Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Phân tích hệ thống về mặt chức năng - Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu - Thiết kế hệ thống
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG .2 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT CHỨC NĂNG 10 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT DỮ LIỆU 19 LỜI NÓI ĐẦU Trong thế kỷ XXI, thế kỷ của tự động và tự động hoá thì đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công việc hàng ngày là một mục tiêu được nhà nước quan tâm và phát triển. Tin học ngày nay càng trở lên quan trọng và nhất là trong xã hội phát triển hiện nay, nó đã thực sự trở thành nguồn tài nguyên, của cải mang lại ý nghĩa quan trọng và có giá trị to lớn. Vệc lắm bắt, khai thác và xử lý nhanh, chính xác, linh hoạt bao nhiêu thì con đường dẫn đến thành công của chúng ta sẽ gần bấy nhiêu. Tin học dã cung cấp những công cụ, phương pháp giải quyết những yêu cầu đó. Trong những năm gần đây, đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ kỹ thuật, tin học đã đi sâu ứng dụng vào mọi ngành nghề va mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Sự phát triển của những quan hệ kinh tế, sự mở rộng mạng lưới nghiệp vụ và tăng cường quy mô của nó, nhất là Internet ra đời đã làm tăng trưởng vựơt bậc khối lượng các luồng thông tin. Các sự kiện đó đang làm cho công việc quản lý trở nên phức tạp. Cách quản lý dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu không còn đem lại hiệu quả như mong muốn , do đó phải thiết lập một phương thức quản lý mới hiện đại hơn. Tin học hoá công tác quản lý các đơn vị kinh tế, hành chính, trường học, bệnh viện…là một trong những lĩnh vực quan trọng của tin học. Việc áp dụng tin học vào quản lý không những làm tăng đáng kể năng suất và chất lượng lao động mà còn tạo điều kiện cho việc xây dựng một hệ thống thông tin quản lý chặt chẽ, có cơ sở khoa học và chính xác. Trong khoa CNTT hiện nay thì việc tin học hoá trong việc quản lý có thể nói là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của công tác giáo dục, đồng thời giảm bớt được sự vất vả, nhọc nhằn của những người quản lý. Sau 3 năm học tập và rèn luyện tại khoa CNTT, em rất mong muốn vận dụng những kiến thức đã _ 1 _ học được để có thể làm được một phần mềm nho nhỏ, có thể áp dụng vào thực tế cuộc sống. Được sự đồng ý và giúp đỡ của cô giáo Đỗ Thị Mai Hường nên em đã quyết định xây chương trình : “Quản lý thu tiền điện”. Với mục đích tổng hợp những kiến thức đã học để vận dụng giải quyết các bài toán thực tiễn. Qua đó giúp chúng em có thể áp dụng tốt sau khi ra trường. Mặc dù đã có những cố gắng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Đỗ Thị Mai Hường, song vì thời gian còn hạn chế, bước đầu chúng em được làm quen một bài toán thực tế mà kinh nghiệm còn chưa nhiều nên chương trình của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn của thầy cô giáo cùng với sự góp ý của các bạn để chương trình của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG 1. KHẢO SÁT HỆ THỐNG. 