1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ỨNG DỤNG VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY GIẤY MỸ XUÂN

60 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 510,7 KB

Nội dung

Để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí tại nhà máy giấy Mỹ Xuân, các mẫu nước thải được lấy tại bể điều hòa nước thải trước xử lý và bể lắng sau xử lý đư

Trang 1

ỨNG DỤNG VI SINH TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI

NHÀ MÁY GIẤY MỸ XUÂN

Tác giả

NGUYỄN CAO VŨ

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu

cấp bằng Kỹ sư ngành Công Nghệ Giấy - Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:

ThS ĐẶNG THỊ THANH NHÀN

Tháng 06 năm 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Mọi người trong gia đình đã luôn động viên, quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện

giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài

Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm

Khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Giấy và Bột Giấy đã

dạy dỗ cho chúng tôi vốn kiến thức rất cần thiết về lý thuyết chuyên ngành

Ban lãnh đạo công ty cổ phần giấy Mỹ Xuân đã tạo điều kiện cho tôi thực tập

và nguyên cứu

Th.S Đặng Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài

Và xin gửi lời cảm ơn đến anh Lân tại Công ty cổ phần giấy Mỹ Xuân luôn

đóng góp ý kiến và hỗ trợ cho tôi

Các bạn lớp Công Nghệ Giấy - Bột Giấy K32 đã luôn đồng hành, chia sẻ buồn

vui, động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài

Các tổ chức và cá nhân mà chúng tôi đã tham khảo tài liệu có liên quan

Nguyễn Cao Vũ

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài “Ứng dụng của vi sinh vật trong xử lý nước thải nhà máy giấy Mỹ Xuân” được tiến hành tại phòng thí nghiệm thuộc dự án 2 của nhà máy giấy Mỹ Xuân, thời gian tiến hành từ ngày 01/03/2010 đến 15/05/2010 Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát dây chuyền xử lý nước thải tại nhà máy, tiến hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm nhà máy và tham khảo các tài liệu về môi trường

Để đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh hiếu khí tại nhà máy giấy Mỹ Xuân, các mẫu nước thải được lấy tại bể điều hòa (nước thải trước xử lý)

và bể lắng (sau xử lý) được đo các thông số, tiêu chuẩn như: BOD5, COD, TSS, độ màu Sau đó so sánh với TCVN 5945:2005 cột B (Kq=1,1;Kf=1)

Để nghiên cứu tìm ra tải trọng COD thích hợp cho xử lý vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng của nước thải sau xử lý vi sinh hiếu khí Nước thải được lấy tại bể điều hòa, sau đó tiến hành pha loãng để có các mẫu

để có các tải trọng COD khác nhau, mẫu được điều chỉnh để có môi trường thích hợp vi sinh hiếu khí hoạt động như: điều chỉnh pH, bổ sung N và P Sau đó vi sinh hiếu khí được cho vào dưới dạng bùn hoạt tính, sau đó sục oxi vào bể tạo điều kiện cho vi sinh hiếu khí hoạt động Tiếp theo nước thải tiếp tục cho qua thiết bị lắng Imhoff, ghi nhận thể tích bùn lắng ứng với mỗi thời gian 5 phút Nước thải sau quá trình lắng được đo các giá trị pH, COD

Kết quả thí nghiệm cho thấy :

- Với việc ứng dụng vi sinh hiếu khí vào trong hệ thống xử lý nước thải, hiệu quả

xử lý của hệ thống với BOD đạt 85%, COD giảm gần 95%, TSS giảm 82% và độ màu giảm gần 87%

- Khi tăng tải trọng COD từ 0.5 đến 3.87 kg COD/m3ngày thì COD đầu ra tăng dần, hiệu quả xử lý COD giảm dần Tải trọng thích hợp (khoảng 0,5 – 2,15 kg COD/m3ngày) để hiệu quả xử lý cao và nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép với COD < 100

Trang 4

- Khi tăng tải trọng COD lên từ 0.5- 3.87 kg COD/m3ngày thì khả năng lăng lắng của bùn hoạt tính giảm dần, ứng với tải trọng 0.50 kg COD/m3ngày trong thời gian

30 phút thì khả năng lắng của bùn hoạt tính là cao khoảng 350 ml/l, ứng với tải trọng 2.15 kg COD/m3ngày trong thời gian 30 phút thì khả năng lắng của bùn hoạt tính là cao khoảng 380 ml/l và ứng với tải trọng 3.87 kg COD/m3ngày trong thời gian 30 phút thì khả năng lắng của bùn hoạt tính là thấp dần khoảng 460 ml/l

- Ở tải trọng cao khả năng lắng của bùn giảm dần, giá trị SVI đo được như sau : Tải trọng 0,5 kg COD/m3ngày, SVI =109,7 ml/g

Tải trọng 2,15 kg COD/m3ngày, SVI = 114,46 ml/g

Tải trọng 3,87 kg COD/m3ngày, SVI = 130 ml/g

Nhìn chung, ở cả 03 tải trọng giá trị SVI đều nằm trong giới hạn lắng tốt (SVI từ 50 – 150) điều này chứng tỏ thí nghiệm bùn hoạt tính diễn ra tốt và chúng ta hoàn toàn

có thể xử lý nước thải giấy bằng mô hình bùn hoạt tính hiếu khí

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt vi

Danh sách các hình vii

Danh sách các bảng viii

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 2

1.2 Mục đích đề tài 1

1.3 Giới hạn đề tài 2

1.4 Phương pháp thực hiện 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Tổng quan về công ty giấy Mỹ Xuân 3

2.2 Phân loại nước thải 4

2.2.1 Nước thải sinh hoạt 5

2.2.2 Nước thải công nghiệp 7

2.2.3 Nước thải là nước mưa 10

2.3 Tác động của sản suất giấy đến môi trường 10

2.4 Các chỉ số ô nhiễm và cách lựa chọn qui trình xử lý nước thải nhà máy giấy 12

2.4.1 Các chỉ số được dùng để để biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải 12

2.4.2 Cách lựa chọn qui trình xử lý nước thải nhà máy giấy 13

2.5 Đặc điểm riêng của nước thải nhà máy giấy và qui trình xử lý chung cho nước thải nhà máy giấy 15

