1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC LÀNG THUẦN NÔNG

10 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 902,54 KB

Nội dung

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC LÀNG THUẦN NÔNG VÙNG HẠ LƯU SÔNG LAM THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SINH THÁI Tác giả: ThS Lê Hưng Anh Khoa Xây dựng – Kiến trúc, trường Đại học Đại Nam 1 Đặt vấn đề Vùng Hạ lưu sông Lam thuộc tỉnh Nghệ An là vùng “Địa linh nhân kiệt”, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng Nơi đây còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và lịch sử lâu đời Vùng Hạ lưu sông Lam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Ruộng và làng xã quây quần với nhau, tạo ra rất nhiều giá trị về kiến trúc dân gian Giá trị cấu trúc làng, xã thuần nông ở vùng Hạ lưu sông Lam đã tồn tại và phát triển từ hàng ngàn năm nay Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp nơi đây đang phụ thuộc nhiều vào canh tác thủ công, sử dụng nhiều hóa chất, phân bón vô cơ, chưa mang lại sản phẩm tối ưu trong nông nghiệp Nhằm đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp sạch theo hướng sinh thái; phát triển gìn giữ giá trị văn hóa kiến trúc dân gian làng xã song song với việc phát triển kiến trúc nông thôn thích ứng với quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu việc tổ chức không gian kiến trúc làng thuần nông vùng Hạ lưu sông Lam theo hướng nông nghiệp sinh thái là hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển Kinh tế Xã hội đảm bảo an sinh lương thực và phục vụ dân sinh 2 Tổng quan về không gian kiến trúc làng thuần nông vùng Hạ lưu sông Lam Vùng HLS Lam thuộc tỉnh Nghệ An, có chiều dài 15km chiều rộng hơn 3500m (kể cả sông Lam), điểm đầu là Thị trấn Nam Đàn, điểm cuối là cầu Yên Xuân thuộc xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên và xã Nam Cường, huyện Nam Đàn và xuôi về cầu Bến Thủy ra cửa biển Hội Thống rồi chảy ra biển Làng, xóm ở 2 bên bở HLS Lam phân bố, bố cục theo cụm (ở phía đê 42), còn ở phía đê Nam Trung phân bố, bố cục theo dải Hình 1 Sơ đồ vị trí vùng HLS Lam Nghệ An Vùng HLS Lam địa hình rất bằng phẳng và đa dạng, phía Tây có dãy Trường Sơn, độ cao từ 1.500m trở xuống và thấp dần về phía Đông Hình 2 Lát cắt cơ bản vùng HLS Lam từ Tây sang Đông Về hình thái phân bố dân cư làng thuần nông truyền thống: Mạng lưới dân cư trên địa bàn vùng HLS Lam chủ yếu là tự phát trong khi hoạt động sản xuất dần dần đi vào con đường tự giác Với một mức độ nhất định từng làng xóm đều có quan hệ riêng về cách bố trí dân cư và ruộng đất của làng mình; Vì thế đưa đến tình trạng có nhiều làng ở hai bên bờ sông có một mạng lưới dân cư tự phát mạnh mẽ, hỗn canh, hỗn cư Về cấu trúc không gian: Các làng thuần nông truyền thống ở đây đều nằm hai bên hạ lưu sông, có cấu trúc tương tự như nhau Làng nằm trong một khu vực đất cao ráo đã có chọn sẵn, không có lũy tre làng, cổng và hào chắn, bao quanh là đồng ruộng (các làng nằm ở trong đê) còn gọi là Làng – Nước Còn làng nằm sát sông, có soi bãi (Các làng ngoài đê) gọi là Làng – Bãi hay