Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2) Trang trước Trang sau Đề bài: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Bài làm Trong phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dự cảm về số phận nàng Kiều không chỉ ở nhan sắc hơn người, mà còn trực tiếp ở câu thơ: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, và quả thật câu thơ đó đã vận vào đời nàng. Gia đình gặp tai biến, cha và em bị bắt, nàng phải bán mình chuộc cha. Không chỉ vậy, còn bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu xanh. Cuộc đời nàng bắt đầu bước vào chuỗi ngày tăm tối khi bị giam ở lầu Ngưng Bích. Tất cả những điều đó được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn trích thuộc phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”, bố cục bài chia làm ba phần: phần đầu nói về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều; phần hai là nỗi nhớ da diết, khắc khoải Kim Trọng và cha mẹ; phần ba cho thấy nỗi cô đơn, hãi hũng, dự cảm về tương lai đầy tai ương, bất trắc của chính mình. Tình cảnh của Thúy Kiều hết sức đáng thương, sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn, nhưng Tú Bà đã ngăn lại và vờ hẹn đợi Kiều bình phục sẽ tìm người tốt gả chồng cho nàng, nhưng thực chất nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để mụ ta chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Thúy Kiều bị giảm lỏng ở lầu Ngưng Bích, khóa kín cả tuổi thanh xuân của mình ở nơi đây, thật đáng thương và xót xa cho số phận của nàng. Nơi ở của nàng tách biệt khỏi thế giới xung quanh: Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Cả không gian mênh mông, rợn ngợp hiện ra trước mắt, những hình ảnh “non xa” “trăng gần” gợi ra không gian ở cả chiều cao và chiều xa, không gian lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc, tách khỏi mọi giao tiếp với xã hội xung quanh. Không chỉ vậy, không gian ấy còn không có dấu hiệu của sự sống. Nguyễn Du đã liệt kê hoàng loạt các chi tiết: cát vàng, bụi hồng, cồn nọ, dặm kia như sự phủ định sự sống, gợi nên cái ngổn ngang của cảnh vật. Không gian quạnh hiu, vắng vẻ chỉ có “mây sớm” “đèn khuya” làm bạn với Thúy Kiều. Trong khung cảnh ấy, có ai lại không cảm thấy cô đơn, lẻ loi, trống trải. Nàng không có lấy một người bầu bạn, không có ai chia sẻ mọi nỗi niềm, chỉ có ánh trăng vàng ngoài kia làm với với nàng. Nhưng nó cũng chỉ là sự vật vô tri, nàng có trải lòng với ánh trăng thì cũng đâu có thể làm nàng vơi bớt nỗi cô đơn, sầu muộn. Lòng nàng ngổn ngang trăm mối tơ vò, nàng khắc khoải, thiết tha tìm kiếm một dấu hiệu sự sống, khắc khoải tìm kiếm hơi ấm tình người, tìm sự sẻ chia từ thế giới xung quanh. Nhưng càng tìm nàng lại càng rơi vào nỗi tuyệt vọng, cô đơn vẫn hoàn cô đơn, tình cảnh của nàng quả thực vô cùng đáng thương. Trải lòng với thiên nhiên, tìm kiếm hơi ấm tình người nàng chỉ toàn gặp phải những tuyệt vọng, trong hoàn cảnh như vậy, chàng nhớ về Kim Trọng người nàng yêu thương nhất và nhớ về cha mẹ ở nhà không có người chăm lo. Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những dày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Chỉ một chữ “tưởng” thôi mà thể hiện biết bao cảm xúc nhớ thương, khát vọng tình yêu đôi lứa. Kỉ niệm thề nguyền hôm nao dường như vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim Kiều, nhưng tất cả đã là quá khứ, tưởng đó cũng chỉ là mơ tưởng về quá khứ đã xa mà thôi. Điều ấy khiến nàng càng trở nên đau đớn, xót xa, tự trách bản thân đã phụ bạc chàng Kim. Kim Trọng về tang chú, không hề biết gia đình Kiều xảy ra tai biến, bởi vậy có lẽ vẫn ngày đêm mong ngóng tin người mình yêu thương. Thúy Kiều day dứt, dằn vặn trong đau khổ. “Tấm son” là hình ảnh thơ đa nghĩa, có thể hiểu “tấm son” là tấm lòng thủy chung son sắt một lòng hướng về Kim Trọng. Nhưng cũng có thể hiểu khi tấm lòng son đã bị vùi dập, làm cho hoen ố thì không có cách nào gột rửa được, nàng cảm thấy không xứng với Kim Trọng. Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy được tình yêu thủy chung và số phận bất hạnh của nàng. Sau nỗi nhớ chàng Kim, Kiều nhớ về cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm nai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Dù ở trong tình cô đơn, tuyệt vọng, bị đẩy đến bước đường cùng nàng Kiều vẫn chẳng may may quan tâm cho số phận mình mà vẫn một lòng hướng về cha mẹ. Nàng lo lắng, xót xa không có ai ở nhà chăm sóc, đỡ đần cha mẹ khi tuổi cao, sức yếu. Nàng thương cha mẹ cảnh ngày ngày ngóng con về trong vô vọng. Điển tích “Sân Lai” càng cho thấy rõ hơn tấm lòng hiếu thảo của nàng với cha mẹ. Nàng quả là người con có tình, có nghĩa, hiếu thảo. Sự sắp xếp của Nguyễn Du cũng thật tài tình, khéo léo, ông để nàng Kiều nhớ Kim Trọng trước chứ không phải nhớ cha mẹ trước. Liệu đây có phải là sự bất hợp lí, nàng Kiều chẳng lẽ lại trọng tình hơn trọng hiếu. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Để nàng nhớ Kim Trong trước là hoàn toàn phù hợp, Kiều đã bị Mã Gám Sinh làm nhục và bị bán vào lầu xanh, nên nàng vô cùng đau đớn, tủi nhục, tấm lòng son sắt của nàng đã bị phá bỏ. Bởi vậy người đầu tiên nàng nhớ là chàng Kim. Đối với cha mẹ: Kiều đã đền ơn sinh thành, đã tự nguyện bán mình chuộc cha, làm tròn chữ hiếu, vẹn đạo làm con. Cho nên ở lầu Ngưng Bích nàng nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tình cảm nhưng nàng cũng không quên nhớ về cha mẹ, lo lắng, xót xa khi cha mẹ già yếu mà không có con ở bên đỡ đần. Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm trạng thẫm đẫm nỗi lo âu, sợ hãi của Kiều về tương lai của mình. Điệp từ “buồn trông” mở đầu cho bốn cặp lục bát, mỗi cặp lại mở ra một chiều kích của nỗi buồn. Nỗi buồn và cảnh vật hòa vào làm một, quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đầu tiên là nỗi buồn về thân phận tha hương, nổi nênh, hình ảnh con thuyền phía xa gợi lên số phận bấp bênh của Kiều, đồng thời cho thấy khát vọng đoàn tụ của nàng. Cặp lục bát thứ hai với hình ảnh ẩn dụ “hoa” cho thấy rõ hơn thân phận trôi dạt giữa dòng đời. Câu hỏi tu từ “về đâu” nhấn mạnh hơn nữa sự mất phương hướng, vô định không biết cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu. Cảnh vật ngày càng tiến gần đến Kiều hơn: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”, màu xanh không còn căng tràn sức sống, xanh tươi mà đó là màu xanh úa tàn, chết chóc. Từ láy “rầu rầu” nhấn mạnh hơn nữa vào sự úa tàn của cảnh vật, u buồn của lòng người. Câu thơ cuối cùng là hình ảnh thơ khiến Thúy Kiều xiết bao rợn ngợp, hãi hùng: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Thiên nhiên hung hãn, dữ dội, tiếng sóng ầm ầm vỗ vào bờ. Thậm chí Kiều còn có cảm giác như những đợt sóng đó bủa vây lấy mình, đổ ập xuống cuốn mình đi. Hình ảnh những con sóng đó cũng chính là dự cảm của nàng về những biến cố nàng sắp phải ghánh chịu sau này. Linh cảm đó càng khiến Kiều lo lắng, sợ hãi hơn. Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba của Nguyễn Du, tình và cảnh hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau. Ngôn ngữ trần thuật đặc sắc đặc biệt là hệ thống từ láy, điệp từ trong tám câu cuối góp phần thể hiện tâm trạng, số phận nhân vật. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một tuyệt bút về tả cảnh ngụ tình. Cho thấy số phận bất hạnh, sóng gió của nàng Kiều. Đồng thời cho thấy tấm lòng hiếu thảo, tình nghĩa, thủy chung với cha mẹ và người yêu. Qua đây còn cho thấy sự cảm thương của tác giả về số phận bất hạnh của Thúy Kiều. Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích khác: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích tâm trạng của Kiều trong Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2) Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2) Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 3) Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 3) Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 3) Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần: Mục lục Văn thuyết minh Mục lục Văn tự sự Mục lục Văn nghị luận xã hội Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1 Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Trang 1Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2)
Trang trước
Trang sau
Đề bài: Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Bài làm
