1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

116 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 4,61 MB

Nội dung

Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 1 huyện Anh Sơn .... Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 huyện Anh

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VI T Ệ

Trang 2

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn đã chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Huy

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản lý đất đai, Ban quản lý đào tạo - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Anh Sơn, tập thể Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê, cấp ủy, chính quyền và bà con nhân dân các xã, thị trấn trong huyện Anh Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài trên địa bàn.

Tôi xin cảm ơn đến gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè

đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong qua trình thực hiện

đề tài

này.

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồ Huy

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii Trích yếu luận văn .viii Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

1.4.1 Những đóng góp mới về mặt học thuật 2

1.4.2 Ý nghĩa khoa học 2

1.4.3 Ý nghĩa thực tiễn 2

Phần 2 Tổng quan tài liệu 3

2.1 Đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất 3

2.1.1 Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp 3

2.1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

11 2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

13 2.2.1 Khái niệm về đánh giá đất theo FAO 13

2.2.2 Khái niệm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO 15

2.3 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong và ngoài nước 17

2.3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới 17

Trang 6

2.3.2 Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

19 Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

25 3.1 Địa điểm nghiên cứu 25

3.2 Thời gian nghiên cứu 25

3.3 Đối tượng nghiên cứu 25

3.4 Nội dung nghiên cứu 25

3.4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An 25

3.4.2 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 25

Trang 7

3.4.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất

nông nghiệp 25

3.5 Phương pháp nghiên cứu 26

3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.5.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp 27

3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu 27

Phần 4 Kết quả và thảo luận

28 4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An 28

4.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An 28

4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An 32

4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Anh Sơn 35

4.2 Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Anh Sơn 36

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 36

4.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện 37

4.2.3 Đặc điểm các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Anh Sơn 39

4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 40

4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các LUT sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn 40

4.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn 42

4.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn 48

4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Anh Sơn 53

4.4.1 Lựa chọn các LUT, KSD đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao tại huyện Anh Sơn 53

4.4.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn 56

4.4.3 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo các tiểu vùng 57

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 64

5.1 Kết luận 64

5.2 Kiến nghị 65

Tài liệu tham khảo 66

Phụ lục 68

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

BVTV Bảo vệ thực vật CNXH Chủ nghĩa xã hội CPTG Chi phí trung gian DT Diện tích

GTSX Giá trị sản xuất GTNC Giá trị ngày công H

STT Số thứ tự

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TB Trung bình

TNHH Thu nhập hỗn hợp

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tổng giá trị sản phẩm và cơ cấu kinh tế huyện Anh Sơn năm 2015 32

Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Anh Sơn năm 2015 36

Bảng 4.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Anh Sơn giai đoạn 2011- 2015 38

Bảng 4.4 Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính huyện Anh Sơn 40

Bảng 4.5 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế huyện Anh Sơn 41

Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 1 huyện Anh Sơn 41

Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 2 huyện Anh Sơn 42

Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế các LUT tiểu vùng 3 huyện Anh Sơn 43

Bảng 4.9 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội huyện Anh Sơn 45

Bảng 4.10 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 1 huyện Anh Sơn 45

Bảng 4.11 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 2 huyện Anh Sơn 46

Bảng 4.12 Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng 3 huyện Anh Sơn 47

Bảng 4.13 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Anh Sơn 48

Bảng 4.14 Tình hình sử dụng phân bón cho các cây trồng huyện Anh Sơn 49

Bảng 4.15 Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Anh Sơn 50

Bảng 4.16 Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 huyện Anh Sơn 51

Bảng 4.17 Đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3 huyện Anh Sơn 52

Bảng 4.18 Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 1 huyện Anh Sơn 53

Bảng 4.19 Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 2 huyện Anh Sơn 54

Bảng 4.20 Tổng hợp các hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu vùng 3 huyện Anh Sơn 55

Bảng 4.21 Định hướng các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 1 58

Bảng 4.22 Định hướng các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 2 60

Bảng 4.23 Định hướng các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2020 của tiểu vùng 3 62

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Quy trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai.

