính
Trung gian tài chính bao gồm việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán hay thẻ tín dụng
(i) Hoạt động tín dụng: Có thể nói đây là hoạt động cơ bản của hầu hết các
TCTCVM Đối với TCTCVM, tín dụng thường được đồng được đồng nghĩa với cho vay và thường vì mục đích sản xuất Một số TCTCVM cũng cho vay tiêu dùng, vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch Việc phân tích, thẩm định khách hàng của các TCTCVM về cơ bản vẫn phải tuân theo các khung nguyên lý chung nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng của đối tượng khách hàng TCVM Thủ tục cho vay đối với các khách hàng TCVM phải được tối thiểu hóa trên cơ sở cho vay dựa trên những hiểu biết cá nhân về người vay chứ không phải dựa trên những phân tích khả thi phức tạp Các phương pháp cung cấp tín dụng mà TCTCVM cung cấp thường được chia thành hai nhóm chính theo cách tiếp cận cá thể và theo nhóm, dựa trên cơ sở TCTCVM phân phối và bảo đảm cho các món vay của nó như thế nào (Waterfield và Duval 1996) (Trích dẫn trong Ledgerwood J., 2001) Các TCTCVM căn cứ vào điều kiện và khả năng của tổ chức mà sử dụng một hoặc một vài cách thức cung cấp tín dụng phù hợp Bền vững tài chính là mục tiêu quan trọng mà các TCTCVM luôn hướng tới với không
ít khó khăn và thách thức trong việc cung cấp dịch vụ này
(ii) Hoạt động huy động vốn: Các TCTCVM có thể huy động vốn từ bên
ngoài thông qua nhiều cách khác nhau như: huy động tiền gửi tiết kiệm; vay NHTW hoặc các TCTD khác; phát hành kỳ phiếu hay trái phiếu; hoặc nhận tài trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ Trong các hình thức trên, dịch vụ tiết kiệm thường được coi là phần không thể thiếu của hầu hết các TCTCVM với mục đích chính là huy động nguồn vốn
và coi tiết kiệm như một phần bảo lãnh vốn vay Dịch vụ này đồng thời mang lại một số lợi ích cho khách hàng như xây dựng ý thức thói quen tiết kiệm, tích lũy tài sản, tập dượt
kỹ năng tài chính Hai hình thức huy động tiết kiệm thường được áp dụng là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện Tuy nhiên, tiết kiệm tự nguyện có thể gặp rào cản về mặt pháp lý trong việc cho phép thực hiện hoạt động này cho mục tiêu an toàn tài chính Một số TCTCVM đã rất thành công với việc cung cấp dịch vụ tiết kiệm, nhưng nó vẫn
là điểm yếu của nhiều TCTCVM
(iii) Hoạt động thanh toán:Hoạt động thanh toán của TCTCVM là việc TCTCVM trích một số tiền theo yêu cầu từ tài khoản của đơn vị phải trả chuyển sang tài khoản của đơn vị thụ hưởng Dịch vụ thanh toán thường bao gồm: quyền rút tiền mặt, quyền viết séc, chuyển tiền
Trang 40Trên thực tế, không phải tất cả TCTCVM đều cung cấp dịch vụ thanh toán cũng như mọi thể thức thanh toán Các dịch vụ thanh toán gắn liền với các dịch vụ huy động tiền gửi của TCTCVM Để thực hiện thanh toán, khách hàng cần phải dùng đến tài khoản tiền gửi không kỳ hạn Các TCTCVM có thể cung cấp dịch vụ thanh toán tương đương kèm với các dịch vụ tiết kiệm của họ (nếu có) hoặc tách biệt để thu phí, với mục tiêu đảm bảo đủ trang trải các chi phí liên quan
Để có thể cung cấp dịch vụ chuyển tiền đòi hỏi các TCTCVM phải có một hệ thống chi nhánh hoặc có mối quan hệ đại lý rộng rãi với một hoặc nhiều NHTM Thực
tế hiện nay, đây là điều khó đạt được đối với các TCTCVM Vì vậy, hiện tại chưa có nhiều TCTCVM thực hiện cung ứng các dịch vụ này
(iv) Hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ thông minh:Thẻ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do các TCTD hay các công ty phát hành Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ Có rất nhiều loại thẻ: thẻ rút tiền, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng
và thẻ thông minh mang lại sự tiện ích cho khách hàng, đặc biệt đối với các cá nhân, doanh nghiệp có mức sống tương đối cao ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, để có thể cung cấp được dịch vụ thẻ đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh phù hợp, có sự kết nối cao với các NHTM cùng cung cấp dịch vụ này Hơn nữa đối với các TCTCVM, các chi phí liên quan đến vận hành và duy trì hệ thống như bảo trì hệ thống, bảo mật, an ninh mạng hay quản trị rủi ro là rất tốn kém nên hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ vẫn còn tương đối mới mẻ
(v) Hoạt động bảo hiểm vi mô:Bảo hiểm vi mô là dịch vụ bảo hiểm quy mô nhỏ, tập trung cho các khách hàng thu nhập thấp, bao gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ kết hợp với bảo hiểm vốn vay, bảo hiểm gia súc và vụ mùa, bảo hiểm thiên tai… là các sản phẩm thích hợp với người nghèo sống bằng nông nghiệp Bảo hiểm vi mô giúp người nghèo đối mặt với các rủi ro bất khả kháng
dễ dàng hơn, giảm thiểu nguy cơ tái nghèo mà thực tế cho thấy rất dễ xảy ra khi họ gặp nạn Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm đối với các khách hàng có thu nhập thấp là rất lớn Nhiều TCTCVM đã thử nghiệm việc bảo hiểm dư nợ cho vay đối với khách hàng của mình Hầu hết được thực hiện theo cách khách hàng đóng góp một khoản tiền nhỏ vào quỹ bảo hiểm Sau đó, quỹ này được sử dụng để trả cho khoản vay của một khách hàng nếu khách hàng đó gặp phải một số rủi ro như mất khả năng chi trả, các tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh bị phá huỷ hoặc bị mất cắp