CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL. ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ BUỒNG ĐỐT ĐỘNG CƠ DIESEL KIM PHUN NHIÊN LIỆU HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF . PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM PHUN VÀ CÂN BƠM VE VÀO ĐỘNG CƠ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL ĐIỀU KHIỂN BẰNG ĐIỆN TỬ
Trang 1Về cơ bản động cơ Diesel giống như động cơ xăng bao gồm:
- Các chi tiết cố định : catte, xilanh, quy lát
- Các chi tiết di động : piston, xecmăng, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà
- Các chi tiết của hệ thống phân phối khí : xupáp, cò mổ, cam
- Các chi tiết của hệ thống làm mát
- Các chi tiết của hệ thống bôi trơn
- Ở động cơ Diesel hệ thống nhiên liệu gồm 2 chi tiết chính là bơm cao áp vàkim phun ( thay thế cho hệ thống đánh lửa và hệ thống nhiên liệu ở động cơxăng )
Trang 2Do đặc điểm của quá trình cháy, ở động cơ diesel có tỉ số nén cao thường nằmtrong phạm vi từ 18 đến 22
1.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CƠ DIESEL 4 KỲ 1 XILANH
Hình 2 Nguyên lý hoạt động động cơ Diesel 4 kỳ
Để hoàn thành 1 chu trình công tác động cơ Diesel 4 kỳ diễn ra 4 giai đọan liên tiếp:
1 Thì hút : Piston đi từ điểm chết trên (ĐCT) xuống điểm chết dưới (ĐCD) tạo
ra 1 áp thấp ở sau nó, nhờ hệ thống phân phối khí mở xupáp nạp mà không khí sạchđược nạp vào xilanh
1.Vị trí mở sớm xupap nạp
2 Vị trí đóng muộn xupap nạp
3 Vị trí phun nhiên liệu
4 Vị trí mở sớm xupap thải
5 Vị trí đóng muộn xupap thải
φ.Góc trùng điệp hai xupap
Hình 3 : Giản đồ phân phối khí động cơ 4 kỳ
2 Thì nén : Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, 2 xúpáp đều đóng kín, lúc này không khí
trong xilanh bị nén lại Vào cuối thì ép, áp suất không khí trong xilanh lên đến
30-35 kg/cm2, nhiệt độ từ 500-600ºC
Trang 33 Thì nổ : Khi piston lên đến trước ĐCT 14÷25 độ, ngay thời điểm phun dầu,
kim phun phun dầu vào trong xilanh động cơ dưới dạng sương Dầu phun vào gặpmôi trường áp suất và nhiệt độ cao sẽ tự bốc cháy, khí cháy giản nở tạo áp suất caođẩy piston đi xuống Thì này còn được gọi là thì phát động
4 Thì thải : Khi piston bị đẩy xuống ĐCD, xong nhờ lực quán tính của bánh đà
đẩy piston di chuyển từ ĐCD lên ĐCT, lúc này xúpáp xả mở, khí xả bị đẩy rangoài
Sau đó piston sẽ di chuyển xuống ĐCD, xupáp nạp lại mở và chu trình mới lạitiếp diễn
1.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỘNG CƠ NHIỀU XILANH
- Trên ôtô, động cơ thường có nhiều xilanh, số xilanh có thể là 2, 3, 4, 5, 6, 8,
10, 12… khi số xilanh càng tăng thì công suất của động cơ tăng cao Các xilanh củađộng cơ có thể bố trí thẳng hàng, theo hình chữ V, hình sao hoặc đối xứng
Hình 4 : Cách bố trí xilanh
- Chu kỳ công tác động cơ nhiều xilanh được thực hiện trong hai vòng quaygiống như động cơ 1 xilanh Mỗi xilanh của động cơ đều thực hiện đầy đủ 4 kỳ tronghai vòng quay trục khuỷu Thứ tự nổ mỗi xilanh được bố trí lệch nhau một góc đềuđặn là 720º/i ( i là số xilanh của động cơ )
1 Động cơ 4 kỳ - 4 xilanh thẳng hàng
- Ở động cơ 4 xilanh, góc lệch công tác 720/4 = 180, thứ tự công tác 1-3-4-2, cơ cấutrục khuỷu thanh truyền của động cơ này có dạng như sau :
Trang 4
Hình 5 : Cơ cấu trục khuỷu động cơ 4 xilanh thẳng hàng
Hình 6 : Thứ tự nổ động cơ 4 xilanh thẳng hàng
2 Động cơ 4 kỳ, 6 xilanh thẳng hàng
- Động cơ 4 kỳ, 6 xilanh thẳng hàng có góc lệch công tác 720/6 = 120
Ví dụ : Thứ tự công tác động cơ 6 xilanh thẳng hàng : 1- 5 - 3 - 6 - 2- 4
Hình 7 : Cơ cấu trục khuỷu động cơ 6 xilanh thẳng hàng
Trang 5- Ví dụ : Thứ tự công tác động cơ V6 :
Hàng bên trái : máy 1, máy 3, máy 5
Hàng bên phải : máy 2, máy 4, máy 6
Hình 9 : Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền động cơ V6
Trang 6Hình 10 : Thứ tự nổ động cơ V6
4 Động cơ 4 kỳ, 8 xilanh bố trí dạng chữ V
- Động cơ V8 có góc lệch giữa hai đường tâm xilanh là 90 Động cơ sử dụngthanh truyền đồng dạng, trên một chốt khuỷu bố trí hai thanh truyền góc lệch công tác720/8 = 90
Ví dụ : Thứ tự công tác động cơ V8 : 1 – 3 – 4 – 2 – 5 – 7 – 8 – 6
Hình 11 : Cơ cấu trục khuỷu truyền động cơ V8
Hình 12 : Thứ tự nổ động cơ V8
Trang 72 ĐỘNG CƠ DIESEL 2 KỲ
2.1 CẤU TẠO
Cũng gồm những chi tiết giống như động cơ 4 kỳ : chi tiết cố định, chi tiết di động, chi tiết hệ thống làm trơn, làm mát, chi tiết hệ thống nhiên liệu
Đặc điểm cấu tạo :
- Xung quanh vách của xilanh cở 8/10 khoảng chạy trở xuống khoét nhiều lỗ dùng để nạp và quét gió Trên nắp qui lát có trang bị 2 hay 4 xupáp thoát tùy loại động
cơ, một bơm quét bố trí bên hông dộng cơ để cung cấp khí nạp mới và quét khí cháy ra ngoài
Hình 13 Động cơ Diesel 2 kỳ hiệu GM cắt ngang
Trang 82.2 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Sinh công Thải Quét - Nạp Nén
Hình 14 Nguyên lý hoạt động động cơ 2 kỳ
Để hoàn thành 1 chu trình công tác động cơ Diesel 2 kỳ phải trải qua kỳ như sau :
- Kỳ 1 : Piston đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xilanh diễn ra các quá trình : cháy
giản nở, Thải tự do, Quét khí
+ Quá trình cháy – giản nở : Khí cháy có áp suất cao giãn nở đẩy piston đi xuống.Quá trình này kết thúc khi piston bắt đầu mở cửa thải