2.5.1 Đặc điểm riêng của nước thải nhà máy giấy 16

2.5.2 Lưu trình xử lý chung cho nước thải nhà máy 16

Trang 6

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Nội dung nghiên cứu 20

3.2 Phương pháp nghiên cứu 20

3.3 Thiết bị và tiêu chuẩn sử dụng 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1 Kết quả tìm hiểu hệ thống xử lý tại nhà máy 28

4.2 Kết quả nghiên cứu tải trọng COD đến hiệu quả xử lý 32

Kết quả thí nghiệm lắng 37

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Kiến nghị 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 43

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Ý nghĩa

TSS (Total Suspended Solid): Tổng lượng chất rắn lơ lửng

COD (Chemical Oxigen Demand): Nhu cầu oxy hóa học

BOD (Biological Oxigen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD5 Giá trị BOD xác định được ở điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 200C

trong thời gian ổn nhiệt 5 ngày) KTĐ Khô tuyệt đối

AKD (Alkyl Ketene Dimer)

BCTMP (Bleached ChemiThermoMechanical Pulp): Bột hóa nhiệt cơ có tẩy PAC (Poly Aluminium Chloride)

PAA (Poly Acrylamide)

BN Bột nhập (bột hóa xớ ngắn hoặc xớ dài)

DO Hàm lượng Oxi trong nước thải (mg/l)

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người 6

Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt phân tích theo các phương pháp của CENTIMA 7

Bảng 2.3: Lưu lượng nước thải trong một số ngành công nghiệp 8

Bảng 2.4: Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp 9

Bảng 3.1: Thiết bị và tiêu chuẩn sử dụng 26

Bảng 4.1: Kết quả của nước thải trước xử lý của nhà máy tại bể điều hòa 29

Bảng 4.2: Kết quả nước thải sau xử lý của nhà máy 30

Bảng 4.3: kết quả thí nghiêm lắng bùn hoạt tính ở các tải trọng khác nhau 33

Bảng 4.4: Thời gian lắng của nước thải theo tải trọng 37

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Cơ cấu quản lý của công ty 4

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức công ty 4

Hình 2.3: Bể lắng đứng 18

Hình 2.4: Bể lắng theo phương bán kính 18

Hình 3.1: Sơ đồ thí nghiệm bùn hoạt tính 22

Hình 3.2: Mô hình thí nghiệm lắng 25

Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy 28

Hình 4.2: Hiệu quả xử lý nước thải của nhà máy theo các tại trọng 31

Hình 4.3: Biểu đồ so sánh nồng độ nước thải sau xử lý và TCVN cột B 32

Hình 4.4: Sự biến thiên pH củ nước thải trước xử lý và sau xử lý 34

Hình 4.5: Sự biến thiên COD của nước thải trước xử lý và sau xử lý 35

Hình 4.6: Sự biến thiên hiệu quả xử lý COD 35

Hình 4.7: Sự biến thiên thể tích bùn lắng của nước thải theo tải trọng COD 38

Trang 10

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Như chúng ta đã biết, công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, nhu cầu về các sản phẩm giấy ngày càng tăng, thu hút nhiều lao động tham gia, chính vì vậy ngành công nghiệp này không thể thiếu được trong đời sống của người dân

Tuy nhiên, lượng nước thải do ngành công nghiệp này thải ra mà không qua

xử lý đã ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến môi trường nước Độc tính của các dòng nước thải từ các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy là do sự hiện diện một hỗn hợp phức tạp các dịch chiết trong thân cây bao gồm: nhựa cây, các axit béo, lignin … và một số sản phẩm phân hủy của lignin đã bị clo hóa có trọng lượng phân tử thấp Nồng độ của một số chất từ dịch chiết có khả năng gây ức chế đối với cá Khi xả trực tiếp nguồn nước thải này ra kênh rạch sẽ hình thành từng mảng giấy nổi lên trên mặt nước, làm cho nước có độ màu khá cao và hàm lượng DO trong nước hầu như bằng không Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của sinh vật nước mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực

Do vậy, bên cạnh việc xử lý những chất thải ra môi trường, việc nghiên cứu những công nghệ mới, những thiết bị mới cho quy trình xử lý nước thải… giúp hạn chế những tác động xấu đến môi trường là rất cần thiết đối với các đơn vị sản xuất Được sự chấp thuận của lãnh đạo Công ty cổ phần giấy Sài gòn và giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng vi sinh trong xử lý nước thải tại nhà máy Mỹ Xuân” nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh của nhà máy, tìm ra tải trọng COD thích hợp cho xử lý sinh học vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng của nước thải

Trang 11

1.3 Giới hạn của đề tài

Đề tài nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm tìm ra tải trọng COD tối ưu cho

xử lý vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng ứng với các tải trọng COD khác nhau

Do hạn chế về một số máy móc, thiết bị cũng như thời gian và chi phí, nên tôi chỉ thí nghiệm được mô hình bùn hoạt tính và ảnh hưởng của tải trọng đến thời gian lắng Nếu có thể nghiên cứu nên được mở rộng ra với qui mô trong nhà máy để có những kết luận chính xác hơn phù hợp với điều kiện thực tế tại các nhà máy

Trang 12

Chương 2

TỔNG QUAN 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần giấy Sài Gòn

Công ty cổ phần giấy Sài Gòn (nhà máy Mỹ Xuân) là một trong những công

ty sản xuất giấy có uy tín trên thị trường với hai mặt hàng chính đó là giấy công nghiệp và giấy tissue từ nguyên liệu chủ yếu là giấy loại và bột thương phẩm nhập khẩu từ nước ngoài

