I / Tục ngữ: A. Về thời tiết và sản xuất Cò ăn ruộng sâu thì nắng Cò ăn ruộng cạn thì mưa Công cấy thì bỏ, công làm cỏ thì ăn Chớp ngã Cồn Tiên, mưa liền gặp trộ Đập đất nhỏ, luống đánh to Xung quanh rắc đậu, trồng ngô xen vào Đói thì ăn môn ăn khoai Đừng thấy ló lỗ giêng hai mà mừng Trăng rằm đã to lại tròn Khoai lang đất cát đã ngon lại bùi Xứ Cùa đất đỏ ba dan Ai ơi trồng mía làm giàn thả tiêu B. Về đời sống xã hội Liệu cơm mà gắp mắm ra Liệu cựa liệu nhà mà gả con vô Khun ba năm không ai biết Dại một giờ bạn hay Đi buôn bữa lỗ bữa lời Ra câu giữa vời bữa có bữa không Ai ơi chớ lấy học trò Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm Khoai lang cổ bở cổ trân Làm rễ họ Trần cực lắm ai ơi Bỏ công múc nước đường xa Có trong thì múc, ngà ngà thì thôi Sui gia là bà con tiên Ăn ở không hiền là bà con quỷ II/ Ca dao Ca dao chiếm phần lớn nhất trong văn học dân gian, biểu hiện tâm hồn giàu tình cảm, phóng khoáng của người nông dân, một thứ tình cảm bình dị chơn chất trong sáng như cuộc đời hiền hòa đôn hậu của họ, được thể hiện trong mọi tình huống, hoàn cảnh về gia đình, xã hội, đặc biệt là về tình yêu đôi lứa, một đề tài muôn thuở A. Quan hệ gia đình Biết răng chừ cá gáy hóa rồng Để đền công ơn Thầy Mẹ ẵm bồng ngày xưa Chị em như chuối nhiều tàu Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia uống nước hỏi giòng từ đâu Cơ đồ gầy dựng bấy lâu Công lao tiên tổ lẽ đâu quên hoài Mộ phần gìn giữ hôm mai Những ngày lễ tết chẳng sai lệ thường Có chồng rồi khác chi con ngựa có dây cương Lôi mô chạy nấy khổ trăm đường ai ơi Còn cha gót đỏ như son Một mai cha chết, gót con đen sì Mẹ già ham việc tiếc công Cầm duyên con lại thu đông mãn rồi Mãn rồi cai đội hồi hương Trai về làm ruộng, gái buôn nuôi chồng Ra đi bố mẹ ở nhà Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai bưng B. Quan hệ xã hội Ai về Đông Hà, ai qua Cam Lộ Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh Ai về Triệu Phong, QuảngTrị quê mình Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương Bạn về không có chi đưa Môn khoai đang dại, mít dừa đang non Cây cao bóng mát chẳng ngồi Lại ngồi trửa nắng trách trời không dim Cây khô xuống nước cũng khô Phận nghèo đi tới chỗ mô cũng nghèo Con quan lấy đứa mần than Nắng mưa phải chịu cơ hàn phải theo C . Quan hệ lứa đôi Trăng lên tới đó rồi tề Nói chi thì nói, em về kẻo khuya Bướm vàng đậu đọt cau tơ Kiếm cái nơi mô nương tựa Chơ răng cứ vất vơ rứa hoài Chàng ơi phụ thiếp làm chi Thiếp là cơm nguội những khi đói lòng Đi mô cho thiếp đi cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp theo Cam chua, quýt ngọt… bồng the Thấy em nho nhỏ, anh ve anh để dành Xa anh có bấy nhiêu ngày Tình em như mảnh trăng gầy nửa đêm Hai ta mót củi một cồn Bứt tranh một chỗ, tiếng đồn thật xa Em đương vút nếp hong xôi Nghe anh lấy vợ, thúng trôi nếp chìm Ai hay nông nổi mần ri Ngày xưa ở rứa, vội chi trao lời Anh đã có vợ thời thôi Không phải mắm nêm chuối chát mà muốn moi cho nhiều Anh về đừng có ngó lui Để em ngó dọi ngùi ngùi thêm thương Anh đưa em lên đến ngã tư sòng Em trở Về Cam Lộ, anh trở lại Triệu Phong với ai chừ Được nên chồng nên vợ thì hay Rủi thời đói khổ có ăn mày cũng phu thê . ngà thì thôi Sui gia là bà con tiên Ăn ở không hiền là bà con quỷ II/ Ca dao Ca dao chiếm phần lớn nhất trong văn học dân gian, biểu hiện tâm hồn giàu tình. Đông Hà, ai qua Cam Lộ Ai về Gia Độ, ai đến Gio Linh Ai về Triệu Phong, Quảng Trị quê mình Cho em nhắn gởi chút tình nhớ thương Bạn về không có chi đưa