+ Quá trình thải tự do : Từ khi piston đi xuống mở cửa thải cho tới khi bắt đầu mởcửa quét, khí thải trong xilanh có áp suất cao sẽ qua cửa thải ra ngoài
+ Quá trình quét khí : Từ khi piston mở cửa quét ( cửa thải vẫn đang mở ) cho đếnkhi tới ĐCD, không khí có áp suất cao ( được gọi là khí quét ) từ bơm nén gió tràn vàoxilanh qua các lỗ quét đẩy khí cháy ra ngoài đồng thời nạp không khí mới vào xilanh
1 – 2 : Quá trình cháy – giãn nở
Trang 9- Kỳ 2 : Piston đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xilanh diễn ra các quá trình Quét khí,
Lọt khí, Nén khí, cuối kỳ 2 ( trước ĐCT 17º ) nhiên liệu phun vào buồng đốt với ápsuất cao
II SO SÁNH ĐỘNG CƠ DIESEL VÀ ĐỘNG CƠ XĂNG
1 VỀ CẤU TẠO
Về cơ bản động cơ Diesel và động cơ xăng giống nhau gồm có :
- Các chi tiết cố định: catte, xilanh, quy lát
- Các chi tiết di động: Piston, xecmăng, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà
- Các chi tiết của hệ thống phân phối khí: xupáp, cò mổ, cam
- Các chi tiết của hệ thống làm mát, bôi trơn
Động cơ Diesel và động cơ xăng cũng có sự khác nhau :
- Ở động cơ Diesel chỉ có hệ thống nhiên liệu trong đó 2 chi tiết chủ yếu là bơmcao áp và kim phun
- Tỉ số nén của động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng thường nằm trongphạm vi 18 đến 22
2 VỀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
Hút Hút khí sạch vào xilanh Hút hoà khí vào xilanh
Nén
Ép khí sạch Cuối thì nén nhiệt độkhoảng 500 - 600ºc, áp suất cuối thìnén 30 – 35 kg/cm2
Nén hoà khí, nhiệt độ cuối thìnén khoảng 250 - 300ºc, ápsuất cuối thì nén khoảng 8 –
14 kg/cm2
Nổ
Nhiên liệu đươc phun vào xi lanh và tựbốc cháy
Cung cấp nhiệt đẳng áp hay hỗn hợp
Hoà khí cháy nhờ tia lửa từbugy
Cung cấp nhiệt đẳng tích
Xả Khí cháy thoát ra ngoài Khí cháy thoát ra ngoài
3 ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL SO VỚI ĐỘNG CƠ XĂNG
a Ưu điểm:
- Hiệu suất của động cơ Diesel lớn hơn 1,5 lần so với động cơ xăng
- Nhiên liệu rẻ tiền hơn động cơ xăng
Trang 10- Năng suất toả nhiệt với 1 đơn vị thể tích cao hơn, năng suất toả nhiệt của 1 lítdầu Diesel là 8.755 calo cao hơn so với 1 lit xăng là 8.140 calo.
- Một mã lực trong 1 giờ đối với động cơ Diesel tiêu thụ hết 180 gam nhiênliệu, còn ở động cơ xăng là 250 gam nhiên liệu
- Nhiên liệu động cơ Diesel không phát hoả ở điều kiện bình thường nên ít nguyhiểm
- Ít hư hỏng vặt vì không có hệ thống đánh lửa và bộ chế hoà khí
b Khuyết điểm:
- Trọng lượng động cơ trên 1 đơn vị công suất lớn hơn động cơ xăng
- Những chi tiết như bơm cao áp, kim phun tuy chắc chắn nhưng đòi hỏi phảiđược chế tạo với độ chính xác cao ( kích thước sai số 1/1000 mm) → Giá thành đắt
- Bảo dưỡng sửa chữa cần thợ có tay nghề cao và dụng cụ đắt tiền
- Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng, nhiên liệu cháy lâu hơn, quántính các chi tiết chuyển động lớn hơn
- Hoạt động ồn hơn
Trang 11- Thích ứng với số lượng và hình dáng chùm nhiên liệu do kim phun xịt vào
- Tạo được sự xoáy lốc mạnh trộn lẫn không khí với nhiên liệu
Buồng đốt động cơ Diesel được chia làm hai loại lớn : Buồng đốt thống nhất vàBuồng đốt ngăn cách
I BUỒNG ĐỐT THỐNG NHẤT
1 Cấu tạo:
- Trong buồng đốt thống nhất nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt,thành phần buồng đốt gồm có: đỉnh piston, mặt dưới của nắp quy láp và thành xy lanhhoặc có hai đỉnh của piston và thành xi lanh ( trong động cơ hai kỳ piston đối đỉnh ),kim phun nhiên liệu được ráp đứng ngay tâm hay hơi chếch đối với đường tim xy lanh
1 Kim phun
2 Bugi xông
Hình 16 Buồng đốt thống nhất
- Trong các buồng đốt thống nhất thường tăng cường xoáy lốc bằng cách
+ Bố trí hướng ống góp kết hợp với gờ trên của xupáp
+ Ống hút có hướng tiếp tuyến và chếch xuống so với xy lanh
+ Làm đường ống hút hẹp dần và co thắt ở vùng xupáp để tăng cường vận tốcdòng khí nạp
Trang 12- Kim phun sử dụng cho loại buồng đốt thống nhất thường là kim phun kín nhiều
lổ tia ( từ 3 – 10 lổ ) áp suất phun từ 17 –30 MN/m2 Kiểu buồng đốt này thường được
sử dụng trên các động cơ như : GM, PERKIN, JOHNDEERE SKODA UNIC,
2 Ưu, nhuợc điểm :
- Áp suất cháy cao, tăng áp suất đột ngột và tiếng ồn lớn
- Việc đốt cháy phụ thuộc vào chất lượng của vòi phun
- Phạm vi sử dung nhiên liệu hẹp vì loại phun trực tiếp rất kén nhiên liệu
- Sử dụng kim phun nhiều lỗ nên mau bị nghẽn
II BUỒNG ĐỐT NGĂN CÁCH
Gồm hai khoảng không gian riêng biệt gọi là buồng đốt phụ và buồng đốtchính Buồng đốt phụ bố trí nơi nắp qui lát, buồng đốt chính là khoảng không giangiữa đỉnh piston và mặt quilát gần điểm chết trên Buồng đốt phụ liên lạc vớibuồng đốt chính nhờ các họng và các đường thông hẹp Buồng đốt ngăn cách có
ba loại : Buồng đốt trước, Buồng đốt xoáy lốc, Buồng đốt năng lượng
1 Buồng đốt trước
1.1 Cấu tạo
- Thể tích buồng đốt này chiếm từ 25 – 40 % thể tích toàn bộ buồng đốt và buồngđốt chính nằm trong không gian xi lanh Buồng đốt dự bị có dạng tròn xoay có thểlắp đứng hoặc có thể lắp nghiêng so với xi lanh Kim phun dùng trong buồng đốtnày là kim phun loại kín lổ tia kín áp suất phun 10 – 15 MN/m2 được lắp trùng với
Trang 13tâm của buồng đốt dự bị Buồng đốt này cũng sử dụng một bugi xông máy để dễkhởi động.