Lịch sử phát triển của công ty

Công ty thành lập vào năm 1997 với tên là Công ty TNHH giấy Sài Gòn, phát triển từ một cơ sở sản xuất giấy carton phục vụ cho ngành bao bì hoạt động từ những năm 90 Sau đây là một số cột mốc quan trọng của công ty

- 1997 cơ sở sản xuất giấy Sài Gòn được thành lập

- 12/1998 chuyển đổi thành công ty TNHH giấy Sài Gòn với giấy phép thành lập số 2461GP/TLDN do UBND TPHCM cấp ngày 24/11/1998

- 6/2003 chuyển đổi từ công ty TNHH thành công ty cổ phần giấy Sài Gòn với mức vốn điều lệ 18 tỷ đồng

- 4/2004 xây dựng nhà máy giấy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích 4,5 ha và tổng vốn đầu tư là 392 tỷ công suất 90.000 tấn/năm

- 12/2006 đầu tư vào công ty cổ phần giấy Sài Gòn miền trung tại khu công nghiệp Điện Nam, huyện Điện Ngọc tỉnh Quảng Nam với diện tích 3 ha vốn gốp 70% vốn điều lệ là 75 tỷ

- 7/2007 nhà máy Mỹ Xuân chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn Mỹ Xuân với 100% vốn góp của công ty cổ phần giấy Sài Gòn

- 10/2007 khởi công xây dựng dự án mở rộng nhà máy Mỹ Xuân tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A với diện tích 6,8 ha tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.700 tỷ, với việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất giấy cao cấp như giấy Testlinens, Coated board, tissue có công suất 230.000 tấn/năm

Trang 13

Sơ đồ cơ cấu của công ty như Hình 2.1

Hình 2.1 Cơ cấu quản lý công ty

Cơ cấu tổ chức công ty như Hình 2.2

Hình 2.2 cơ cấu tổ chức công ty

Trang 14

Tổng quan về hệ thống sản xuất

Nhà máy có công suất 91.000 tấn/năm, gồm 3 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp (giấy carton) với sản phẩm chủ yếu là giấy Medium, Teslines và giấy white top với công suất 70.000 tấn/năm Còn đối với giấy tiêu dùng (tissue) nhà máy có 9 dây chuyền sản xuất với công suất 14.400 tấn/năm và 1 dây chuyền sản xuất giấy tissue cao cấp nhập từ Nhật với công suất 7.200 tấn/năm Nhằm để phục vụ cho việc sản xuất giấy một cách ổn định và sản phẩm có chất lượng cao nhất công ty cũng đã đầu tư một hệ thống sản xuất bột song hành bao gồm hệ thống sản xuất bột DIP dùng cho giấy tissue với công suất 60 tấn/ngày và hệ thống sản xuất bột OCC cung cấp cho việc sản xuất giấy công nghiệp với công suất 200 tấn/ngày Ngoài ra công

ty còn có một phân xưởng thành phẩm cho dây chuyền giấy tissue và một số phân xưởng hỗ trợ sản xuất như xưởng động lực, xưởng bảo trì, xưởng điện …

2.2 Phân loại nước thải

2.2.1 Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh họat là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng đồng :Tắm , giặt giũ , tẩy rữa, vệ sinh cá nhân,…chúng thường được thải ra từ các các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, và các công trình công cộng khác Lượng nước thải sinh họat của khu dân cư phụ thuộc vào dân

số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước

* Thành phần của nước thải sinh họat gồm 2 loại:

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh

- Nước thải nhiễm bẫn do các chất thải sinh hoạt : cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà

Nước thải sinh họat chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh họat bao gồm các hợp chất như protein (40 – 50%); hydrat cacbon (40 - 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo (5 -10%) Có khỏang 20 – 40% chất hữu cơ khó phân hủy sinh học Ở những khu dân

Trang 15

cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể ước tính bằng 80% lượng nước được cấp Giữa lượng nước thải và tải trọng chất thải của chúng biểu thị bằng các chất lắng hoặc BOD5 có 1 mối tương quan nhất định Tải trọng chất thải trung bình tính theo đầu người ở Đức với nhu cầu cấp nước 150 l/ngày được trình bày trong bảng 2.1

Bảng2.1 Tải trọng chất thải trung bình 1 ngày tính theo đầu người

Các chất

Tổng chất thải(g/người.ngày)

Chất thải hữu cơ (g/người.ngày)

Chất thải vô cơ (g/người.ngày)

Trang 16

Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh họat phân tích theo các phương pháp của

CENTIMA

Mức độ ô nhiễm Các chất (mg/l) Nặng Trung bình Thấp

25

10

15 (Nguồn : TS Lê Hoàng Nghiêm, 2009) Theo Bảng 2.2 nước thải sinh hoạt có thành phần với các giá trị điển hình như sau: COD=500 mg/l, BOD5=250 mg/l, SS=220 mg/l, photpho=8 mg/l, nitơ NH3 và nitơ hữu cơ=40 mg/l, pH=6.8, TS= 720mg/l Như vậy, Nước thải sinh hoạt có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đôi khi vượt cả yêu cầu cho quá trình xử lý sinh học Thông thường các quá trình xử lý sinh học cần các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ sau: COD: N: P = 100: 5:1

Một tính chất đặc trưng nữa của nước thải sinh hoạt là không phải tất cả các chất hữu cơ đều có thể bị phân hủy bởi các vi sinh vật và khoảng 20-40% BOD thoát

ra khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn

2.2.2 Nước thải công nghiệp (nước thải sản suất)

Là lọai nước thải sau quá trình sản xuất Đặc tính ô nhiễm và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và chế

độ công nghệ lựa chọn

Trang 17

Trong công nghiệp, nước được sử dụng như là một loại nguyên liệu thô hay phương tiện sản xuất (nước cho các quá trình) và phục vụ cho các mục đích truyền nhiệt Nước cấp cho sản xuất có thể lấy mạng cấp nước sinh hoạt chung hoặc lấy trực tiếp từ nguồn nước ngầm hay nước mặt nếu xí nghiệp có hệ thống

xử lý riêng Nhu cầu về cấp nước và lưu lượng nước thải trong sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất

Bảng 2.3 : Lưu lượng nước thải trong 1 số ngành công nghiệp

thải

1 Sản xuất bia

2 Tinh chế đường

3 Sản xuất bơ sữa

4 sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa

6 Nhà máy đồ hộp rau quả

5-6 m36-10 m34,5 – 5,5

20 m3

32 m3

100 m3

1000 - 4000 (m3)

(Nguồn :TS.Lê Hoàng Nghiêm, 2008)

Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng của suất xí nghiệp cũng

có ý nghĩa quan trọng Lưu lượng tính cho 1 đơn vị sản phẩm có thể rất khác nhau Lưu lượng nước thải sản xuất lại dao động rất lớn Bởi vậy số liệu trên thường không ổn định và ở nhiều xí nghiệp lại có khả năng tiết kiệm lượng nước cấp do sử dụng hệ thống tuần hoàn trong sản xuất

Thành phần nước thải sản xuất rất đa dạng, thậm chí ngay trong 1 ngành công nghiệp, số liệu cũng có thể thay đổi đáng kể do mức độ hoàn thiện của công nghệ sản xuất hoặc điều kiện môi trường

Trang 18

Căn cứ vào thành phần và khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ và các kỹ thuật xử lý Sau đây là 1 số số liệu về thành phần nước thải của 1 số ngành công nghiệp

Bảng 2.4: Tính chất đặc trưng của nước thải một số ngành công nghiệp

Các chỉ tiêu Chế biến sữa

Sản xuất thịt hộp

Dệt sợi tổng hợp

Sản xuất clorophenol

- Có hai loại nước thải công nghiệp:

+ Nước thải công nghiệp qui ước sạch: là lọai nước thải sau khi sử dụng

để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà

+ Lọai nước thải công nghiệp nhiễm bẫn đặc trưng của công nghiệp đó

và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thóat nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ xử lý

Trang 19

2.2.3 Nước thải là nước mưa

Đây là lọai nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu mỡ,… khi đi vào hệ thống thoát nước

Những nơi có mạng lưới cống thoát riêng biệt: mạng lưới cống thoát nước thải riêng với mạng lưới cống thoát nước mưa Nước thải đi về nhà máy xử lý gồm: nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nước ngầm thâm nhập, nếu sau những trận mưa lớn không có hiện tượng ngập úng cục bộ, nếu có nước mưa có thể tràn qua nắp đậy các hố ga chảy vào hệ thống thoát nước thải Lượng nước thâm nhập do thấm từ nước ngầm và nước mưa có thể lên tới 470m3/ha.ngày

Nơi có mạng cống chung vừa thoát nước thải vừa thoát nước mưa Đây là trường hợp hầu hết ở các thị trấn, thị xã, thành phố của nước ta Lượng nước chảy

về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa

Nếu tính gần đúng, nước thải đô thị gồm khoảng 50% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm, 36% là nước thải sản xuất

Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố Khoảng 65-85% lượng nước cấp cho một nguồn trở thành nước thải Lưu lượng và hàm lượng các chất thải của nước thải đô thị thường dao động trong phạm vi rất lớn Lưu lượng nước thải lớn nhất trong ngày vào lúc 10-12h trưa và thấp nhất vào lúc khoảng 5h sáng

Lưu lượng và tính chất nước thải đô thị còn thay đổi theo mùa, giữa ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần cũng cần được tính đến khi đánh giá sự biến động lưu lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm

2.3 Tác động của sản xuất giấy đến môi trường

Trong quá trình tồn tại và phát triển, loài người đã khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên không hợp lý, thải vào môi trường rất nhiều chất thải vượt khả năng tự làm sạch của môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm cạn kiệt, suy giảm chất lượng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước Nước trên bề mặt hành tinh là môi trường phát sinh, phát triển, phát tán của các loài sinh

Trang 20

vật, tạo nên một trong các quyển lớn của Trái đất là thủy quyển, một bộ phận cấu thành của sinh quyển Nước tập trung phần lớn trong các đại dương (khoảng trên 97%), sau là tầng băng ở Bắc Cực và Nam Cực (2,58%), nước ngầm trao đổi tích cực (0,29%) Phần nước còn lại chủ yếu chứa trong các sông hồ (230200 km3) phủ trên diện tích gần 2% diện tích Trái đất, trong khi bề mặt đại dương chiếm 71% Theo các số liệu tổng kết, trong khoảng 105.000 km3 nước mưa là nguồn cung cấp nước ngọt rơi trên bề mặt Trái đất thì chỉ có 1/3 chảy vào sông biển, 2/3 còn lại quay trở lại khí quyển do sự bốc hơi bề mặt và thoát hơi nước của thực vật

Ở các nước phát triển, nhu cầu cho nông nghiệp còn lớn hơn rất nhiều lần, nhất là những nơi khô nóng Mặt khác, trong quá trình tồn tại và phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp giấy thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã tiêu thụ một lượng lớn tài nguyên nước ngọt sạch, đồng thời cũng thải vào các nguồn nước tiếp nhận một lượng lớn chất thải, nhất là ở các nhà máy giấy không thu hồi hóa chất Nhiều nơi đã vượt quá khả năng tự làm sạch của nguồn nước tiếp nhận, gây ô nhiễm nguồn nước Vì vậy, tài nguyên nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm Để phát triển một cách bền vững, loài người luôn luôn phải tìm kiếm các biện pháp cải tiến công nghệ sản xuất và xử lý chất thải sao cho tải lượng không vượt quá khả năng tự làm sạch của các nguồn nước tiếp nhận