Trong phần đầu của Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dự cảm về số phận nàng Kiều không chỉ ở nhan sắc hơn người, mà còn trực tiếp ở câu thơ: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”, và quả thật câu thơ đó
đã vận vào đời nàng Gia đình gặp tai biến, cha và em bị bắt, nàng phải bán mình chuộc cha Không chỉ vậy, còn bị Mã Giám Sinh lừa bán vào lầu xanh Cuộc đời nàng bắt đầu bước vào chuỗi ngày tăm tối khi
bị giam ở lầu Ngưng Bích Tất cả những điều đó được thể hiện rõ nét trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Đoạn trích thuộc phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”, bố cục bài chia làm ba phần: phần đầu nói về cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều; phần hai là nỗi nhớ da diết, khắc khoải Kim Trọng và cha mẹ; phần ba cho thấy nỗi cô đơn, hãi hũng, dự cảm về tương lai đầy tai ương, bất trắc của chính mình Tình cảnh của Thúy Kiều hết sức đáng thương, sau khi biết mình bị lừa bán vào lầu xanh, Kiều uất
ức định tự vẫn, nhưng Tú Bà đã ngăn lại và vờ hẹn đợi Kiều bình phục sẽ tìm người tốt gả chồng cho nàng, nhưng thực chất nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, để mụ ta chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới Thúy Kiều bị giảm lỏng ở lầu Ngưng Bích, khóa kín cả tuổi thanh xuân của mình ở nơi đây, thật đáng thương và xót xa cho số phận của nàng Nơi ở của nàng tách biệt khỏi thế giới xung quanh: Bốn
bề bát ngát xa trông, / Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia Cả không gian mênh mông, rợn ngợp hiện ra trước mắt, những hình ảnh “non xa” “trăng gần” gợi ra không gian ở cả chiều cao và chiều xa, không gian lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc, tách khỏi mọi giao tiếp với xã hội xung quanh Không chỉ vậy, không gian ấy còn không có dấu hiệu của sự sống Nguyễn Du đã liệt kê hoàng loạt các chi tiết: cát vàng, bụi hồng, cồn nọ, dặm kia như sự phủ định sự sống, gợi nên cái ngổn ngang của cảnh vật Không gian quạnh hiu, vắng vẻ chỉ có “mây sớm” “đèn khuya” làm bạn với Thúy Kiều
Trong khung cảnh ấy, có ai lại không cảm thấy cô đơn, lẻ loi, trống trải Nàng không có lấy một người bầu bạn, không có ai chia sẻ mọi nỗi niềm, chỉ có ánh trăng vàng ngoài kia làm với với nàng Nhưng nó cũng chỉ là sự vật vô tri, nàng có trải lòng với ánh trăng thì cũng đâu có thể làm nàng vơi bớt nỗi cô đơn, sầu muộn Lòng nàng ngổn ngang trăm mối tơ vò, nàng khắc khoải, thiết tha tìm kiếm một dấu hiệu sự sống, khắc khoải tìm kiếm hơi ấm tình người, tìm sự sẻ chia từ thế giới xung quanh Nhưng
Trang 2càng tìm nàng lại càng rơi vào nỗi tuyệt vọng, cô đơn vẫn hoàn cô đơn, tình cảnh của nàng quả thực vô cùng đáng thương
Trải lòng với thiên nhiên, tìm kiếm hơi ấm tình người nàng chỉ toàn gặp phải những tuyệt vọng, trong hoàn cảnh như vậy, chàng nhớ về Kim Trọng người nàng yêu thương nhất và nhớ về cha mẹ ở nhà không có người chăm lo
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/ Tin sương luống những dày trông mai chờ/ Bên trời góc bể
bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Chỉ một chữ “tưởng” thôi mà thể hiện biết bao cảm xúc nhớ thương, khát vọng tình yêu đôi lứa Kỉ niệm thề nguyền hôm nao dường như vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim Kiều, nhưng tất cả đã là quá khứ, tưởng đó cũng chỉ là mơ tưởng về quá khứ đã xa mà thôi Điều ấy khiến nàng càng trở nên đau đớn, xót xa, tự trách bản thân đã phụ bạc chàng Kim Kim Trọng
về tang chú, không hề biết gia đình Kiều xảy ra tai biến, bởi vậy có lẽ vẫn ngày đêm mong ngóng tin người mình yêu thương Thúy Kiều day dứt, dằn vặn trong đau khổ “Tấm son” là hình ảnh thơ đa nghĩa, có thể hiểu “tấm son” là tấm lòng thủy chung son sắt một lòng hướng về Kim Trọng Nhưng cũng
có thể hiểu khi tấm lòng son đã bị vùi dập, làm cho hoen ố thì không có cách nào gột rửa được, nàng cảm thấy không xứng với Kim Trọng Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy được tình yêu thủy chung và
số phận bất hạnh của nàng