- Hoạt động êm vì ở buồng đốt chính áp suất thấp và không tăng đột ngột
- Sự cháy hầu như độc lập với việc phun nhiên liệu, động cơ này thường sửdụng kim phun đót kín nên ít bị sự cố nên hoạt động ổn định
b Nhược điểm :
- Hiệu quả nhiệt thấp, tổn thất qua lổ thông buồng đốt và tổn thất làm máttăng do diện tích buồng đốt lớn, nên mức tiêu hao nhiên liệu tăng
- Nhiệt độ khí xả cao
- Khó khởi động khi nguội nếu không có bugi xông
- Chế tạo phức tạp, lổ thông buồng đốt dễ bị sự cố khi động cơ tạo công suấtcao
2 Buồng đốt xoáy lốc :
2.1 Cấu tạo:
- Loại này chiếm từ 50 – 80 % thể tích buồng đốt chính Nó có dạng hình trụ hayhình cầu được đặt trên nắp quy láp hay bên hông xi lanh và thông với buồng đốtchính bằng một hay vài đường thông có tiết diện lớn Kim phun sử dụng cho buồngđốt loại này thường là kim phun có lổ tia kín áp suất phun 10 – 12.5MN/m2 Một
Trang 14bugi xông máy được lắp nơi buồng đốt xoáy lốc đế xông nóng nhiên liệu để nhiênliệu dễ bốc hơi.
- Động cơ có thể làm việc được ở tốc độ cao
- Giảm được tốc độ cháy, tốc độ tăng áp khi cháy và giảm được tiếng ồn do
số màng lửa xuất hiện đầu tiên trong vòi phun 1 lổ ít hơn vòi phun nhiều lổtia
- Hạn chế được sự hình thành NOx
b Nhược điểm:
- Ứng suất nhiệt ở đỉnh piston và ở nắp máy tương đối lớn
- Tổn thất nhiệt khá lớn nên khó khởi động lạnh nếu không có bugi xông
3 Buồng đốt năng lượng
- Buồng đốt năng lượng ( buồng chứa gió ) chiếm 20% thể tích chung Kim phun nhiên liệu bố trí đối diện với buồng đốt năng lượng B, C qua buồng đốt chính
A Phòng chứa gió A và C thông nhau bằng đường thắt eo, phòng A nằm ngay dướixupáp có dạng số 8 Chùm nhiên liệu được phun dưới áp suất từ 9 – 10 MN/m2 phun qua phòng đốt chính chui vào buồng chứa gió B, C Nhiên liệu bốc cháy ngay
Trang 15trong hai buồng này, tăng áp suất và tống mạnh hỗn hợp cháy ra buồng A, nhờ đường thông thắt eo và dạng số 8 trong buồng A, khí hỗn hợp xoáy lốc rất mạnh nên nhiên liệu cháy trọn vẹn.
- Các động cơ Diesel hiệu Panhard, MAN, Minneapolis trang bị buồng đốt kiểu này, vận hành rất êm và không cần đến bugi xông máy
Hình 19 Buồng đốt năng lượng
Trang 16CHƯƠNG 3
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL
I SƠ DỒ HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PE
Hình 20 Hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel
1 Thùng chứa 2 Bơm tiếp vận 3 Bộ điều tốc 4 Lọc thứ cấp 5 bơm cao áp
6 Ống cao áp 7 Kim phun 8 Ống dầu về 9 Van điều áp
Hệ thống nhiên liệu được diễn tả ở hình vẽ gồm 3 mạch nhiên liệu chính là :
1 Mạch hạ áp:
Là mạch dầu từ thùng chứa nhiên liệu được đưa đến bơm cao áp, mạch hạ áp gồmcác chi tiết sau:
- Thùng chứa nhiên liệu (1), lọc sơ cấp hay lọc thô (2),lọc thứ cấp hay lọc tinh (4)
- Bơm tiếp vận nhiên liệu
- Và các đường ống dẫn nhiên liệu áp lực thấp
- Mạch hạ áp phải đảm bảo cung cấp một lượng nhiên liệu (v) và áp suất (p) nhấtđịnh ứng với từng chế độ làm việc của động cơ
2 Mạch cao áp:
Là mạch dầu từ bơm cao áp đến kim phun, mạch cao áp gồm các chi tiết sau:
- Bơm cao áp hay heo dầu (5)
- Kim phun nhiên liệu (7)
- Và các ống dẫn nhiên liệu áp lực cao (6)
Trang 17- Mạch cao áp phải đảm bảo cung cấp nhiên liệu có áp lực cao và phun đúngthời điểm công tác của động cơ.
