1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)

81 307 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC (Khóa luận tốt nghiệp)

Trang 1

HẢI PHÒNG - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

ISO 9001:2015

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BĂNG TẢI, THIẾT KẾ MÔ HÌNH BĂNG TẢI PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO CHIỀU CAO DÙNG PLC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Trang 2

HẢI PHÒNG - 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

ISO 9001:2015

NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BĂNG TẢI, THIẾT KẾ MÔ HÌNH BĂNG TẢI PHÂN LOẠI SẢN PHẨM THEO CHIỀU CAO DÙNG PLC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: ĐIỆN TỰ ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ Đinh Thế Nam

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC -o0o -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Sinh viên: Vũ Quang Huy

Lớp: ĐC 1802

Mã sinh viên: 1412102095 Ngành: Điện tự động công nghiệp Tên đề tài: Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC

Trang 4

NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI

1 Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về

lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bảnvẽ)

2 Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán

3 Địa điểm thực tập tốtnghiệp:

Trang 5

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn thứ nhất :

Họ và tên : Đinh Thế Nam

Học hàm, học vị : Thạc sĩ

Cơ quan công tác : Trường Đại học dân lập Hải Phòng

Nội dung hướng dẫn : Toàn bộ đề tài

Người hướng dẫn thứ hai :

Họ và tên :

Học hàm, học vị :

Cơ quan công tác :

Nội dung hướng dẫn :

Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2018

Yêu cầu phải hoàn thành trước ngày tháng năm2018

Đã nhận nhiệm vụ: Đ.T.T.N

Sinh viên

Vũ Quang Huy

Đã nhận nhiệm vụ: Đ.T.T.N Cán bộ hướng dẫn Đ.T.T.N

Thạc sĩ Đinh Thế Nam

Hải Phòng, ngày tháng năm 2018

HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị

Trang 6

PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1 Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốtnghiệp

2 Đánh giá chất lượng của Đ.T.T.N ( so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N, trên các mặt lý luận thực tiễn, tính toán giá trị sử dụng chất lượng các bảnvẽ )

3 Cho điểm của cán bộ hướngdẫn:

(Điểm ghi bằng số và chữ)

Ngày tháng năm 2018 Cán bộ hướng dẫn chính

(Họ tên và chữ ký)

Trang 7

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI

TỐT NGHIỆP

1 Đánh giá chất lượng của Đ.T.T.N về các mặt thu thập và phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng thuyết minh các bản vẽ giá trị lý luận và thực tiễn đềt ài:

2 Cho điểm của cán bộ chấm phảnbiện:

(Điểm ghi bằng số và chữ)

Ngày tháng năm 2018 Người chấm phản biện

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1.1.1 XUTHẾVÀSỰPHÁTTRIỂNCỦATHIẾTBỊVẬNTẢILIÊN 3

1.1.1 Khái quát chung về thiết bị vận tải liên tục 3

1.1.2 Sự phát triển của các thiết bị vận tải liên tục [tạp chí phát triển KH&CN tập 11 số 02- 2008] 10

1.2 CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT ỨNG DỰNG THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊNTỤC 13

1.2.1 Khái quát chung 13

1.2.1.1 Hệ thống băng tải trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy: giày, thuốc, nước uống cóga… 13

1.2.1.2 Hệ thống băng tải trong dây chuyền sản xuất của nhà máy xi măng 14 1.2.1.3 Hệ thống băng tải trong công nghiệp hàngkhông 16

1.3 CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN CHO THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊNTỤC 17

1.3.1 Các yêu cầu chung 17

1.3.2 Yêu cầu về điều khiển 18

1.3.2.1 Thiết bị đolường 18

1.3.2.2 Điều khiển băng tải 19

1.3.3 Yêu cầu về động cơ truyền động và hệ truyền độngđiện 20

1.3.3.1 Tính chọn công suất động cơ cho băng tải [Tr66,3] 20

1.3.3.2 Cấu tạo động cơ không đồng bộ rô to lồngsóc 23

CHƯƠNG2.TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÂN LOẠI SẢN PHẨM 25

2.1 ĐẶT VẤNĐỀ 25

2.2 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÂN LOẠI SẢN PHẨM 26

2.2.1 Khái niệm và phân loại các kiểu Dây chuyền phân loại sản phẩm 26

2.2.1.1 Khái niệm Dây chuyền phân loại sản phẩm 26

2.2.1.2 Phân loại các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm 26

2.2.2 Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao 27

2.2.2.1 Giới thiệu chung 27

2.2.2.2 Cấu tạo dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao 27

2.2.2.3 Nguyên lý hoạt động 28

2.2.2.4 Các bộ phận quan trọng trong dây chuyền 29

CHƯƠNG 3.TÌM HIỂU VỀ BỘ ĐIỀU KHIỂN LOGIC KHẢ TRÌNH PLC 35

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG 35

3.1.1 Khái niệm và lịch sử hình thành 35

3.1.2 Phân loại 35

3.1.3 Phạm vi ứng dụng 35 PLC được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều nghành, nhiều lĩnh vực

Trang 9

khác nhau như: 35

3.1.4 Ưu – nhược điểm của PLC 36

3.2 CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PLC 37

3.2.1 Cấu tạo cơ bản của PLC 37

3.2.2 Nguyên lý hoạt động 39

3.2.3 Cấu trúc chương trình 40

3.3 TÌM HIỂU VỀ PLC SIEMEN S7-200 40

3.3.1 Khái quát chung 40

3.3.2 Cấu trúc phần cứng của PLC 41

3.3.3 Cấu trúc bộ nhớ của PLC 44

3.3.4 Định dạng dữ liệu trong PLC S7-200 45

3.3.5 Các ngôn ngữ lập trình cho S7-200 46

3.3.6 Qui trình thiết kế chương trình điều khiển dùng PLC 47

CHƯƠNG 4 49

4.1 NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ MỤC ĐÍCH CỦA MÔ HÌNH 49

4.1.1 Nội dung mô hình 49

4.1.2 Yêu cầu đối với mô hình 49

4.1.3 Mục đích 49

4.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH 50

4.2.1 Thiết kế mô hình 3D tổng thể 50

4.2.2 Thiết kế phần khung 51

4.2.3 Tính toán vị trí lắp đặt các cảm biến phân loại 51

4.3 XÂY DỰNG VÀ LẮP RÁP MÔ HÌNH 52

4.3.1 Xây dựng phần cơ khí 52

4.3.1.1 Khung, băng tải và con lăn 52

4.3.1.2 Lắp đặt động cơ và hệ truyền động 53

4.3.1.3 Hệ thống khí 53

4.3.2 Xây dựng phần điện 53

4.3.3 Xây dựng phần mềm 54

4.3.3.1 Chương trình cho PLC 54

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại hiện nay cùng với sự công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhiều ngành công nghiệp phục vụ quá trình công nghiệp phát triển của đất nước Như khai thác khoáng sản vận chuyển nguyên vật liệu trong các bến cảng, trong các nhà máy Băng tải dùng để vận chuyển các vật liệu rời nhờ những ưu điểm là có khả năng vận chuyển hàng hóa đi xa, làm việc êm năng suất cao và tiêu hao năng lượng thấp Chính nhờ những ưu điểm đó mà băng tải được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khai thác hầm mỏ, bến cảng… Mặt khác yêu cầu ứng dụng tự động hoá ngày càng cao vào trong đời sống sinh hoạt, sản xuất (yêu cầu điều khiển tự động, linh hoạt, tiện lợi, gọn nhẹ…) Chính vì vậy công nghệ thông tin, công nghệ điện tử đã phát triển nhanh chóng làm xuất hiện một loại thiết bị điều khiển khả trình PLC