Làng – Soi Còn các làng nằm ở trong đê nhưng ở địa thế thấp, bao quanh là ruộng được gọi là Làng – Lụt Thành phần chủ yếu của làng có đất SXNN, đất ở, đất các công trình công cộng – công trình tôn giáo, giếng, ao làng, cây xanh sau làng, nghĩa địa, hệ thống giao thông kiểu cài răng lược và hình cây Về Kiến trúc: Nhà ở thuần nông vùng HLS Lam được chia thành 3 dạng sau : Nhà ở thuần nông truyền thống, nhà ở bán thuần nông (bán kiên cố) và nhà ở kiên cố hiện đại -Nhà ở thuần nông truyền thống: Đây là những ngôi nhà truyền thống với kết cấu khung gỗ, bên ngoài là tường bao bằng gạch xây hay bằng vách gỗ, móng tường nông, cột gỗ kê trên phiến đá không móng Nhà loại nhỏ có một gian, loại lớn có 3 đến 5 gian và có một đến 2 chái, có thể có hiên chạy dọc cả nhà hay một phần Theo điều tra sơ bộ thì số lượng nhà truyền thống tại vùng này có khoảng 45 % và đang có xu hướng giảm dần - Nhà ở bán thuần nông (bán kiên cố): Loại nhà này xuất hiện cách đây vài chục năm, nhà chủ yếu là nhà cấp 4 một tầng có khi được làm thêm một tầng gác một bên trước đây gọi là nhà tủ lệch, có tác dụng tránh lụt Loại hình này chiếm 48% trong tổng số hộ hiện có toàn vùng - Nhà ở hiện đại: Nhà ở hiện đại hay còn được gọi là nhà ở theo kiểu cách tân đô thị, hay kiểu đô thị, được áp dụng rộng rãi ở những nơi như gần đê, gần đường, gần chợ, trung tâm buôn bán thương mại, gần các ngã ba, ngã tư Hiện nay ,toàn vùng có khoảng 7% kiểu nhà này 3 Định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái vùng Hạ lưu sông Lam Để tạo ra đột phá năng suất nông nghiệp, nhu cầu ở ngày càng lớn cần xây dựng và phát triển mô hình chuyên canh ứng dụng công nghệ cao, khu công nghiệp công nghệ cao Liên kết chuỗi SXNN, thực phẩm hữu cơ; hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp để vừa SXNN, vừa tiêu thụ sản phẩm Xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, mô hình kinh tế trang trại, phục vụ trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa cho ra những sản phẩm kinh tế cao sạch, an toàn cung cấp cho thị trường trong vùng và đô thị, xuất khẩu Ngoài ra phục vụ du lịch trải sinh thái và trải nghiệm Trong giai đoạn 2020 đến năm 2030 Theo chủ trương phát triển ngành nông nghiệp của chính phủ, với các điều kiện hiện có, vùng Hạ lưu sông Lam hội tụ các điều kiện cần thiết để trở thành một trong những địa phương đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái Khi đó việc tổ chức không gian kiến trúc cần phải phù hợp với phương thức sản xuất NNST 4 Tổ chức không gian kiến trúc làng thuần nông vùng Hạ lưu sông Lam theo hướng nông nghiệp sinh thái a Về tổ chức không gian ở * Về quy hoạch - Bố cục làng thuần nông theo dạng chuỗi điểm, tuyến dải Hình thức phân bố dân cư theo dạng này của cư dân các làng thuần nông truyền thống ở phía Hữu Lam (đê Nam Trung), nằm giáp song hành với sông Lam và núi Thiên Nhẫn gồm các điểm dân cư kề núi và sông Lam như Nam Thượng, Nam phúc, Nam Kim và Nam Cường huyện Nam Đàn, Nghệ An - Bố cục làng thuần nông theo dạng cụm điểm tập trung Hình thức này kết hợp sản xuất hoa màu truyền thống và