Trong những năm gần đây ở nước ta thì vấn đề ô nhiễm môi trường bởi nước thải của các nhà máy giấy quy mô nhỏ ngày càng trở nên trầm trọng Sự ô nhiễm môi trường này không những ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư sống quanh khu vực nhà máy giấy mà còn làm cho sự phát triển của nhà máy giấy không được ổn định và bền vững vì nếu nước thải không qua xử lý thích hợp thì không thể thỏa mãn được những yêu cầu về chất lượng nước thải ra môi trường do Bộ tài nguyên

và môi trường ban hành

2.3.1 Phân loại các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy giấy

Trong nước thải của nhà máy giấy bao giờ cũng có chứa các tạp chất Các tạp chất này có thể được phân loại như sau:

Trang 21

 Tạp chất không tan, thô: như rác, mảnh gỗ, mảnh nhựa, mảnh sắt,… Loại tạp chất này có thể dễ dàng được tách khỏi nước thải bởi song chắn rác hoặc lưới chắn rác được đặt trong đường mương dẫn nước thải

 Tạp chất không tan, mịn: như sạn, cát, các chất rắn lơ lửng như xơ sợi bột giấy, các hạt tinh bột, các hạt keo, các hạt chất độn,… Những tạp chất này thường được tách khỏi nước thải bằng cách dùng bể lắng, màng lọc hoặc tuyển nổi Để cho các tạp chất này dễ lắng và lắng được triệt để hơn thì người ta hay sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3, hoặc phèn sắt FeSO4, FeCl2, hoà tan rồi trộn vào với nước thải trước khi nước thải đi vào bể lắng

2.3.2 Xử lý nước thải

Nước thải ra từ nhà máy cần được xử lý để đáp ứng tiêu chuẩn xả ra nguồn nhằm:

- Giảm thiểu bệnh tật, nguy hại

- Tránh ô nhiễm nước cấp

- Giữ nguồn tiếp nhận tốt cho sự sinh trưởng của thủy sinh

- Bảo vệ cho sử dụng giải trí du lịch

- Bảo tồn nguồn nước

2.4 Các chỉ số ô nhiễm và cách lựa chọn quy trình xử lý nước thải của nhà máy giấy

2.4.1 Các chỉ số thường được dùng để biểu thị mức độ ô nhiễm của nước thải

Mức độ ô nhiễm của nước thải thường được biểu thị bằng các chỉ số ô nhiễm sau:

SS, COD,BOD, pH, N, P

 Chỉ số SS (Suspended Solid): là số mg chất rắn lơ lửng có trong 1 lít nước thải

Trang 22

 Chỉ số pH: thể hiện tính kiềm, trung tính hay tính axít của nước thải Nếu pH nằm trong khoảng 6.0 – 8.0 thì nước thải có thể xử lý bằng phương pháp sinh học, nếu pH nằm ngoài khoảng này thì phải trung hòa nước thải về pH trung tính rồi mới xử lý bằng phương pháp sinh học

 Chỉ số COD (Chemical Oxigen Demand – nhu cầu oxy hoá học): là số mg oxy cần dùng để oxy hóa toàn bộ lượng chất hữu cơ hoà tan có trong 1 lít nước thải bằng phương pháp hoá học Chỉ số COD càng cao, thì mức độ ô nhiễm của nước thải càng lớn

 Chỉ số BOD (Biological Oxigen Demand – nhu cầu oxy sinh học): là số mg oxy mà vi sinh vật cần dùng để oxy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về nhịêt độ và thời gian Như vậy BOD phản ánh được lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong nước mẫu Chỉ số BOD càng cao thì mức độ ô nhiễm của nước thải càng lớn

 Chỉ số N: là số mg Nitơ ở dạng hợp chất có trong 1 lít nước thải

 Chỉ số P: là số mg Photpho ở dạng hợp chất có trong một lít nước thải

Các chất Nitơ và Photpho được gọi là chất dinh dưỡng vì chúng cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật Nếu thiếu các chất này thì vi sinh vật phát triển rất chậm

và sinh ra bùn rất khó lắng, làm cho quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học sẽ không hiệu quả Khi đó, để tăng hiệu quả xử lý sinh học thì cần phải bổ sung mức thiếu N bằng phân đạm, mức thiếu P bằng phân lân, sao cho các chỉ số COD : N : P = 100 : 5 : 1 Đối với nước thải nhà máy giấy thì thường là thiếu N và

P, do vậy cần phải tính toán lượng thiếu của từng chất và bổ sung chúng vào bể xử

lý sinh học

2.4.2 Cách lựa chọn quy trình xử lý nước thải của nhà máy giấy

Nói chung là trong quá trình xử lý nước thải, người ta phải áp dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp cơ học (lắng, lọc), phương pháp hoá lý (keo tụ bằng phèn, tuyển nổi,…), phương pháp hóa học (là dùng các hóa chất oxy hóa mạnh để phân hủy các chất độc hoặc các tạp chất có trong nước thải), và phương pháp sinh học (là dùng các vi sinh vật để phân hủy các tạp chất có trong

Trang 23

nước thải) thì mới làm sạch được nước thải trước khi thải ra môi trường Khi phải lựa chọn giữa phương pháp hóa học và phương pháp sinh học thì phương pháp xử

lý sinh học thường được ưu tiên áp dụng hơn vì hai lý do chính là: chi phí thấp hơn

do không phải sử dụng hóa chất và không phát sinh thêm hóa chất trong nước thải Chỉ trong trường hợp mà nước thải chứa các chất độc mà vi sinh vật không phát triển được thì người ta mới phải áp dụng phương pháp hóa học

* Có hai phương pháp xử lý sinh học là: xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí Mỗi phương pháp đó đều có những ưu điểm và nhược điểm:

- Xử lý hiếu khí: là dùng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất hữu cơ

có trong nước thải Vi sinh vật hiếu khí là vi sinh vật phải dùng đến oxy và chất hữu

cơ có trong nước thải làm thức ăn để phát triển, sinh sôi, nảy nở rồi chết đi, tạo thành bùn được gọi là bùn hoạt tính Như vậy ban đầu chất bẩn hữu cơ nằm ở dạng hoà tan trong nước thải nên không thể tách riêng ra được, sau khi xử lý hiếu khí thì các chất bẩn này đã biến thành xác sinh vật hay bùn hoạt tính, có thể tách riêng ra được bằng phương pháp lắng, sau khi lắng sẽ thu được nước trong, đủ sạch để thải

ra môi trường Phương pháp hiếu khí có ưu điểm là: thời gian xử lý nhanh nên giảm được thời gian lưu của nước thải trong bể xử lý, nghĩa là giảm được thể tích bể, tiết kiệm được diện tích đất cần thiết để xây dựng bể hiếu khí, và ưu điểm nữa là xử lý được triệt để các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải cho đến chỉ số BOD đạt tiêu chuẩn thải vào môi trường, đây là hai ưu điểm lớn giúp cho phương pháp này hay được áp dụng trong các công trình xử lý nước thải Nhưng nhược điểm của phương pháp hiếu khí là lượng bùn sinh ra tương đối lớn, chỉ xử lý được những loại nước thải có nồng độ BOD tương đối thấp BOD < 700 mg/lít Nếu BOD cao quá mức này thì xử lý bằng phương pháp hiếu khí là quá tải, áp dụng không hiệu quả Khi đó cần

áp dụng phương pháp xử lý kị khí

- Xử lý kị khí: là phương pháp dùng các vi sinh vật không cần đến oxy để

phân hủy các hất hữu cơ có trong nước thải Phương pháp kị khí có ưu điểm là có thể xử lý được những loại nước thải có nồng độ BOD cao trên 700 mg/lít, sinh ra rất

ít bùn Nhưng nhược điểm chính của phương pháp kị khí là thời gian xử lý lâu nên

Trang 24

thể tích bể kị khí thường lớn, chiếm nhiều diện tích xây bể, ngoài ra phương pháp này còn phát sinh mùi hôi, các chất hữu cơ phân hủy không triệt để nên không giảm BOD của nước sau xử lý xuống đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường mà phải tiếp tục xử lý bằng phương pháp hiếu khí thì mới đạt yêu cầu để thải ra môi trường Vì những nhược điểm này mà phương pháp kị khí chỉ được áp dụng khi nồng độ BOD của nước thải cao mà không xử lý bằng phương pháp hiếu khí được

* Vấn đề đặt ra cho chúng ta là: làm thế nào để biết được đối với loại nước thải của

xí nghiệp mình thì chọn quy trình xử lý như thế nào cho thích hợp, Muốn trả lời được câu hỏi này thì cần đem mẫu nước thải của cơ sở đi xét nghiệm để xác định các chỉ số ô nhiễm, rồi dựa vào các chỉ số ô nhiễm đó để quyết định chọn quy trình

xử lý nước thải cho thích hợp

Người ta thường lập tỷ số BOD/COD để biết xem loại nước thải này có thể

dễ xử lý bằng phương pháp sinh học hay không Nếu COD/BOD5 > 2 thì nước thải

dễ xử lý bằng phương pháp sinh học Nói các khác, nếu lượng chất hữu cơ dễ phân hủy chiếm trên một nửa so với toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải, thì nước thải

đó dễ xử lý bằng phương pháp sinh học

Người ta còn sử dụng các tỷ số COD và BOD để tính toán thể tích bể xử lý sinh học

và thời gian lưu của nước thải trong các bể xử lý sinh học đó

2.5 Đặc điểm riêng của nước thải nhà máy giấy và quy trình xử lý chung cho nước thải nhà máy giấy

2.5.1 Đặc điểm riêng của nước thải nhà máy giấy

- Nước thải nhà máy giấy thường có chỉ số TSS rất cao vì trong đó có chứa rất nhiều sợi bột giấy, các hạt chất độn, các hạt keo chống thấm, các hạt tinh bột, chất bảo lưu sử dụng trong quá trình xeo giấy bị trôi theo nước thải và không thể tuần hoàn 100% được Vì điều này nên trong quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy thì công đoạn thu hồi các chất lơ lửng (gọi chung là thu hồi bột) và công đoạn cô đặc dòng bột thu hồi là những công đoạn quan trọng nhất, đó cũng là những công đoạn khác biệt với quy trình xử lý các loại nước thải khác

Trang 25

- Nước thải nhà máy giấy thường không chứa chất có độc tố cao nên có thể xử lý được bằng phương pháp sinh học

- Chỉ số BOD thường không quá cao, mà nằm trong phạm vi < 700 mg/lít nên cho phép xử lý triệt để bằng phương pháp hiếu khí được

2.5.2 Lưu trình xử lý chung cho nước thải nhà máy giấy

Nước thải  Song chắn rác  Bể điều hoà  Bổ sung chất keo tụ là phèn  Bể lắng 1 (bể lắng đứng)  Bể xử lý hiếu khí (phương pháp “bùn hoạt tính”)  Bể lắng 2 (bể lắng theo phương bán kính)  Nước sạch thải ra môi trường, bùn thải đưa về bãi thu gom chất thải rắn hoặc đem bón ruộng

*Công dụng của từng khâu công nghệ:

- Song chắn rác: dùng để tách loại rác thô

- Bể điều hoà: dùng để thu gom dòng nước thải từ các phân xưởng trong nhà máy giấy, ổn định dòng nước thải về lưu lượng và nồng độ, để cho các công đoạn sau được ổn định liên tục và hiệu quả Bổ sung phèn (thường dùng Al2(SO4)3), để tăng hiệu quả lắng các sợi bột giấy, các hạt chất lơ lửng có trong nước thải