Nhờ những đặc tính nổi trội mà PLC có thể được ứng dụng vào rất nhiều nghành cũng như các công đoạn sản xuất khác nhau Một trong số đó là công đoạn phân loại sản phẩm – 1 công đoạn hoàn toàn có thể làm thủ công nhưng với sự trợ giúp của PLC thì năng suất cũng như hiệu quả được tăng lên gấp bội Và cũng chính vì vậy mà em quyết định thực hiện bài Đồ án với đề tài

“Nghiên cứu tổng quan về hệ thống băng tải, thiết kế mô hình băng tải phân loại sản phẩm theo chiều cao dùng PLC” Thông qua bài đồ án này, em có cơ

hội tiếp cận và sử dụng PLC; đồng thời em cũng có được những trải nghiệm thực tế vô cùng hữu ích trong quá trình làm đồ án Nó giúp em củng cố

vững chắc hơn nữa vềnhững gì đã được học trong nhà trường và phát triển hơn các kĩ năng làm việc thực tế

Đề tài được trình bày gồm 4 chương và phần kết luận: Chương 1: Tổng quan về thiết bị vận tải liên tục

Chương 2: Tổng quan về dây chuyền phân loại sản phẩm

Chương 3: Tìm hiểu về bộ điều khiển Logic khả trình PLC

Chương 4 : Thiết kế và xây dựng mô hình

Trang 11

Trong quá trình nhận đề tài, với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của Thạc sĩ Đinh Thế Nam em đã hoàn tất xong đồ án này Tuy nhiên do thời gian có hạnvà kinh nghiệm của bản thân nên đồ án không tránh được những sai sót, em rất mong đưược sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô và các bạn

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa điện của Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành cuốn đồ án Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đinh Thế Nam giáo viên hướng dẫn chính đã giúp em hoànthành đồ ánnày

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Vũ Quang Huy

Trang 12

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊNTỤC

1.1 XU THẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊN TỤC

1.1.1 Khái quát chung về thiết bị vận tải liên tục

Các thiết bị vận tải liên tục dùng để vận chuyển các vật liệu thể hạt, thể cục kích thước nhỏ, các chi tiết ở dạng thành phẩm và bán thành phẩm hoặc vận chuyển hành khách theo một cung đường nhất định không có trạm dừng giữa đường để trả hàng và nhận hàng Thiết bị vận tải liên tục bao gồm: băng chuyền, băng tải các loại, băng gầu, đường cáp treo và các thangchuyền

Những thiết bị vận tải liên tục kể trên có năng suất rất cao so với các phương tiện vận tải khác, đặc biệt là ở những vùng núi non có địa hình phức tạp Nhìn chung về nguyên lý hoạt động của các thiết bị vận tải liên tục thì tương tự nhau, chúng chỉ khác nhau ở các điểm sau: công năng, kết cấu cơkhí, cơ cấu chở hàng hóa, cơ cấu tạo lực kéo v.v…

bán thành phẩm, thường được lắp đặt trong các phân xưởng, các nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất theo dây chuyền Với cơ cấu chuyển là móc treo, giá treo và thùnghàng

b Băng gàu: là thiết bị dùng để vận chuyển các vật liệu thể bột mịn

bằng các gàu nổi liên tiếp nhau thành một vòng kín được lắp đặt theo phương thẳng đứng hoặc góc nghiêng lớn hơn 600 Kết cấu của băng gầu được biểu diễn theo hình sau

Trang 13

Băng tải vô tận phủ lấy

tang dẫn động phía trên 9

và tang căng phía dưới

4.Băng tải được kéo căng

nhờ các cơ cấu vít Tất cả

các bộ phận của gầu tải

được vỏ ngoài bao phủ, có

đầu dẫn động

8 ở phía trên, gốc hãm 6 phía dưới và phần vở giữa 3 có hai ống Phần dưới

Hình 1.1: Sơ đồ băng gầu

Trang 14

của vỏ có phễu nạp liệu 5 còn phần trên có ống tháo liệu 7 Gầu xúc đầy nguyên liệu từ gốc hãm hay đổ thẳng vào gầu Gầu chứa nguyên liệu được nâng lên trên

và khi chuyển qua tang thì bị lật ngược lại Dưới tác dụng của lực li tâm và trọng lực nguyên liệu được đổ ra ống tháo liệu và thiết bị chứa

Gầu tải được ứng dụng rộng rãi vì kích thước cơ bản của nó không đáng

kể, tuy nhiên do độ kín không đảm bảo, bụi dễ phát sinh lên không dùng để vận chuyển chất độc và chất tạo bụi Trong công nghệ vi sinh để sản xuất

cá môi trường dinh dưỡng, các nguyên liệu dạng hạt được vận chuyển tới cácnồi tiệt trùng ở các tầng cao của tòa nhà khoảng 40m và với độ nghiêng lớn

c Đường cáptreo

Đường cáp treo thường được chế tạo theo hai kiểu: đường cáp treo cómột đường cáp và đường cáp treo có hai đường cáp kéo nối thành một đường vòng khép kín (hình 1.2)

Hình 1.2: Đường cáp treo có hai đường cáp kéo

Trong đó một đường là vận chuyển hàng trên các toa, còn đường thứ hai là đường hồi về của các toa hàng (có hàng hoặc không có hàng) Các bộphận chính của đường cáp treo gồm có: ga nhận hàng 7 và ga trả hàng 2, giữa hai ga đó là hai đường cáp nối lại với nhau: đường cáp mang 4 và đường cáp kéo

3 Để tạo ra lực căng của cáp, tại nhà ga trả hàng 2 có lắp đặt cơ cấu kéo căng cáp 1 Ở khoảng giữa hai nhà ga có các giá đỡ cáp mang trung gian 5 Cáp

Trang 15

cơ truyền động cáp kéo 9 được lắp đặt tại nhà ga nhận hàng Các toa hàng 6 di chuyển theo đường cáp mang4

Năng suất của đường cáp treo đạt tới 400 tấn/h, độ dài cung đường giữa hai nhà ga có thể đạt tới hàng trăm km

d Thang chuyền

Thang chuyền là một loại cầu thang với các bậc chuyển động dùng để vận chuyển hành khách trong các nhà ga của tàu điện ngầm, các tòa thị chính, các siêu thị, với tốc độ di chuyển từ 0,4 đến1m/s