SXNN phía Tả Lam (đê 42) nằm song hành với đê và sông Lam gồm các điểm dân cư Xuân Hòa, hùng Tiến, Hùng Long, Kim liên, Nam Cát (huyện Nam Đàn); Hưng Lĩnh, Hưng xá, Hưng Xuân (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) Hình 3: Mô hình phân bố dân cư TCKGKT làng thuần nông theo hướng NNST Về tổ chức quy hoạch các dạng làng thuần nông mới: - Phát triển các làng thuần nông theo dạng tuyến dọc hai bên đường ở trong đê Nam Trung với hình thức: Nhà ở bố trí bám dọc theo đường giao thông; Cụm các công trình công cộng và thương mại, dịch vụ, được bố trí ngay ở trung tâm; Bán kính phục vự từ 200-400m Mô hình phát triển cụm, điểm tập trung - Mô hình phát triển cụm điểm ở một bên đường: Hình thức phát triển này được áp dụng cho các điểm dân cư ở trong đê 42 và một phần trong đê Nam Trung với hình thức như sau: + Khu dân cư và trung tâm công công, dịch vụ, thương mại đặt về một phía so với trục giao thông, gần ruộng + Đất nông nghiệp phát triển theo các điểm dân cư + Giao thông phụ tổ chức từ các đường chính, liên làng, liên xã, liên huyện - Mô hình phát triển theo cụm, điểm tại nít giao thông giao nhau Hình thức phát triển áp dụng cho các điểm dân cư mới ở trong đê 42 và đê Nam Trung nhưng ở những nơi vị trí thuận lợi, dịch vụ, thương mại: + Trung tâm dịch vu, thương mại, đặt ở giữa của ngã 3 và ngã tư là chính + Các đường giao thông đều là giao thông chính + Các khu dân cư có quy mô vừa từ 30 -40 hộ tương đương 100 – 160 dân, khoảng 4-5 khu bao quanh nút giao thông (Hình 3.3) Hình 4 Mô hình phát triển làng thuần nông mới Phân vùng nhà ở mới - Các nhà ở hiện đại Kết hợp thương mại dịch vụ bố trí ngay sát đường giao thông, ngã 3, ngã 4 chính - Các nhà ở bán nông Kết hợp buôn bán nhỏ, bố trí sau khu vực nhà ở hiện đại, gần đường giao thông, cách ly bởi cây xanh và hồ nước - Các nhà ở thuần nông Bố trí gần khu vực SXNN: Như đồng ruộng, chăn nuôi, thủy, hải sản (Hình 3.4.) Hình 5 Phân vùng TCKGKT nhà ở mới vùng HLS Lam b Tổ chức không gian sản xuất theo hướng nông nghiệp sinh thái Theo chủ trương đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, các nhà khoa học, hợp tác xã, tổ hợp tác, với doanh nghiệp Tổ chức không gian này hình thành trên cơ sở phát huy các yếu tố: Cảnh quan cây xanh, mặt nước hiện có của khu vực quy hoạch kết hợp cây xanh cảnh quan mới; cảnh quan nông nghiệp trong môi trường sản xuất sạch, hiện đại Lựa chọn địa điểm Đối với VHL ven sông Lam thì việc các tổ hợp này nên đặt ở các vị trí cao, ngoài, gần đê, gần với trục giao thông chính, là một điểm kết nối giữa khu dân cư trong và ngoài đê, cũng như vùng sản xuất ở ngoài đê Một số chức năng của không gian sản xuất - Nhà lưới, nhà màng, khu sản xuất giống, trồng hoa, cây cảnh, trồng rau… - Nhà ủ phân hữu cơ - Khu vực phụ trợ phục vụ sản xuất như kho nông cụ, bãi thu gom, sân phơi - Khu vực phục vụ sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp - Khu vực trưng bày sản phẩm, các mô hình sản xuất, trao đổi, mua bán - Khu phục vụ đào tạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp - Khu quản lý, dự báo tăng