De Vos t.N.C., 1978; H Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997 15 Hình 4.1 Cơ cấu sử dụng các loại đất huyện Anh Sơn năm 2015 37

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Chuyên

ngành: Quản lý đất đai Mã số:

60.85.01.03

Học viên: Nguyễn Hồ Huy

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Hà

1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệphuyện Anh Sơn

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn

2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp đánh giá hiệu quả các LUT nông nghiệp

- Phương pháp xác định LUT triển vọng

- Phương pháp xử lý số liệu

3 Kết quả nghiên cứu chính

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An

- Đặc điểm tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình,đất đai, khí hậu

- Đặc điểm kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, cơ

sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi, )

3.2 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

a) Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn

- Hiện trạng các loại hình, kiểu sử dụng đất (diện tích, cơ cấu, phân bố)

b) Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

- Đánh giá hiệu quả xã hội của LUT đất sản xuất nông nghiệp tại huyệnAnh Sơn, tỉnh Nghệ An

- Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Trang 12

3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

- Lựa chọn các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững

- Xác định những hạn chế của các LUT sản xuất nông nghiệp bền vững

- Đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế của từng LUT sản xuất nông nghiệp bền vững

4 Kết luận chủ yếu của luận văn

- Anh Sơn là huyện miền núi nằm phía tây tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích

tự nhiên là 60.272,35 ha với 21 đơn vị hành chính và dân số 104.919người Huyện Anh Sơn có 3 loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính, với 14kiểu sử dụng đất, trong đó LUT có diện tích lớn nhất là LUT cây lâu năm vớikiểu sử dụng đất Cam với diện tích 3.633,80 ha, chiếm 19,27% diện tích đấtsản xuất nông nghiệp, LUT nhỏ nhất là chuyên lúa với kiểu sử dụng đất Lúaxuân – lúa mùa có diện tích 3.659,66 ha, chiếm 19,41% diện tích đất sản xuấtnông nghiệp

- Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại

huyệnAnh Sơn cho thấy:

LUT chuyên lúa có hiệu quả trung bình do có hiệu quả xã hội và môi trườngtrung bình

LUT Cây lâu năm cho hiệu quả cao do có HQKT (GTSX: 157,61 triệu đồng/ha,TNHH: 134,69 triệu đồng/công, HQĐV: 5,22 lần) và HQMT cao

LUT chuyên rau màu có hiệu quả kinh tế trung bình (GTSX: 112,90 triệuđồng/ha, TNHH: 75,16 triệu đồng/công, HQĐV: 1,99 lần), hiệu quả xã hội ởmức trung bình (thu hút lao động: 598 công/ha, giá trị ngày công đạt130,19 nghìn đồng/công) với 11 KSD đất

- Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Anh Sơn như sau: Diện tíchLUT chuyên lúa giảm 120 ha, LUT chuyên rau màu tăng 60 ha, LUT Cây lâunăm tăng 60 ha

Trang 13

Author : Nguyen Ho Huy

Instructor: As.PhD Nguyen Nhu Ha

1 Main purposes

- Evaluate LUT in agriculture to production in Anh Son District

- Recommend for higher quality of agricutural land used

2 Method

Dissertation mainly used these method listed as below

- Assembling statistic method: Primary method data; Secondary

method data; Directly interviewing household

- Evaluate LUT agricultural efficient method: Evaluate ecomonic results; Evaluate social efficient; Evaluate environment; Defining LUT method

- Data processing method

3 Result

3.1 Natural characteristics, social economics in Anh Son District, Nghe An Province

- Natural characteristics: Location, topographic, land, climate

- Social economics: economic structure, population, labor force, infrastructure

3.2 Evaluate types of agricultural land used

a) Current use of land for agricultural production

- Current land used for agriculture in Anh Son district

- Current types, types of land use (size, structure and distribution)