1. Mục đích, phạm vi. 1.1. Mục đích. - Vận dụng các kiến thức đã học để xây dựng phần mềm tin học nhằm giải quyết bài toán quản lý thu tiền điện. Thông qua đó cũng là rèn luyện kỹ năng lập trình và phương pháp giải quyết một bài toán . - Việc xây dựng phần mền quản lý thu tiền điện nhằn trợ giúp tốt cho công tác quản lý của nhân viên điện lực, giúp cho họ làm tốt nhiệm vụ của mình và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý . - Tính được điện năng sử dụng hàng tháng và in được hóa đơn tiền điện. - Giám sát, theo dõi quá trình sử dụng điện của khách hàng, khắc phục khi có sự cố xảy ra. 1.2. Phạm vi. - Bài toán được xây dựng trong nội dung chương trình môn học và các kiến thức đã học. - Chương trình sử dụng để quản lý việc thu tiền điện hàng tháng của đại đội 144. - Khoanh vùng hẹp đi sâu giải quyết vấn đề theo chiều sâu - Giải quyết tổng thể toàn bộ vấn đề theo chiều rộng. - Xác định các lĩnh vực của dự án: mỗi lĩnh vực là một bộ phận tương đối độc lập của hệ thống. Ví dụ: Quản Lý Nhân Viên, Quản Lý Khách Hàng… - Xác định các chức năng: xác định rõ các nhiệm vụ cho trên từng lĩnh vực của dự án. 2. Mô tả hiện trạng của hệ thống. _ 2 _ 2.1. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm. - Bộ phận Quản Lý gồm có hai tổ hoạt động tương đối độc lập với nhau : + Tổ thứ nhất : Đảm nhiệm việc Quản Lý Khách Hàng, tổ này quản lý việc cập nhật thông tin khách hàng và quản lý việc thu tiền điện của khách hàng. + Tổ thứ hai : Đảm nhiệm việc Quản Lý Thiết Bị, tổ này quản lý tình trạng và sửa chữa các thiết bị điện. 2.2. Quy trình xử lý/quy trình nghiệp vụ. - Hàng tháng nhân viên sẽ đi ghi thông số điện mà khách hàng sử dụng báo cho bộ phận Quản Lý Khách Hàng để lập danh sách và tính tiền điện hàng tháng rồi thông qua khách hàng, nếu có sai sót khách hàng sẽ yêu cầu phía công ty sửa chữa, nếu không thì tiến hành in hóa đơn tiền điện. - Đồng thời nhân viên sẽ tiến hành theo dõi tình trạng thiết bị, nếu có hư hỏng sẽ thông báo lại cho bộ phận Quản Lý Thiết Bị. Bộ phận này căn cứ vào mức độ hư hỏng xem đó là lỗi của nhà cung cấp hay do quá trình sử dụng khách hàng. Nếu là lỗi của khách hàng thì khách hàng sẽ phải đền bù và bộ phận Quản Lý Thiết Bị sẽ tiến hành sửa chữa. - Khi có khách hàng mới, bộ phận Quản Lý Khách Hàng yêu cầu thông tin từ phía khách hàng và cập nhật thông tin vào danh sách. - Sau khi bộ phận Quản Lý Khách Hàng tính tiền điện sử dụng hàng tháng của khách hàng và tiến hành in hóa đơn tiền điện thành hai liên: liên 2 giao cho khách hàng; liên 1 do công ty lưu giữ để đối chiếu nếu có sai sót, khiếu nại, rồi cử nhân viên trực tiếp đi thu tiền điện của khách hàng. - Nếu khách hàng nào còn nợ tiền chưa trả thì nhân viên sẽ viết giấy yêu cầu đến một ngày cụ thể nào đó phải trả, nếu không sẽ tiến hành cắt điện đối với khách hàng đó. _ 3 _ QUẢN LÝ TIỀN ĐIỆN Bộ Phận Quản Lý Khách Hàng Bộ Phận Quản Lý Thiết Bị - Khi có khiếu nại của khách hàng về các vấn đề liên quan, công ty sẽ cử nhận viên đi điều tra xem xét rồi về báo cáo lại để tiến hành xử lý. 2.3. Quy tắc nghiệp vụ. - Ban đầu nhà quản lý hợp đồng bán điện cho khách hàng, lắp đặt các thiết bị điện cho khách hàng. Lấy thông tin về khách hàng (tên, địa chỉ,…) lưu vào kho dữ liệu. - Khi nhân viên đi ghi số điện yêu cầu phải ghi chính xác, đầy đủ các số liệu để thuận tiện cho việc tính toán. Sau đó gửi số liệu cho khách hàng xem và ký tên. - Khách hàng phải sử dụng các dụng cụ điện đúng quy định, không sử dụng các dụng cụ để gian lận số điện. Nếu bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm. Và phải thanh toán tiền điện đúng hạn quy định của đơn vị bán điện. - Nhân viên điện lực phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị điện tránh hư hỏng, gây thiệt hại về người và tài sản của khách hàng. Đặc biệt lúc thiên tai, hỏa hoạn. - Khi có khúc mắc, sai sót khách hàng có thể khiếu nại tới đơn vị bán điện yêu cầu xử lý. 2.4. Sơ đồ tiến trình nghiệp vụ. 3. Các mẫu biểu thu thập được. - Mẫu hóa đơn GTGT _ 4 _ Mẫu 1. Mẫu 2. _ 5 _ Mẫu 3. 