trưởng định hướng sản phẩm nhằm bảo đảm bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm hiệu quả nhất - Khu cảnh quan phục vụ các lại hình du lịch trải nghiệm, tham quan, vui chơi giải trí của người dân trong khu vực (Hình 3.5.) Hình 6 Tổ chức không gian phụ trợ SXNN sinh thái Kiến trúc ở Diện tích khuôn viên ở Bảng Đề xuất khuôn viên ở vùng HLS Lam TT 1 2 Loại đất Chỉ tiêu sử dụng đất (m2/người ) Đất xây dựng nhà ở và lô đất gia đình Từ 40 -45 Đất xây dựng công trình công cộng và Từ 10 -15 dịch vụ, thương mại 3 4 Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật Đất cây xanh công cộng 4 Đất xây dựng công trình sản xuất Tổng Cộng Từ 8 -10 Từ 3- 5 Từ 100 -150/1ha canh tác Từ 160 – 225 m2 Từ bảng trên, có thể chia thành 3 loại khuôn viên ở như sau: - Loại khuôn viên lớn: Diện tích đất từ 500 -600 m2/1hộ - Loại khuôn viên trung bình: Diện tích đất từ 300 -400 m2/1 hộ - Loại khuôn viên nhỏ: Diện tích đất từ 150 -200 m2 /1hộ Để tiết kiệm đường đi chính, lô đất ở có bề ngang theo mặt đứng công trình từ 15 -20m Còn những nơi các điểm dân cư phát triển thành Thị tứ thì bề ngang có thể lên 10m Bố cục khuôn viên ở mới - Đảm bảo tính truyền thống - Nhà chính (nhà trên) vừa đón được hướng gió mát Đông- Nam lại phải tránh được gío Lào (phải đặt chếch 15 -20° so với hướng Đông -Tây) - Nhà phụ (nhà dưới) đặt vuông góc với nhà chính, nằm ở phía Đông Đối với vùng ướt giáp sông cần phải có nhà chòi cạnh nhà chính - Đường vào nhà trong khuôn viên ở đặt ở bên phải hay vào phía phòng dưới của nhà chính, tránh vào phòng khách - Giữa nhà chính và nhà phụ có bố trí hành lang cầu - Đảm bảo về cân bằng sinh thái Khuôn viên nhà ở của làng thuần nông ở vùng HLS Lam phải là hệ cân bằng sinh thái gồm nhà chính, nhà phụ, sân, ao và vườn Trong khuôn viên ở có thể có các giải pháp bố trí nhà chính và nhà phụ đối với các công trình nhà ở bán nông và hiện đại: - Khi khuôn viên quay về hướng Nam hay Đông – Nam nhà phụ đặt lùi lên, hay lùi phía sau hoặc ngang với nhà chính - Khi khuôn viên quay về hướng Đông, Tây hay Tây –Nam hoặc Đông – Bắc: Nhà chính đặt hướng về phía Đông, còn nhà phụ hướng về phía Nam - Ao hồ cây cảnh đặt ở hướng Nam để tạo mát cho không gian ở Còn trường hợp khuôn viên quay về hướng Bắc và Tây – Bắc thương ít xảy ra Vì ở địa bàn nghiên cứu chưa có nhà nào bố trí nhà chính quay hướng như vậy Ngoài ra khuôn viên ở cần phải thuận lợi cho việc sinh hoạt SXNN Cơ cấu khuôn viên ở mới Cơ cấu trong một khuôn viên nhà ở mới bao gồm: - Không gian ở: Cần đảm bảo tính tiện nghi, thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng đầy đủ, đảm bảo vệ sinh khép kín - Không gian phục vụ : Không gian này cần đảm bảo được yêu cầu về các hạng mục khép kín, an toàn, tiện nghi như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp, nhà kho, giếng nước, bể chưa nước sạch, chuồng trại, sân phơi, chỗ để củi, rơm rạ, vườn cây ngắn ngày, lưu niên, có các loại thuyền nhỏ để đi lại trên nước, phục vụ khi lũ lụt ở vùng ướt và vùng trũng Kiến trúc các công trình công cộng - Các công trình cộng bao gồm nhà văn hóa thôn