- Evaluate environment efficiency of land used for agricultural production

in Anh Son District, Nghe An province

Trang 14

3.3 Solutions for upgrading land use in agricutural production

- Choose LUT argriculture production permanently

- Define the limitations of LUT

- Propose solution to reduce limitations of LUT

4 Conclusion

Anh Son is located on the Western mountainous area in Nghe An,total nature size is about 60.272,35 ha and the population of 104.919 It hasnature condition to develop variety of plants In Anh Son, there are 3 types ofland use with 14 ways using; among them, LUT is the biggest size with long termland usage called Cam about 3.633,80 ha, approximately 19,27% LUTsmallest is rice with 3.659,66 ha, nearly about 19,41%

The results of evaluating efficiency for land use shown that:

Specialized rice LUT average effective by effective social andenvironmental average

Perennial LUT for high efficiency due to economic efficiency (productionvalue: 157.61 million / ha, mixed income: 134.69 million / public, capitalefficiency: 5.22 times ) and high environmental efficiency

LUT vegetable specialist with average economic efficiency (productionvalue: 112.90 million / ha, mixed income: 75.16 million / public, capitalefficiency: 1.99 times), efficiency social benefits inadequate (attractingworkers:

598 / ha, the date value reached 130.19 thousand VND / public) with 11 land usetype

Orientation for agricultural: LUT size of rice decreases 120ha, LUTvegetable rises 60ha, LUT long term plant increases 60ha

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thếtrong sản xuất nông nghiệp Việc quản lý, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm

và thực sự có hiệu quả kinh tế đã trở thành chiến lược quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của xã hội bởi nhiều nguyên nhân: Tài nguyên đất cóhạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi, áp lực dân số, sự phát triển đôthị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật; do điều kiện tự nhiên vàhoạt động tiêu cực của con người dẫn tới đất bị ô nhiễm, thoái hoá, mấtkhả năng canh tác, trong khi đó để phục hồi độ phì nhiêu cần thiết cho canhtác nông nghiệp phải trải qua hàng trăm năm

Đối với Việt Nam, là quốc gia đất chật, người đông, đời sống của ph

ần lớn d ân cư đang phải dựa vào sản xuất nông nghiệp(SXNN), thì đất đailại càng quý giá hơn Việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các loại quỹ đất hiện

có là việc làm hết sức có ý nghĩa, bởi Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH) từ một nước nông nghiệp, lạc hậu nghèo nàn, xuất phát điểm củanền kinh tế thấp, tiềm năng chính của Việt Nam chủ yếu dựa vào lao động vàđất đai

Anh Sơn là huyện miền núi thấp nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An Donhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm tới, quỹ đất của huyện sẽ có

sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sẽchuyển cho các nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giao thông,mạng lưới cơ sở hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới và cấp đất ở cho ngườidân

Do quỹ đất nông nghiệp lớn, lại nằm trên con đường chiến lược Hồ ChíMinh đồng thời là khu vực biên giới giữa Việt Nam với Lào, Anh Sơn trở thànhvùng trọng điểm phát triển của vùng trung du miền núi phía Tây Bắc của tỉnhNghệ An Nhiều chương trình, dự án lớn sẽ được đầu tư phát triển trên địa bànhuyện trong tương lai Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyểnsang đất làm công nghiệp, khu đô thị diễn ra quá nhanh khiến diện tích đấtnông nghiệp của huyện càng bị thu hẹp nhanh chóng Chính vì vậy, cần tìm ranhững hạn chế trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Anh

Trang 16

2Sơn để có những giải pháp sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, bền vững làyêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất.

