1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Tình yêu thương bác để lại cho đời

3 262 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 17,96 KB

Nội dung

Nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện nỗi lòng đó của Bác: Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc Ch

Trang 1

Tình yêu thương Bác để lại cho đời

Hồ Chí Minh (1890-1969), người làng Kim Liên, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Quê hương, gia đình và sự nhập cuộc sớm của bản thân đã làm nảy sinh trong Người lòng yêu nước thương dân tha thiết Từ tuổi

ấu thơ cậu ấm Cung đã thường làm phúc cho người nghèo, cậu xúc gạo, lấy khoai lát khô của nhà giúp cho những người dân bị đứt bữa Tuổi thiếu niên Người cùng anh trai theo cha vào Huế học tập, được nghe nhiều về dân tình thế thái và đặc biệt là chuyện vua Thành Thái mưu đánh Tây bị lộ, phải đày biệt xứ Còn nếu muốn được yên vị thì phải tuyên cáo với Quốc dân về tội mưu chống Đại Pháp Nhưng nhà vua đã nói:

Muôn dân nô lệ từng đàn

Vui chi bệ ngọc ngai vàng riêng ta

Hỡi ôi, nước mất nhà tan

Cứu thù quốc sĩ ấy là nợ chung.

Từ đó, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trăn trở với biết bao câu hỏi lớn về thời cuộc, về vận mệnh của đất nước Người tâm niệm Tổ quốc ta, nhân dân ta phải có độc lập tự do chứ không thể nô lệ mãi được!

Sau nhiều trăn trở, ngày 5-6-1911 Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước Hành trang của Người chỉ là lòng yêu nước và tình yêu thương con người sâu sắc Hành trang giản dị ấy là kết tinh của truyền thống ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc, được bổ sung bằng mồ hôi, máu của những phu Cửa Rào, phu đồn điền cao su Lộc Ninh, của hàng loạt sĩ phu đã bỏ mình trong phong trào chống Pháp đầu thế kỷ XX; truyền thống

ấy có lời hát ru của bà, có làn điệu ngọt ngào, da diết của dân ca xứ Nghệ Chỉ với hai bàn tay trắng nhưng ý chí cứu nước mãnh liệt, cất giấu trong lòng nỗi đau xót, sự quyến luyến, Bác quyết ra đi cho một ngày trở lại Nỗi đau dân nước, tình thương nhân loại là động lực bên trong thôi thúc Bác tìm đến lý tưởng của Mác – Lênin Người đã vạch trần bản chất xảo trá, thủ đoạn tàn nhẫn của chế độ thực dân Pháp và chỉ rõ con đường của các nước thuộc địa là phải đấu tranh giành độc lập

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Bác phải trải qua biết bao công việc cực nhọc như làm bồi bàn, lao công quét tuyết, phụ bếp cho khách sạn… Vất vả là vậy nhưng chưa bao giờ Người thôi nghĩ về dân tộc, về Tổ quốc mình Xa quê Người càng thấm thía nỗi khổ đau mà đồng bào đang phải gánh chịu Người ăn không ngon, ngủ không yên khi Tổ quốc đang chịu nhiều thương đau Nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện nỗi lòng đó của Bác:

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước

Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà

Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc

Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

Đọc những vần thơ ấy, mỗi người dân Việt lại rưng rưng nước mắt vì thương Bác - người đã hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của muôn dân

Sau 30 năm xa sứ sở, chịu biết bao gian truân, khổ ải năm 1941 Bác về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Khi đặt bước chân đầu tiên lên dải đất quê hương, lòng bồi hồi, xúc động Người lặng đi bên cột mốc biên giới Việt – Trung, hướng về Tổ quốc, ngắm nhìn núi rừng trùng điệp, rồi cúi xuống, cầm nắm đất Tổ quốc lên hôn, mà đôi mắt

rưng rưng “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất – Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai” Hoạt động cách mạng thời gian này hết sức gian khổ, Bác phải sống trong hang đá và làm việc bên bờ suối bởi“Dân tộc rét chưa che Người đủ ấm - Hang đá này Bác đắp chiếc chăn sui - Khớp xương buốt vì hơi rêu lạnh thấm” nhưng với

Bác lại thật sang:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Mùa thu năm 1942, Bác sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của phe đồng minh thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, giải tới giải lui hơn 30 nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây –Trung Quốc Bác phải sống cảnh:

“Một ngày tù, nghìn thu ở ngoài”

Lời nói người xưa đâu có sai

Sống khác loài người vừa bốn tháng

Tiều tụy còn hơn mười năm trời

Bởi vì :

Bốn tháng cơm không no

Bốn tháng đêm thiếu ngủ

Bốn tháng áo không thay

Trang 2

Bốn tháng không giặt giũ

Cho nên:

Răng rụng mất một chiếc

Tóc bạc thêm mấy phần

Gầy đen như quỷ đói

Ghẻ lở mọc đầy thân

Bị tù trong hoàn cảnh cô độc, phải sống khác loài người nhưng Bác đã quên đi nỗi đau của riêng mình, đem lòng thương yêu những người tù mà Bác gọi là nạn hữu Bác thương người bạn tù bị chết, thương một cháu bé nửa tuổi

