Đối với bò, thức ăn tươi xanh chiếm vị trí hàng đầu. Trong thức ăn xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con vật như các loại protein hoàn thiện và các axit amin không thay thế được, các loại vitamin và các enzym, các chất khoáng.
Kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Đối với bò, thức ăn tươi xanh chiếm vị trí hàng đầu. Trong thức ăn xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con vật như các loại protein hoàn thiện và các axit amin không thay thế được, các loại vitamin và các enzym, các chất khoáng. Chăn thả bò trên các bãi chăn thả tự nhiên có ảnh hưởng tốt đến cơ thể con vật, thúc đẩy sinh trưởng và phát dục của con vật non và nâng cao sản lượng sữa của bò cái. Trong quá trình chăn thả lượng Hemoglobin tăng lên trong máu dự trữ, caroten và một số chất cần thiết cho sự sống cũng tăng trong cơ thể, sức chống đỡ của cơ thể đối với các bệnh truyền nhiễm được nâng cao. Tuy nhiên, trên những bãi chăn thả không được cải tạo, cây lùm bụi và do bi lấn áp đồng cỏ làm cho khối lượng chất xanh không những thu cắt được ít mà còn bị mất cân đối nghiêm trọng, quá trình chăn thả phụ thuộc vào mùa vụ. Bò được cung cấp thức ăn tươi xanh từ bãi chăn tự nhiên hoặc bằng cỏ trồng, do đó để đảm bảo cung cấp thức ăn tươi xanh đều đặn, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi cỏ tự nhiên, các gia đình nên bố trí diện tích thích đáng để trồng các giống cỏ có năng suất cao như sau: I. Cỏ voi (Penisetum purpureum): 1. Đặc điểm: Là loại cỏ hòa thảo thân cứng, có đốt như lóng mía, những đốt gần gốc thường ra rễ và hình thành thân ngầm phát triển thành bụi to. Cỏ tái sinh nhanh sau khi cắt. Khả năng cạnh tranh cỏ dại kém. Thời gian khai thác là 3 – 6 năm. 2. Thời vụ : Trồng trong mùa mưa hay mùa xuân. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ voi: a. Chuẩn bị đất: Cày lượt 1, sâu 20 – 25 cm, phơi ải, cày lượt 2 sau đó bừa kỹ (đất tơi). b. Phân bón: Phân chuồng, cỏ rác mục 15 – 20 tấn/ha. Phân lân Lâm thao : 250 – 300kg/ha. Phân Sulfat Kali: 150 – 200kg/ha. c. Giống: cỏ voi nhâ giống bằng hom (thân) hom phải được 2 mắt trở lên, hom từ phần thân của cỏ. Số lượng hom giống cần cho 1ha từ 6 – 7 tấn hom. d. Cách trồng : Trồng theo hàng, rạch hàng cách hàn 50 – 60cm. Hom được đặt xuống đất nghiên 45 0 (phần lấp đất 20 cm, chừa lại 10 cm trên mặt đất). Hom đặt nằm nối tiếp nhau, hom dài khoảng 30 cm. e. Chăm sóc: Làm cỏ, bón bổ sung Urea. Khi trồng được 25-30 ngày bón Urea(100kg/ha) Bón thúc sau khi cắt mỗi lứa 20 ngày: 100kg-150kg/ha. Sau mỗi lứa cắt cần làm cỏ dại sạch. f- Thu hoạch: Lứa đầu mới trồng sau 50 – 60 ngày thu hoạch, các lứa tiếp theo khoảng 40 – 45 ngày, cắt sát gốc, cách mặt đất từ 1 – 2 cm để cây tái sinh nhanh ở lứa tiếp theo. Cỏ voi có năng suất cao từ 100 – 300 tấn/ha/năm. Nếu chăm sóc và thu cắt tốt có thể cho năng suất 500 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng cỏ voi cho ăn tươi hay ủ chua, ủ Urea. II. Cỏ Ruzi (Barchiaria ruziensis): 1. Đặc điểm: Có nguồn gốc thung lũng Russi thuộc miền Đông Zaire và nhiều nước nhiệt đới. Là loại cỏ hòa thảo lâu năm, thân bụi mềm. Khả năng chiu hạn khá. Thời gian khai thác là 2 – 5 năm. 2. Thời vụ: Trồng vào mùa mưa. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ Ruzi: a. Chuẩn bi đất: Trước khi trồng, đất phải được cày sâu, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, rạch hàng 50 – 60 cm. b. Phân bón: Phân chuồng: 25 – 30 tấn/ha. Urê: 450 – 500kg/ha. Super Lân: 250 – 300kg/ha. Sulfat Kali: 150 – 200kg/ha. c. Giống: Có thể trồng bằng thân từ cỏ 3 – 4 tháng tuổi. Nếu trồng bằng hạt cần phải xử lý bằng nước nóng ở nhiệt độ 70 0 C. Trồng bằng hạt thì số lượng là 5 – 8kg/h. Trồng bằng thân thì số lượng là 6 – 8 tấn thân cho 1 ha. d. Cách trồng: Trồng bằng thân giống như trồng khoai lang lấy lá, mật độ dày, cây cách cây 5 -6cm, hàng cách hàng 50 – 60 cm, xén bỏ phần ngọn non. Trồng bằng hạt cách trồng như gieo cải. e. Chăm sóc (như cỏ voi): Lứa đầu mới trồng sau 50 – 55 ngày thu hoạch, các lứa tiếp theo sau mỗi lần cắt khoảng 45 – 50 ngày cắt sát gốc cách mặt đất từ 1- 2 cm. Có thể sử dụng cỏ tươi hoặc phơi khô. Năng suất từ 125 – 133 tấn/ha/năm. III. Cỏ Ghinê (còn có tên cỏ sửa, cỏ Tây Nghệ An, sả) (Panicum maximum) 1. Đặc điểm: Cỏ Ghinê là loại cỏ hòa thảo có khả năng chịu hạn, chịu dẫm đạp khi chăn thả bò. Cỏ tạo thành bụi, thân mềm, bò ăn ngon và bổ, khả năng tái sinh nhanh. Thời gian khai thác từ 2 – 4 năm. Khả năng cạnh tranh cỏ dại tốt. Cỏ có thể trồng được ở nhiều vùng ở nước ta, nhất là vùng ven biển và vùng núi cao. 2. Thời vụ: Vào đầu mùa mưa cỏ phát triển nhanh. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ Ghinê: a. Chuẩn bị đất: Cày sâu, bừa kỹ dọn sạch cỏ dại, (giống như cỏ Ruzi.) b. Phân bón: Phân chuồng: 25 – 30 tấn/ha Urê: 450 – 500kg/ha Super Lân: 250 - 300kg/ha Sulfat Kali: 150 – 200kg/ha c. Giống: Trồng bằng thân: Hom tách ra từ cụm (4 – 5 nhánh tươi), xén bớt lá cắt bớt rễ dài, bảo quản trong bóng râm. Chọn cỏ bộ rễ có nhiều nhánh, cỏ phát triển rất mạnh, tạo thành cụm. Có thể trồng bằng hạt với số lượng là 5 – 6 kg/ha. d.Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng, bón phân, đặt từng cụm giống vào hàng với khoảng cách 35 – 40 cm lấp kín 1/3 độ dài của hom và dùng chân dẫm chặt đất lấp phần gốc. Nếu trồng bằng hạt thì gieo rải đều theo hàng rạch và dùng đất nhỏ mịn lấp đầy 5cm. e. Chăm sóc: Giống như chăm sóc cỏ voi sau khi cắt mỗi lứa 20 ngày bón 15 - 20kg urê/công sau khi làm sạch cỏ dại. f. Thu hoạch: Thời gian cắt lứa đầu: 50 – 55 ngày. Thời gian cắt lứa sau: 45 – 50 ngày. Tuy vùng đất khác nhau và chăm sóc, năng suất có thể đạt được từ 50 đến 150 tấn/ha/năm, nhất là trong mùa mưa. Cỏ phát triển rất nhanh. Trong năm đạt 9 lứa cắt, có thể làm đồng cỏ chăn thả. IV. Kỹ thuật trồng cỏ Stylo (Stylosanthes Hamata): 1. Ưu điểm: Là giống cỏ họ đậu, trồng được ở nhiều nước nhiệt đới, có tác dụng cải tạo đất, che phủ đất và là nguồn thức ăn giàu protein cho gia súc, thân và lá có ham lượng đạm khá cao nên nó cung cấp đạm cho bò rất tốt. Khả năng chiu hạn khá. Thời gian khai thác 2 – 3 năm. Khả năng cạnh tranh cỏ dại tốt và mọc tốt trên đất nghèo dinh dưỡng. Cỏ Stylo mọc quanh năm nhưng phát triển thuận lợi nhất từ tháng 3 đến tháng 10. Nhược điểm: Năng suất thấp, mùi vị khong ngon, không hấp dẫn nên bò ăn không quen. 2. Thời vụ: Gieo hạt vào cuối mùa khô, cây non phát triển nhanh, khoảng từ cuối tháng 2 đến hết tháng 4. Trong cành thì trồng vào khoảng tháng 8 tháng 10. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ stylo: a. Chuẩn bị đất : Phải tạo mặt bằng toi xốp, làm sạch cỏ dại. Cày bừa: Cày 2 lượt sâu 20 – 25 cm, bừa nhiều lần. Đất mới khai hoang phải dọn sạch rễ cây. Đất trồng cỏ Stylo phải cày sâu, bừa kỹ, làm sạch cỏ dại hoặc lên liếp. b. Phân bón: Phân chuồng: 5 – 10 tấn/ha, Lân : 200 – 250kg/ha, Kali: 150 – 200kg/ha. c. Giống: - Trồng bằng hạt, số lượng là 5 – 8kg/ha. - Trồng bằng cành, số lượng 6 -8 tấn/ha. d. Cách trồng: Trồng theo hàng hoặc trồng theo liếp. Gieo hàng cách hàng 40 cm, trộn hạt cỏ với tro để gieo. e. Chăm sóc : thời gian đầu khi cây còn bé, yếu phải chú trọng diệt cỏ dại. Tùy theo mức độ cỏ nhiều hay ít mà làm cỏ (khoảng 15 - 20 ngày 1 lần). Cỏ mới mọc phải chăm sóc kỹ và bón phân một lần vì về sau bản thân nó tự cố định đạm nhờ bộ rễ. f. Thu hoạch: - Thời gian cắt lứa đầu là 60 – 65 ngày. - Thời gian cắt lứa sau là 50 – 60 ngày. Năng suất đạt từ 60 – 150 tấn/ha/năm. Cắt cách gốc từ 5 – 10 cm. Tốc độ phát triển nhanh vào tháng 5 – 9 và chậm vào tháng 11 – 12. Có thể thu cắt cỏ Stylo cho ăn xen với cỏ Ghinê, cỏ voi. . Kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Đối với bò, thức ăn tươi xanh chiếm vị trí hàng đầu.. 2. Thời vụ: Trồng vào mùa mưa. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ Ruzi: a. Chuẩn bi đất: Trước khi trồng, đất phải được cày sâu, bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại, rạch