Trang 17

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài:

“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh

- Về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 – 2016

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

- Đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và cơ cấu sửdụng đất nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả và bền vững trên địa bàn huyệnAnh Sơn, tỉnh Nghệ An đến năm 2020

1.4.2 Ý nghĩa khoa học

Xác định đặc tính các loại đất, cơ cấu đất nông nghiệp của huyện AnhSơn, hiệu quả các loại hình sử dụng đất (theo phương pháp đánh giá đấtFAO) làm cơ sở đề xuất các loại hình sử dụng đất trong tương lai của huyện

1.4.3 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho các nhà quản lý, chỉ đạo vàđiều hành sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn trong việcchuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững

- Các kết quả nghiên cứu có thể giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu

sử dụng đất nông nghiệp phù hợp, đề xuất nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trang 18

4theo hướng phát triển bền vững, góp phần tăng thu nhập cho người sảnxuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trang 19

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT

2.1.1 Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp

2.1.1.1 Khái niệm về đất nông nghiệp và loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tốkhông thể thiếu cấu thành môi trường sống Đất là nơi chứa đựng khônggian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cầnthiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Với đặc thù vôcùng quý giá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sốngmuôn loài trên trái đất

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nôngnghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tăng lên(Lê Trọng Cúc và Trần Đức Viên, 1995) Sản xuất nông nghiệp cung cấp lươngthực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho cácngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thếđược

Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp (ký hiệu là NNP) là đấtđược sử dụng chủ yếu vào sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâmnghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng Đấtnông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôitrồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sảnxuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm Loại hình sử dụng đất nông nghiệp: là bức tranh mô tả thực trạng sử dụngđất của một vùng đất đối với những phương thức sản xuất và quản lý trongcác điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và kỹ thuật xác định

2.1.1.2 Vai trò của đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triểnkhông giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gianào cũng thừa nhận

Trang 20

Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nên tảng của sự pháttriển Khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là mộtsức ép rất lớn đối với đất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp

Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt lànhững vùng đất, khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp,bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi Đây là một trong những nguồn lực chínhtrong nông nghiệp

Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp với quy mô lớn như cácvùng đồng bằng châu thổ, các vùng cao nguyên cần được phân bố và tổ chức sảnxuất tập trung, chuyên môn hóa cây, con thích hợp để tạo ra khối lượng nông sảnhàng hóa lớn với chất lượng cao, giá thành hạ cung cấp cho nhu cầu của các vùngkhác và cho nhu cầu xuất khẩu của đất nước

Đối với những vùng có diện tích đất hẹp, quy mô diện tích đất nôngnghiệp nhỏ, cần phải tận dụng khả năng của đất và lựa chọn cây trồng, vật nuôithích hợp để phân bố và phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm thỏamãn nhu cầu tại chỗ về các loại nông, sản phẩm

2.1.1.3 Xói mòn đất

Xói mòn (erosion) là sự chuyển dời vật lý lớp đất mặt do nhiều tác nhânkhác nhau như: lực của giọt nước mưa, dòng chảy trên bề mặt và qua chiềusâu của phẩu diện đất, tốc độ gió và sức kéo của trọng lực Quá trình mang đi lớpđất mặt do nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất khác, bao gồm cảcác quá trình sạt lở do trọng lực Quá trình di chuyển lớp đất do nước đều kéotheo các vật liệu tan và không tan

- Xói mòn vật lý gồm sự tách rời và di chuyển những cấu tử đất không tannhư cát, sét, bùn và chất hữu cơ Sự di chuyển được xảy ra có thể theophương nằm ngang trên bề mặt và cũng có thể theo phương thẳng đứng dọctheo bề dày của phẫu diện đất qua các khe hở, kẽ nứt, lỗ hỏng có sẵn trong đất

- Xói mòn hóa học là sự di chuyển các vật liệu hòa tan Xói mòn hóa học

có thể xảy ra do tác động của dòng chảy bề mặt hoặc dòng chảy ngầm từtầng này tới tầng khác

Quá trình xói mòn sẽ làm mất đất do đó rất nguy hiểm cho phát triển nônglâm nghiệp Xói mòn đất làm thoái hóa đất làm giảm tính năng sản xuất của đất