3 Mạch dầu về :
Là mạch dầu từ bơm cao áp và kim phun trở về thùng chứa Khi kim phun nhiênliệu vào buồng đốt, sẽ có một lượng nhiên liệu rò rỉ theo khe hở giữa van kim và đótkim đi lên buồng lò xo và trở về thùng chứa Nếu áp lực nhiên liệu phía sau bơm tiếpvận lớn hơn áp lực của van điều áp, nhiên liệu từ mạch dầu hạ áp tràn qua van điều áp
để trở về thùng chứa
Mạch trở về gồm các chi tiết sau :
- Van điều áp để giới hạn nhiên liệu tiếp vận (9)
- Và các đường ống nhiên liệu dư trở về (8)
II NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Hình 21 Hệ Thống Nhiên Liệu có Van An Toàn Lắp Ở Lọc Thứ Cấp
1 Thùng chứa 5 Bơm cao áp 9 Bơm tay
2 Lọc sơ cấp 6 Ống cao áp 10 Lưới lọc
3 Bơm tiếp vận 7 Ống dầu về 11 Bộ điều tố
4 Lọc thứ cấp 8 Van an toàn 12 Ốc xả gió
- Khi động cơ hoạt động bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô
và lọc tinh, nhiên liệu được lọc sạch những tạp chất và nước sau đó được đưa đến bơmcao áp Van an toàn có nhiệm vụ giới hạn áp lực vào bơm cao áp, van này có nhiệm vụ
5
6
7 8
9
1 0 0
1
1 4
Trang 18giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp Nếu áp lực quá lớn thì van này mở ra vànhiên liệu tràn qua van trở về thùng chứa Nhiên liệu sau khi qua lọc tinh đến bơm cao
áp, được nén lên áp lực cao nhờ xilanh và piston của bơm nhiên liệu
- Sau đó nhiên liệu được đưa đến các mạch dầu cao áp và đến kim phun phùhợp với thứ tự công tác của động cơ Nhiên liệu được phun vào xilanh của động cơđúng thời điểm Một số nhiên liệu xuyên qua khe hở của van kim và đót kim và theomạch dầu trở về thùng chứa
- Trong tất cả các hệ thống nhiên liệu, tuyệt đối không được lẫn không khí vàotrong nhiêu liệu vì bọt khí sẽ làm áp lực dầu không tăng cao được Vì thế trên các hệthống nhiên liệu bố trí một bơm tay và một vít xả gió Để xả gió cho động cơ khi cầnthiết
III NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
- Lượng nhiên liệu cung cấp phải đúng theo yêu cầu cần thiết của mỗi chu trình
và có thể điều chỉnh theo phụ tải bên ngoài
- Lượng nhiên liệu phun vào các xy lanh của động cơ phải như nhau
- Nhiên liệu cung cấp phải đúng thời điểm không sớm quá hay muộn quá Nếuphun sớm thì lúc đó áp suất khí nén còn thấp và nhiệt độ chưa cao nên nhiên liệu bắtlửa chậm một phần nhiên liệu sẽ bám vào thành xi lanh hoặc đỉnh piston gây lãng phínhiên liệu, đồng thời khi động cơ hoạt động áp lực khí cháy sẽ tăng nhanh khi pistonchưa lên đến tử điểm thượng nên công suất của động cơ sẽ bị giảm và dễ gây hư hỏng.Ngược lại nếu phun quá trễ thì nhiên liệu cháy không hết gây lãng phí nhiên liệu, ônhiểm và làm giảm công suất động cơ
- Lúc bắt đầu phun và kết thúc phun, nhiên liệu phải được phun dứt khoát đểtránh hiện tượng nhiên liệu nhỏ giọt
- Phun hết lượng nhiên liệu quy định trong thời gian phun
- Nhiên liệu phải được phun sương và phân tán đều trong thể tích buồng cháy,gây nên sự hòa trộn triệt để giữa thanh khí và nhiên liệu Nhờ thế nhiên liệu được bốccháy một cách dễ dàng và trọn vẹn
- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm đảo cho động hoạt động liên tục trong suốtthời gian quy định
Trang 19- Các lọc nhiên liệu phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học có lẫn trongnhiên liệu.
- Các chi tiết chắc chắn và có độ chính xác cao, dễ chế tạo, tiện lợi cho việc bảodưỡng
IV CẤU TẠO CÁC CHI TIẾT TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
1.Thùng chứa nhiên liệu
- Thùng chứa nhiên liệu phải đảm bảo chứa đủ nhiên liệu cho động cơ hoạtđộng trong một khoảng thời gian nhất định, dung tích thùng chứa lớn hay nhỏ tùythuộc vào thời gian làm việc và cỡ máy lớn hay nhỏ Thùng nhiên liệu được dập bằngthép tấm, đối với những thùng nhiên liệu lớn bên trong thường có vách ngăn để giảmdao động và tạo bọt của nhiên liệu khi động cơ làm việc Phía trên thùng có một nắp
để châm nhiên liệu và có một lỗ thông hơi
- Ở đáy thùng thường có một bulông hay một van để xả nước hay tạp chất cólẫn trong nhiên liệu, bulông này được lắp đặt nơi thấp nhất của thùng nhiên liệu Cáchđáy thùng từ 5 :- 10 mm có một ống dẫn nhiên liệu ra phía trên, có ống dẫn nhiên liệu
về Nếu thùng đặt cao hơn động cơ thì phải có một van khóa nhiên liệu khi dừng máy,nếu thùng đặt thấp hơn động cơ thì phải có một van một chiều để không cho nhiên liệu
từ mạch hạ áp trở về thùng chứa khi động cơ ngừng hoạt động
2 Lọc nhiên liệu
- Piston và xi lanh của bơm cao áp, van kim và bệ của vòi phun đều là nhữngchi tiết rất chính xác và có độ bóng cao, đường kính lỗ tia của vòi phun rất bé Cho nênnhiên liệu đưa vào bơm cao áp và kim phun phải thật sạch không lẫn tạp chất, nếukhông sẽ làm cho việc cung cấp và phun nhiên liệu bị trở ngại ảnh hưởng đến sự làmviệc của động cơ và các chi tiết bị mài mòn nhanh chóng
- Yêu cầu của hệ thống lọc là phải giữ đúng áp lực của hệ thống và phải lọcđược những hạt bụi cỡ nhỏ 1/1000 (mm) , phải chịu được lâu dài khoảng 10.000 kmhoặc sau 200 giờ sử dụng, bình lọc phải đơn giản dễ tháo ráp bảo dưỡng và sửa chữa
Trang 20xả nước hay cặn bẩn.
