vẻ đẹp độc đáo và mạnh mẽ của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng 22/10/2017 Dương Lê Nghị luận văn học 12 0 ve-dep-doc-dao-cua-nguoi-linh-tay-tien Bài thơ Tây Tiến
Trang 1vẻ đẹp độc đáo và mạnh mẽ của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
22/10/2017 Dương Lê Nghị luận văn học 12 0
ve-dep-doc-dao-cua-nguoi-linh-tay-tien
Bài thơ Tây Tiến được viết trong nỗi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến Không gian gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng rất trữ tình, thơ mộng Với bố cục tự nhiên, tuân theo dòng mạch cảm xúc gắn liền với những hồi ức và kỉ niệm sâu sắc trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến Mỗi đoạn là một khung cảnh, một thế giới nghệ thuật đặc sắc Bởi nó gợi về những miền kí ức rất riêng trong cuộc đời hành quân chiến đấu của người chiến sĩ Tây Tiến năm xưa Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến đi vào thơ Quang Dũng với nhiều nét độc đáo:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Cuộc sống gian khổ, thiếu thốn của người lính Tây Tiến được khắc họa đậm nét Bệnh tật luôn là kẻ thù lớn nhất đối với người lính nơi rừng núi Nhất là căn bệnh sốt rét khiến cho họ rung tóc đến trọc cả đầu, nước da xanh như tàu lá…
Cuộc chiến đấu với kẻ thù chưa biết ngày nào kết thúc Núi rừng Tây Tiến hiểm nguy, trắc trở Gót chân ra đi, chắc gì đã trở lại Lời từ biệt cũng là lời vĩnh biệt nghìn trùng miên viễn:
Trang 2“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
Thế nhưng, ở họ có sự đối lập, tương phản giữa dáng vẻ bên ngoài ốm yếu, bênh tật với ý chí phẩm chất bên trong Cuộc sống chiến đấu gian khổ như vậy Nhưng người lính Tây Tiến vẫn lạc quan, mạnh mẽ Ba chữ “không mọc tóc” là cách nói vui, tếu táo của người lính Tây Tiến Với họ không rụng tóc mà là “không mọc tóc” Nghĩa là vẫn chủ động chứ không phải bị động trước hoàn cảnh
Cái hình hài không lấy gì làm đẹp ấy tương phản với nét sức mạnh của tinh thần con người Cách miêu tả chân thực làm bật chí khí hiên ngang, tinh thần quả cảm xung trận của các chiến binh Tây Tiến từng làm quân giặc khiếp sợ
Hình ảnh đoàn quân không mọc tóc có vẻ kì dị, khác thường đến lạ lẫm Nhưng đây không phải sản phẩm của trí tưởng tượng hay cường điệu hóa Đó là hình ảnh được lấy từ hiện thực cuộc sống của người lính Tây Tiến Cuộc sống nơi miền Tây khắc nghiệt, gian khổ vô biên Nơi rừng thiêng nước độc bệnh sốt rét hoành hành
dữ dội Những người lính Tây Tiến bị bệnh sốt rét triền miên làm cho nước da của
họ xanh như tàu lá Hiện thực khắc nghiệt ấy được nhà thơ – Chính Hữu cũng ghi lại trong bài thơ “Đồng chí” :
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vầng trán ướt mồ hôi”
Cũng nói về gian khổ, khó khăn,cũng nói về những cơn sốt rét rừng nhưng qua cách nói của Quang Dũng lại có sức ám ảnh kì lạ Lời thơ gây được ấn tượng mạnh
mẽ đối với người đọc Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng phát huy triệt để các hình ảnh tương phản Trong gian khổ, hình tượng người lính Tây Tiến vẫn hiện ra
Trang 3với dáng vẻ oai phong, lẫm liệt Ở họ vẫn toát lên cốt cách, khí phách hào hùng, mạnh mẽ Ở đây, có sự đối lập giữa dáng vẻ bề ngoài ốm yếu, bệnh tật với ý chí, phẩm chất bên trong của người lính Tây Tiến Điểm nổi bật ở họ chính là sức mạnh tinh thần không bao giờ khuất phục
Không chỉ con sốt rét rừng, người lính còn phải đối diện với thiên nhiên dữ dội, thú dữ rập rình:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đem đêm mường hịch cọp trêu người”
Mỗi bước đi mỗi bước hiểm nguy Thế nhưng khó khăn, gian khổ vẫn không làm lung lây được ý chí quyết tâm của người lính Tây Tiến Những người lính Tây Tiến năm ấy phần lớn là học sinh, sinh viên Hà Nội Họ ra đi chiến đấu để lại phía sau lưng mình bao niềm thương nổi nhớ, bao kỉ niệm sâu nặng Nơi rừng núi, hình ảnh chốn quê nhà vẫn luôn ấm áp trong họ Hà Nội đẹp đẽ trong từng giấc mơ và nỗi nhớ Chính tình yêu ấy tiếp thêm sức mạnh giúp họ vững tay súng:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Từ bên kia biên giới, người lính không ngừng dõi về quê hương Từ “trừng” khắc họa đậm nét hình ảnh người lính Không phải “nhìn” mà là “trừng” Nếu “nhìn” chỉ biểu hiện một hành động thì “trừng” biểu hiện cả cái tinh thần bên trong Nó thể hiện thái độ giận dữ, căm thù kẻ thù đã khiến họ phải rời xa quê hương tươi đẹp
Vì kẻ thù hung bạo mà họ phải bỏ lại gia đình đi chiến đấu Cũng bởi lòng tham của kẻ thù mà khiến cho đất nước chìm đắm trong đau thương Càng nghĩ ngợi, càng thêm căm phẫn
Trang 4Hình ảnh gợi tả nét dữ dội, oai phong lẫm liệt Câu thơ còn làm hiện lên tinh thần cảnh giác, tỉnh táo của người lính trong khói lửa ác liệt “Gửi mộng qua biên giới” phải chăng là mộng tiêu diệt kẻ thù, bảo vệ biên cương Họ khát khao lập nên chiến công nêu cao truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Họ muốn sống và chiến đấu xứng đáng với lòng tin tưởng của nhân dân Họ khát khao hoàn thành xứ mệnh mà lịch sử đã giao phó và kì vọng
Viết về “mộng” và “mơ” của trung đoàn Tây Tiến, Quang Dũng đã rất tinh tế Mượn hình ảnh ấy, ông ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời của đồng đội Đó cũng chính là nét khám phá của nhà thơ khi vẽ chân dung người lính cụ Hồ trong những năm kháng chiến chống Pháp
Đã có một thời những câu thơ như vậy rất khó được chấp nhận Nó bị coi là biểu hiện của căn bệnh mộng mơ, tiểu tư sản (là “buồn rớt”, “mộng rớt”) Nhưng làm sao có thể ngăn được tâm hồn của người lính mơ về Hà Nội và bóng dáng một người con gái ở phương xa Những giây phút nhớ thương ấy không làm cho họ mềm yếu hay nản lòng Trái lại, nó có phần thúc giục, động viên chiến sĩ vượt qua gian khổ để chiến đấu và chiến thắng
Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến sẽ còn mãi với thời gian, với lịch sử dân tộc Hình ảnh lẫm liệt ấy mãi mãi là chứng nhân đẹp đẽ của thời đại kháng chiến chống Pháp Hình ảnh ấy cũng mãi mãi khắc sâu vào tâm trí người Việt Nam Mỗi khi nhớ về lịch sử đau thương của dân tộc, ta lại nhớ về những người lính oai hùng Càng tự hào ta càng thêm tin tưởng ở tương lai tốt đẹp