Trang 21

2.1.1.4 Khái niệm, vai trò của sử dụng đất nông nghiệp bền vững

- Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Sử dụng đất bền vững làkhái niệm động và tổng hợp, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,môi trường, hiện tại và tương lai Sử dụng đất bền vững là giảm suy thoái đất vànước đến mức tối thiểu, giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thôngcác nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp Sửdụng đất bền vững trong nông nghiệp liên quan trực tiếp đến hệ thống canhtác cụ thể nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiênnhiên và thức đẩy phát triển nông thôn

- Vai trò của sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiệntại, vừa đảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai (Phạm Vân Đình và ĐỗKim Chung, 1998) Một quan niệm khác cho rằng: Phát triển nông nghiệp bềnvững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảothoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau(FAO,

1990) Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta cần nắm vững mục tiêu

về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học

Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất,nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuậtthích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội FAO đã đưa ra

các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững (FAO, 1992).

- Thỏa mãn nhu cầu sinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai

về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việctốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp

- Duy trì và có thể, tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyênthiên nhiên, khả năng tái tạo sản xuất của các nguồn tài nguyên cải tạo được màkhông phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng tựnhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng ở nông thôn, khônggây ô nhiễm môi trường

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông ngiệp, củng cố lòng tintrong nhân dân (Phạm Chí Thành, 1998)

Trang 22

Vào năm 1991 ở Nariobi đã tổ chức hội thảo về khung đánh giá quản lýđất bền vững đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý bền vững đất đai bao gồm cáccông

Trang 23

nghệ chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với cácquan tâm môi trường đồng thời duy trì, nâng cao sản lượng hiệu quả sản xuất”

+ Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất)

+ Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn)

+ Có hiệu quả lâu dài (bền vững)

+ Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)

- Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bềnvững và là những mục tiêu cần phải đặt được Nếu thực tế diễn ra đồng bộ so vớicác mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được Nếu chỉ đạt được mộthay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính

bộ phận (Hội khoa học đất Việt Nam, 2000)

Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999), việc sử dụng đất bềnvững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận Hệ thống sử dụng phải có mức năng suất sinh học caotrên mức bình quân vùng có điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm cácsản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả… và tàn

dư để lại) Một hệ thống bền vững phải có năng suất trên mức bình quânvùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Vềchất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước

và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diệntích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sửdụng đất Tổng giá trị trong một thời đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bìnhquân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi, lãisuất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng

- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xãhội phát triển Đáp ứng như cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếumuốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…) Sản phẩmthu được cần thỏa mãn cái ăn mặc và nhu cầu sống hàng ngày của người nôngdân Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Về đất đai, hệthống sử dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụlâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể

Trang 24

1 0Nguồn vốn vay được ổn định, có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặcngân hàng Sử dụng đất sẽ

Trang 25

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụngđất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên đểgiúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái (Hội khoahọc đất Việt Nam, 2000).

Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất bền vững do con người đưa ra được thể

hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà conngười đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nôngnghiệp, việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khảnăng sản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không làm suygiảm theo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môitrường sống của con người, của các sinh vật

2.1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất

Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất đểđảm bảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đốivới các nước trên thế giới

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu câytrồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầu hết cácnước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sựmong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuấtnông nghiệp (Đào Châu Thu, 1999)

Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mốiquan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môi trường

Trang 26

1 2Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôitrên cơ

Trang 27

sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu ápdụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, đảm bảo sựthống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điều kiện tiên quyết để pháttriển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững, đồngthời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu quả kinh tế, xã hội vàmôi trường cao nhất (Nguyễn Đình Hợi, 1993)

Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:

- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế không gian

- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài

- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của cảcộng đồng

- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụngcác nguồn lực khác

- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả sử dụng đất nông nghiệp

Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên là tiền đề cơ bản nhất, là nền móng để phát triển

và phân bố nông nghiệp Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng

và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, ngoài điềukiện đó cây trồng và vật nuôi sẽ không thể tồn tại hoặc kém phát triển Các điều