- Nhiên liệu từ thùng chứa được hút vào đường dầu vào ,vào giữa lõi lọc và
vỏ Sau đó nhiên liệu xuyên qua lỏi lọc vào giữa lõi lọc và đi ra khỏi lọc sơ cấp quađường dầu ra Cặn bẩn và nước được giữ lại dưới đáy bầu lọc và ra ngoài thông qua
xả nước hay cặn bẩn có lẩn trong nhiên liệu
Trang 21
Hình 23 Lọc thứ cấp
- Nguyên lý làm việc của lọc thứ cấp khác với lọc sơ cấp là nhiên liệu đượcbơm tiếp vận cấp đến đường dầu vào giữa lõi lọc và đi xuống dưới đáy của bầu lọc.Sau đó nhiên liệu xuyên qua lõi lọc để đến đường dầu ra
3 Bơm tiếp vận nhiên liệu
- Trên hệ thống nhiện liệu diesel thường có hai bơm nhiên liệu , bơm chuyểnnhiên liệu và bơm tiếp vận nhiên liệu Bơm chuyển nhiên liệu có nhiệm vụ cung cấpnhiên liệu liên tục đến bơm tiếp vận, ngoài ra nó còn có nhiệm vụ châm dầu và xả giócho hệ thống khi động cơ chưa làm việc Bơm này thường được dùng là bơm điện haybơm màng Nếu thùng chứa nhiên liệu được đặt cao hơn động cơ thì không cần bơmchuyển nhiên liệu
- Bơm tiếp vận có nhiệm vụ hút nhiên liệu từ thùng chứa đến bơm cao áp Bơmtiếp vận có nhiều loại và thường được lắp đặt nơi thân bơm cao áp và được điều khiểnbởi cốt bơm cao áp
3.1 Bơm màng
a.Cấu tạo
Bơm được cấu tạo như hình vẽ, gồm có màng bơm 5 làm bằng vải sơn hay vảitráng cao su, nó liên hệ với cần bơm 8 nhờ cần trung gian 9, lò xo 7 ấn cần bơmthường trực tỳ vào cam lệch tâm để giảm tiếng khua khi hoạt động, lò xo 6 luôn luônđẩy màng bơm 5 võng lên, phía trên màng bơm 5 có van nạp 2 và van thoát 1 giốngnhau và đặt ngược chiều nhau,van nạp 2 để nạp nhiên từ bình chứa dầu, van thoát 1 đểcung cấp dầu cho bơm cao áp
Trang 22a Bơm piston kiểu PM
Cấu tạo:
- Bơm được cấu tạo như hình vẽ Khi động cơ hoạt động cam dẫn động bơmquay đến vị trí đội cây đẩy đi xuống, đẩy piston đi xuống làm lò xo đẩy pistonnén lại lúc này van hút mở ra nhiên liệu được hút vào trong lòng xi lanh Khicam không còn đội cây đẩy lò xo đẩy piston giãn ra đẩy piston đi lên đồngthời van hút đóng lại, nhiên liệu được nén trong lòng xi lanh đến khi áp lực
Trang 23nhiên liệu thắng sức căng lò xo của van thoát thì van này mở ra và nhiên liệuqua van thoát để đến bơm cao áp
Hình 25 Bơm piston kiểu PM
- Lúc động cơ chạy chậm nhiên liệu tiêu thụ ít, lúc này áp lực ở mạch thoát tănglên ứ trong lòng xi lanh làm cho lò xo đẩy piston không bung ra hết nên piston khôngđụng cây đẩy dù cam đội Do đó piston không di chuyển hết khoảng chạy lưu lượngnhiên liệu cũng giảm theo
b Bơm piston kiểu BOSCH :
Cấu tạo và các chế độ làm việc của bơm Bosch :
- Bơm được cấu tạo như hình vẽ Van hút và van thoát đều thông với phònghút của bơm, riêng van thoát còn có mạch rẽ thông với phòng ép Khi cam không độicon đội, lò xo hoàn lực đẩy piston đi lên, do chênh lệch áp suất giữa phòng hút vàđường mạch dầu vào nên van hút mở ra nhiên liệu được hút vào phòng hút Đồng thờikhi piston đi lên ép nhiên liệu dư ở phòng ép đẩy nhiên liệu qua mạch rẽ ra mạch thoátđến bơm cao áp
- Khi cam đội con đội, qua cây đẩy piston đi xuống, ép lò xo hoàn lực lại, vanhút đóng và van thoát mở nhiên liệu được đẩy ra mạch thoát Đồng thời một phầnnhiên liệu qua mạch rẽ đi vào phòng ép của bơm Đây là quá trình bơm hoạt động bìnhthường
- Khi động cơ chạy với tốc độ thấp, mức tiêu thụ nhiên liệu ít, áp suất mạchthoát tăng lên và nhiên liệu bị ứ lại ở phòng ép của bơm Áp suất phòng ép tăng lênđẩy piston đi xuống đến một vị trí cân bằng với lực đẩy của lò xo hoàn lực lúc này
Trang 24piston không tiếp xúc với cây đẩy và piston nằm ở lưng chừng không hết khoảng chạy.
Do vậy lượng nhiên liệu cung cấp đến bơm cao áp cũng giảm theo Khi động cơ chạyvới tốc độ cao tiêu thụ nhiên liệu nhiều thì áp suất nhiên liệu ở phòng ép giảm lò xohoàn lực đẩy piston đi lên tiếp xúc với cây đẩy và bơm trở lại trạng thái hoạt động bìnhthường
Hình 26 Bơm piston kiểu BOSCH
- Bơm piston kiểu Bosch cũng có trang bị một bơm tay liên hệ với mộtpiston bơm riêng biệt dùng để châm dầu hay xã gió khi động cơ chưa làm việc
3.3 Bơm bánh răng
a Cấu tạo :
- Cấu tạo của bơm như hình vẽ gồm hai bánh xe răng ăn khớp với nhau cũngnhư khít với vỏ Bánh răng bị động quay trơn trên trục, bánh răng chủ động quay theotrục và được dẫn động bởi cốt bơm cao áp theo kiểu bánh răng và vít vô tận
Trang 25b Nguyên lý làm việc
- Khi động cơ làm việc bánh răng chủ động dẫn bánh răng bị động quay, nhiênliệu được hút từ mạch nạp do kẽ răng lùa qua hai bên vách hông để dồn ép ra mạchthoát, rồi đến bơm cao áp Vận tốc và lưu lượng nhiên liệu của bơm được quy địnhtheo yêu cầu của bơm cao áp
- Bơm được trang bị một van an toàn khi áp lực nhiên liệu cung cấp đến bơmcao áp quá cao vượt quá giới hạn cho phép thì van mở để đưa bớt nhiên liệu về mạchhút
- Áp lực làm việc của bơm từ 1.5 – 2 kg/cm2
3.4 Bơm cánh gạt
a Cấu tạo :
- Bơm tiếp vận loại này được thiết kế dính liền với bơm cao áp và được dẫnđộng bằng trục dẫn động chính của bơm
- Bơm được cấu tạo gồm một vỏ bơm đúc bằng thép bên lòng trong hình trụ và
có nắp đậy, cốt bơm dính liền với thân bơm bằng thép nằm lệch tâm với lòng hình trụcủa vỏ bơm
- Thân bơm có 2 hay 4 rãnh nằm ngang chứa đựng những cánh gạt có lò xo nhỏbung ra ép cánh vào vách của lòng vỏ cho thật khít, hoặc có loại không có lò xo căng
Hình 28 Bơm cánh gạt
Trang 26b Nguyên lý làm việc :
- Vì cốt bơm nằm lệch tâm với vỏ bơm nên những cánh gạt chia thể tích bêntrong bơm thành các phần không bằng nhau Phần thể tích lớn ăn thông với mạchthoát Trong khi động cơ vận hành cốt bơm luôn quay tròn và nhiên liệu được cánh gạtđưa từ nơi có thể tích lớn đến nơi có thể tích nhỏ tạo nên áp thấp ở mạch hút và áp lực
ở mạch thoát Do vậy nhiên liệu được hút thoát liên tục
- Ngoài ra bơm còn được trang bị một van điều áp để giới hạn áp lực nhiên liệuđưa đến bơm cao áp, khi áp lực ở mạch thoát lớn, lớn hơn giới hạn cho phép Van điều
áp này mở cho nhiên liệu trở về mạch hút
Trang 27CHƯƠNG 4
KIM PHUN NHIÊN LIỆU
I CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI
1 Công dụng :
Kim phun nhiên liệu được lắp vào nắp máy của động cơ có các công dụng sau:
- Phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ dưới dạng sương mù
- Ngăn ngừa nhiên liệu va trực tiếp vào thành xilanh và đỉnh piston
- Phối hợp với các dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hoà trộn vớikhông khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành hổn hợp tự bốc cháy, có khả năng cungcấp cho động cơ một công suất lớn và suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất
2 Phân loại :
Căn cứ vào sự khác nhau của đót kim và lổ tia, kim phun được chia làm 2 loại:
- Kim phun đót kín lỗ tia kín
- Kim phun đót kín lỗ tia hở
II Cấu tạo, nguyên lý hoạt động các loại kim phun.
