Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nayChế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nay
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ HIỀN
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
NĂM 2014 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HÀ THỊ HIỀN
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
NĂM 2014 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực và rõ nguồn gốc./
Tác giả luận văn
Hà Thị Hiền
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 6
1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hưu trí 6
1.2 Pháp luật về Bảo hiểm hưu trí của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 14
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM THEO LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI NĂM 2014 25
2.1 Chế độ hưu trí bắt buộc 25
2.2 Chế độ hưu trí tự nguyện 34
2.3 Thủ tục hưởng chế độ hưu trí 37
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40
3.1 Thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí 40
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ hưu trí ở Việt Nam hiện nay 68
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn
đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT
19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12 về cải cách chính sách BHXH
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nam và nữ 29
Bảng 2.2 Số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu để tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 30
Bảng 2.3 Điều kiện về tuổi đời hưởng chế độ hưu trí do suy giảm KNLĐ từ 61% đến 80% 31
Bảng 3.1 Số thu vào quỹ hưu trí giai đoạn 2009-2017 42
Bảng 3.2 Đối tượng giải quyết hưởng chế độ hưu trí giai đoạn 2007-2017 43
Bảng 3.3 Đối tượng hưởng và tiền chi chế độ hưu trí giai đoạn 2007-2017 44
Bảng 3.4 Tình hình kết dư quỹ hưu trí giai đoạn 2009-2017 45
Bảng 3.5 Tình hình nợ BHXH giai đoạn 2007-2017 49
Bảng 3.6 Tình hình người nghỉ hưu và tuổi nghỉ hưu bình quân giai đoạn 2011-2015 54
Bảng 3.7 Tỷ lệ chênh lệch lương hưu đối với lao động nữ nghỉ hưu trước và sau ngày 01/01/2018 … 57
Bảng 3.8 Dự báo số lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018-2021 57
Bảng 3.9 Số người nghỉ hưu do bị suy giảm KNLĐ từ 61% giai đoạn 2014-2016 65 Bảng 3.10 So sánh tiền lương tháng đóng BHXH với tiền lương thực tế trong doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc giai đoan 2007-2017 41
Biểu đồ 3.2 Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2017 42
Biểu đồ 3.3 Số người hưởng BHXH một lần giai đoạn 2007-2017 60
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi
họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH Ở Việt Nam, BHXH gồm 02 loại hình: BHXH bắt buộc có 05 chế độ: ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất; BHXH tự nguyện có 02 chế độ là hưu trí, tử tuất và BHHT bổ sung do Chính phủ quy định Trong các chế độ BHXH, chế độ hưu trí có vai trò đặc biệt quan trọng vì
nó là hạt nhân của ASXH, là cơ sở đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi hết tuổi lao động với nguồn lương hưu hàng tháng, NLĐ có thu nhập, ổn định cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội Với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế, dần khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH Đặc biệt sự ra đời của Luật BHXH năm 2014 với nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với các quy định trước đó Tuy nhiên, qua hơn 02 năm triển khai thực hiện, một số nội dung về chế độ hưu trí được quy định trong Luật cũng đã bộc lộ bất cập hạn chế, chưa tạo được sự đồng thuận cao của xã hội như: Việc mở rộng đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH còn dưới mức tiềm năng, độ bao phủ BHXH tăng chậm; tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH chậm được khắc phục ảnh hưởng đến quyền lợi NLĐ; việc thay đổi công thức tính lương hưu đối với lao động
nữ nghỉ hưu trong năm 2018 tạo tâm lý so sánh giữa lao động nữ và lao động nam, giữa lao động nữ nghỉ hưu trước và sau ngày 01/01/2018; việc điều chỉnh tăng lương hưu qua các năm còn mang tính cào bằng phát sinh những bất cập mới cần nghiên cứu xử lý sớm; lương hưu của một số nhóm đối tượng thấp hơn mức tiền lương cơ sở, khoảng cách giữa người có mức lương hưu thấp nhất và cao nhất quá
xa, còn có sự phân biệt trong cách tính lương hưu của khu vực trong và ngoài nhà nước; số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh; quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn
Việc đánh giá khách quan, toàn diện về chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay, tìm ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách trong dài hạn, ổn định dư luận xã hội, tạo lòng tin trong nhân dân đang là mối quan tâm rất lớn của các cơ quan xây dựng, tổ chức thực hiện