được xây dựng phù hợp với cảnh quan nông thôn, diện tích từ 50 đến 100 m2, xây dựng một tấng - Các công trình Ủy ban nhân dân; Trường cấp 1, 2; cơ sở y tế được xây dựng 2 tầng từ 3000 đến 5000m2 - Các công trình chợ dân sinh được xây dựng một tấng từ 3000 đến 5000 m2, phù hợp với kiến trúc địa phương Kiến trúc các công tình thuộc khu vực sản xuất NNST Các công trình kiến trúc trong tổ hợp cần được thiết kế theo dạng nhà khung, thông thoáng đơn giản, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, tận dụng đươc hướng gió mát thổi vào từ sông Tổ chức cây xanh cảnh quan, mặt nước dựa trên cơ sở vốn có Thiết kế cao kèm thêm các chòi cất giữ nông sản, nông cụ, trong trường hợp lũ lụt xẩy ra Hình 7: Một số mô hình kiến trúc trong khu vực sản xuất Về tổ chức hạ tầng kỹ thuật Giao thông - Đường ngõ xóm cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5 - 4m đảm bảo cho xe cứu thương, cứu hỏa có thể ra vào được - Đường trong làng rộng khoảng 4m, tùy thuộc điều kiện thực tế để chỉnh trang đảm bảo việc đi lại thuận lợi và sạch sẽ - Đường trục thôn, bề rộng lòng đường tối thiểu 4 - 5m, vỉa hè mỗi bên tối thiểu rộng 1 - 2m, đảm bảo hệ thống thoát nước - Đường trục xã bề rộng lòng đường tối thiểu 5 -7m, đảm bảo cho 2 xe ô tô tải tránh nhau được, vỉa hè mỗi bên rộng tối thiểu rộng 2 - 6m - Trục đường huyện đi qua xã có bề rộng lòng đường là 9m, hành lang bảo vệ mỗi bên 10m tính từ chân đường đắp, nếu đi qua khu dân cư hiện có, lòng đường rộng 6 - 7m, vỉa hè mỗi bên tối thiểu rộng 3m - Trục đường tỉnh lộ, quốc lộ đi qua các xã, bề rộng lòng đường 12m, hành lang mỗi bên 15m tính từ chân đường đắp Nếu tổ chức quy hoạch khu dân cư mới hoặc cụm sản xuất công nghiệp, TTCN thì phải xây dựng đường gom Đường gom nằm ngoài phạm vi hành lang bảo vệ - Tùy theo điều kiện của từng xã, có thể quy hoạch bến xe theo quy chuẩn của ngành Hình8 : Tổ chức hệ thống giao thông cho làng thuần nông theo hướng NNST Quy hoạch cấp nước Các xã đều quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã hoặc cụm xã: nước sinh hoạt 100 lít/người/ngày-đêm (năm 2010), 120 lít/người/ngày-đêm (năm 2020), nước phục vụ công cộng 20%/nhu cầu nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất kinh doanh 25%/nhu cầu nước sinh hoạt Quy hoạch hệ thống thoát nước thải Theo dọc đường giao thông thôn xóm, xã, các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài Tận dụng hệ thống ao, hồ, kênh mương làm hệ thống thoát nước Các ao hồ phải thông nhau, không để ao tù, nước đọng Tại khu trung tâm xã có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan Nước thải trạm y tế, điểm công nghiệp, khu chăn nuôi, thủy sản phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài Quy hoạch cấp điện Đảm bảo theo quyết định của ngành điện Chỉ tiêu cấp điện 300 KWh/người/năm đến năm 2015, 500 KWh/người/năm tính đến năm 2020 Vệ sinh môi trường Quy hoạch bãi chôn lấp rác thải: Bãi rác: mỗi xã quy hoạch 1 - 2 bãi rác, có quy mô 1 - 1,5 ha, vị trí thuận tiện cho việc đi lại thu gom rác, cách xa khu dân cư, xã nguồn nước từ 300 - 500m, đảm bảo vệ sinh