Đối với nhiều người, giấc mơ làm chủ kinh doanh hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Nhưng cũng không ít người đã phải chứng kiến giấc mơ bị huỷ hoại do vướng phải một số khó khăn, thách thức chung. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 1/3 các công ty nhỏ gặp thất bại trong vòng
5 sai lầm “chết người” lúc khởi sự kinh doanh Đối với nhiều người, giấc mơ làm chủ kinh doanh hoàn toàn có thể trở thành sự thật. Nhưng cũng không ít người đã phải chứng kiến giấc mơ bị huỷ hoại do vướng phải một số khó khăn, thách thức chung. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 1/3 các công ty nhỏ gặp thất bại trong vòng hai năm đầu tiên, và khoảng ½ số công ty còn lại đó thất bại trong năm năm tiếp theo. Như vậy, giấc mơ khởi sự kinh doanh không dễ thực hiện chút nào, chỉ khoảng 30% thành công. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn phải từ bỏ giấc mơ khởi sự kinh doanh của mình. Điều quan trọng là bạn học hỏi được những gì từ các cơn ác mộng của người khác. Dưới đây là 5 sai lầm cơ bản cần tránh nếu bạn muốn khởi sự thành công một công ty thịnh vượng trong tương lai: 1. Có quá ít tiền mặt “Vấn đề lớn nhất mà phần lớn mọi người phải đương đầu khi khởi sự đó là tiền bạc - họ không có một nền tảng vốn và tài chính thích hợp”, Douglas Long, chủ sở hữu một công ty tư vấn quản lý khá thành công, cho biết. Ông luôn đề nghị các khách hàng của mình suy tính thật kỹ lưỡng về những gì họ cho rằng sẽ cần thiết để khởi sự kinh doanh và số lượng vốn cần thiết để bảo vệ họ khỏi bất cứ suy thoái nào. Douglas Long đã đúc kết được bài học đó từ những khó khăn mà một người bạn của ông - Steve Hockett - gặp phải khi bắt tay thực hiện giấc mộng kinh doanh. “Một vài năm trước đây, tôi còn làm việc tại một ngân hàng và thấy nó không phù hợp chút nào cả. Tôi cảm thấy chán nản và mong muốn trở thành chủ doanh nghiệp”, Hockett cho biết. Không có một ý tưởng kinh doanh cụ thể, ông đã quyết định theo đuổi con đường nhận nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù có được một hoạt động kinh doanh nhượng quyền khá thành công, Hockett thú nhận rằng: “Tôi không có đủ tiền bạc, thật là khó khăn để xây dựng và phát triển kinh doanh. Tiền bạc của tôi đã hết”. Bị buộc phải ngừng kinh doanh từ nhà nhượng quyền sau chưa đầy hai năm, giấc mộng khởi sự đầu tiên của Hockett đã tan thành mây khói. “Điều quan trọng nhất mà tôi đã bỏ qua lúc đó là lường trước nguồn tiền mặt cần thiết để có thể trang trải đầy đủ mọi khoản chi phí cần thiết trong năm đầu tiên”, Hockett, người sau này đã trở thành một nhà tư vấn nhượng quyền kinh doanh nổi tiếng, cho biết, “Một trong những quyết định khó khăn nhất của tôi đó là quyết tâm chấm dứt giấc mộng kinh doanh nhượng quyền. Nhưng đó là một quyết định đúng đắn khi trong tay tôi không có nhiều tiền mặt”. 2. Suy nghĩ “nhỏ” Nhiều lúc, một số công ty mới thành lập nhìn nhận rằng mình có thể sẽ phải cạnh tranh thu hút các khách hàng với nhiều công ty lớn khác trên thị trường có đầy đủ các nguồn lực cần thiết. Trên thực tế, họ không nhất thiết phải suy nghĩ và tự ti như vậy. Harprit Singh đã thành lập hãng Intellicomm Inc. chuyên về dịch vụ công nghệ thông ty vào năm 1994 khi ông đang là sinh viên MBA năm thứ hai với vỏn vẹn 100 USD vốn khởi sự. “Một vài năm trước đây, tôi và một người bạn cùng lớp đã lái xe hàng trăm cây số để giới thiệu về dịch vụ của chúng tôi cho một trong những tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới”, Singh - chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Intellicomm - cho biết, “Tôi có thể mau chóng thấy rằng niềm phấn khích về dịch vụ của công ty chúng tôi nhanh