9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh D¬ng Quý Phy Tiểu sử Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn , sinh ở tỉnh Tứ Xuyên vào khoảng năm 719. Bà là con út trong số bốn người con gái của một vị quan tư hộ đất Thục Chân. Gia đình này nguyên gốc ở một quận nhỏ thuộc Trung Đông[1], là Hòa Âm đến đây lập nghiệp. Cha là Dương Huyền Diễn thuộc dòng khá giả vì tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Thọ vương phi Năm 727, Hoàng Thọ vương Lý Dục, con thứ 18 của Đường Huyền Tông đi tuần tiễu miền Tứ Xuyên đến tiếp xúc với gia đình nàng. Chín năm sau, Ngọc Hoàn được tiến cung hầu Lý Dục. Thọ vương Lý Dục tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Dục được ba năm, nhưng chuyện chăn gối chẳng bao giờ có vì Lý Dục còn nhỏ. Khi ấy, Ngọc Hoàn lại trong tuổi dậy thi.Do vì bị Lý Dục quá hay làm khó nên nàng đã có Ý định ra khỏi cungkhi vua Lý Dục dụ nàng đi ra khỏi hoàng cung. 1 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh Quý phi Lấy cha chồng Đời nhà Đường, Đường Minh Hoàng tức Huyền Tông là một ông vua trị vì lâu hơn cả. Các cung phi được nhà vua sủng ái sinh cả thảy 59 người con, trong số đó có 30 trai và 29 gái. Cung phi được nhà vua sủng ái nhất là Vũ Huệ Phi. Bà này sinh được 7 con, nhưng bỏ mất 3 khi còn nhỏ. Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng. Nội giám thấy nhà vua vậy bèn tìm đủ mọi cách làm cho nhà vua nguôi buồn. Nhưng bao nhiêu cung tần mỹ nữ cũng không làm Huyền Tông khuây khỏa. Một hôm Cao Lực Sĩ đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Dương Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi. Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương Lý Dục. Được sủng ái Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông say mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền Tông lập nàng làm quý phi, lại sắc phong Dương Huyền Diễn làm Binh bộ thượng thư. Ba chị của Ngọc Hoàn cũng được phong làm phu nhân là Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, nhà vua cho xuất của kho 30 vạn quan tiền cho mỗi vị phu nhân, 10 vạn quan tiền mua sắm tư trang phấn sáp. Anh họ quý phi là Dương Xuyên được phong làm tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung. Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, chiều chuộng nàng hết mực. Như cuộc đi tắm suối của nàng mỗi lần tốn hàng vạn bạc của kho và làm chết hàng trăm mạng người, nhà vua cũng thẳng tay, không chút tiếc rẻ. Dương Quý Phi đã đẹp lại có tài gẩy tỳ bà, giỏi về âm nhạc. Nàng lại đặt được nhiều khúc hát và điệu múa làm cho Huyền Tông càng thích thú say sưa hơn. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ. Huyền Tông gặp Dương Quý Phi lúc tuổi đã ngoài 50, cơ thể suy nhuợc vì trải qua những thú vui sắc dục thái quá. Vua nhờ An Lộc Sơn dâng một thứ linh đan gọi là "Trợ tình hoa" giúp có nhiều sức khỏe để được hòa hợp vui say cùng Dương Quý Phi. Tư thông với An Lộc Sơn Huyền Tông say đắm Dương Quý Phi, suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng người Đột Quyết, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình. Có sách lại chép An Lộc Sơn được Dương Quý Phi nhận làm con nuôi, được tự do ra vào cung cấm để cùng thông dâm với Quý Phi. Huyền Tông mù quáng, không hiểu biết gì cả Kết cục Bấy giờ, anh Dương Ngọc Hoàn là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Sau khi lên đến bực thượng thư và hai con trai là Dốt và Huyên sánh duyên cùng hai quận chúa Vạn Xuân và Diên Hòa, Dương Quốc Trung lại càng kiêu hãnh, tự đắc, có ý định phản nghịch. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. An Lộc 2 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh Sơn biết được nên bỏ trốn. Rồi vào ngày 16 tháng 12 năm 755, An Lộc Sơn cử binh từ quận Ngư Dương đánh thẳng vào kinh đô Trường An, lấy lý do "trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung". Binh triều đại bại. Vào mùa hạ năm 756, quân của An Lộc Sơn tiến về Trường An. Trước tình thế nguy cấp, thái tử Lý Hanh tự lên ngôi ở núi Linh Vũ, tức là Đường Túc Tông và vọng tôn Đường Minh Hoàng làm Thái thượng hoàng. Trong khi các cánh quân được vua con Túc Tông cử đi đánh Lộc Sơn là Lý Quang Bật, Quách Tử Nghi đang thắng liên tiếp, giành lại nhiều đất đai ở phía đông sau lưng An Lộc Sơn thì Huyền Tông lại mắc sai lầm lớn ở mặt trận phía tây. Vua cha bắt tướng trấn giữ ải Đồng Quan - cửa ngõ kinh thành Tràng An - là Kha Thư Hàn phải xuất quân đánh Lộc Sơn, trong khi các tướng muốn phòng thủ để chờ quân của Tử Nghi và Quang Bật đánh về. Thư Hàn buộc phải ra quân, kết quả đại bại, 20 vạn quân bị giết, Thư Hàn bị Lộc Sơn bắt sống. Quân Phiên ào ạt tiến vào Tràng An. Thượng hoàng Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng một số quần thần phải bỏ kinh thành chạy vào đất Thục. Ngày 14 tháng 7 năm 756, mọi người đến Mã Ngôi thì tướng sĩ không chịu đi nữa, vì lương thực đã hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn quân giết chết. Lòng căm phẫn đối với họ Dương chưa tan, loạn quân bức vua đem thắt cổ Dương Quý Phi thì họ mới chịu phò vua. Vì họ cho rằng Quý Phi là mầm sinh đại loạn, thậm chí còn nghi ngờ Dương Quý Phi sẽ trở thành một Võ Hậu thứ hai gây họa cho nhà Đường. Nhà vua không còn cách nào khác, đành phải hy sinh Dương Quý Phi. Khi đó bà 38 tuổi. An Lộc Sơn chiếm được Trường An, ra lệnh cho quân lính đốt phá kinh đô, tàn sát nhân dân. Sử chép: "Có 36 triệu sinh linh chết trong cơn loạn ấy. Quân Phiên gặp ai cũng chém cũng giết, thực là một cuộc đổ máu không tiền khoáng hậu trong lịch sử Trung Hoa, mà nguyên nhân sâu xa là do cái sắc của một người đàn bà dâm loạn". Sau An Lộc Sơn bị con là Khánh Tự giết chết. Bộ tướng là Sử Tư Minh lại giết Khánh Tự mà hàng nhà Đường. Túc Tông khôi phục sự nghiệp, rước vua cha Minh Hoàng trở về Trường An. Lại có giả thuyết đề cập đến việc sau khi Dương Quý Phi bị giết và chôn ở ngoài cung, một phó tướng của An Lộc Sơn là Mai Văn Siêu vì quá si mê Dương Quý Phi nên đã đào mộ và hãm hiếp xác của bà, qua sự việc đó Mai Văn Siêu mắc một chứng bệnh phong tình gọi là Dương Mai sau này (chữ Dương của Dương Quý Phi với chữ Mai của Mai Văn Siêu), dần dà gọi thành bệnh Giang Mai Vẻ đẹp trong thơ ca Ngọc Hoàn có sắc đẹp được ví là "tu hoa", nghĩa là khiến hoa phải xấu hổ. Sau khi vào cung, Ngọc Hoàn tư niệm cố hương. Ngày kia, nàng đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở : "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy ?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, 3 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh người cung nga đó đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, mọi người gọi Dương Ngọc Hoàn là "tu hoa". Tương truyền bà là một người khá mập mạp. Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn. Bài đầu tiên:Thanh bình điệu Vân tưởng y thường, hoa tưởng dung, Xuân phong phật hạm, lộ hoa nùng. Nhược chi quần ngọc sơn đầu kiến, Hội hướng Đao đài nguyệt hạ phùng. Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng. Gió xuân dìu dặt giọt sương trong Ví chăng non ngọc không nhìn thấy, Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông. Vâ T¾c Thiªn 4 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh Xuat than Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ , thuộc quận Tinh Châu (hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Văn Thủy hiện là một huyện thuộc Lữ Lương Địa Khu nằm cách Thái Nguyên 80km về phía tây nam. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây, và là một thành viên liên minh của Lý Uyên, người sáng lập ra nhà Đường, khi ông tiến hành chiến tranh giành quyền Lực (chính Lý Uyên cũng thuộc một gia đình quý tộc nổi tiếng ở Sơn Tây). Mẹ bà là Dương Thị (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Võ Tắc 5 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ, bởi cha bà đảm nhận nhiều chức trách ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Bà được cho là sinh ở Lợi Châu hiện là thành phố Quảng Nguyên , phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Văn Thủy khoảng 800km về phía tây nam, nhưng một số nơi khác cũng được cho là nơi sinh của bà gồm cả thủ đô Trường An. Bà được đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 638 (một thời điểm khác có thể là: 636) và là một Tài Nhân , tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Vua Thái Tông đặt tên cho bà là Mị , có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vị nữ hoàng trẻ thường được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương. Con đường quyền lực Năm 649, Đường Thái Tông chết, và theo thói thường đối với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi bà sẽ phải xuống tóc. Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà khi đi cúng tế cho cha. Vợ vua Cao Tông, hoàng hậu họ Vương , đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Võ Mị Nương hòa nhập lại vào cung đình. Nhà vua lúc ấy đang rất sủng ái một phi tần họ Tiêu và hoàng hậu hy vọng rằng khi có một người thiếp đẹp mới nhà vua sẽ thôi chú ý tới người phi kia. Các nhà sử học hiện nay đang tranh cãi về câu chuyện lịch sử này, và một số nghĩ rằng Võ Tắc Thiên trên thực tế chưa hề rời khỏi hoàng cung, và rằng có thể bà đã có tình ái với vị thế tử (người sau này là vua Cao Tông) từ trước, khi vua Thái Tông còn đang sống. Dù sự thực thế nào chăng nữa, vẫn chắc chắn rằng tới đầu những năm 650 Võ Tắc Thiên đã là thiếp của vua Cao Tông và bà được gọi là Chiêu Nghi , mức cao nhất trong chín cấp bậc của những phi tần thuộc hàng thứ hai. Việc vị hoàng đế lấy một trong những người thiếp của cha mình, và lại từng là một sư nữ như các nhà sử học truyền thống tin tưởng là một cú sốc đối với những nhà đạo đức Khổng giáo. Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Đầu tiên bà tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường, mục tiêu tiếp sau chính là hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Vương Hoàng hậu bị nghi ngờ là ở gần phòng của đứa trẻ. Bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông và sau đó bị hành hình. Truyền thuyết kể rằng Võ Tắc Thiên đã giết chính con của mình, nhưng có lẽ điều này là do các đối thủ của bà và các nhà sử học Khổng giáo bịa ra. Ngay sau đó, bà được hoàng đế phong làm Thần Phi , ở thứ bậc cao hơn bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Cuối cùng, tháng Mười Một năm 655, Vương hoàng hậu bị giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu. Sau đó Võ hậu giết Vương hậu cùng Tiêu phi một cách tàn bạo - họ bị đập nát chân tay và sau đó tống vào những thùng rượu to để họ còn sống khổ cực thêm ít ngày nữa. Một nhà Chu xen giữ triềuđạinhàĐường Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ, từ tháng 11/ 660, bà bắt đầu cai trị Trung Quốc từ phía sau. Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyết Thượng Quan Nghi và Lý Trung vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đế lúc ấy đã câm lặng để coi chầu (có lẽ bà ngồi sau một bức màn phía sau ngai vàng) và đưa ra các quyết định. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo (con bà Hoàng đế Trung Tông và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông), chỉ thực sự chiếm hẳn quyền lực vào 10 năm 690, khi bà tuyên bố 6 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh lập ra nhà Chu, lấy tên theo tên thái ấp của cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó thời cổ Trung Quốc mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Tháng 12 năm 689, mười tháng trước khi bà chính thức lên ngôi, bà bắt triều đình đưa ra chữ mới Chiếu , cùng với 11 chữ khác để trưng ra quyền lực tuyệt đối của bà và chọn chữ mới này làm tên thánh của mình, sau đó nó trở thành chữ húy khi bà lên ngôi mười tháng sau. Chữ này được tạo ra từ hai chữ có từ trước là chữ "minh" ở bên trên có nghĩa là "ánh sáng" hay "sự sáng suốt"; chữ "không" ở dưới có nghĩa là "bầu trời". Ý nghĩa của nó ám chỉ rằng bà giống như ánh sáng chiếu xuống từ bầu trời. Thậm chí cách đánh vần của chữ mới này cũng giống hệt như chữ "chiếu" trong tiếng Trung Quốc. Khi lên ngôi, bà tuyên bố mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "hoàng đế" vốn đã được phát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng. Thêm nữa, bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng. Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Váhậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên. Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi , và Trương Xương Tông ủng hộ. Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế , một cái tên đã không bị thay đổi cho tới tận cuối thời cai trị của bà, bà lấy luôn danh nghĩa Hoàng đế Đế quốc Đại Châu tổ chức phong thần ở Tung Sơn. Khi Lý Hiển chính thức trở thành thái tử, bà bắt đầu lo sợ con cháu Võ thị sau này sẽ bị tiêu diệt khi mình qua đời nên đã gọi Lý Hiển, Vương Đán và Thái Bình Công Chúa đến và buộc thề độc rằng không được làm hại Võ thị sau khi bà mất mặc dù bà biết sau này Lý Hiển lên ngôi thì việc làm này cũng vô nghĩa, bà cũng nhận ra rằng Đại Châu chỉ có mỗi mình bà và bắt đầu lơi lỏng chính trị từ tuổi 70 trở đi Những ngày cuối đời Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn tám mươi tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705. Võ hậu chết chín tháng sau đó, có lẽ bà cũng được an ủi rằng cháu trai của mình Võ Tam Tư , con người em họ, cũng tham vọng và hấp dẫn như bà, đã gắng sức nhằm trở thành người chủ thực sự của triều đình, kiểm soát vị hoàng đế Đường Trung Tông vừa được tái lập thông qua hoàng hậu họ Vi của ông ta, người mà Tam Tư đã có tình ý từ trước Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng xã hội về giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó. Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến 7 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường. Một tác giả nổi tiếng người Pháp là Shan Sa (tức Sơn Táp), sinh tại Bắc Kinh, đã viết một cuốn tiểu thuyết mang tính tiểu sử tên là "Impératrice" (tên tiếng Việt là "Nữ hoàng", do nữ dịch giả Lê Hồng Sâm dịch, sách được xuất bản tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2007) dựa trên cuộc đời của Võ hậu. T©y Thi 8 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh 9 9:56:16 a8/p8 - Lª ThÞ V©n Anh 10 . lịch sử 2100 của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng. Lý thuyết chính trị Trung. hết, quân sĩ khổ nhọc mà Dương Quốc Trung và cả gia quyến đều no đủ sung sướng, nên họ nổi lên chống lại. Dương Quốc Trung ra lệnh đàn áp nhưng bị loạn