môi trường, trước mắt sử dụng biện pháp chôn rác theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 tiến tới xử lý theo phương pháp hiện đại Trước mắt bố trí quy hoạch mỗi thôn, xóm 1 bãi tập kết rác để vận chuyển ra bãi tập kết rác chung Quy hoạch khu nghĩa trang Xa khu dân cư ít nhất 500m, không nên đặt nghĩa trang ở đầu hướng gió chủ đạo (khi quy hoạch phải tính tới các điểm dân cư của các xã lân cận) - Xa nguồn nước sử dụng sinh hoạt dân cư ít nhất 500m - Có đường giao thông đảm bảo cho việc đưa tang lễ dễ - Sử dụng quỹ đất có năng suất trồng cây thấp - Số lượng nghĩa trang tùy theo quy mô dân số và mật độ tập trung dân cư của từng xã có thể quy hoạch từ 1 - 3 nghĩa trang/ 1 xã Khuyến khích trồng cây xanh, sạch, đẹp cảnh quan môi trường, giao thông thuận tiện Trong nghĩa trang có phân thành khu an táng và cát táng Thủy lợi - Chủ động cung cấp nước tưới cho các loại cây trồng - Chủ động thoát nước cho các vùng chuyên canh theo TCVN 4118:1998 Giao thông nội đồng + bờ vùng, bờ thửa (linh hoạt theo từng vùng) - Bờ vùng: vùng cách vùng 500m - 800m - Bờ thửa: thửa cách thửa 100m + Bờ vùng: có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, mặt cắt 5,0m, xe tải trọng 3 - 3,5 tấn, liên thông theo hướng 1 chiều; khoảng cách từ 300 - 500m, có 1 điểm tránh xe + Bờ thửa: có kích thước từ 1,2 - 1,5m; được cứng hóa, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có 1 bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước KẾT LUẬN - Điều kiện tự nhiên vùng HLS Lam thuận lợi cho việc TCKGKT làng thuần nông theo hướng NNST - Kinh tế ở địa bàn nghiên cứu chủ yếu là SXNN, thuận lợi cho TCKGKT làng thuần nông theo hướng NNST - Vùng nghiên cứu có nền VH-XH rất đặc sắc, vừa giàu truyền thống Cách mạng, vừa giàu bản sắc văn hóa bản địa và tính nhân văn cao, rất thuận lợi cho việc TCKGKT làng thuần nông theo hướng NNST KIẾN NGHỊ - Vùng HLS Lam Nghệ An là vùng thuần nông chiếm tỷ lệ cao, nên khi nghiên cứu về TCKGKT cần phải nghiên cứu về các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn thì mới đảm bảo được mô hình một cánh hiệu quả nhất - Các cơ quan từ Trung ương đến Địa phương cần quan tâm và xây dựng và TCKGKT thí điểm mốt số làng thuân nông hiện có nơi đây thành làng thuần nông theo hướng NNST Bởi làng quê và cư dân ở đây hiện đang gặp nhiều khó khăn về SXNN, ăn, ở, đi lại để tránh hiện tượng “Ly nông – Ly hương” ... phương thức sản xuất NNST Tổ chức không gian kiến trúc làng nông vùng Hạ lưu sông Lam theo hướng nông nghiệp sinh thái a Về tổ chức không gian * Về quy hoạch - Bố cục làng nông theo dạng chuỗi điểm,... khơng có lũy tre làng, cổng hào chắn, bao quanh đồng ruộng (các làng nằm đê) gọi Làng – Nước Cịn làng nằm sát sơng, có soi bãi (Các làng đê) gọi Làng – Bãi hay Làng – Soi Còn làng nằm đê địa thấp,... có nhiều làng hai bên bờ sơng có mạng lưới dân cư tự phát mạnh mẽ, hỗn canh, hỗn cư Về cấu trúc không gian: Các làng nông truyền thống nằm hai bên hạ lưu sơng, có cấu trúc tương tự Làng nằm khu

Ngày đăng: 09/01/2019, 13:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w