- Bể lắng 1: dùng để lắng các chất lơ lửng thu được, nước trong bể đưa sang bể xử

lý sinh học tiếp theo Các chất cặn lắng gồm chủ yếu là sợi bột giấy, các hạt tạp chất

có trong nước thải, sạn cát Các chất này được bơm sang bộ phận cô đặc để thu hồi bột, làm giảm lượng nước có trong bột thải, rồi sau đó đưa sang bãi thu gom chất thải rắn hoặc cho các cơ sở sản xuất giấy thứ phẩm

+ Bể lắng đứng: hình trụ có đáy hình côn, đặc điểm nổi bật là: chiều cao của

bể thường lớn hơn so với đường kính của bể (ngược với hình dạng bể lắng theo phương bán kính) Nó thích hợp để lắng các loại nước có nhiều bông cặn, hoặc

Trang 26

nhiều chất lơ lửng, thích hợp dùng làm bể lắng 1 trong công đoạn thu hồi bột từ nước thải nhà máy giấy Cấu tạo gồm: thành bể ngoài là hình trụ lớn bằng thép hay bằng bêtông, đáy hình côn, một ống hình trụ đường kính nhỏ hơn nằm ở giữa bể lắng chia bể lắng ra làm hai khoang: khoang phân phối ở bên trong và khoang lắng

ở bên ngoài, hai khoang thông với nhau ở phần dưới bể lắng Bể lắng này hoạt động như sau: dòng nước thải từ bể điều hòa sau khi được gia phèn có chứa nhiều bông cặn, được dẫn vào khoang phân phối, nước chuyển động xuống dưới thông qua khoang lắng bên ngoài, trong khoang lắng bên ngoài này nước chuyển động theo chiều từ dưới lên trên với vận tốc chậm thích hợp, các bông cặn lắng xuống đáy và được bơm hút ra ngoài, còn nước trong đi lên phía trên chảy tràn vào máng thu nước trong và đi sang bể xử lý sinh học

- Bể xử lý hiếu khí: có nhiều cách xử lý hiếu khí khác nhau, nhưng đối với nước thải nhà máy giấy thì người ta thường dùng phương pháp “bùn hoạt tính” (Activated Sludge Basin =ASB) để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Phương pháp

“bùn hoạt tính” là phương pháp dùng vi sinh vật hiếu khí dạng lơ lửng có trong bùn hoạt tính để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải Thiết bị chính của phương pháp “bùn hoạt tính” là bể sục khí hay còn gọi là bể Aerotank và bể lắng 2 Trong phương pháp “bùn hoạt tính” thì phải dùng đến máy nén khí để cung cấp oxy vào bể sục khí và phải hồi lưu trở lại bể Aerotank một lượng bùn hoạt tính thu được

từ bể lắng 2 để thường xuyên tạo men cho quá trình phân hủy hiếu khí thêm hiệu quả Sau bể sục khí thì cả nước sạch và bùn hoạt tính phải được đưa sang bể lắng 2

để tách riêng bùn và nước sạch

- Bể lắng 2: dùng để lắng bùn trong nước từ bể sục khí đưa sang: nước sạch thì thải

ra môi trường, bùn thải thì một phần được sử dụng lại để bổ sung vào bể xử lý hiếu khí, như là chất men làm cho vi sinh vật phát triển nhanh hơn, phần thừa thì được đưa về bãi thu gom chất thải rắn Đây là khâu cuối của quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy

Trang 27

Hình 2.3 : Bể lắng đứng

Hình 2.4 :Bể lắng đứng theo phương bán kính

Trang 28

Như đã nói ở phần trên ở phần lưu trình xử lý chung cho nước thải nhà máy giấy: sự khác biệt giữa lưu trình xử lý nước thải của nhà máy giấy với các lưu trình xử lý các loại nước thải khác là khâu thu hồi bột từ dòng nước thải ở bể lắng, khâu cô đặc dòng bột thu hồi bằng những thiết bị cô đặc bột giấy

* Hai khâu công nghệ này sẽ được diễn tả chi tiết hơn như sau:

- Khâu thu hồi bột được thực hiện ở bể lắng 1: để thu hồi bột từ nước thải nhà máy

giấy người ta hay sử dụng phương pháp lắng Trong đó, bể lắng đứng là loại thiết bị hay được chọn nhất để thu hồi bột từ nước thải nhà máy giấy

- Khâu cô đặc bột thu hồi từ sau bể lắng đứng: Vì lượng nước thải của nhà máy giấy thường rất lớn (khoảng vài m3 đến vài chục m3 cho sản xuất 1 tấn giấy, nghĩa là nếu nhà máy sản xuất 50 tấn giấy/ngày thì lượng nước thải cần xử lý là vài trăm đến vài ngàn m3/ngày) nên lượng bột giấy, các hạt chất độn, keo chống thấm, tinh bột thu được sau bể lắng đứng - gọi chung là bột thu hồi – là rất đáng kể, nồng độ dòng bột thu hồi đi ra từ bể lắng này thường chỉ khoảng 3 – 5%, nên việc cô đặc nó nhằm mục đích giảm thiểu thể tích của nó xuống là không thể thiếu được trong việc xử lý nước thải của nhà máy giấy,nếu không cô đặc thì sẽ không đủ chỗ chứa bột thu hồi

ở nồng độ loãng như vậy

Thiết bị cô đặc bột dạng trống: cấu tạo gồm lưới bọc trên thân hình trụ như cái trống Lưới này được đặt ngập trong bể chứa bột thu hồi Khi lô lưới quay thì do chênh lệch mực nước giữa bên trong và bên ngoài lưới mà hình thành lớp bột nồng

độ cao hơn bám lên trên bề mặt lưới và lớp bột đặc này được gạt vào máng hứng bột sau khi đã cô đặc, còn nước thì được thoát ra qua tang trống bên trong lô lưới Thiết bị thu hồi bột dạng đĩa lọc: thiết bị này gồm nhiều đĩa bằng lưới lọc gắn trên cùng một trục để tăng diện tích lọc Mỗi đĩa lọc đều được nối với khoang hút chân không Các đĩa lọc được đặt ngập trong thùng chứa bột thu hồi Khi trục đĩa lọc quay thì một lớp bột đặc sẽ bám trên bề mặt lưới lọc và sẽ được thổi tách ra rơi vào khoang chứa bột đặc, còn nước thì được thoát ra ngoài qua hệ thống hút chân không

Trang 29

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy, xác định các đặc trưng nước thải trước và sau xử lý Từ đó đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống

- Nghiên cứu tìm ra tải trọng COD tối ưu cho xử lý vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Mẫu để nghiên cứu

- Để xác định đặc trưng của nước thải trước và sau xử lý thì mẫu được lấy tương ứng tại bể điều hòa và bể lắng

- Để nghiên cứu tìm ra tải trọng COD tối ưu cho xử lý vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng thì mẫu được lấy tại bể điều hòa sau đó đem pha loãng nồng độ để có các tải trọng COD khác nhau

3.2.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng thí nghiệm vi sinh thuộc dự án 2 của nhà máy Mỹ Xuân

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.1 Phương pháp tham khảo tài liệu

Các số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê, từ tài liệu có sẵn của nhà máy và

các tài liệu có liên quan đến công nghệ sản suất bột giấy và giấy và công nghệ xử lý

nước thải

3.2.3.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải

Đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm nước cần dựa vào một số thông số cơ bản, rồi so sánh các giá trị cho phép theo TCVN về thành phần hóa học

và sinh học đối với từng loại nước xả thải tương ứng với nguồn tiếp nhận

Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước như: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn, các chất lơ lửng, các kim loại nặng, oxi hòa tan …và đặc biệt là các chỉ tiêu COD, BOD5, TSS Sử dụng các chỉ tiêu này của nước thải đã qua xử lý so

Trang 30

sánh với các giá trị giới hạn cho phép tương ứng theo cột B TCVN 5945-2005 Cách xác định các chỉ tiêu của nước thải được thể hiện trong phụ lục 1, 2, 6

3.2.3.3 Phương pháp thí nghiệm để tìm ra tải trọng COD thích hợp cho xử lý vi sinh hiếu khí và ảnh hưởng của tải trọng COD đến khả năng lắng của nước thải

Máy sục khí

Thiết bị lắng Imhoff Bùn nuôi cấy

từ bể vi sinh

Ngày đăng: 16/03/2019, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Doãn Thái Hòa, 2005. Bảo vệ môi trường trong công nghiệp bột giấy và giấy. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 148 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường trong công nghiệp bột giấy và giấy
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
4. Trịnh Xuân Lai,2005. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải – Nhà xuất bản xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng
5. Hoàng Huệ,1996. Xử lý nước thải – Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nước thải
Nhà XB: Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội
6. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 1999. Giáo trình xử lý nước thải –NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình xử lý nước thải
Nhà XB: NXB khoa học và kỹ thuật
10. Brahmanand Mohanty,1997. Technology, Energy Efficiency and Environmental Externalities in the Pulp and Paper Industry. School of Environment, Resources and Development, Asian Institute of Technology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technology, Energy Efficiency and Environmental Externalities in the Pulp and Paper Industry
12. Christian H. Mobius, 2006. Water Use and Waste Water Treatment in Papermills, 1 st edition, Augsburg, Germany, pp. 43-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water Use and Waste Water Treatment in Papermills
13. Cutts M.M.,1991. Paper Machine Showers and Doctors. In Pulp and paper Manufacture,TAPPI, volume 7, 3 rd edition, The Joint Textbook Committee of the Paper Industry, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pulp and paper Manufacture
14. Elvers, B., Hawkins, S., Schulz., G. 1991. Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry.vol A18, pp. 547 – 557 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ullmann’s encyclopedia of industrial chemistry
15. European Commission, 1999. Integrated pollution prevention and control (IPPC) - draft reference document on best available techniques in the pulp and paper industry Sách, tạp chí
Tiêu đề: Integrated pollution prevention and control
16. Fapet Oy, 2000. Papermaking Science and Technology. Volume 8. Gummerus Printing, Finland Sách, tạp chí
Tiêu đề: Papermaking Science and Technology
17. Hans J. Struck, 2004. Showering in the Wire and Press Section. In which Direction is the Development Going?. Papiermaschinen-Systemtechnik GmbH, Offenburg Sách, tạp chí
Tiêu đề: Showering in the Wire and Press Section. In which Direction is the Development Going
18. Leale E. Streebin, George W. Reid, Paul Law, 1976. Water Reuse in a Paper Reprocessing Plant Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leale E. Streebin, George W. Reid, Paul Law, 1976
19. Paulapuro, H., Ed., 2000. Stock Preparation and Wet End. In Papermaking Science and Technology. Vol. 8, FAPET Sách, tạp chí
Tiêu đề: Papermaking Science and Technology
21. R.W.J Mckinney, 1995. Water and waste water treatment in recycling mills. In Technology of Paper Recycling. Blackie Academic &amp; Professional Sách, tạp chí
Tiêu đề: Technology of Paper Recycling
22. Springer M.A.,1992. Enviromental Control. In Pulp and paper Manufacture, TAPPI, volume 9, 3 rd edition, The Joint Textbook Committee of the Paper Industry, Canada Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pulp and paper Manufacture
2. Nguyễn Trường, 2000. Tiết kiệm nước trong sản xuất giấy. Tạp chí công nghiệp giấy, số 7/2000, trang 24,25 Khác
3. Hồng Liên, 2001. Môi trường trong sản xuất giấy ở Việt Nam. Truy cập ngày 15/12/2007.&lt;http://www.hoachatvietnam.com/Home/content/view/413 Khác
7. Tiến Sĩ Lê Hoàng Nghiêm, 2009. Cộng nghệ xử lý nước thải công nghiệp Khác
8. Tiến Sĩ Lâm Vĩnh Sơn, 2007. Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải Khác
9. Tài liệu công ty cổ phần giấy Sài Gòn TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w