chóng sụt giảm trong một căn phòng hội thảo có rất nhiều “đại gia” khác, chúng tôi chỉ là một công ty nhỏ với những nguồn lực giới hạn. Kết quả là lần giới thiệu đó thất bại bởi chính sự mất tự tin. Kể từ ngày đó, tôi thề sẽ không bao giờ để yếu tố quy mô nhỏ cản trở và kéo lùi bước phát triển của công ty”. Singh bắt đầu tập trung vào những lợi thế mà ông có thể đem lại cho khách hàng trên cương vị một công ty nhỏ trong ngành công nghiệp viễn thông, chẳng hạn như chuyên môn tốt hơn, tốc độ thực hiện dịch vụ nhanh chóng hơn, Intellicom giờ đây đã có hơn 4500 khách hàng tại 45 quốc gia trên toàn thế giới.Hãy nhớ rằng, bạn không “nhỏ” chút nào, bạn chỉ mới “ra đời” mà thôi. Bạn sẽ không bao giờ nhỏ bé khi sở hữu vô số các lợi thế kinh doanh đơn nhất. 3. Xem thường yếu tố công nghệ Chắc chắn rồi, hoạt động mua sắm trang thiết bị sẽ khá tốn kém tiền bạc. Tuy nhiên, bừng việc trang bị cho các nhân viên của bạn những chiếc máy tính xách tay hiện đại với kết nối không dây sẽ giúp họ làm được rất nhiều công việc khác nhau, đem lại những lợi ích rất lớn. Hơn thế nữa, các công nghệ mới nhất sẽ giúp bạn và đội ngũ nhân viên trả lời, giao dịch với các khách hàng một cách nhanh chóng, không quan tâm tới bạn đang ở đâu hay đang làm việc gì. Trớ trêu thay, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho các công ty nhỏ cập nhập và triển khai những công nghệ mới nhất so với các công ty lớn vốn rất bảo thủ với những hệ thống lâu đời, nặng nề cùng công nghệ lạc hậu. Quy mô nhỏ lúc này sẽ trở thành một lợi thế giúp bạn trở nên năng động và hiệu quả hơn. 4. Đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt động bán hàng “Đối với chủ các công ty nhỏ mới khởi sự, phần lớn sự quan tâm chú ý nên tập trung và hoạt động bán hàng và tăng trưởng doanh thu”, Singh cho biết. Nếu hoạt động bán hàng tăng trưởng, bạn sẽ không còn phải lo lắng về các khoản chi phí kinh doanh - vốn là nỗi đau đầu thường nhật lúc mới khởi sự kinh doanh. Và không quan tâm tới quy mô lớn hay nhỏ, mọi công ty đều cần đến một đội ngũ nhân viên bán hàng có chuyên môn và tận tuỵ để đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn diễn ra nhịp nhàng với một hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng. Nếu bản thân bạn cũng là một nhân viên bán hàng của chính mình, Long khuyên rằng bạn nên thực hành trước với bạn bè và người thân để mài dũa các kỹ năng bán hàng. “Bạn có thể có được những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời nhất thế giới, nhưng nếu bạn không thể bán được nó, bạn sẽ không thể thành công”, Long cho biết. 5. Thiếu trọng điểm Mọi công ty mới khởi sự nên có một viễn cảnh cụ thể về những gì mình sẽ trở thành sau khi tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng vài năm tới. Và càng đặt trọng tâm nhiều vào viễn cảnh bao nhiêu, các công ty càng có nhiều cơ hội lớn bấy nhiêu để nhận ra những mục tiêu thích hợp nhất. Hơn thế nữa, viễn cảnh nên được chuyển thành những nhiệm vụ thực hiện cụ thể để đạt được các kết quả mong đợi. Sau cùng, trước khi bắt tay vào tiến hành các hoạt động kinh doanh, Douglas, Hockett hay Singh đều khuyên rằng bạn nên cẩn thận vạch ra tất cả những đặc tính của công ty bạn và những gì bạn sẽ cần đến để dảm bảo thành công cho từng khía cạnh của hoạt động kinh doanh . Với những gì Douglas, Hockett và Signh đã từng xây dựng cho một kế hoạch cụ thể và chi tiết về hoạt động kinh doanh của họ, chắc hẳn họ đã phải chờ đợi khá lâu cho đến khi có một nền tảng phát triển vững chắc, nhưng các ông chủ doanh nghiệp thành công này luôn kiên nhẫn, họ đưa ra những quyết định dựa trên cảm xúc và suy tính nhiều hơn là trên hoàn cảnh thực tế.