4. Tổng hợp các hồ sơ và xử lý. 4.1. Mô tả các hồ sơ. a) Hợp đồng mua – bán điện Định nghĩa : Dùng để cung cấp thông tin của khách hàng cho nhà quản lý Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 200 khách hàng (tối đa). b) Bản ghi số điện: Định nghĩa : Dùng để ghi số điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng. Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 200 bản ghi (tối đa). c) Phiếu kiểm định: Định nghĩa : Dùng để ghi các thông số va tình trạng chất lượng của thiết bị. Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 200 phiếu (tối đa). d) Hóa đơn Định nghĩa : ghi điện năng tiêu thụ và số tiền mà khách hàng phải trả. Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 200 hóa đơn (tối đa). e) Phiếu xác nhận: _ 6 _ Định nghĩa : Dùng để đưa cho khách hàng xem trước và ký xác nhận. Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 1 phiếu. f) Yêu cầu đền bù: Định nghĩa : Dùng để yêu cầu khách hàng đền bù khi gây ra hư hỏng đối với các thiết bị. Cấu trúc, khuôn dạng : Kiểu ký tự Loại hình : sơ cấp Số lượng : 200 phiếu (tối đa). 4.2. Mô tả các xử lý. a) Lập danh sách khách hàng. - Điều kiện bắt đầu: + Khi có khách hàng mới có nhu cầu sử dụng điện. + Khi cần sửa đổi thông tin về khách hàng. - Thông tin đầu vào : hợp đồng mua bán điện. - Thông tin đầu ra : phiếu xác nhận, hóa đơn tiền điện. - Nơi sử dụng : bộ phận quản lý khách hàng. - Tần suất : tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của khách hàng. Thường chỉ lập một lần và chỉ sửa đổi bổ sung thêm. - Thời lượng : + Khoảng 20 phút đối với khách hàng đăng ký mới. + Khoảng 10 phút đối với khách hàng sửa đổi thông tin. b) Kiểm tra thiết bị. - Điều kiện bắt đầu: + Đến thời gian bảo trì + Khi có hư hỏng - Thông tin đầu vào : phiếu kiểm định - Thông tin đầu ra : yêu cầu đền bù - Nơi sử dụng : bộ phận quản lý thiết bị. - Tần suất : mỗi tháng một lần thường vào ngày 25 hoặc sau khi có sự cố như chập cháy hai thiên tai. - Thời lượng : + Khoảng 5 phút đối với mỗi công tơ. c) In hóa đơn. - Điều kiện bắt đầu: + Khi có số điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng. + Khi có xác nhận của khách hàng. - Thông tin đầu vào : bản ghi số điện. - Thông tin đầu ra : hóa đơn tiền điện. - Nơi sử dụng : bộ phận quản lý khách hàng. _ 7 _ - Tần suất : mỗi tháng một lần thường vào ngày 28. - Thời lượng : + Khoảng 1 giờ. 4.3. Bảng tổng hợp các hồ sơ. STT Tên – Vai trò Công việc liên quan D1 Hợp đồng mua - bán điện: Dùng để cung cấp thông tin của khách hàng cho nhà quản lý T2 D2 Bản ghi số điện: ghi số điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng T4 D3 Phiếu kiểm định: ghi các thông số va tình trạng chất lượng của thiết bị T3 D4 Hóa đơn: ghi điện năng tiêu thụ và số tiền mà khách hàng phải trả T4 D5 Phiếu xác nhận: đưa cho khách hàng xem trước và ký xác nhận T4 D6 Yêu cầu đền bù: Yêu cầu khách hàng đền bù khi gây ra hư hỏng đối với