1 Kim phun đót kín lỗ tia kín.
Trang 28- Kim phun được cấu tạo gồm một thân kim và trên đó có các lỗ để bắt đườngống dầu từ bơm cao áp đến và đường dầu trở về thùng chứa.Trong kim phun có khoanmột lổ nhỏ để dẩn dầu cao áp đến đót kim, bên trong thân kim chứa cây đẩy lò xo, phíatrên lò xo là vít để điều chỉnh sức nén của lò xo, trên cùng là chụp đậy Đót kim nốivới thân kim nhờ một khâu nối, bên trong đót kim có đường dầu cao áp đến phòngchứa dầu cao áp Dưới cùng là lỗ tia phun nhiên liệu luôn đóng lại nhờ van kim.
- Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đẩy nơi thân kim, đầu còn lại có haimặt côn, mặt côn lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp để nâng kim lên, mặt côn nhỏ đểđậy kín van
1 Đầu mút van kim
- Đặc điểm chính của loại kim phun này là tiết diện lưu thông của van kim thay đổitheo hành trình của van kim Các loại kim phun có chuôi trên đót kim thường dùngchuôi hình chóp cụt Bằng cách thay đổi góc côn trên chuôi kim phun ta có thể thayđổi tiết diện lưu thông hình vành khăn giữa lổ tia và chuôi kim phun, góc phun nhiênliệu kim phun này thường rất rộng
- Kim phun kín lỗ tia kín thường sử dụng trong các loại động cơ có buồng đốt ngăncách Áp lực phun của kim vào khoảng 100 ÷ 140 kg/cm2
1.2 Nguyên lý hoạt động :
Khi động cơ hoạt động, nhiên liệu từ bơm cao áp theo đường ống dẫn dầu cao
áp vào kim phun xuống phía dưới đót kim nằm tại bọng chứa dầu cao áp Bình
Trang 29
thường lò xo luôn đè van kim đóng các lỗ tia Đến thì cung cấp nhiên liệu, nhờbơm cao áp làm cho áp suất nhiên liệu tăng tác dụng vào mặt côn lớn của van kim.
Áp suất này tăng dần đến khi lớn hơn lực nén của lò xo, van kim bị áp suất dầunhấc lên làm mở các lỗ tia để phun nhiên liệu vào xilanh động cơ dưới dang sươngmù
Một phần nhỏ nhiên liệu có thể rò rỉ qua khe hở giữa van kim và đót kim lêntrên theo đường ống dẫn dầu về trở về thùng chứa lượng dầu này rất quan trọng vì
nó cần thiết cho việc làm sạch và mát kim phun
Áp suất khi phun nhiên liệu có thể điều chỉnh đựơc nhờ vào vít điều chỉnh trên
lò xo hoặc thay đổi miếng chêm khi không có vít điều chỉnh Nếu tăng sức nén lò
xo thì áp suất phun tăng lên và ngược lại Áp suất lò xo tăng thì tia nhiên liệu càngdài và càng sương Nhưng áp suất phun không được tăng một cách tuỳ tiện vì nócòn tuỳ thuộc vào tình trạng bơm cao áp và dạng buồng đốt
2 Kim phun đót kín lỗ tia hở.
2.1 Cấu tạo
- Loại kim phun này cũng có một ti kim nhưng không có chuôi đậy kín lỗ tia, tikim có hai mặt côn, mặt lớn là nơi tác dụng của dầu cao áp và mặt nhỏ dùng để đậykín van kim Ở đầu đót kim nhô ra dạng chổm lồi trên chổm có khoang nhiều lỗ nhỏđường kính khoảng 0,1÷0,35mm và nghiêng khoảng 120 độ ÷ 125 độ đối với kimphun nhiều lỗ tia Đối với kim phun loại hở một lỗ tia thì ở đầu đót kim không cóchổm lồi và lổ tia được khoan thẳng góc vói mặt phẳng có đầu đót kim
Trang 301 Đường dầu vào
1 Đầu mút của van kim
- Áp lực phun của kim phun đót kín lỗ tia hở thường lớn hơn 170kg/cm2
3 Kim phun loại hở:
- Loại này không có van kim đóng kín lỗ tia hay van, nghĩa là đường dẫn dầu trongthân kim luôn luôn thông với buồng đốt và nhiên liệu được phun vào buồng đốt khi có
sự chênh lệch áp suất giữa buồng đốt và áp suất nhiên liệu trên hệ thống nhiên liệu
Trang 31Tiết diện lưu thông của kim phun loại hở không thay đổi, nếu chênh lệch áp suất trongkhi cung cấp nhiên liệu đạt tới 20 - 30MN/m2 , thì chất lượng phun tốt ,nhiên liệuphun bị xé nhỏ dưới dạng sương mù Áp suất phun còn phụ thuộc vào tốc độ và chế
độ công suất của động cơ, ở chế độ toàn tải ứng với số vòng quay cực đại từ 1500 ÷1600v/phút đến số vòng quay không tải 500 ÷ 600v/phút, trong phạm vi này áp suấtphun dao động từ 10 ÷ 25 lần Do vậy trong trường hợp công suất cực đại thì áp suấtphun có thể đạt tới 150 ÷ 200 MN/m2 Nhưng cũng không tránh khỏi áp suất phun chỉđạt 5÷ 15 MN/m2 ứng với chế độ không tải Vì vậy không thể đảm bảo quá trình phunnhiên liệu vào động cơ luôn có chất lượng tốt trong suốt thời gian động cơ làm việc
- Ngoài ra kim phun loại hở còn có hiện tượng nhỏ giọt Sau khi bơm cao áp đã cắtnhiên liệu Hiện tượng này xảy ra khi áp suất dư trong kim phun lớn hơn áp suất củabuồng đốt hoặc có dao động áp suất trong hệ thống nhiên liệu, phun nhiên liệu nhỏgiọt ảnh hưởng không ít đến hoạt động của động cơ như : dễ gây muội than làm nghẹtcác lỗ tia của kim phun nhiên liệu không cháy hết hoàn toàn gây tổn hao nhiên liệu và
ô nhiễm môi trường