Trang 28

1 4kiện tự nhiên quan trọng nhất là đất, nước và khí hậu Chúng quyết định khảnăng nuôi

Trang 29

trồng các loại cây, con cụ thể trên từng điều kiện đất, nước và khí hậu khác nhau,cũng như việc áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp trong các điều kiện tựnhiên khác nhau, đồng thời có ảnh hưởng lớn đền năng suất cây trồng, vật nuôi

Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) là các yếu tố đầuvào có ý nghĩa quyết định, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp(Nguyễn Đình Hợi, 1993; Nguyễn Duy Tính, 1995) và ảnh hưởng tới sự sinhtrưởng và phát triển của cây trồng, khả năng đầu tư trong quá trình sản xuấtnông nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

Một trong những yếu tố hạn chế năng suất cây trồng chính là điều kiện

về độ phì của đất, điều kiện nước tưới, điều kiện khí hậu

Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác

Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất

để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn đề thểhiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường vàthể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất Lựa chọn các tác động kỹthuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quyluật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra là cơ sở để pháttriển sản xuất nông nghiệp hàng hoá Theo Frank Ellis and Douglass C.North (VũThị Phương Thụy, 2000), ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹthuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đốivới tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là mộtđảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trên việcchuyển đổi sử dụng đất Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quytrình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế Như vậy, nhómcác biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thácđất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Vũ Thị ThanhTâm, 2007)

Trang 30

1 6thị trường tiêu thụ và gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kếtcấu hạ tầng,

Trang 31

phát triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên,môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000) Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất,khai thác các tiềm năng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá

Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (LêHội,

1996) Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nôngnghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giảiquyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá Tổchức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: tổ chức dịch vụ đầu vào

và đầu ra

Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể táchrời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học côngnghệ vào sản xuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phảikhông ngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm (VũThị Thanh Tâm, 2007)

Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội

Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp:

+ Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp vàgiá cả nông sản Cung, cầu trên thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hìnhthành và phát triển đối với các hàng hoá nông nghiệp Theo Nguyễn Duy Tính(1995), ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp lànăng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầu vào vàtiêu thụ đầu ra Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọnhàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liêndoanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trườngcần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng Muốn mởrộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin,

dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn Đồng thời, quy hoạch các vùng trọngđiểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì? Bán ởđâu? Mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩm hànghoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ và

Trang 32

đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả (Phạm Vân Đình; Đỗ KimChung và cs., 1998)

Trang 33

+ Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai, cóvai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp Hệthống chính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông nghiệp

và cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp Mỗi một sự thay đổicủa chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó có thểthúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế một khuynhhướng phát triển nhằm mục đích can thiệp và phát triển theo định hướng củanhà nước

Phát triển nông nghiệp nước ta thực sự khởi sắc sau sự kiện đổi mớicủa pháp luật và một loạt chính sách về đất đai bắt đầu là Nghị quyết 10 của Bộchính trị vào tháng 4 năm 1988, người nông dân được giao đất nông nghiệp sửdụng ổn định, lâu dài, được thừa nhận như một đơn vị kinh tế và được tự chủtrong sản xuất nông nghiệp Sự ra đời của Luật Đất đai 1993, sau đó là luật sửađổi bổ sung Luật Đất đai năm 1998 và năm 2001; Luật Đất đai năm 2003; Nghịđịnh 64/CP năm

1993 về giao đất nông nghiệp và Nghị định 02/CP năm 1994 về giao đất rừng vàmột loạt các văn bản liên quan khác đã đem lại luồng gió mới cho sản xuất nôngnghiệp Nước ta từ chỗ phải nhập khẩu lương thực nay đã có thể tự túc lươngthực và trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới

+ Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách của Nhà nước: ổnđịnh chính trị là yếu tố then chốt để tạo nên sự khác biệt giữa Việt Nam và cácnước khác trong khu vực Đầu tư vào một nước có nền chính trị ổn định tạo tâm

lý yên tâm về khả năng tìm kiếm lợi nhuận và thu hồi vốn, giúp các nhà đầu tư cóthể tính toán chiến lược đầu tư lớn và dài hạn Vai trò của ổn định chính sáchcũng tương tự như vậy, môi trường cởi mở và rõ ràng thu hút, hấp dẫn các nhàđầu tư ngoại quốc

2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

a) Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cầnphải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính

hệ thống Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảotính so sánh có thang bậc (Nguyễn Đình Hợi, 1993; Đỗ Thị Tám, 2001)

Trang 34

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bảnbiểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quanđiểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bảnlàm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Vũ Khắc Hòa, 1996)

Trang 35

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triểnnông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đốingoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học và phải

có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

b) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thườngxuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch

vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phítrung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

TNHH = GTSX - CPTG+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm (GTSX/LĐ,GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sửdụng đất và từng cây trồng làm cơ sở so sánh với chi phí cơ hội của người laođộng

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:

- Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm và đảm bảo anninh lương thực tại chỗ cho người nông dân

- Thu nhập được tạo ra từ các loại hình sử dụng đất

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Trên cơ sở điều tra cách thức và mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệthực vật trong thực tế người nông dân đang sử dụng đem so sánh với định

Trang 36

15mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do Trung tâm Khuyến nôngtỉnh, chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Nghệ An cung cấp.

Trang 37

2.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.2.1 Khái niệm về đánh giá đất theo FAO

- Khái niệm về đánh giá đất theo FAO: Theo FAO đã đề xuất định nghĩađánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếunhững tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai màloại hình sử dụng đất yêu cầu phải có

Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai,xem xét toàn diện để phân hạng đất về mức độ thích nghi và các yếu tố kinh tế,

xã hội khác Kết quả đánh giá phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báocáo và các bảng số liệu kèm theo

- Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:

+ Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và quy trình đánh giá đấtđai cho sử dụng đất nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; haycho lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên

+ Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địaphương của cả các quốc gia đã phát triển và đang phát triển

+ Cho được một cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên củađất đai, những chiều hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũngnhư các biện pháp kỷ thuật đang áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai Từ đócung cấp những thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai

+ Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thốngđánh giá đất đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả

+ Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thốngđánh giá đất đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt

+ Hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi cho các nước trên thếgiới

- Quy trình đánh giá đất đai: Quy trình đánh gia đất đai được mô tả và

tiến hành qua các bước sau:

+ Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều

tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước,thực vật, nước ngầm Mỗi đơn vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính đất đairiêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận

Trang 38

+ Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên

quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bới các nhà quyhoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội và tựnhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện

+ Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành

các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trựctiêp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc

+ Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc,

hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai

+ Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai

được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vịbản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chẩn đoán Kết quả cho được sựphân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từngkiểu sử dụng đất đai

Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiênnhiên và những yêu cầu về quản trị vả bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai Do

đó trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất,cây trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và

xã hội Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai chotừng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi

Các bước thực hiện trong quy trình đánh gia đất đai được trình bàymột cách hệ thống trong sơ đồ của Hình 2.1

Trang 39

Hình 2.1 Quy trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai De Vos

t.N.C., 1978; H Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997 2.2.2 Khái niệm về đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo FAO

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụngđất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất tronghoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu đượcbằng tiền Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút laođộng trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất Riêng đốivới ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt

sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiệnvật là sản lượng nông

Trang 40

sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiếnlược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế -

xã hội đất nước (Đỗ Thị Tám, 2001)

Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biệnpháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế,khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàncảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tếquốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế (Đỗ Thị Tám, 2001)

Một loại hình sử dụng đất được xem là bền vững thì phải đạt bayêu cầu sau:

- Bền vững về kinh tế: loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận

- Bền vững về môi trường: loại hình sử dụng đất - LUT phải bảo vệ được

độ phì của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất

- Bền vững về xã hội: thu hút được lao động, đảm bảo được đời sống

và sự phát triển của xã hội

Đó là những yêu cầu để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất ởhiện tại

Để xác định đúng các yêu cầu sử dụng đất cần so sánh những yêu cầu trênvới nhu cầu và điều kiện sản xuất của người sử dụng đất

Các nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường yêu cầu phải cân nhắc kỹ trongquá trình đánh giá đất Tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững của FAO như sau:

Hiệu quả kinh tế:

- Giá trị sản xuất (sản lượng * giá sản phẩm);

- Tổng chi phí biến đổi (đầu tư cơ bản và hàng năm);

- Thu nhập hỗn hợp;

- Hiệu quả đồng vốn;

- Giá trị ngày công lao động

Hiệu quả xã hội:

- Công ăn việc làm (số công lao động/ha/năm);

- Khả năng chấp nhận của người lao động (thu hút lao động);

- Khả năng chấp nhận sản phẩm của thị trường;

Ngày đăng: 12/01/2019, 13:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo Lao động (2013). Thế giới "linh hoạt" sử dụng đất nông nghiệp. Truy cập ngày 03/1/2016 tại h t tp: / /l a odong,com,vn/lao-dong-cuoi-tuan/the-gioi-linh-hoat- su-dung-dat-nong-nghiep-143589.bld Sách, tạp chí
Tiêu đề: linh hoạt
Tác giả: Báo Lao động
Năm: 2013
11. Lê Hải Đường (2007). “Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằm phát triển bền vững”. Tạp chí Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nhằmphát triển bền vững
Tác giả: Lê Hải Đường
Năm: 2007
2. Doãn Khánh (2000). Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 10 năm qua. Tạp chí cộng sản.(17). tr 41 Khác
4. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2000). Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
5. Đỗ Nguyên Hải (1999). Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Đỗ Nguyên Hải (2001). Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh. Luận án tến sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
7. Đỗ Thị Tám (2001). Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
8. Hội khoa học đất (2000). Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Hội nông dân Việt Nam, Môi trường nông thôn (2015). Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam còn thấp. truy cập ngày 23/11/2015 tạih t tp: / /m t n t,hoinongdan,org,vn/sitepages/news/1098/36380/hieu-qua-su-dung-dat- nong-nghiep-tai-viet-nam-con-thap Khác
10. Lê Duy Thước (1992). Tiến tới một khả năng chế độ canh tác hợp lý trên đất đốt nương rẫy trên vùng đồi núi Việt Nam. Tạp chí khoa học đất.(2) Khác
12. Lê Hội (1996). Một số phương pháp luận trong việc quản lý sử dụng đất đai, Tạp chí nghiên cứu kinh tế. (193) Khác
13. Lê Hồng Sơn (1995). Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 64 Khác
14. Nguyễn Duy Tính (1995). Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông hồng và Bắc Trung Bộ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Đình Bồng (2002). Quỹ đất quốc gia – Hiện trạng và dự báo sử dụng đất.Tạp chí khoa học đất, 16/2002 Khác
16. Nguyễn Ích Tân (2000). Nghiên cứu và tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng đất úng trũng ĐBSH. Luận văn tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Khác
17. Nguyễn Khang. Nguyễn Công Pho và cs. (1999). Nghiên cứu quy trình đánh giá đất cho các vùng lãnh thổ.Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Khác
18. Nguyễn Thị Vòng và cộng sự (2001). Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi Đài Loan cơ cấu cây trồng. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục. Hà Nội Khác
19. Nguyễn Văn Bích (2007). Nông nghiệp nông thôn Việt Nam hai mươi năm đổi Đài Loan mới quá khứ và hiện tại. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
20. Phạm Chí Thành (1998). Phương pháp luận trong xây dựng hệ thống canh tác ở Miền bắc Việt Nam. Tạp chí hoạt động khoa học số 3/1998. tr. 18 – 21 Khác
21. Phạm Vân Đình. Đỗ Kim Chung và cộng sự (1998). Kinh tế nông nghiệp. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w