Trang 8chính sách BHXH, chính vì vậy tôi chọn đề tài “Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã
hội năm 2014 ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lĩnh vực BHXH, trong đó tác giả được biết đến một số đề án, đề tài, cụ thể là:
- Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện
Luật bảo hiểm xã hội” do Tiến sĩ Đỗ Thị Xuân Phương, Phó Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2010) Đề án đã nêu tổng quan về Luật BHXH ở nước ta từ đó đánh giá thực trạng chính sách BHXH về những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện Tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Luật BHXH và tổ chức thực hiện hiệu quả Luật BHXH
- Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Khảo sát sự hài lòng của người về hưu
đối với chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại một số tỉnh, thành phố” do
Tiến sĩ Phạm Đình Thành, Viện khoa học BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2011) Đề án giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người nghỉ hưu, từ đó làm cơ sở đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT và đề xuất xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện chính sách để đáp ứng được yêu cầu cuộc sống, đảm bảo cho người về hưu ngày càng có cuộc sống tốt hơn
- Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thực trạng và giải pháp phòng chống
lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội” do Thạc sỹ Điều Bá Được, Trưởng ban thực hiện
chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2012) Đề án đã đánh giá được thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH hiện nay Từ phân tích những thực trạng đó tìm ra các giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành“Thực trạng đời sống người nghỉ
hưu, những giải pháp về cung cấp các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người nghỉ hưu” do Tiến sĩ Phạm Đình Thành, Viện khoa học
BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2013) Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề
cơ bản về người cao tuổi, người nghỉ hưu và hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội đối với người cao tuổi, người nghỉ hưu Làm rõ vị trí, vai trò cũng như nhu cầu dịch vụ
Trang 9của người cao tuổi Qua kết quả điều tra, khảo sát, đề tài đã phân tích nhu càu của người cao tuổi về việc làm, thu nhập, chăm sóc sức khỏe…Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và phát triển các dịch vụ xã hội nhằm cải thiện đời sống cho người nghỉ hưu ở Việt Nam
- Đề án nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Chế độ hưu trí, tử tuất theo quy định
của Luật BHXH - Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện” do Hoàng Thị Kim Dung,
Phó Trưởng Ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm (năm 2014) Đề án đã đưa ra những hạn chế, bất cập, một số điểm chưa chặt ch , phù hợp với thực tiễn gây ra sự bất bình đẳng giữa làm việc và hưởng thụ của các nhóm lao động thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt đối với chế độ mang tính chất dài hạn là hưu trí và tử tuất; việc lạm dụng k hở trong quy định về hưu trí, tử tuất
để trục lợi quỹ BHXH diễn ra khá phổ biến, dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo và phát sinh tranh chấp giữa cơ quan BHXH với đơn vị sử dụng lao động, người lao động, người thụ hưởng Từ đó phân tích nguyên nhân, đề xuất các giải pháp hoàn thiện về chính sách và tổ chức thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất trong thời gian tới
- Đề án cải cách chính sách BHXH do Chính phủ giao Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các chuyên gia xây dựng trình Hội nghị Trung ương
7, khóa XII tháng 5/2018 với nhiều điểm mới tiến bộ mang tính đột phá, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, hướng tới phổ cập toàn dân, tuân thủ nguyên tắc đóng- hưởng và chia sẻ rủi ro; điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với quá trình già hóa dân số; rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu; thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa các nhóm đối tượng thông qua không điều chỉnh theo một tỷ lệ đồng đều; đảm bảo an toàn quỹ BHXH trong dài hạn Đề án đã được Hội nghị trung ương 7, khóa XII thông qua bằng việc ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về BHHT, đánh giá toàn diện thực trạng quy định pháp luật hiện hành về BHHT và thực tiễn thực hiện chế độ hưu trí, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHHT
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau:
Trang 10- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về chế độ BHHT;
- Nghiên cứu pháp luật về BHHT của một số quốc gia trên thế giới từ đó rút
ra bài học đối với Việt Nam;
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ BHHT ở nước
ta, từ đó đánh giá kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện, chỉ ra những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế của chế độ BHHT;
- Đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHHT ở nước ta
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về BHHT, thực tiễn thực hiện pháp luật BHHT ở nước ta giai đoạn 2007-
2017, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về
BHHT và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHHT
4.2 Phạm vi nghiên cứu
BHHT là vấn đề có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu BHHT dưới góc độ pháp lý ở các nội dung: BHHT bắt buộc, BHHT tự nguyện về các khía cạnh: đối tượng đóng, điều kiện hưởng, mức hưởng, thủ tục giải quyết hưởng BHHT Luận văn không nghiên cứu về chế độ
BHHT bổ sung, xử lý vi phạm cũng như giải quyết tranh chấp về BHHT
5 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá các vấn đề về
lý luận chế độ hưu trí và BHHT ở một số nước trên thế giới trong Chương 1
Phương pháp tổng hợp, so sánh luật học và phân tích được sử dụng trong Chương 2 để đánh giá thực trạng quy định về chế độ hưu trí từ đó rút ra những hạn chế, vướng mắc của pháp luật và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong Chương 3 khi xem xét, đánh giá đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả quy định pháp luật về chế độ hưu trí trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về BHHT;
- Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay, chỉ ra được những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó;
Trang 11- Thứ ba, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chế độ hưu trí ở nước ta hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về BHHT và pháp luật về BHHT ở một số nước trên thế giới;
Chương 2: Thực trạng chế độ BHHT theo Luật BHXH năm 2014;
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ BHHT
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ VÀ PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM HƯU TRÍ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm hưu trí
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm hưu trí
Con người sinh ra đã có các nhu về đảm bảo cuộc sống (ăn, ở, mặc…) và gia đình là nơi cung cấp chính các nhu cầu đó Cùng với quá trình trưởng thành của bản thân, các nhu cầu thiết yếu đảm bảo cuộc sống ngày càng lớn hơn đòi hỏi con người phải lao động để tạo ra của cải vật chất nuôi sống mình, giúp đỡ gia đình và góp phần phát triển xã hội Khi già yếu, hết tuổi lao động (không còn tham gia quan hệ lao động nữa), thu nhập bị giảm sút nhưng những nhu cầu thiết yếu cần thiết cho con người không vì thế mất đi, trái lại, có thể còn tăng lên, thậm chí xuất hiện thêm nhu cầu mới như chi phí khám chữa bệnh, chi phí phục vụ và lương hưu chính là thu nhập chính của
họ trong lúc này Để được hưởng lương khi về hưu chính là mục đích, động lực cơ bản
để NLĐ tham gia quan hệ BHXH, chính vì vậy mà trong lịch sử phát triển của BHXH, BHHT là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất
Từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống các chế độ BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển Trong hoạt động sản xuất, trước những rủi
ro của cuộc sống (già yếu, ốm đau, tai nạn lao động) đã buộc NLĐ tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội công đoàn…) đồng thời họ đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp đảm bảo cuộc sống cho họ khi gặp những rủi ro đó Năm 1850, một số bang của nước Đức lần đầu tiên thành lập quỹ hỗ trợ nỗi đau Năm 1883, họ tiếp tục ban hành Luật BHYT và bảo hiểm tai nạn lao động sau đó là đạo luật về hưu trí với sự đóng góp của cả 3 bên (NLĐ, chủ SDLĐ, nhà nước) nhằm bảo vệ NLĐ trong các trường hợp rủi ro”[21] Kinh nghiệm về BHXH của Đức sau đó được lan dần sang nhiều nước trên thế giới Như vậy, các chế độ BHXH bắt buộc đầu tiên được thực hiện là bảo hiểm ốm đau, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động và BHHT Sau đó khi hệ thống BHXH được nhân rộng, các nước mới mở rộng thêm các chế độ bảo hiểm khác như tuất, thất nghiệp, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động
Tháng 6 năm 1952, ILO đã thông qua công ước số 102 về Quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, trong đó đưa ra hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 09 chế
Trang 13Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full