Sau nỗi nhớ chàng Kim, Kiều nhớ về cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm nai,/ Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?/ Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Dù ở trong tình cô đơn, tuyệt vọng, bị đẩy đến bước đường cùng nàng Kiều vẫn chẳng may may quan tâm cho số phận mình mà vẫn một lòng hướng về cha mẹ Nàng lo lắng, xót xa không có ai ở nhà chăm sóc, đỡ đần cha
mẹ khi tuổi cao, sức yếu Nàng thương cha mẹ cảnh ngày ngày ngóng con về trong vô vọng Điển tích
“Sân Lai” càng cho thấy rõ hơn tấm lòng hiếu thảo của nàng với cha mẹ Nàng quả là người con có tình,
có nghĩa, hiếu thảo
Sự sắp xếp của Nguyễn Du cũng thật tài tình, khéo léo, ông để nàng Kiều nhớ Kim Trọng trước chứ không phải nhớ cha mẹ trước Liệu đây có phải là sự bất hợp lí, nàng Kiều chẳng lẽ lại trọng tình hơn trọng hiếu Nhưng thực tế lại không phải như vậy Để nàng nhớ Kim Trong trước là hoàn toàn phù hợp, Kiều đã bị Mã Gám Sinh làm nhục và bị bán vào lầu xanh, nên nàng vô cùng đau đớn, tủi nhục, tấm lòng son sắt của nàng đã bị phá bỏ Bởi vậy người đầu tiên nàng nhớ là chàng Kim Đối với cha mẹ: Kiều đã đền ơn sinh thành, đã tự nguyện bán mình chuộc cha, làm tròn chữ hiếu, vẹn đạo làm con Cho nên ở lầu Ngưng Bích nàng nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tình cảm nhưng nàng cũng không quên nhớ về cha mẹ, lo lắng, xót xa khi cha mẹ già yếu mà không có con ở bên đỡ đần
Tám câu thơ cuối là bức tranh tâm trạng thẫm đẫm nỗi lo âu, sợ hãi của Kiều về tương lai của mình Điệp từ “buồn trông” mở đầu cho bốn cặp lục bát, mỗi cặp lại mở ra một chiều kích của nỗi buồn Nỗi buồn và cảnh vật hòa vào làm một, quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Đầu tiên là nỗi buồn
về thân phận tha hương, nổi nênh, hình ảnh con thuyền phía xa gợi lên số phận bấp bênh của Kiều,
Trang 3đồng thời cho thấy khát vọng đoàn tụ của nàng Cặp lục bát thứ hai với hình ảnh ẩn dụ “hoa” cho thấy
rõ hơn thân phận trôi dạt giữa dòng đời Câu hỏi tu từ “về đâu” nhấn mạnh hơn nữa sự mất phương hướng, vô định không biết cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu Cảnh vật ngày càng tiến gần đến Kiều hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”, màu xanh không còn căng tràn sức sống, xanh tươi mà đó là màu xanh úa tàn, chết chóc Từ láy “rầu rầu” nhấn mạnh hơn nữa vào sự úa tàn của cảnh vật, u buồn của lòng người Câu thơ cuối cùng là hình ảnh thơ khiến Thúy Kiều xiết bao rợn ngợp, hãi hùng: “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” Thiên nhiên hung hãn, dữ dội, tiếng sóng ầm ầm vỗ vào bờ Thậm chí Kiều còn có cảm giác như những đợt sóng đó bủa vây lấy mình, đổ ập xuống cuốn mình đi Hình ảnh những con sóng đó cũng chính là dự cảm của nàng về những biến cố nàng sắp phải ghánh chịu sau này Linh cảm đó càng khiến Kiều lo lắng, sợ hãi hơn
Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba của Nguyễn Du, tình và cảnh hòa quyện vào nhau, bổ sung cho nhau Ngôn ngữ trần thuật đặc sắc đặc biệt là hệ thống từ láy, điệp từ trong tám câu cuối góp phần thể hiện tâm trạng, số phận nhân vật
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một tuyệt bút về tả cảnh ngụ tình Cho thấy số phận bất hạnh, sóng gió của nàng Kiều Đồng thời cho thấy tấm lòng hiếu thảo, tình nghĩa, thủy chung với cha mẹ và người yêu Qua đây còn cho thấy sự cảm thương của tác giả về số phận bất hạnh của Thúy Kiều
Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích khác:
• Phân tích đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
• Phân tích tâm trạng của Kiều trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
• Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2)
• Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
• Phân tích 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 2)
• Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
• Phân tích tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" (Bài 3)
• Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 3)
• Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài 3)
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
• Mục lục Văn thuyết minh
• Mục lục Văn tự sự
• Mục lục Văn nghị luận xã hội
• Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
Trang 4• Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2