- Với kim phun loại hở kết cấu đơn giản nhưng do có hiện tượng nhỏ giọt trong giaiđoạn đầu và cuối quá trình cung cấp nhiên liệu Mặt khác chất lượng nhiên liệu cònphụ thuộc nhiều vào tốc độ của động cơ nên hiện nay hầu như không sử dụng
Trang 32BÀI THỰC TẬP SỐ 1: KIM PHUN NHIÊN LIỆU
A PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KIM PHUN TRÊN BĂNG THỬ
- Các dụng cụ cần thiết cho quá trình làm việc
III Phương pháp thực hiện :
- Ráp kim phun lên băng thử rồi lần lược thực hiện các bước sau
1 Xả gió :
- Khoá van dẫn dầu đến đồng hồ áp lực
- Ấn mạnh cần bơm tay vài lần để xả gió đến khi nào thấy nhiên liệu phun ra ởđầu đót kim
2 Kiểm tra tình trạng phun dầu :
Trang 33- Dùng bình hứng dầu để dưới đót kim khoảng 3cm Cho kim xịt dầu ra, xem
số lỗ tia có đủ không Nếu nghẹt phải dùng cây soi để thông, cẩn thận không để cây bịgãy trong lỗ
Hình 35 Kiểm tra kim phun nhiên liệu nhiều lỗ tia
- Để ý góc độ phun dầu, nếu bị xéo phải thông lỗ kim lại bằng dụng cụ chuyêndùng
A Góc độ phun dầu bị xéo B Góc độ phun dầu tốt
Hình 36 Kiểm tra góc độ phun dầu
3 Kiểm tra và điều chỉnh áp lực thoát :
- Mở van cho dầu đến đồng hồ áp lực
- Ấn cần tay bơm cho đồng hồ áp lực tăng lên đến khi nào thấy dầu thoát rakhỏi đót kim
- Ghi lại áp lực cao nhất mà đồng hồ chỉ ( áp lực thoát ) So sánh áp lực đođược với áp lực nhà chế tạo qui định Nếu không có chỉ dẫn thì các loại kim đót kin lỗtia kín là 100 - 140 kg/cm2 Đót kín lỗ tia hở 175 kg/cm2
Trang 34- Nếu áp lực thấp hơn qui định thì ta vặn ốc chỉnh vào hay thêm chêm Nếu áp lựccao hơn qui định ta vặn ốc chỉnh ra hay bớt chêm để giảm lực căng của lò xo khi nàođúng lực chỉ định.
4 Kiểm tra kim có bị nhiễu trước áp lực thoát :
- Ấn cần bơm tay cho áp lực lên khoảng 4-5 kg/cm2 dưới áp lực thoát
- Với áp lực này dầu không được rỉ ra ở đót kim
- Nếu có dầu rỉ ra là mặt côn ở van kim và đót không kín Nếu rỉ ra ở khâu nối
là do vặn ốc chưa đúng áp lực, mặt tiếp xúc không tốt Phải tháo kim xoáy lại bằng cát
và nhớt
5 Kiểm tra kim nhiễu sau áp lực thoát :
- Khoá van dầu lên đồng hồ áp lực
- Dùng giấy mềm lau sạch và khô đầu đót kim Ấn mạnh cần bơm tay cho dầuphun ra ở đót kim Nếu kim khô là tốt Nếu ướt là kim bị nhiễu sau áp lực thoát Có thể
là mặt con nhỏ của kim tiếp xúc chưa tốt với bệ van kim hoặc kim bị nghẹt do dùngdầu bẩn hay bị trầy xướt Phải xoáy thân kim với mở trừu và dầu nhớt
6 Kiểm tra sự mòn của kim và đót kim ( kiểm tra áp lực ngả ) :
- Mở van cho dầu lên đồng hồ áp lực
- Ấn cần bơm tay cho áp lực dầu thấp hơn áp suất phun 10% Giữ cần bơmtay, nhìn đồng hồ áp lực xem áp lực ngả
- Nếu áp lực ngả không quá 15 kg/cm2 trong 50 giây là tốt Nếu kim cũ thìkhông quá 30 giây Nếu áp lực ngả trong thời gian thấp hơn thì phải thay mới kim vàđót ( không thay riêng lẻ)
7 An toàn trong lúc kiểm tra :
- Khi thử kim phun trên băng thử, không nên để tay dưới lỗ tia vì áp lực dầumạnh có thể thấm qua da gây nguy hại cho sức khoẻ
- Bảo dưỡng tốt mũi kim và các mặt tiếp xúc chính xác khác
- Không dùng vải để lau chùi Chỉ được phép dùng dầu gasol để tẩy hoặc rửasạch các chi tiết
- Dụng cụ, bàn kẹp, tay người công tác phải thật sạch
Trang 35B PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP KIM PHUN
- Dụng cụ phục vụ cho quá trình làm việc
III Phương pháp thực hiện:
1 Tháo kim phun ra khỏi động cơ :
- Nhỏ một vài giọt dầu vào các ốc bắt ống dẫn dầu để tẩy rỉ sét và tháo được
dễ dàng
- Mở các ống dẫn dầu đến và ống dầu về
- Bít các đầu ống để tránh bụi bẩn xâm nhập vào trong
- Tháo các ống bắt kim phun và lấy kim phun ra khỏi động cơ
- ( Nếu kim phun bị kẹt cứng vì muội than thì dùng đòn bẩy xeo len đồng thờidùng búa cho kim xoay nhẹ qua lại, muội than sẽ tách rời ra )
2 Tháo rời từng bộ phận của kim phun :
- Rửa sạch bên ngoài của kim phun Dùng bàn chải cước thau tẩy sạch muộithan, dùng dao cạo muội than băng thau là hoặc tôn mài cạnh bén Tuyệt đối khôngdùng lưỡi cưa thép mài bén để cạo Tránh va chạm vòi phun vào mũi kim phun
- Kẹp thân kim vào bàn kẹp có cặp mỏ hàn phụ bằng kim khí mềm
- Tháo nắp chụp chận lò xo và xả lò xo bằng cách nới lỏng vít hiệu chỉnh ápsuất phun và tán khóa
- Lấy lò xo, đũa đẩy ra khỏi thân kim phun
- Kẹp thân kim phun trên bàn kẹp và trở ngược đầu
- Tháo khâu nối đót kim và lấy đót kim ra khỏi thân
- Tháo và lấy van kim ra khỏi đót kim
- Nếu van kim bị kẹt trong đót kim, dùng dụng cụ đặc biệt để tháo và sữa chữalại
- Dùng dụng cụ đặc biệt để tháo đót kim bị kẹt nơi khâu nối đót kim
Trang 363 Ráp kim phun.
