1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thầy Nguyễn Văn Phúc de thi

9 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

. Giáo sư - Tiến sĩ- nguyễn văn phúc trường THPT Trần Hưng Đạo MÔN HOÁ HỌC (Thời gian làm bài 90 phút) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) * Cho nguyên tử khối các nguyên tố cần dùng trong đề (giá trị trong ngoặc đơn): H (1); Na (23); O (16); Fe (56); C (12); S (32); Cu (64); Cl (35,5); N (14); Ba (137); He (4); Zn (65); Cr (52); K (39); Mn (55); Mg (24); Li (7); Rb (85). Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố (A) có tổng số electron p là 11. Hãy cho biết nguyên tử (A) có bao nhiêu electron ngoài cùng (ở trạng thái cơ bản)? A. 7 B. 5 C. 11 D. 17 Câu 2. Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau A. Trong bảng tuần hoàn, tất cả các chu kì các chu kì đều bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm. B. Trong một chu kì, theo chiều tăng Z, bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng dần. C. Các nguyên tử Ca (Z = 20); Sc (Z = 21) và K (Z = 19) có thể có cùng số nơtron. D. Nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm B có số e ngoài cùng như nhau. Câu 3. Cho phản ứng Mg + H 2 SO 4 đặc, nóng → MgSO 4 + H 2 S + H 2 O (chưa cân bằng hệ số). Tổng hệ số của các chất (gồm cả chất tham gia và sản phẩm tạo thành) trong phản ứng này (ở dạng số nguyên và tối giản) là: A. 18 B. 9 C. 17 D. 19 Câu 4. Cho phản ứng: 2A (khí) ƒ B (khí) + C (khí) Hằng số K của phản ứng ở t 0 C là 1 729 . Tính % của A chưa bị phân huỷ tại t 0 C. A. 6,9% B. 6,45% C. 93,7% D. 93,1% Câu 5. Khi pha loãng một dung dịch axit yếu (bằng nước cất) thì A. Độ điện li và hằng số cân bằng điện li của axit đó đều tăng. B. Độ điện li của axit đó tăng và hằng số cân bằng điện li của axit đó không đổi. C. Độ điện li của axit đó tăng và hằng số cân bằng điện li của axit đó giảm. D. Độ điện li của axit đó giảm và hằng số cân bằng điện li của axit đó không đổi. Câu 6. Axit xitric (acid citric hay axit 2-hidroxipropan-1,2,3-tricacboxylic) có công thức phân tử C 6 H 8 O 7 , là axit có nhiều trong quả chanh, hằng số phân li ion ở nấc thứ nhất của axit xitric là K 1 = 7,1×10 -4 . Nếu chỉ xét đến sự phân li ở nấc thứ nhất thì pH và độ điện li của axit xitric 0,1 M lần lượt là: A. pH = 1,83; α = 8,5%. B. pH = 2,09; α = 8,08%. C. pH = 2,10; α = 7,5%. D. pH = 3,15; α = 5,2%. Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 3,00 gam một mẫu than có chứa tạp chất lưu huỳnh. Toàn bộ sản phẩm khí cho vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch (A). Cho nước brôm dư vào dung dịch (A), sau đó cho thêm dung dịch BaCl 2 dư vào ta được kết tủa (B). Hoà tan kết tủa (B) trong dung dịch HCl dư thấy còn lại 3,495 gam chất rắn không tan. Thành phần % về khối lượng của tạp chất lưu huỳnh trong mẫu than trên là: A. 16% B. 7,1% C. 17,18% D. 19,39%. Câu 8. Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau A. Dung dịch các muối nitrrat đều không màu. B. Khi nhiệt phân muối amoni, sản phẩm của phản ứng luôn có NH 3 . C. Khi NH 3 tan trong nước tạo thành dung dịch chỉ có các ion 4 NH + ; OH - và nước. D. Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh. Câu 9. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau A. Khi điện phân dung dịch CuSO 4 thì pH của dung dịch tăng dần. B. Khi điện phân dung dịch NaCl thì pH của dung dịch giảm dần. C. Khi điện phân dung dịch chứa hỗn hợp NaCl và CuSO 4 thì pH của dung dịch không đổi. D. Khi điện phân dung dịch hỗn hợp HCl và NaCl thì pH của dung dịch tăng dần. Câu 10. Khi cho tác dụng với dung dịch FeCl 3 thì dung dịch nào sau đây chỉ cho kết tủa màu trắng? A. AgNO 3 B. Na 2 CO 3 C. AgNO 3 và Na 2 CO 3 D. NaOH hoặc AgNO 3 Câu 11. Đem đốt cháy hết một lượng kim loại sắt (ở dạng bột), thu được hỗn hợp gồm ba oxit của sắt có khối lượng là 101,6 gam. Đem hòa tan hết lượng oxit sắt này bằng dung dịch HCl có dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được 162,5 gam FeCl 3 và m gam FeCl 2 . Khối lượng sắt đã đem đốt cháy là A. 72,8 B. 38,1 C. 76,2 D. 44,8 Câu 12. Cho hai dung dịch (A) và (B). Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion trong số các ion sau: K + (0,15 mol), Mg 2+ (0,1 mol), + 4 NH (0,25 mol), H + (0,2 mol), Cl − (0,1 mol), 2- 4 SO (0,075 mol), - 3 NO (0,25 mol) và 2- 3 CO (0,15 mol). Hãy cho biết các ion trong mỗi dung dịch (A) và (B). A. dung dịch (A) chứa các ion: H + ; K + ; Cl - và - 3 NO còn dung dịch (B) chứa các ion còn lại. B. dung dịch (A) chứa các ion: H + ; K + ; 2- 4 SO và - 3 NO còn dung dịch (B) chứa các ion còn lại. C. dung dịch (A) chứa các ion: H + ; Mg 2+ ; 2- 4 SO và Cl - còn dung dịch (B) chứa các ion còn lại. D. dung dịch (A) chứa các ion: H + ; Mg 2+ ; 2- 4 SO và - 3 NO còn dung dịch (B) chứa các ion còn lại. Câu 13. Cho 17,8 gam kim loại R tác dụng với khí clo dư thu được 54,2 gam muối clorua (hiệu suất phản ứng bằng 100%). Kim loại R là A. Cr B. Al C. Fe D. Mg Câu 14. Cho một ít bột sắt vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch (A) và khí (B). Sau đó cho tiếp dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch (A) thì thu được dung dịch (D) và chất rắn (E). Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, số chất trong dung dịch (D) và chất rắn (E) lần lượt là: A. dung dịch (D) chứa 2 chất và chất rắn (E) chứa 2 chất. B. dung dịch (D) chứa 3 chất và chất rắn (E) chứa 1 chất. C. dung dịch (D) chứa 2 chất và chất rắn (E) chứa 1 chất. D. dung dịch (D) chứa 1 chất và chất rắn (E) chứa 3 chất. Câu 15. Cho 3,76 gam hỗn hợp (B) chứa Mg và MgO (với tỉ lệ mol tương ứng 14:1). Cho hỗn hợp (B) tác dụng hết với dung dịch HNO 3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 0,672 lit khí (X) và dung dịch (Y). Cô cạn cẩn thận dung dịch (Y) thu được 22,6 gam muối khan. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc, công thức phân tử khí (X) là: A. N 2 B. NO C. N 2 O D. NO 2 Câu 16. Trong một bình kín có chứa hỗn hợp (D) gồm ba khí O 2 ; CH 4 và H 2 . Tỉ khối của hỗn hợp (D) so với Heli bằng 5,7. Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp (D), sau đó làm lạnh bình về 0 0 C thì chỉ còn lại 6 gam hỗn hợp khí (E) gồm hai khí có tỉ khối so với Heli là 10. Dẫn hỗn hợp (E) qua bình đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được 19,7 gam kết tủa. Thành phần % về thể tích của các khí trong hỗn hợp (D) là: A. CH 4 (30%); O 2 (40%) và H 2 (30%). B. CH 4 (20%); H 2 (30%) và O 2 (50%). C. CH 4 (14,035%); O 2 (84,21%) và H 2 (1,755%). D. CH 4 (20%); H 2 (20%) và O 2 (60%). Câu 17. Khi crăcking V lit butan thu được hỗn hợp (A) chỉ gồm các ankan và anken. Tỉ khối của hỗn hợp (A) so với hidro bằng 21,75. Tính hiệu suất phản ứng crăcking butan. A. H = 33,33% B. H = 25% C. H = 75% D. H = 66,67% Câu 18. (X) là một ankadien có mạch cacbon không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol (X) thu được 132,4 lit CO 2 (ở đktc). (X) có ba đồng phân hình học, tên gọi của (X) là: A. 2-metylpenta-1,3-dien B. Hexa-1,3-dien C. Hexa-1,4-dien D. Hexa-2,4-dien Câu 19. Chất nào sau đây không dùng để làm khan rượu? A. CaO. B. C 2 H 5 ONa. C. Mg(ClO 4 ) 2 . D. H 2 SO 4 . Câu 20. Để điều chế 2-clobutan, người ta dùng phương pháp nào trong số các phương pháp sau để thu được sản phẩm có độ tinh khiết cao? A. Cho n-butan tác dụng với khí clo (askt, tỉ lệ mol 1:1). B. Cho but-2-en tác dụng với khí HCl. C. Cho but-1-en tác dụng với khí HCl. D. Cho but-2-in tác dụng với clo (tỉ lệ mol 1:1) Câu 21. Trong các chất: propan-2-ol; axetilen; metylfomiat; vinylclorua; metan; vinylaxetat. Số chất có thể tạo ra andehit chỉ bằng một phản ứng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 22. pK a là đại lượng dùng để đánh giá độ mạnh của các axit (pK a = - lgK a ). pK a của axit càng nhỏ, tính axit càng mạnh. Các giá trị 1,24; 1,84; 4,18; 4,25 là pK a (không theo thứ tự các axit tương ứng) của 4 axit sau: C 6 H 5 COOH; CH 2 =CH-COOH; CH≡C-COOH; CHF 2 COOH. Giá trị pK a của axit CH≡C-COOH là A. 1,24 B. 1,84 C. 4,18 D. 4,25 Câu 23. Cho dãy chuyển hoá sau: CH 3 CH 2 CH 2 OH O 2 ; Pt (A) (D) H 2 SO 4 ; 180 0 C H 2 O; H + O 2 ; Mn 2+ (B) (E) H 2 SO 4 (X) Công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất (X) là: A. iso-C 3 H 7 OCOC 2 H 5 B. n-C 3 H 7 O(iso-C 3 H 7 ) C. C 2 H 5 OCOCH(CH 3 ) 2 D. n-C 3 H 7 OCOC 2 H 5 Câu 24. Sử dụng hoá chất nào dưới đây để phân biệt dầu mỡ động, thực vật và dầu mỡ bôi trơn máy? A. Nước nguyên chất đun nóng. B. Benzen nguyên chất đun nóng C. Dung dịch NaOH đun nóng. D. Rượu etylic nguyên chất đun nóng. Câu 25. Một loại protein (A) có chứa 0,16% lưu huỳnh về khối lượng. Biết trong phân tử (A) có 2 nguyên tử S. Phân tử khối gần đúng của loại protein đó là: A. 10.240 B. 20.000 C. 20.480 D. 40.000 Câu 26. Amin RNH 2 được điều chế theo phản ứng : NH 3 + RI → RNH 2 + HI Trong RI, iot chiếm 81,44%. Đốt 0,15 mol RNH 2 cần bao nhiêu lít O 2 (đktc)? A. 7,56 lít B. 12,6 lít C. 17,64 lít D. 15,96 lít Câu 27. Ứng với công thức phân tử C 2 H 7 O 2 N có bao nhiêu chất khi phản ứng với NaOH cho ra khí có mùi khai? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 28. Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết mỗi tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường là 7,5% và khối lượng riêng bằng 1,103 gam/ml. Khối lượng đường thu được mỗi ngày là : A. 1613,1 kg B. 1163,1 kg C. 1631,1 kg D. 1361,1 kg Câu 29. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng axit H 2 N(CH 2 ) 5 COOH (axit ω - aminocaproic) là polipeptit. B. Sản phẩm của phản ứng trùng ngưng phenol với fomandehit trong môi trường axit là polime mạch không nhánh. C. Etylenglicol (etan-1,2-diol) có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo thành polime. D. Cao su buna-S không chứa lưu huỳnh, nhưng cao su buna-N có chứa nitơ. Câu 30. Đem nitro hoá 9,36 gam benzen bằng 13,37 ml dung dịch HNO 3 60,67% (khối lượng riêng bằng 1,37 gam/ml) thu được 12,3 gam nitrobenzen. Hiệu suất phản ứng nitro hoá là A. 66,67%. B. 70%. C. 80%. D. 83,33%. Câu 31. Chọn phát biểu sai A. Nhiệt độ sôi của đồng phân cis- cao hơn nhiệt độ sôi của đồng phân trans-. B. Ankan mạch phân nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn ankan mạch không phân nhánh. C. Xicloankan có nhiệt độ sôi cao hơn ankan có cùng số nguyên tử cacbon. D. Trong ba chất C 4 H 9 Cl; C 4 H 9 CHO; C 3 H 7 NO 2 ; chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C 4 H 9 Cl. Câu 32. Thực hiện phản ứng tách hidro từ một hidrocacbon (A) thuộc dãy đồng đẳng ankan bằng cách dẫn (A) đi qua chất xúc tác ở nhiệt độ cao thì thu được hỗn hợp gồm hidro và 3 hidrocacbon (B), (C), (D). Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lit khí (B) hoặc (C) hoặc (D) đều thu được 17,92 lit CO 2 và 14,4 gam H 2 O. Tên gọi của (A) là: A. iso-Butan B. Butan C. iso-Pentan D. Pentan Câu 33. Phản ứng este hoá (có xúc tác axit H 2 SO 4 ) nào dưới đây viết không chính xác? A. CH 3 COOH + C 2 H 3 OH ƒ CH 3 COOC 2 H 3 + H 2 O B. 2CH 3 COOH + C 2 H 4 (OH) 2 ƒ (CH 3 COO) 2 C 2 H 4 + 2H 2 O C. (COOH) 2 + 2C 2 H 5 OH ƒ (COOC 2 H 5 ) 2 + 2H 2 O D. C n H 2n (COOH) 2 + 2C m H 2m+1 OH ƒ (C m H 2m+1 OCO) 2 C n H 2n + 2H 2 O Câu 34. Chọn phát biểu đúng A. Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch thẳng. B. Khi xà phòng hoá este anlyl axetat bằng NaOH thu được muối và andehit. C. Phenol tan ít trong nước lạnh nhưng tan vô hạn trong nước nóng trên 70 0 C. D. lipit là trieste của glixerol và các axit béo. Câu 35. Ứng với công thức phân tử C 4 H 8 O 2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức, mạch hở? A. 6 B. 5 C. 4 D. 8 Câu 36. Hiện tượng xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO 4 là A. Bề mặt kim loại có màu đỏ, có bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. B. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh. C. Sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu trắng. D. Có khí không màu bay lên và bề mặt kim loại có màu đỏ. Câu 37. Cho 2,3 gam hỗn hợp (A) gồm Rb và một kim loại kiềm R khác tác dụng với nước (dư) thu được dung dịch (B). Để trung hoà một nửa dung dịch (B) cần 200 ml dung dịch HCl 0,25M. Kim loại R là: A. Li B. Na C. K D. Cs Câu 38. Cho 27,4 gam kim loại bari vào dung dịch chứa 0,1 mol CuSO 4 . Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là A. 9,8 gam. B. 23,3 gam. C. 33,1 gam. D. 46,6 gam. Câu 39. Cho 11,2 gam bột sắt vào dung dịch HNO 3 loãng thu được 3,36 lit khí NO (đo ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch (X). Cô cạn dung dịch (X) thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 39,1 B. 29,8 C. 36 D. 42,2 Câu 40. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng, nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch (X) và 7,84 lít khí H 2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch (X) (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 42,6. B. 45,5. C. 48,8. D. 47,1. II. PHẦN RIÊNG (10 câu, từ câu 41 đến câu 50). Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B). A. Theo chương trình Chuẩn Câu 41. Một hỗn hợp gồm 4 mol N 2 và 8 mol H 2 được cho vào bình kín có dung tích 5 lit và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 10/12 áp suất khí trong bình trước phản ứng. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 là: A. 25%. B. 20%. C. 37,5%. D. 50%. Câu 42. Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được 43,2 gam kết tủa và 17,5 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ. Giá trị của m là: A. 9,5 B. 10,2 C. 10,9 D. 19,0. Câu 43. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 2+ 2 0 A t cao 1 + H O; Hg CH A A A A A + A 5 1 2 3 4 2 4 ¾¾ ¾® ¾¾ ¾ ¾ ¾® ¾¾® ¾¾® ¾¾® Các chất A 5 và A 2 có thể là: A. HCOONa và CH 3 CHO. B. CH 3 COONa và CH 3 CHO. C. CH 3 COONa và CH 2 =CH-OH D. CH 3 COONa và HCHO Câu 44. Cho 0,1mol Fe vào 500 ml dung dịch AgNO 3 1M thì dung dịch thu được chứa: A. AgNO 3 B. Fe(NO 3 ) 3 C. AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 2 D. AgNO 3 và Fe(NO 3 ) 3 Câu 45. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn kẽm. B. Crom là kim loại lưỡng tính. C. Crom có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt nhôm. D. hidroxit cao nhất của crom là axit Câu 46. Cho 19,375 gam hỗn hợp (A) gồm Zn và Cu vào 1 lit dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 0,25M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch (B) và 3,2 gam chất rắn (D). Cho (D) vào dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy khí thoát ra. Khối lượng của Cu trong 17,8 gam hỗn hợp (A) là: A. 8,0 gam B. 4,8 gam C. 3,2 gam D. 9,6 gam. Câu 47. Để phân biệt 3 bình mất nhãn chứa các khí N 2 ; O 2 ; O 3 (mỗi bình chứa 1 khí) có bốn học sinh thực hiện theo 4 cách dưới đây. Cách nào sai? A. dùng Ag đun nóng, que đóm. B. dùng que đóm, lá Ag đun nóng. C. dùng dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm. D. dùng dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag đun nóng Câu 48. Khi tách nước ancol 2,4,4-trimetylpentan-2-ol thu được sản phẩm chính là anken: A. 2,4,4-trimetylpent-2-en B. 2,2,4-trimetylpent-2-en. B. 2,4,4-trimetylpent-3-en D. 2,2,4-trimetylpent-4-en. Câu 49. Ứng với công thức phân tử C 4 H 11 N có bao nhiêu amin bậc 1? A. 4 B. 8 C. 7 D. 6 Câu 50. Tinh bột có phân tử khối khoảng 200.000 đến 1.000.000. Vậy số mắt xích trong phân tử tinh bột nằm trong khoảng A. 2000 đến 6000. B. 600 đến 2000. C. 1000 đến 5500. D. 1000 đến 6000. B. Theo chương trình nâng cao Câu 41. Cho hỗn hợp khí (A) gồm N 2 và H 2 (có tỉ lệ mol tương ứng là 1:3). Cho hỗn hợp khí (A) đi qua xúc tác đun nóng một thời gian thu được hỗn hợp khí (B). Tỉ khối của hỗn hợp (A) so với hỗn hợp (B) là 0,6. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH 3 là; A. 33,33% B. 50% C. 66,67% D. 80% Câu 42. Để điều chế axeton trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp A. Oxi hoá cumen bằng oxi không khí (có mặt xúc tác thích hợp). B. Oxi hoá propan-2-ol bằng oxi không khí (có xúc tác Cu đun nóng). C. Oxi hoá 2,3-dimetylbut-2-en bằng dung dịch KMnO 4 đun nóng. D. Thuỷ phân 2,2-diclopropan bằng dung dịch kiềm đun nóng. Câu 43. (A) là một chất hữu cơ. Đốt cháy 1 mol (A) thu được 4 mol CO 2 và 3 mol H 2 O. Cũng 1 mol (A) tác dụng được KHCO 3 dư tạo 1 mol CO 2 , còn cho 1 mol (A) tác dụng hết với Na thì thu được 1 mol khí H 2 . (A) không cho được phản ứng trùng hợp. (A) là chất nào trong các chất cho dưới đây? A. HOOC-CH 2 -CH 2 -COOH B. HO-CH 2 -CO-CH 2 -COOH C. HO-CH 2 -CH 2 -O-CH 2 -COOH D. HO-CH 2 -CH=CH-COOH Câu 44. Cho 0,02 mol bột sắt vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO 3 , khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là A. 1,12 gam B. 4,32 gam C. 6,48 gam D. 7,56 gam. Câu 45. Để oxi hóa hoàn toàn 0,02 mol CrCl 3 thành K 2 CrO 4 bằng Cl 2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl 2 và KOH cần dùng tương ứng là A. 0,03 mol và 0,08 mol. B. 0,03 mol và 0,16 mol. C. 0,06 mol và 0,16 mol. D. 0,06 mol và 0,08 mol. Câu 46. Cho 9,7 gam hỗn hợp (X) gồm Cu và Zn vào 0,5 lit dung dịch FeCl 3 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch (Y) và 1,6 gam chất rắn không tan (Z). Cho (Z) vào dung dịch H 2 SO 4 loãng không thấy khí bay lên. Dung dịch (Y) phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KMnO 4 a Mol/lit (trong môi trường H 2 SO 4 ). Giá trị của a là A. 0,25 B. 0,20 C. 0,50 D. 0,40. Câu 47. Chọn câu sai trong các câu sau A. Để loại khí clo sinh ra dư trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng khí NH 3 . B. Để gom thuỷ ngân rơi ra khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ, người ta dùng bột lưu huỳnh. C. Để nhận biết ion SO 4 2- trong dung dịch, người ta dùng muối tan của bari như BaCl 2 ; Ba(NO 3 ) 2 (trong môi trường axit loãng dư). D. Để thực hiện phương pháp chuẩn độ pemanganat, người ta dùng dung dịch KMnO 4 và dung dịch chuẩn là dung dịch H 2 SO 4 Câu 48. Chọn câu sai trong các câu sau A. Mentol (C 10 H 20 O) và menton (C 10 H 18 O) là những dẫn xuất chứa oxi của tecpen. B. Cho phenylclorua (C 6 H 5 Cl) vào dung dịch NaOH, đun nóng, sau đó axit hoá bằng HNO 3 , tiếp đó cho dung dịch AgNO 3 không thấy có kết tủa trắng. C. Khi cho C 2 H 5 Cl tác dụng với nước ở nhiệt độ cao thu được ancol C 2 H 5 OH. D. Etilen không tác dụng với dung dịch HCl 30%. Câu 49. Ứng với công thức C 5 H 13 N có bao nhiêu amin bậc II? A. 5 B. 6 C. 4 D. 7 Câu 50. Cho 6,84 gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 /NH 3 thu được 1,08 gam Ag kim loại. Số mol saccarozơ và mantozơ trong hỗn hợp lần lượt là A. 0,005 và 0,015 B. 0,010 và 0,010 C. 0,015 và 0,015 D. 0,015 và 0,005. Chúc các em thành công .! - Hết - . . Giáo sư - Tiến sĩ- nguyễn văn phúc trường THPT Trần Hưng Đạo MÔN HOÁ HỌC (Thời gian làm bài 90 phút). axetilen; metylfomiat; vinylclorua; metan; vinylaxetat. Số chất có thể tạo ra andehit chỉ bằng một phản ứng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 22. pK a là đại lượng

Ngày đăng: 20/08/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w