Kết cấu của một thang chuyền được giới thiệu trên hình 1.3

Hình 1.3: Kết cấu của thang chuyền

Động cơ truyền động 6, lắp ở phần trên của thang chuyền truyền lực cho trục chủ động 5 qua cơ cấu truyền lực – hộp tốc độ Trục chủ động 5 có hai bánh

xe hoa cúc và dải băng vòng có các bậc thang 4 khép kín với bánh hoa cúc 2 lắp

ở phần dưới của thang chuyền Ở trục thụ động 2 có lắp cơ cấu tạo lực căng cho dải băng vòng Để đảm bảo an toàn cho hành khách, hai bên thành của thang chuyền có tay vịn 3 di chuyển đồng tốc với các bậc thang của thang chuyền

e Băng cào

Kéo thiết bị này là những cái cào Thường có hai dạng đó là dạng mở và

Trang 16

dạng đóng kín Các băng tải này thường có các máng tự rộng có thể vận chuyển vật liệu với các hướng ngang nghiêng và thẳng đứng trong khoảng100m

Băng tải cào dùng để chuyển rời bột sinh khối đã được trích ly Băng tải cào gồm các bộ phận: đĩa xích chuyền động, đĩa xích bị đẫn và

các đĩa xích gắn các cào nhánh dưới của băng tải nằm trong nhánh chứa

đầy nguyên liệu

Hình 1.4: Sơ đồ băng tải cào

a) Băng tải cào có các bộ càocao

b) Băng tải có các bộ cào nằm trong nguyênliệu 1 - Bộ vítcăng

2 – Đĩa xích truyền động 3 – Xích

4 – Các bộ cào

5 – Đĩa xích bịdân

Cào được làm bằng kim loại cuốn thành hình máng có dạng hình thang

hoặc nửa vầng trăng

Băng cào thường được sử dụng nguyên liệu dạng bột, hạt nhỏ,

Trang 17

băng tảivới

máng kín với tiết diện hình vuông chuyển dịch nguyên liệu với tốc độ 0.16 đến 0.4m/s

f Đườnggoong

Đường goong treo thường được chế tạo theo hai kiểu: đường goong một cáp

và đường goong hai cáp Đường goong có hai gas: gas nhận hàngvà gas đổ hàng , giữa hai ga đó có căng hai đường cáp, cáp mang và cáp cheo Để tạo ra lực căng của cáp ở trạm thứ hai có cơ cấu keo căng cáp, ở gữa khoảng cách hai ga có các giá đỡ trung gian Cáp kéo được thiết kế thànhmột mạng kín liên kết với cơ cấu truyền động và động cơ truyền động, các toa hàng được gắn vào cáp kéo và di chuyển theo cápmang

Đường goong được ứng dụng rộng rãi trong các khu du lịch chuyên trở hành khách ở những địa hình đồi núi phức tạp và có độ dốc lớn

g Băng tải

Băng tải được ứng dụng rộng rãi từ rất lâu nhờ những ưu điểm là cócấu tạo đơn giản, bền và có khả năng vận chuyển hàng hóa đi xa để vận chuyển nguyên liệu dạng hạt dạng lát và dạng đơn chiếc với hướng mặt phẳng nằm ngang hoặc lằm nghiêng góc nghiêng phụ thuộc vào tính chất lý học của hàng hóa và địa hình góc nghiêng có thể lên tới 300 có thể cố định hoặc di chuyển loại này có cấu tạo đơn giản dễ dàng vận hành có độ bền cao hiệu quả kinh tế và có khoảng lớn để điều chỉnh năng suất, làm việc êm năng suất cao và tiêu hao năng lượng không lớn lắm Tuy nhiên trong quá trình sử dụng băng tải máng trong công nghiệp (vận chuyển xi măng, khai thác than đá, trong các nhà máy nhiệt điện,bến cảng…) người ta thường gặp những vấn đề: 1)có hao hụt vật liệu vận chuyển do rơi vãi trên đường vận chuyển làm dơ bẩn và gây ô nhiễm môi trường; 2) khi vận chuyển ở những khoảng cách dài và không thẳng đòi hỏi phải

có thêm những trạm trung chuyển tốn kém; 3) không cho phép vận chuyển ở những nơi có độ chên lệch lớn về độ cao; 4) vật liệu vận chuyển tiếp xúc chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường và thời tiết (nhưẩm

Trang 18

ướt, bụi…)

Kết cấu của băng tải gồm có giá đỡ 10 với các con lăn đỡ trên 12 và hệ thống con lăn đỡ phía dưới 11, băng tải chở vật liệu 7 di chuyển trên các hệ thống con lăn đó bằng hai tang truyền động: tang chủ động 8 và tang thụ động

5 Tang chủ động 8 được lắp trên một giá đỡ cố định và kết nối cơ khí với động cơ truyền động qua một cơ cấu truyền lực dùng dây curoa hoặ hộp tốc độ

Cơ cấu tạo sức căng ban đầu cho băng tải gồm đối trọng 1, hệ thống định vị và dẫn hướng 2, 3 và 4 Vật liệu cần vận chuyển từ phễu 6 đổ xuống băng tải và đổ tải vào phễu nhận hàng9

Hình 1.5 Sơ đồ băng tải cố

định a, b) kết cấu của băng tải;

c, d, e) Các dạng của cơ cấu truyền lực

Băng tải được chế tạo từ bố vải có độ bền cao, ngoài bọc cao su với khổ rộng (900 1200)mm Khi vận chuyển vật liệu có nhiệt độ cao (tới 30000

C) thường dùng băng tải bằng thép có độ dày (0,8 1,2)mm với khổ rộng (350

800)mm

Cơ cấu truyền lực trong hệ truyền động băng tải thường dùng ba loại:

Trang 19

- Đối với băng tải cố định thường dùng hộp tốc độ và hộp tốc độ kết hợp với xích tải (hình 1.5 – c, d)

- Đối với băng tải lắp không cố định (có thể di dời) dùng tang quay lắp trực tiếp với trục động cơ (hình 1.5 – e) với kết cấu của hệ truyền động gọn hơn

- Đối với một số băng tải di động cũng có thể dùng cơ cấu truyền lực dùng puli – đai truyền nối động cơ truyền động với tang chủđộng

- Năng suất của băng tải được tính theo biểu thứcsau:

Trongđó: -Khốilượngtảitheochiềudài,[kg/m] v – tốc độ

di chuyển của băng,[m/s]

Khối lượng tải theo chiều dài của băng được tính theo biểu thức:

Trong đó: – Khối lượng riêng của vật liệu,[tấn/m3

xã hội văn minh hiện đại nâng cao năng suất lao động góp phần giải phóng sức lao động của conngười