đã phải ở nhà lao, thương phu đường dãi gió dầm mưa, thương người dân Trung Quốc bị mất mùa…Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới Trước hết, Người lo cho dân tộc Việt Nam và sau đó, Người lo

cho tất cả những kiếp người trên hành tinh còn bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: "Họ là thân thích ruột rà - Công nông thế giới đều là anh em" Tình yêu thương ấy Người gửi gắm trong tập Nhật kí trong tù Khi đọc thơ Bác nhà thơ Hoàng

Trung Thông đã viết:

Con đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Còn nhà thơ Tố Hữu bày tỏ nỗi niềm thương Bác:

Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác

Mười bốn trăng tê tái gông cùm,

Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc,

Mà thơ bay cánh hạc ung dung".

Trong hoàn cảnh “vận nước gian nan”, Bác đau lòng trước nhiều thảm cảnh nhưng có lẽ Người quan tâm nhất là

trẻ em bởi đó là tương lai của dân tộc “Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng/ Học hành, giáo dục đã không/ Nhà nghèo lại phải làm công, cày bừa/ Sức còn yếu, tuổi còn thơ/ Mà đã khó nhọc cũng như người già/ Có khi lìa mẹ, lìa cha/ Đi

ăn ở với người ta bên ngoài…” Và Người mong muốn “Bao giờ đánh đuổi Nhật, Tây/ Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”.

Cách mạng Tháng Tám thành công, trong thư gửi học sinh vào ngày Khai giảng đầu tiên của nước Việt Nam,

2/9/1945, Bác đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Tình yêu thương của Bác thể hiện trong nhiều mối quan hệ, nhiều đối tượng với một tình cảm bao la, sâu nặng

và thấm đượm tính nhân văn Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ Bác khóc thương những người

da đen nô lệ bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới Năm 1945, nạn đói xảy ra làm 2 triệu đồng bào chết, Bác rất đau xót

và đã kêu gọi: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước cứ mười ngày thì nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, lấy gạo đó mỗi bữa một bơ để cứu giúp dân nghèo” Tình yêu thương của Bác Hồ là rất

cụ thể, từ việc lo giải phóng cho dân tộc, đến việc chăm lo từng người, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từ bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của Bác là sự bao dung và độ lượng, đặc biệt là những

người mắc phải khuyết điểm Người nói:“Người đời ai cũng có chỗ tốt, chỗ xấu, ta phải khéo nâng chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ” để rồi: "Phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi".

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bác cùng toàn dân chịu đựng mọi khó khăn gian khổ Nhiều đêm, Bác thao thức không ngủ, đâu chỉ vì “lo nỗi nước nhà” mà vì còn bận chăm lo giấc ngủ cho bộ đội:

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Và: “Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau”.

Trang 3

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Trong thời kì cả miền Bắc ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Bác luôn luôn

có mặt ở hầu hết những nơi mũi nhọn Bác chân thành thăm hỏi, động viên từ công nhân khu mỏ Quảng Ninh, đồng bào dân tộc miền núi, quê hương “năm tấn” Thái Bình, đơn vị không quân tuổi trẻ anh hùng đến cả một số trường học Nói chung là không một tầng lớp nhân dân nào không nhận được tình thương yêu của Bác Sinh thời, Bác dành

tình thương đặc biệt đối với miền Nam và đồng bào miền Nam, Người từng nói: “Miền Nam ở trong trái tim tôi” Đúng như lời thơ Tố Hữu: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Mam mong Bác nỗi mong cha!”và Người luôn mong đợi: Đến ngày thống nhất nước nhà - Bắc Nam sum họp thì ta vui lòng Bởi vậy, mỗi khi có đại biểu, các anh hùng

dũng sĩ miền Nam ra thăm, Bác đều tiếp đón, thăm hỏi, tặng quà, cùng chụp ảnh kỉ niệm Bác vô cùng đau xót khi thấy đồng bào ruột thịt của mình bị kìm kẹp Bác vui mừng hồ hởi khi được tin nhân dân thắng lợi…Nhưng nước nhà chưa thống nhất thì Bác đã đi xa… Cho tới trước lúc đi xa, Người để lại mấy lời, nói tóm tắt vài việc để phòng khi Người đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước và đồng chí trong

Đảng khỏi cảm thấy đột ngột Trong Di chúc, Người để lại Muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng, và Ngườigửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".

Mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động và thành kính tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, Người đã hy sinh trọn đời mình cho dân tộc, dành cả cuộc đời chăm lo cho hạnh phúc nhân dân:

Ôi, lòng Bác vậy cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa

Như đỉnh non cao tự dấu mình

Trong rừng xanh lá ghét hư vinh

Bác mong con cháu mau khôn lớn

Nối gót ông cha bước kịp mình.

(Theo chân Bác - Tố Hữu

Ngày đăng: 13/03/2019, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w