các thiết bị. T3 4.4. Bảng tổng hợp các xử lý. STT Mô tả công việc Vị trí làm việc Hồ sơ vào Hồ sơ ra T1 Lập danh sách khách hàng: Khi một khách hàng có nhu cầu sử dụng điện thì làm hợp đồng với nhà quản lý để lắp đặt các thiết bị và được sử dụng điện… Quản Lý Khách Hàng D1 D4, D5 T2 Kiểm tra thiết bị: Hàng tháng nhân viên đi kiểm tra tình trạng các thiết bị điện để kịp thời sửa chữa… Quản Lý Thiết Bị D3 D6 T3 In hóa đơn: Căn cứ vào lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của khách hàng, đơn vị quản lý sẽ in hóa đơn và thu tiền khách hàng. Quản Lý Khách Hàng D2 D4 5. Đặc tả yêu cầu hệ thống. _ 8 _ 5.1. Xác định các chức năng của hệ thống. Chương trình được xây dựng có thể thực hiện các chức năng sau: - Quản lý khách hàng : + Quản lý tên, địa chỉ, số điện thoại, số công tơ, lượng điện tiêu thụ hàng tháng. + Thêm khách hàng. + Xóa khách hàng. + Sửa thông tin khách hàng. + Tìm kiếm và hiển thị thông tin về một khách bất kỳ nào đó. - Quản lý thiết bị : + Quản lý về số công tơ, tình trạng hoạt động của các công tơ. + Thêm công tơ. + Xóa công tơ. - In hóa đơn tiền điên GTGT: + Tính tiền điện tiêu thụ hàng tháng của khách hàng = ĐN tiêu thụ * Đơn giá. + In hóa đơn tiền điện GTGT. 5.2. Các yêu cầu hệ thống. - Yêu cầu thực thi. + Phải hoạt động đúng với mục đích xây dựng, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. + Tìm kiếm nhanh và hiệu quả, cho kết quả chính xác. + Có thể hoạt động tốt với kho dữ liệu lớn, thông tin được lưu trữ an toàn. + … - Yêu cầu chất lượng phần mềm. + Tính đúng : sản phẩm phải thực hiện được chính xác các mục tiêu được đặt ra ở giai đoạn thiết kế, không bị treo máy hoặc ra kết quả sai đối với bộ dữ liệu nằm trong phạm vi yêu cầu. _ 9 _ + Tính khoa học : sản phẩm được chia thành các đơn vị nhỏ cân đối và có quan hệ hữu cơ không trùng lặp và có thể tổ hợp từng nhóm để tạo ra các chức năng mới. Thuật toán và chức năng được xây dựng một cách có cấu trúc. + Tính an toàn : Sản phẩm phải có cơ chế bảo mật chống xâm phạm, sao chép trộm và làm biến dạng chương trình. Có cơ chế bảo vệ đối tượng mà nó phát sinh và quản lý, có cơ chế hồi phục khi có sự cố. + Tính hữu hiệu : hữu hiệu về kinh tế: Có giá trị kinh tế hoặc có ý nghĩa giá trị thu được khi áp dụng sản phẩm đó; hữu hiệu về tốc độ xử lý: Có số lượng lớn các đối tượng được xử lý trong một đơn vị thời gian. Lượng tối đa của sản phẩm quản lý được. + Tính đầy đủ và toàn vẹn : Sản phẩm thực hiện được đầy đủ yêu cầu của khách hàng. Các chức năng phải có tính đối xứng. - Yêu cầu môi trường hoạt động : + Sản phẩm có thể sử dụng trên nhiều loại máy khác nhau và sử dụng nhiều các thiết bị đi kèm khác nhau. Độc lập cả với cấu trúc của đối tượng mà nó phát sinh ra. + Sản phẩm hợp với yêu cầu người dùng về ngôn ngữ, hệ thống các chức năng (menu), các thông báo, cú pháp đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, dễ thao tác, dễ tăng cường các chức năng, dễ mở rộng và cải tiến. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT CHỨC NĂNG 1. Xây dựng sơ đồ phân rã chức năng. a) Định nghĩa. Sơ đồ phân rã chức năng (BFD) là Công cụ biểu diễn việc phân rã có thứ bậc đơn giản các công việc cần thực hiện. Mỗi công việc được chia ra làm các công việc con, số mức chia ra phụ thuộc vào kích cỡ và độ phức tạp của hệ thống. b) Sơ đồ phân rã chức năng. _ 10 _