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật các thiết bị vận tải liên tục cũng không ngừng được cải tiến và phát triển để phục vụ các ngành sản xuất cần

sự tự động hóa cao, hay công việc cần vận chuyển liên tục

Các thiết bị vận tải liên tục được ứng dụng rất rộng dãi và phổ biến từ rất lâu nhờ các ưu điểm của nó như chế tạo đơn giản, năng suất lớn, độ bền

Trang 20

cao, tiêu hao năng lượng không lớn lắm Chính nhờ các ưu điểm đó mà các thiết bị vận tải liên tục không ngừng được cải tiến để nâng cao năng suất, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với điều kiện môi trường, giảm hao phí vật liệu khi vận chuyển Nhiều năm trở lại đây chúng ta đã tự thiết kế và chế tạo được băng tải lòng máng thông thường Riêng trong Tập đoàn Công Nghiệp Than - Khoáng Sản Việt Nam hiện có nhiều đơn vị cơ khí có khả năng chế tạo băng tải (công ty chế tạo máy Than Khoáng Sản Việt Nam, nhà máy cơ điện Uông Bí, nhà máy cơ khi Mạo Khê, nhà máy cơ khi mỏ Thái Nguyên, viện cơ khí năng lượng và mở…) trong đó, Viện Cơ Khí Năng Lượng Và Mỏ là đơn vị đầu ngành về nghiên cứu, thiết kế và chế tạo băng tải Đặc biệt Viện đã nghiên cứu thiết kế thành công băng tải lòng máng sâu phục vụ cho các giếng nghiêng, có chiều dài và độ dốc lớn (góc dốc nghiêng lớn hơn 220) phục vụ cho các mỏ hầm lò Việt Nam Thành công này tạo tiền đề cho việc nghiên cứu các dạng băng tải hiện đại hơn Kết hợp khả năng và kinh nghiện chế tạo băng tải thường đã có và dựa vào tính kế thừa từ băng tải thường thì có thể nói ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam hoàn toàn có khả năng chế tạo thành công các loại băng tải hiện đại hơn ví dụ như băngtải

Để khắc phục một số nhược điểm như: hao hụt vật liệu vận chuyển rơi vãi, làm dơ bẩn gây ô nhiễm môi trường, khoảng cách xa không thẳng đòihỏi phải có các trạm trung gian, không cho phép vận chuyển ở những nơi có độ dốc cao các nhà thiết kế đã nghiên cứu ra băng tải ống nhờ việc vận chuyển nguyên vật liệu bằng cách cuốn chồng các cạnh băng thành hình ống tròn với việc sử dụng bố trí con lăn thành các hình lục giác Băng tải sẽ bao lấy vật liệu vận chuyển lên bảo vệ được vật liệu dưới sự tác động của môi trường đồng thời cũng bảo vệ môi trường khỏi sự tác động của vật liệu Băng tải ống cũng loại trừ những trạm chung chuyển để thay đổi hướng vận chuyển do băng tải ống

có khả năng uốn cong với bán kính nhỏ hơn nhiều so với băng tải máng nhờ được ép chặt tất cả các phía bằng các bộ con lăn dẫn hướng băng tải ống cũng cho phép vận chuyển ở những nơi có sự chênhlệch

Trang 21

lớn về độ cao (với góc nghiêng lớn hơn 300) do đó băng tải ống là lựa chọn tối

ưu nhất cho việc vận chuyển hàng hóa dạng bột, cho bụi, dễ bay, đá vôi, than non, sản phẩm từ dầu mỏ, xi măng, phân bón

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống băng tải

ống 1 - Tang dẫn

2 - Phễu cấp liệu

3 - Con lăn đỡ băngtải

4 - Con lăn định hình ống cho băng tải 5 - Băngtải

6 - Hệ thống chuyền động 7 - Phễu tháo liệu

8 - Tang

bị dẫn 9 - Chân gá

10 - Con lăn cuốn ống

11 - Cụm điều chỉnh sức căngbăng Băng tải ống bao gồm tấm băng được đặt trên tang dẫn động, tấm băng này vừa là bộ phận kéo vừa là bộ phận tải liệu Tấm băng chuyền động được là nhờ lực ma sát khi tang dẫn quay Động cơ điện cùng với hộp giảm tốc và các nối trục là các cơ cấu truyền động cho băng tải ống Để nạp liệu vào băng tải ta

Trang 22

dùng phễu nạp liệu, từ băng tải vật liệu được tháo ra qua phễu tháo liệu Tấm băng được căng nhờ bộ phận căng lắp ở tang cuối hệ thống hay ở nhánh không tải Tất cả các cụm chi tiết trên được lắp trên một khung đỡ Băng được đỡ và định hình nhờ các con lăn dẫn hướng Khi hệ thống làm việc, băng tải dịch chuyển trên các giá đỡ trục lăn mang theo vật liệu từ phễu nạp đến phễu tháo liệu Muốn làm sạch băng tải ta có thể sử dụng bộ phận nạo Tấm băng được căng nhờ bộ phận căng lắp ở tang cuối hệ thống hay ở nhánh khôngtải

1.2 CÁC LĨNH VỰC SẢN XUẤT ỨNG DỰNG THIẾT BỊ VẬN TẢI

LIÊNTỤC

1.2.1 Khái quát chung

Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nhiều ngành sản xuất công nghiệp và các ngành khác như nông nghiệp, du lịch cùng phát triển theo

Để nâng cao năng suất, tiết kệm sức người cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, độ chính xác và an toàn thì các thiết bị vận tải liên tục được ứng dụng rộng rãi trong các nghành sản xuất như xi măng, vận chuyển than, xỉ than trong các nhà máy nhiệt điện,vận chuyển hàng hóa trong các bến cảng, vận chuyển khoáng sản trong các hầm mỏ, vận chuyển nguyên liệu trong các nhà máy công nghệ vi sinh, vận chuyển hành khách ở những nơi du lịch, trong các siêu thị, vận chuyển hành lý của khách tại các sân bay Như vậy các thiết bị vận tải liên tục có một phần đóng góp rất quan trọng trong rất nhiều các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, xã hội nói chung và công nghiệpnói riêng

1.2.1.1 Hệ thống băng tải trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy: giày, thuốc, nước uống cóga…

Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất của nhà máy thì dây chuyền băng tải là

hệ thống quan trọng bậc nhất trong quy trình sản xuất của nhà máy Băng tải đóng vai trò trung gian, là liên kết chặt chẽ giữa người lao động trực tiếp sản xuất với các hệ thống máy móc tự động khác Đặc trưng của tuyến băng

Trang 23

tải là khối lượng công việc đòi hỏi là rất lớn và liên tục không có thiết bịnào thay thế được Ứng dụng của tuyến băng tải trong sơ đồ công nghệ nhà máy sản xuất giày: giày từ nơi công nhân chế biến thô chưa thành phẩm được đưa lên hệ thống băng tải rồi qua lò điện trở gia nhiệt được đặt trên một phần băng để sấy khô keo gián ở 1000C Lò điện trở trên dây chuyền sản xuất phải đảm bảo sau khi giày chuyển qua lò phải được khô keo gián, để đảm bảo đượcyêu cầu đó thì phải điều chỉnh hoặc tốc độ của băng tải hoặc phải điều chỉnh nhiệt độ của lò sao cho giày qua vẫn đảm bảo làm khô keo dán Lò điện trở được bố trí trên băng phải đảm bảo sau khi giày được sấy keo đến cuối chiều dài băng tải nhiệt

độ của giày phải có đủ thời gian hạ xuống một lượng nào đó để có thể chuyển sang công đoạn tiếp theo mà không gây nguy hiểm cho người laođộng

Hình 1.7: Bố trí lò điện trở trên băng tải

Sau khi được sấy, giầy được băng tải tiếp tục đưa vào nơi chứa sản phẩm đã hoàn thiện để tiếp tục các công đoạn tiếp theo của quy trình sản xuất

1.2.1.2 Hệ thống băng tải trong dây chuyền sản xuất của nhà máy xi măng

Việc xây dựng băng tải này không chỉ cho phép giảm chi phí đầu vào cho nhà máy, mà quan trọng hơn là góp phần giảm lưu lượng xe qua lại để chở nguyên liệu cho nhà máy, giảm ô nhiễm môi trường do vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy gây ra Ứng dụng của băng tải trong dây chuyền khai thác, vận chuyển và sơ chế nguyên liệu như sau: Các chất phụ gia như cát, quặng sắt, thạch cao…được vận chuyển từ dưới tàu tại cảng nhập về kho bãi Trong quá trình vận chuyển và cất vào kho các nguyên vật liệu này được

Trang 24

đồng nhất bằng cách đổ nguyên liệu từ trên cao xuống Còn đất sét và đá vôi sau khi được khai thác từ mỏ sẽ được vận chuyển đến máy nghiền Khi đã được đổ thành đống xong, Reclaimer sẽ hoạt động Nó tiến hành vận chuyển đá lên băng tải với năng suất 350 tấn/h Băng tải vận chuyển đến Hopper 21BN1 rồi cung cấp cho Raw Mill nghiền đá thành bột Đống đá cung cấp cho mác xi măng được vận chuyển tới Dump Hopper 21DH1 sau đó được băng tải đưa đến Limestone 26BN153, 26BN253 trong khu nhà nghiền xi măng

Đất sét và cát được nghiền nhỏ bởi một máy nghiền, rồi được băng tải vận chuyển về kho 21SY2 và được đổ thành đống thông qua Stacker 21SK2 với năng suất 300 tấn/h Tại kho Reclaimer 21RR2 hoạt động với năng suất 100tấn/h Thông qua hệ thống băng tải, đất sét được vận chuyển đến Clay Hopper 21BN2 Cát ở kho được đưa đến Dump Hopper 21DN2 bằng máy xúc, sau đó được vận chuyển tới Silica Hopper 21BN3 Quặng sắt, cát, thạch cao được vận chuyển đến băng tàu và sẽ được đưa lên bằng cần cẩu21SL31

Hình 1.8: Băng tải trong nhà máy xi măng

Trang 25

Thông qua băng tải ngang 21BCL3 Vật liệu được đưa đến kho 21SY3 cát

và thạch cao được đưa tới máy nghiền 21CR1 Còn quặng sắt đã ở dạng bột nên

bỏ qua công đoạn nghiền Nguyên liệu đốt là than được vận chuyển bằng tàu từ nơi khác đến sẽ được cần cẩu 21SL31 xúc lên băng tải Than đượcbăng tải đưa đến

và đổ vào kho thông qua Stacker 21SK31 với năng suất 150tấn/h Cũng như đối với đá vôi than được đổ thành hai đống theo chiều dài của kho Sau khi than được đổ thành đống Reclaimer hoạt động để vận chuyển than lên băng tải vảo Hopper và cung cấp cho Cool Mill Quá trình đồng nhất nguyên liệu diễn ra như sau: Tất cả các loại nguyên liệu được đưa đến hệ thống cân băng tải trước khi được đưa đến một cái phễu, nhằm mục đích giữ cho các nguyên liệu trong bột chiếm một tỉ lệ nhất định

1.2.1.3 Hệ thống băng tải trong công nghiệp hàngkhông

Có ứng dụng và đạt hiệu quả cao Hành khách và hành lý được vận chuyển qua hệ thống băng tải hiện đại, tiết kiệm được thời gian cho hành khách và có thể vận chuyển được những hành lý lớn và nặng, chia những hành lý theo trọng lượng và đưa đến nơi cất giữ Băng tải hành lý đặc trưng bởi các khâu tuần hoàn của các tấm hình thang hoặc lưỡi liềm liên kết với nhau để tạo ra vòng khép kín, bề mặt băng tải khớp lại với nhau, có thể định dạng thành nhiều kiểu dáng

Cơ cấu này phù hợp cho chức năng giữ và sắp xếp hành lý trong các phi trường và ở mọi quy mô Thông thường tốc độ làm việc khoảng (12 – 24)m/ph, theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

Hệ thống có thể được điều khiển bằng tay hay tự động tùy vào quy mô đầu tư Với thiết kế đáng tin cậy và cứng vững này đã thỏa mãn và vượt qua tất cả các chỉ tiêu công nghệ

Trang 26

Hình 1.9 Hệ thống băng tải hành lý

1.3 CÁC YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT VÀ ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN

ĐỘNG ĐIỆN CHO THIẾT BỊ VẬN TẢI LIÊNTỤC

1.3.1 Các yêu cầu chung

Chế độ làm việc của các thiết bị vận tải liên tục là chế độ dài hạn với phụ tải hầu như không đổi Theo yêu cầu công nghệ hầu hết các thiết bị vận tải liên tục không yêu cầu điều chỉnh tốc độ Trong các phân xưởng sản xuất theo dây chuyền có nơi yêu cầu dải điều chỉnh tốc độ D = 2 : 1 để tăng nhịp độ làm việc của toàn bộ dây chuyền khi cần thiết

Hệ truyền động các thiết bị vận tải liên tục cần đảm bảo khởi động đầy tải

Mô men khởi động của động cơ Mkd = (1.6 ~ 1.8)Mdm Bởi vậy nên chọn động

cơ truyền động thiết bị vận tải liên tục là loại động cơ có hệ số trượt lớn, rãnh stato sâu để có hệ số mở máylớn

Nguồn cung cấp cho động cơ truyền động các thiết bị vận tải liên tục cần có dung lượng đủ lớn, đặc biệt là đối với công suất động cơ ≥ 30kw,

để khi mở máy không ảnh hưởng đến lưới điện và quá trình khởi động được thực hiện nhẹ nhàng và dễ dàng hơn

Trang 27

1.3.2 Yêu cầu về điềukhiển

Vì hầu hết các thiết bị vận tải liên tục không yêu cầu điều chỉnh tốc độ nên không quan tâm đến quá trình điều chỉnh tốc độ động cơ, mà chỉ quan tâm đến

mô men khởi động của động cơ, cũng như chế độ làm việc của động cơ là chế độ làm việc dài hạn vì vậy ta lên chọn loại động cơ có những đặc tính phù hợp với các yêu cầu trên Ngày nay hầu hết các động cơ truyền động của băng tải là động cơ điện xoay chiều vì loại động cơ này có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với động cơ điện một chiều, như không cần đến bộ biến đổi nguồn cung cấp từ xoay chiều sang một chiều mà có thể sử dụng trực tiếp điện áp từ mạng điện cung cấp chỉ cần thay đổi cấp điện áp sao cho phù hợ với cấp điện áp ghi trên động cơ, động cơ điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản hơn so với động cơ điện một chiều vì vậy giá thành thấphơn

1.3.2.1 Thiết bị đo lường

Đế hệ thống băng tải được làm việc chính xác trong dây chuyền sản xuất thì cần sử dụng một số các loại thiết bị đo lường sau:

Các thiết bị đo nhiệt độ: loại cặp, nhiệt điện trở và loại bức xạ nhiệt Các thiết bị

đo áp suất: Kiểu màng

Các thiết bị đo lưu lượng: đo bằng cảm ứng hồng ngoại, thang đo… Các thiết bị

đo trọng lượng

Các thiết bị đo mức: đo theo kiểu đếm xung, kiểu phao, kiểu siêu âm Các thiết

bị đi nồng độ khí (CO, CO2)

Các thiết bị đo nồng độ khói

Các camera phục vụ cho việc theo dõi những điểm trọng yếu của hệ thống sản xuất nói chung cũng như dây chuyền băng tải nói riêng

Các van dùng để điều khiển bằng điện hoặc khí Các chỉ báo vị trí cho việc đóng

mở các van theo % Các thiết bị bảo vệ cho băng tải:

+ Cảm biến tốc độ

Trang 28

Theo quy định việc khởi động các băng tải được thực hiện từ phòng điều khiển trung tâm (khởi động từ xa) Sơ đồ điều khiển các động cơ điện của băng tải được bố trí thích hợp, để tiến hành khởi động các băng từ bảng điều khiển trung tâm Để điều khiển tự động từ bảng điều khiển bằng các khóa điều khiển, phải chọn sơ đồ cấp liệu Sau khi đặt khóa điều khiển vào vị trí tự động các đèn

vị trí của thiết bị này sẽ nhấp nháy Sau đó tín hiệu từ sơ đồ khởi động trung tâm

sẽ chạy băng cuối cùng theo tuần tự của tuyến băng tải

Chế độ này được vận hành tại bảng điều khiển đặt gần cơ cấu truyền động của băng tải, việc thực hiện chế độ này bằng cách ấn nút khởi động và nút dừng tại hộp điều khiển, công việc do công nhân vận hành băng tải trực tiếp thực hiện Khi vận hành băng tải ở vị trí tại chỗ các khóa điều khiển ở bảng điều khiển trung tâm phải được đưa về vị trí điều khiển tại chỗ Trường hợp này các liên động và bảo vệ công nghệ không tácđộng

Khi vận hành băng tải tại chỗ, người công nhận vận hành phải ấn nút phát tín hiệu âm thanh báo trước sau đó mới được ấn nút chạy động cơ điện của băng tải Việc dừng băng tải cũng được thực hiện bằng cách ấn nút dừng

c Chế độ vận hành độclập:

Chỉ được phép khi sửa chữa thiết bị băng tải hoặc điều chỉnh băng Trong chế độ này các liên động không tác động Khi vận hành độc lập khóa

Trang 29

điều khiển phải được đưa về vị trí vận hành độc lập Người công nhân vận hành băng tải thực hiện ấn nút khởi động hoặc dừng băng tải tại hộp điều khiển ở gần cơ cấu truyền động của băng

Sau khi khởi động băng tải cũng như lúc băng tải đang mang tải, công nhân vận hành phải thường xuyên kiểm tra sự làm việc của băng tải Cường độ dòng điện của động cơ kéo băng tải không được vượt quá trị số giới hạn đánh dấu bằng vạch đỏ trên ampe kế của chúng đặt tại phòng điều khiển trung tâm

1.3.3 Yêu cầu về động cơ truyền động và hệ truyền động điện

Do hệ thống băng tải là thiết bị hoạt động ở chế độ dài hạn, khởi động đầy tải do vậy cần mô men khởi động đủ lớn để đáp ứng yêu cầu tải Động cơ không đồng bộ có thể đáp ứng được những yêu cầu trên Động cơ không đồng bộ: là loại động cơ phù hợp với thiết bị có công suất nhỏ, rẻ, chắc chắn, độ tin cậy cao So với các loại động cơ điện dùng trong công nghiệp thì động cơ không đồng bộ được dùng nhiều hơn cả và chúng đang dần thay thế các loại động cơ một chiều Đến nay đã có phần lớn các cầu trục được trang bị bằng động cơ không đồng bộ, nhiều cơ cấu của máy cắt gọt kim loại, truyền động phụ của máy cán và nhiều cơ cấu trong lĩnh vực công nghiệp cũng sử dụng động cơ không đồng bộ Còn với một số truyền động trong thực tế dùng nhiều như băng tải, quạt gió, bơm nước…có công suất không lớn thì hầu như chỉ sử dụng động cơ không đồng bộ

1.3.3.1 Tính chọn công suất động cơ cho băng tải [Tr66,3]

Tính chọn công suất động cơ cho băng tải thường theo công suất cản tĩnh Chế độ quá độ không tính đến vì số lần đóng cắt ít, không ảnh hưởng đến chế độ tải của động cơ truyền động.Phụ tải của thiết bị vận tải liên tục thừng ít thay đổi trong quá trình làm việc lên không cần thiết phải kiểm tra theo điều kiện phát nóng và quá tải.Trong điều kiện nặng nề của thiết bị cần kiểm tra theo điều kiện

mở máy

Trang 30

Sau đây là phương pháp tính chọn công

suất động cơ truyền động băng tải.Trên hình

1.1.2.cho thấy một lực bất kì f theo phương

thẳng đứng đặt trên mặt nghiêng có thể chia

thành hai thành phần

fn vuông góc với mặt phẳng nghiêng β

ft song song với mặt phẳng nghiêng

Trang 31

đỡ và giữa băng tải với các con lăn

Trong đó: β là góc nghiêng của băng tải

L là chiều dài băng tải

ә là khối lượng vật liệu trên 1m băng tải k1 là hệ số tính đến lực cảnkhi dịch chuyển vật liệu k1=0.05

Công suất cần thiết để dịch chuyển vật liệu là

Trang 32

suất(K3=1,2~1,25) η là hiệu suất truyền động

1.3.3.2 Cấu tạo động cơ không đồng bộ rô to lồngsóc

Cấu tạo của động cơ không đồng bộ được thể hiện trên hình (1.11 ) gồm hai bộ phận chủ yếu là ro to và stato, ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy Trên hình (1.11) vẽ mặt cắt ngang trục máy, cho thấy rất ro lá thép ro to vàstato

- Stato là phần tĩnh gồm hai bộ phận chính là lõi thép và dây quấn ngoài ra còn có vỏ máy và nắp máy Lõi thép stato hình trụ do các lá thép kỹ thuật điện được dập rãnh bên trong ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo hướng trục lõi thép được ép vào trong vỏ máy Dây quấn stato làm bằng dây quấn bọc cách điện được đặt trong các rãnh của lõi thép khi dòng điện ba pha chạy trong ba pha dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay

- Rô to: là phần quay gồm lõi thép, dây quấn và trục quay: lõi thép gồm các lá thép kỹ thuật điện được dập thành rãnh mặt ngoài ghép lại tạo thành các rãnh theo hướng trục Ở động cơ công suất nhỏ lồng sóc được chế tạo bằng cách đúc nôm vào các rãnh lõi thép rô to tạo thành thanh nhôm hai đầu đúc vòng ngằn mạch và cánh quạt làm mát

Trang 33

Hình 1.11: Cấu tạo của động cơ không đồng bộ

Trang 34

và trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói riêng Xuất phát từ những đợt đi thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, các khu công nghiệp và tham quan các doanh nghiệp sản xuất, chúng em đã được thấy nhiều khâu được tự động hóa trong quá trình sản xuất Một trong những khâu tự động trong dây chuyền sản xuất tự động hóa đó là số lượng sản phẩm sản xuất ra được các băng tải vận chuyển và sử dụng hệ thống nâng gắp phân loại sản phẩm Tuy nhiên đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tự động hóa hoàn toàn chưa được áp dụng trong những khâu phân loại, đóng bao bì mà vẫn còn sử dụng nhân công, chính vì vậy nhiều khi cho ra năng suất thấp chưa đạt hiệu quả Từ những điều

đã được nhìn thấy trong thực tế cuộc sống và những kiến thức mà em đã học được ở trường muốn tạo ra hiệu suất lao động lên gấp nhiều lần, đồng thời vẫn đảm bảo được độ chính xác cao về kích thước Nên em đã quyết định thiết kế và thi công một mô hình sử dụng băng chuyền để phân loại sản phẩm vì nó rất gần gũi với thực tế, vì trong thực tế có nhiều sản phẩm được sản xuất ra đòi hỏi phải

có kích thước tương đối chính xác và nó thật sự rất có ý nghĩa đối với chúng em, góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển mạnh hơn, để xứng tầm với sự phát triển của thế giới

Trang 35

2.2 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÂN LOẠI SẢN PHẨM

2.2.1 Khái niệm và phân loại các kiểu Dây chuyền phân loại sản phẩm

2.2.1.1 Khái niệm Dây chuyền phân loại sản phẩm

 Dây chuyền là một hình thức tổ chức sản xuất trong đó các bộ

phận, thiết bị được thực hiện kế tiếp nhau theo một trình tự đặt trước

 Dây chuyền phân loại sản phẩm là dây chuyền mà trong đó sản phẩm sẽ được phân ra theo từng loại riêng tùy theo yêu cầu (phân theo kích thước, khối lượng hay màu sắc…)

2.2.1.2 Phân loại các kiểu dây chuyền phân loại sản phẩm

Tùy theo yêu cầu sản xuất trong thực tế mà người ta phân ra các hình thức phân loại sản phẩm như sau:

 Phân loại theo kích thước (cao thấp, dài-ngắn)

 Phân loại theo khối lượng sản phẩm

 Phân loại theo màu sắc của sản phẩm

 Phân loại theo hình ảnh sản phẩm

 Phân loại theo mã vạch của sản phẩm

Trong bất cứ hình thức phân loại nào thì đều phải sử dụng PLC Sau đây ta sẽ tìm hiểu sơ qua về từng kiểu phân loại đó:

o Phân loại theo kích thước: kiểu phân loại này sử dụng các cảm biến quang hay hồng ngoại… để phát hiện và so sánh kích thước của sản phẩm, sau

đó đưa tín hiệu về PLC và PLC thực hiện chức năng phân loại sản phẩm theo yêu cầu Kiểu phân loại này được sử dụng nhiều trong các nhà máy đóng chai, lọ…Ưu điểm lớn nhất của kiểu phân loại này đó là chi phí cho cảm biến là khá thấp, lắp đặt đơn giản và dễ vận hành

o Phân loại theo khối lượng sản phẩm: kiểu phân loại này sử dụng cảm biến trọng lượng để phân biệt sản phẩm nặng-nhẹ, đủ khối lượng yêu cầu hay chưa…Cách hoạt động cũng giống như kiểu phân loại theo kích thước Và

ta có thể thấy hình thức phân loại này ở các nhà máy sản xuất ximang, phân bón hay nói chung là các nhà máy sản xuất sản phẩm dưới dạng đóng gói bao bì cần

Trang 36

khối lượng chính xác

o Phân loại theo màu sắc của sản phẩm: sử dụng các cảm biến màu ( mỗi cảm biến sẽ nhận biết 1 màu riêng biệt như: xanh, đỏ, vàng…) Cách thức hoạt động cũng giống như 2 hình thức phân loại trên.Ứng dụng của phân loại theo màu sắc chủ yếu trong công nghiệp vải lụa, sản xuất màu…

o Phân loại theo hình ảnh sản phẩm: điều khác biệt trong hình thức phân loại này đó là không sử dụng cảm biến mà người ta dùng camera để chụp ảnh của sản phẩm cần phân loại, sau đó đưa ảnh đó so sánh với ảnh gốc chuẩn xem sản phẩm đó thuộcloại nào Hiện nay thì hình thức phân loại này đang được ứng dụng để phân loại gạch granit

o Phân loại theo mã vạch của sản phẩm: đây là kiểu phân loại khá hiện đại, sử dụng tới máy đọc mã vạch.Nó chủ yếu được sử dụng với các sản phẩm là linh kiện máy…

2.2.2 Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao

2.2.2.1 Giới thiệu chung

Dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao là kiểu phân loại theo kích thước của sản phẩm, mà cụ thể ở đây là căn cứ theo chiều cao của sản phẩm mà phân ra các loại sản phẩm khác nhau ( loại sản phẩm cao, thấp hay trung

bình…)

Như đã nói ở trên thì dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao được ứng dụng nhiều trong việc phân loại các sản phẩm đóng chai, lọ… như: bia, rượu, nước đóng chai Và đây là công đoạn cuối trong dây chuyền sản xuất, có chức năng phân loại sản phẩm và đưa vào các thùng chứa tương ứng

2.2.2.2 Cấu tạo dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao

Trang 37

Hình 2.1: Mô hình đơn giản của dây chuyền phân loại sản phẩm

Như vậy có thể thấy cấu tạo cơ bản của dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao gồm những bộ phận chính sau:

1) Hệ thống giá đỡ hay bộ khung

2) Băng tải

3) Con lăn

4) Hệ thống động lực (gồm động cơ, role, cơ cấu bánh răng và dây đai truyền động…)

5) Hệ thống điều khiển (với nút ấn, bảng mạch, PLC…)

Ngoài ra còn có các bộ phận, thiết bị khác như: các cảm biến, hệ thống tay đẩy (hoặc cơ cấu kẹp sản phẩm…)

2.2.2.3 Nguyên lý hoạt động

Chức năng cơ bản của dây chuyền là phải đẩy sản phẩm vào thùng chứa đúng mức chiều cao qui định Do vậy có thể phân quá trình hoạt động của dây chuyền ra làm 2 giai đoạn như sau:

 Giai đoạn 1: Nhận biết mức chiều cao của sản phẩm:

Đầu tiên, khi cấp nguồn cho động cơ thì băng tải bắt đầu chuyển động; đồng thời nếu có sản phẩm đi vào thì nó sẽ di chuyển theo chiều của băng tải Các cảm biến sẽ do người quản lí bố trí sao cho phù hợp với các mức chiều cao của sản phẩm cần phân loại Các cảm biến này có thể là cảm biến quang hay hồng ngoại, có nhiệm vụ phân biệt sản phẩm đi qua là ở mức chiều cao nào ( cao hay thấp…), sau đó đưa tín hiệu về PLC để xử lý PLC nhận tín hiệu từ các cảm biến truyền về, sẽ căn cứ vào chương trình đã được lập trình sẵn bên trong mà sẽ nhận biết được mức chiều cao của sản phẩm đó va ra lệnh điều khiển đến các tay đẩy tương ứng

 Giai đoạn 2: Đẩy sản phẩm vào thùng chứa tương ứng:

 Sau khi sản phẩm đi qua khu vực phân loại đặt các cảm biến thì tiếp tục di chuyển trên băng tải đến khu vực đặt các tay đẩy Tại đây, các tay đẩy sẽ

Trang 38

căn cứ vào sự điều khiển của PLC mà thực hiện đẩy vật vào thùng chứa đặt ở dưới 1 cách chính xác

Trên đây chỉ trình bày chức năng cơ bản nhất, quan trọng nhất của dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao Trên thực tế, dây chuyền còn thực hiện thêm nhiều chức năng khác nữa như: đếm sản phẩm, hiển thị số v…v Các chức năng này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau của bài báo cáo

Sau đây ta sẽ tìm hiểu sơ lược về 1 số bộ phận quan trọng trong dây chuyền phân loại sản phẩm theo chiều cao

2.2.2.4 Các bộ phận quan trọng trong dây chuyền

 Động cơ kéo băng tải

Động cơ kéo băng tải là động cơ bước (Step motor), vì băng tải cần di chuyển với tốc độ chậm vừa phải, hơn nữa động cơ kéo đòi hỏi phải khỏe, lực kéo đều… Vì thế mà động cơ bước là sự lựa chọn phù hợp nhất Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của tải và băng chuyền mà lựa chọn công suất động

cơ cho phù hợp

Động cơ bước là một loại động cơ điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông thường Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động góc quay hoặc các chuyển động của rôto

có khả năng cố định rôto vào các vị trí cần thiết

Về cấu tạo, động cơ bước có thể được coi là tổng hợp của hai loại động cơ: Động cơ một chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc công suất nhỏ

Trang 39

Hình 2.2: Cấu tạo 1 động cơ bước

Trong đó:

3) Dây màu đỏ nối với cực (+) 8) Đĩa quay để gắn với bộ phận bên ngoài

4) Dây tín hiệu (màu vàng hoặc trắng) 9) Vỏ động cơ

5) Dây nối đất ( màu đen) 10) Chip điều khiển

Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, chúng quay theo từng bước nên có độ chính xác rất cao về mặt điều khiển học Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa các tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định Tổng số góc quay của rôto tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như chiều quay và tốc độ quay của rôto phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số chuyển đổi

 Băng tải

Băng tải là bộ phận được lắp trên bộ khung của dây chuyền, được căng bởi các tang và tỳ lên con lăn phía 2 đầu Nó có nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm Do đặc điểm làm việc nên đòi hỏi băng tải cần phải căng , độ bám giữa băng tải và con lăn đủ lớn để băng tải hoạt động ổn định với 1 tốc độ không đổi

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại băng tải khác nhau như: băng tải loại PVC, loại PU, Băng tải Inox hay băng tải chịu nhiệt cao

Trang 40

Hình 2.3: Các loại băng tải

 Con lăn

Con lăn là 1 bộ phận được gắn ở 2 đầu khung dây chuyền, đồng thời nó cũng là

bộ phận chịu lực tỳ của băng tải Nó có nhiệm vụ nhận lực kéo của động cơ thông qua cơ cấu bánh răng và dây đai truyền động mà kéo cho băng tải chuyển động theo Băng tải có chuyển động đều hay không phụ thuộc rất nhiều vào con lăn Chính vì vậy mà con lăn cần phải hoạt động ổn định, đồng trục và có độ bám với băng tải đủ lớn để có thể kéo băng tải chuyển động

Hình 2.4: Các loại con lăn

 Hệ thống tay đẩy hay kẹp sản phẩm

Đây là bộ phận thực hiện chức năng đẩy hay kẹp sản phẩm và đưa vào thùng chứa tương ứng Trong công nghiệp, tùy theo điều kiện làm việc mà sử dụng loại nào cho phù hợp; có thể đơn giản chỉ là hệ thống tay đẩy thủy lực hay khí nén, nhưng cũng có thể là hệ thống tay robot phức tạp…

 Rơle

Rơle là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định Rơle là thiết bị điện dùng để đóng cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động lực

Ngày đăng: 14/03/2019, 09:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tăng văn Mùi ( 2003 ), Điều Khiển LOGIC LẬP TRÌNH PLC, Nhà xuất bản ThốngKê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều Khiển LOGIC LẬP TRÌNH PLC
Nhà XB: Nhà xuất bản ThốngKê
2. Phan Quốc Phô – Nguyễn Đức Chiến ( 2008), Giáo trình cảm biến, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình cảm biến
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3. Vũ Quang Hồi (2000), Trang bị điện - điện tử công nghiệp, Nhà xuất bản giáodục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang bị điện - điện tử công nghiệp
Tác giả: Vũ Quang Hồi
Nhà XB: Nhà xuất bản giáodục
Năm: 2000
4. Nguyễn Thái Hưng (2002), Tự động hóa với SIMATIC S7 – 200, Nhà xuất bản khoa học kỹthuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự động hóa với SIMATIC S7 – 200
Tác giả: Nguyễn Thái Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹthuật
Năm: 2002
5. GS TSKH Thân Ngọc Hoàn (1999), Máy điện, Nhà xuất bản giao thông vận tải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy điện
Tác giả: GS TSKH Thân Ngọc Hoàn
Nhà XB: Nhà xuất bản giao thông vận tải
Năm: 1999

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w