- Kẹp thân kim phun vào bàn kẹp, đầu đót kim lên trên
- Đặt đót kim vào đầu ép của thân kim phun
- Ráp ống chụp đót kim và siết chặt vào thân cho dúng lực siết
- Kẹp thân kim phun trở ngược đầu lại
- Ráp cây đẩy vào vị trí
- Ráp lò xo và chén chận lò xo phía trên
- Vặn và siết chặt đai ốc chụplò xo
- Ráp ốc điều chỉnh và đai ốc khoá
- Ráp nút xã gió
- Ráp các ống dẫn dầu và dầu về
Chú ý : Trước khi ráp cần phái xúc rửa thật sạch bằng dầu gasoil Ráp và siết chặt
phần vòi phun trước khi ráp bộ phận khác Nới ốc hiệu chỉnh trước khi rápđai ốc chụp lò xo
C SỬA CHỮA VÀ PHỤC HỒI KIM PHUN
I Mục đích :
- Giúp cho học viên biết cách sửa chữa và phục hồi các loại kim phun bị hư hỏng
II Chuẩn bị :
- Kim phun cần sửa chữa phục hồi
- Thiết bị máy móc phục hồi
- Dụng cụ cần thiết cho quá trình phục hồi
III Phương pháp thực hiện :
- Rửa sạch bên ngoài kim phun ( lưu ý tránh va chạm đầu vòi phun )
- Tháo rời các chi tiết
- Rửa sạch các chi tiết của kim phun Súc rửa vòi phun
- Dùng bàn chải cước bằng thau chải sạch đầu kim phun để tẩy muội than.có thểdùng lá nhôm hoặc thau mài bén để cạo muội than đống cứng chặt Tuyệt đốikhông dùng lưỡi cưa thép mài bén dùng để cạo, hoặc bàn chải cước thép
Trang 37Hình 37 Sửa chữa và phục hồi kim phun
a Bộ nạo e Nạo sạch phòng chứa van kim
b Chùi sạch van kim g Thông lỗ tia
c Chùi đót kim h Làm sạch mạch nạp nhiên liệu
d Nạo sạch đường nhiên liệu trong đót
- Dùng que kim loại đường kính cỡ 1.5 mm thông các mạch dầu đến phòngchứa dầu cao áp của kim phun
- Dùng nạo bằng thau cạo muội than trong phòng cao áp
- Dùng cái nạo côn cạo muội than nơi mặt côn của bệ van kim
- Dùng cây que soi có đường kính thích hợp với lỗ tia để thông lỗ đối với loạinhiều lỗ tia, dùng cước thép có đường kính vừa lỗ tia thông các lỗ bị nghẹt do muộithan gây nên
Chú ý : Cọng cước chỉ có thể ló ra khỏi cán kẹp độ 2 mm để khỏi bị gãy hoặc congkhi thông Lúc thông lỗ tia không được để cọng cước bị kẹt và gãy trong lỗ tia Nếuxảy ra kẹt hoặc gãy thì vòi phun vô dụng
- Đối với loại một lỗ tia, dùng que soi to hơn bằng gỗ cứng, chui từ trong ra,xoay theo chiều qua lại để tẩy hết muội than
- Lau sạch van kim, kẹp đuôi van kim vào máy xoáy kim Bôi ít mỡ trơn vàomiếng nỉ kích thước 100mm x 25mm Cho máy xoáy kim quay Đặt miếng nỉ lêntrên thân van kim Căng hai đầu miếng nỉ bằng tay đọn di chuyển tới lui từ thanđến mũi van kim cho đến khi tẩy hết vết bẩn và được phẳng
-Rà mặt tiếp xúc giữa đầu ép của thân kim và van kim Bôi cát xoáy nhuyễntrên mặt phẳng với nhớt Đặt mặt phẳng cần tháo lên bàn mài Kềm vững và di
Trang 38chuyển theo hình số 8 Khi mặt rà được liền và phẳng thì rà lại với nhớt cho thậtbóng.
Hình 38 Rà mặt phẳng theo hình số 8
Chú ý : Trước khi xoáy lại với nhớt phải tẩy thật sạch cát xoáy của lần xoáy trước
đó, trường hợp đầu ép của thân kim phun có chốt dẫn hướng ta có thể nhổ chốt nàylên để xoáy phẳng và gắn lại sau khi hoàn tất công tác
- Xoáy hai mặt côn của van kim và bệ van kim
- Bắt đót kim vào máy xoáy kim
Hình 39 Xoáy van kim và đót kim
- Dùng que nhỏ thấm ít cát xoáy bôi vào mũi của van kim
- Đặt van kim vào đót kim đến khi hai mặt côn chạm nhau
- Cho máy xoáy đồng thời di động van kim ra vào cho mặt được phẳng
Trang 39- Tiếp tục công tác trên nhiều lần đến khi hoàn tất
- Súc rửa bên trong và ngoài các chi tiết thật sạch và thấm dầu nhớt xoáy lạicho bóng đến khi hoàn tất
- Kiểm tra các chi tiết khác để sửa chữa hoặc thay thế
- Lò xo yếu phải thay mới Cây đẩy cong phải sửa thẳng
- Đệm kín hư hỏng cần thay mới
- Rửa sạch các chi tiết và ráp lại
Trang 40CHƯƠNG 5
HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF
I Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm PF
1 Sơ đồ hệ thống
Hình 40 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm PF
2 Công dụng
Bơm cao áp PF có các công dụng sau :
- Tiếp nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến
- Ép nhiên liệu với áp lực > 360 kg/cm2 đưa lên kim phun vào trong xilanhđúng thời điểm
- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động
II Cấu tạo và nguyên lý họat động bơm PF :
1 Cấu tạo
- Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel Nócần một sự chính xác và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệchhay hư hỏng Vì thế các chi tiết của bơm phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạovới độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn