1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đề cương quan hệ châu á thái bình dương

13 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 40,71 KB

Nội dung

tài liệu đề cương môn quan hệ châu á thái bình dương Câu 1: trình bày 1 cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu á – thái bình dương mà ac đã học ? Hãy đánh giá về những đóng góp mà cơ chế hợp tác đó mang lại cho khu vực? TL: Từ kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của mình, Việt Nam nhận thức rõ vai trò quan trọng của thuận lợi hoá thương mại và đầu tư đối với phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Do vậy, Việt Nam đã tham gia tích cực các cơ chế hợp tác đa phương và khu vực như WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác. Khái niệm: FTA là viết tắt của “Free Trade Agreement”, khi dịch ra nghĩa là “Hiệp định thương mại tự do”. FTA là 1 nhóm gồm 2 hay nhiều lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó.

Trang 1

Câu 1: trình bày 1 cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu á – thái bình dương mà ac đã học ? Hãy đánh giá về những đóng góp mà cơ chế hợp tác đó mang lại cho khu vực?

TL:

Từ kinh nghiệm hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của mình, Việt Nam nhận thức rõ vai trò quan trọng của thuận lợi hoá thương mại và đầu tư đối với phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo Do vậy, Việt Nam đã tham gia tích cực các cơ chế hợp tác đa phương và khu vực như WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với nhiều đối tác

Khái niệm: FTA là viết tắt của “Free Trade Agreement”, khi dịch ra nghĩa là “Hiệp

định thương mại tự do” FTA là 1 nhóm gồm 2 hay nhiều lãnh thổ thuế quan trong

đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó

Một FTA được xem là đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi phần lớn thương mại giữa các bên tham gia sẽ được lưu chuyển tự

do sau 10 năm kể từ khi thỏa thuận FTA có hiệu lực

Lý do hình thành : có 2 lý do chính sau hình thành nên các FTA:

-Thứ nhất là vòng đàm phán Doha kéo dài lâm vào bế tắc; trong khi đó các quốc gia ngày càng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tăng cường quan hệ ngoại giao… nên họ muốn ký với nhau FTA để thúc đẩy nhanh hơn tiến trình tự do hóa thương mại

-Thứ hai là các quốc gia không tự nguyện đơn phương giảm các rào cản thương mại mà phải thỏa thuận cùng nhau cắt giảm các rào cản tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển Quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại này dẫn đến việc thành lập các FTA

Một FTA thông thường bao gồm những nội dung chính sau:

-Thứ nhất là quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan

-Thứ hai là quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan Thông lệ áp dụng chung là 90% thương mại

-Thứ ba là quy định lộ trình cắt giảm thuế quan, khoảng thời gian cắt giảm thuế thường được kéo dài không quá 10 năm

Trang 2

-Thứ tư là quy định về quy tắc xuất xứ.

Các nội dung khác đề cập tới vấn đề tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư,

các biện pháp hạn chế định lượng, các rào cản kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, mua sắm chính phủ, lao động, bảo hiểm và môi trường…

Các loại hình của FTA

- FTA khu vực: là FTA được ký giữa các nước trong cùng một tổ chức khu vực Ví

dụ AFTA

- FTA song phương: được ký giữa 2 nước Ví dụ như FTA giữa Việt Nam và Chi Lê ;

- FTA đa phương: được ký giữa nhiều đối tác khác nhau Ví dụ như TPP ;

- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: ví dụ các FTA được ký giữa một bên là tổ chức ASEAN với Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc Hay FTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU

 Tính đến nay Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 2 FTA, và đang đang đàm phán 4 FTA khác

+ Đã ký kết 10 FTA: bao gồm:

- 6 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 5 FTA giữa ASEAN

và các đối tác: Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand)

- 4 FTA đàm phán với tư cách là một bên độc lập (gồm FTA với các đối tác: Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á Âu)

+Vừa hoàn tất đàm phán 2 FTA (gồm FTA với Liên minh Châu Âu và Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP)

+Đang tiếp tục đàm phán 4 FTA, gồm: FTA ASEAN– Hồng Công, FTA với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA với Israel

* Những đóng góp mà FTA mang lại cho khu vực: Cũng như tất cả các điều ước

quốc tế, FTA mang đến cả tác động tích cực lẫn khó khăn

-Tác động đối với tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia

Trang 3

+ Thuận lợi:

Các FTA được cho là làm tăng cơ hội kinh doanh, do quá trình giảm,loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, tạo cơ hội mới cho xuất khẩu và cơ cấu lại thị trường; tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, tầm quan trọng về mặt kinh tế của các FTA dường như đang được phóng đại quá mức Xét về khía cạnh kinh tế, việc các FTA mang đến sự gia tăng hay giảm sút phúc lợi kinh tế hiện chưa thể khẳng định

+ Khó khăn:

o Sự chuyển dịch lợi thế so sánh xuất phát từ việc thành lập FTA chỉ là tạm thời, diễn

ra cho đến khi các FTA đưa cân bằng thị trường trở lại điểm ban đầu của nó

o Khó khăn lớn nhất do các FTA mang lại chính là tăng sức ép cạnh tranh cho toàn

bộ nền kinh tế quốc gia, khu vực và toàn cầu

-Tác động đối với hệ thống pháp luật của các thành viên.

Các FTA đòi hỏi các thành viên phải thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật của nước mình, trước hết là các lĩnh vực thương mại, đầu tư, IPR, cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước, lao động, …

+Thuận lợi:

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật giúp các thành viên cải thiện môi trường pháp

lý và kinh doanh, cụ thể:

+)Bảo vệ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khỏi sự can thiệp trái pháp luật; +) Tạo “sân chơi” công bằng cho doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân;

+)Thuận lợi hóa các thủ tục hải quan;

+) Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong kinh doanh;

+) Thuận lợi hóa việc công nhận các tiêu chuẩn sản phẩm;

+) Mở cửa thị trường mua sắm công cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các thành viên của FTA;

+) Minh bạch hóa hoạt động các cơ quan nhà nước;

+Khó khăn:

+)Những lĩnh vực pháp luật nêu trên đều là những lĩnh vực mới và khó đối với Việt Nam và các nước đang phát triển

+) Khó khăn lớn nhất đối với các nước đang phát triển luôn là vấn đề thực thi pháp luật

Trang 4

- Tác động đối với thể chế, chính sách của các thành viên.

* những đóng góp mà FTA mang lại cho VN: FTA mang lại nhiều cơ hội cho

doanh nghiệp của Việt Nam

-Việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương sẽ, giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực và tiến tới là thị trường toàn cầu Trực tiếp là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan (sau khi có các FTA hầu hết là về 0%, còn lại là dưới 5%)

-Gián tiếp là việc tháo gỡ các rào cản kỹ thuật (có thể vẫn tồn tại nhưng có cơ chế kiểm soát để không bị tùy tiện lạm dụng hoặc làm cản trở thương mại.) , tiếp thu

kỹ thuật cao

-Nhờ tham gia các FTA, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm cơ hội để tranh thủ được vốn đầu tư, tri thức, công nghệ và các nguồn lực quan trọng khác của thế giới

để phát triển

Tuy nhiên cũng có những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt nam như: đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt Hay như khi Việt Nam ký kết tham gia các FTA có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tham gia thị trường thương mại có quy mô lớn, được hưởng nhiều ưu đãi, nhiều tiềm năng Tuy nhiên, nếu không khai thác tốt, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mất cơ hội chiếm lĩnh thị trường khu vực, mà mất thị trường trong nước bởi các doanh nghiệp, các tập đoàn xuyên quốc gia thâm nhập thị trường Việt Nam

Câu 2: hãy chọn và trình bày các chính sách trong quan hệ khu vực Châu á- TBD của 1 quốc gia đã được học giai đoạn sau chiến tranh lạnh đến nay.

TL:

Chiến tranh Lạnh (1946–1989) là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng

thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô viết và các quốc gia đồng minh của họ, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ

Sau kết thúc chiến tranh lạnh Mỹ vẫn coi Châu Âu là trọng điểm chiến lược Từ khi Bush (cha) lên cầm quyền, đồng thời với tăng cường thêm lực lượng ở Châu

Trang 5

Âu, Mỹ bắt đầu chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (CATBD) với mục đích duy trì địa vị siêu cường (.) thế kỷ mới

Xuất phát từ chủ nghĩa thực dụng, phục vụ lợi ích của Mỹ, từ sau chiến tranh lạnh

Mỹ đã điều chỉnh chiến lược đối với khu vực này nhằm phục vụ cho chiến lược toàn cầu, mục tiêu bao trùm là: xác định vai trò mới, bảo đảm duy trì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của Mỹ tại khu vực đầy triển vọng này Chiến lược đối với khu vực này vẫn dựa trên ba trụ cột: Mở rộng "dân chủ" trên toàn khu vực, quân sự

và xây dựng cộng đồng hợp tác kinh tế, bành trướng ngoại thương

Các mục tiêu chiến lược đối với khu vực này là:

Một là: Lồng ghép hoạt động thúc đẩy dân chủ nhân quyền và tự do hóa thương

mại kinh tế với các nước quan hệ mậu dịch, chuyển giao công nghệ… với các nước trong khu vực nhất là đối với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc Thực tế Mỹ muốn áp đặt giá trị dân chủ, nhân quyền xóa bỏ CNXH ở Châu Á bằng "diễn biến hòa bình" mục tiêu của Mỹ là dùng ngọn cờ dân chủ, nhân quyền để tập hợp lực lượng trong thời kỳ mới và can thiệp vào nội bộ của các nước khác, làm đòn bẩy thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ trong khu vực

Hai là: "Dính líu toàn diện, chứ không cô lập" với Trung Quốc, hợp tác với Nhật,

phát triển quan hệ phòng thủ tên lửa Tây Thái Bình Dương bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan Với Trung Quốc, Mỹ đã tách dần vấn đề nhân quyền với vấn đề kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc Tiếp tục đẩy mạnh đối thoại, từng bước lôi kéo Trung Quốc vào các mối quan hệ quốc tế chiến lược của CATBD và thế giới

Ba là: Xây dựng quan hệ đối tác kinh tế và an ninh với ASEAN (nhất là đối với

Philippin, Thái Lan, Xigapo, Malaixia, Inđônêxia)

Bốn là:Sử dụng các công cụ truyền thống như tình báo, sẵn sàng về quân sự và

hoạt động ngoại giao để giải quyết những thách thức an ninh xuyên quốc gia trong thế kỷ XXI ở khu vực

Năm là: Ngăn tình trạng phổ biến vũ khí hạt giết người hàng loạt: vũ khí hạt nhân,

hóa học, sinh học và các hệ thống triển khai vũ khí này để đảm bảo an ninh và ưu thế hạt nhân của Mỹ ở khu vực

Sáu là: Duy trì sự có mặt về quân sự ở CATBD-hòn đá tảng trong chiến lược an

ninh, yếu tố then chốt của chiến lược quân sự "tạo dựng phản ứng và chuẩn bị", thể hiện trên các mặt sau: Tiếp tục triển khai 100.000 quân sau khi buộc phải rút quân

Trang 6

khỏi các căn cứ ở Philippin và triển khai lại lực lượng từ năm 1992 Duy trì các căn

cứ quân sự ở Hàn Quốc, Nhật Bản Duy trì căn cứ quá cảnh và tiếp dầu ở Thái Lan,

đã dàn xếp được việc sử dụng căn cứ, cơ sở quân sự ở Philippin, Xingapo Tiếp tục

sử dụng các cảng của Ôxtrâylia làm bến đỗ của hạm tàu hải quân và là điểm bố trí sẵn sàng lực lượng và triển khai hậu cần phía trước

Bẩy là: Giữ vững hành lang chiến lược trên Thái Bình Dương (TBD) và kiểm soát

các vùng biển, eo biển then chốt ra vào TBD và Ấn Độ Dương, trong đó Inđônêxia được xem có tầm quan trọng nhất, là "cái Cổng" ra vào TBD và Ấn Độ Dương, tháng 6-1995, Hạ viện Mỹ đã thông qua luật lợi ích hải ngoại của Mỹ, tuyên bố việc tự do hàng hải ở biển Đông, Việt Nam là hết sức quan trọng đối với an ninh quốc gia của Mỹ

Tám là: Nâng cấp Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, mở rộng phạm vi bảo đảm phòng

thủ của hiệp ước tới các khu vực xung quanh, tăng cường quan hệ liên minh với Ôxtrâylia, Philippin, và Thái Lan, tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan

Về an ninh quân sự: Mỹ duy trì tại khu vực CATBD một lượng quân sự rất lớn

gồm các lượng hạt nhân ở các căn cứ quân sự và trên các tàu ngầm Mỹ có hạm đội

7 và các căn cứ quân sự ở CATBD Mỹ kế thừa chiến lược an ninh dựa trên cơ sở liên minh song phương được triển khai ở Đông Á trong thời kỳ chiến tranh lạnh như Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ với một số nước ASEAN, trong đó liên minh Mỹ-Nhật

là trụ cột trong chính sách của Mỹ ở CATBD Chi phí quốc phòng của Mỹ sau chiến tranh lạnh duy trì ở mức 280 tỷ USD, bố trí tàu ngầm hạt nhân lên đến 70 tàu Mỹ còn muốn thiết lập NMD để nâng cao mục tiêu lợi ích an ninh chiến lược, lấn át lợi ích an ninh chiến lược của Trung Quốc và Nga

Sự kiện 11-9 không làm thay đổi tiến trình chuyển nhanh trọng điểm chiến lược toàn cầu của Mỹ sang phía đông, nhưng lại ảnh hưởng lớn đối với trọng điểm chiến lược của Mỹ ở CATBD Về tổng thể chính sách ngoại giao của Mỹ đã có sự thay đổi đối với khu vực CATBD gồm ba đặc điểm chủ yếu sau: (1) Việc điều chỉnh chính sách chủ yếu triển khai theo phương hướng phối hợp với chiến lược chống khủng bố toàn cầu, đối phó với mối đe dọa đa nguyên đang ngày càng tăng lên ở CATBD và nội dung an ninh quân sự giữ vị trí hạt nhân (2) trong lĩnh vực chính trị ngoại giao với mục đích mong muốn ổn định để ngăn chặn khủng hoảng khu vực

để không ảnh hưởng đến bố trí chiến lược tổng thể của Mỹ (3) mục tiêu và lợi ích

cơ bản ở khu vực CATBD của Mỹ sau chiến tranh lạnh vẫn mang tính liên tục và

kế thừa, điều này khiến cho sự kéo dài, điều chỉnh và phát triển của chính sách đối với CATBD của Mỹ đan quyện với nhau

Trang 7

Trọng tâm chính sách CATBD của Mỹ là an ninh quân sự, mục tiêu của Mỹ là duy trì thế cân bằng lực lượng, ngăn chặn bất kỳ một nước nào trong khu vực nổi lên đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở khu vực này, duy trì trật tự an ninh khu vực do Mỹ chỉ đạo

Những mục đích chiến lược mà Mỹ đã xác định ở khu vực châu Á - TBD là: Thứ nhất, duy trì và tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Năm 2002 bộ

quốc phòng Mỹ đã quyết định mục tiêu chiến lược là: "Hải quân tăng cường sự có mặt của lực lượng tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương, nghiên cứu tăng thêm 3 đến 4 tàu chiến thường xuyên có mặt trên mặt biển và tàu ngầm mang tên lửa hành trình Không quân tăng thêm các căn cứ ứng phó khẩn cấp ở TBD và vùng vịnh (bao gồm các công trình cơ sở tiếp dầu và hậu cần dọc đường) để chi viện quân Mỹ tác chiến trong khu vực, lính thủy đánh bộ tăng cường khả năng huấn luyện chiến đấu ở bờ Tây Thái Bình Dương Duy trì các căn cứ quân sự then chốt ở Đông Bắc

Á và ở Tây Âu, lấy đó làm các trung tâm chuyển quân trong tương lai Vì vậy Mỹ

đã ký kết được nhiều hơn với các nước trong khu vực TBD các hiệp định cho phép được sử dụng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống đảm bảo tác chiến liên tục tại chỗ, không cần đến sự chi viện từ xa Đầu năm 2004 Mỹ đã điều chỉnh chiến lược quân

sự như rút bớt quân đóng ở Hàn Quốc, tiến hành cuộc diễn tập "Đối kháng phương bắc" với lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại okinawa, tuyên bố giúp các nước Đông Nam Á tiến hành chống khủng bố để tăng cường xâm nhập mở rộng thế trận chiến lược địa chính trị của Mỹ tại Đông Nam Á thể hiện trọng điểm địa chính trị bắt đầu

từ Đông Bắc Á kéo dài một đường vòng cung tới Nhật Bản, qua Đài Loan, Biển Đông, Đông Nam Á đến vịnh Bănglađét Tiến hành xây dựng trung tâm huấn luyện hỗn hợp với Ôxtrâylia, tiến hành xây dựng nâng cấp căn cứ Guam… Hiện nay Mỹ đang thiết lập một "vành đai chiến lược", xuyên suốt từ bờ biển Ca-ri-bê, châu Phi, Trung Đông, Trung Á, Nam Á, Đông Nam Á và bán đảo Triều Tiên Từ "vành đai chiến lược" Mỹ có thể khống chế cả hai lục địa Á-Âu - hai châu lục then chốt (.) chiến lược toàn cầu của Mỹ

Thứ hai, Mỹ coi hợp tác chống khủng bố với các nước Đông Nam Á là tiền đề chủ

yếu để cải thiện quan hệ chính trị, kinh tế, và cung cấp viện trợ quân sự cho các nước Đông Nam Á Địa vị chiến lược của khu vực Đông Nam Á được nâng cao rõ rệt Mỹ còn coi việc mở rộng hợp tác an ninh với các quốc gia Đông Nam Á và các quốc gia "cùng chí hướng" ở Nam Á là phương hướng phát triển mới của trật tự an ninh Châu Á, lấy đồng minh song phương làm cơ sở, thúc đẩy "đồng minh tự nguyện" với sự tham gia của nhiều bên, phối hợp với Mỹ thực thi các hoạt động chống khủng bố, không phổ biến vũ khí hạt nhân Mỹ thúc đẩy quan hệ trong lĩnh

Trang 8

vực quân sự với một số nước Đông Nam Á như: Philippin và Inđônêxia, tháng

1-2002 Mỹ đã điều 650 quân trong lực lượng chống khủng bố của Mỹ sang Philippin

để hỗ trợ và đào tạo lực lượng của Philippin tiêu diệt Abu Sayyaf, một nhóm khủng

bố mà Mỹ cho là có liên hệ với mạng lưới Al Qaeda Tổng thống Bush đã cam kết viện trợ kinh tế và quân sự cho Inđônêxia trị giá hơn 700 triệu đô la để đổi lấy sự hợp tác của các nước này trong chiến dịch chống khủng bố

Mỹ đề xuất "sáng kiến an ninh trên vùng biển khu vực", một số nước Đông Nam Á

đã nâng cao cảnh giác với ý đồ của Mỹ lấy chống khủng bố làm cái cớ để mở rộng

sự hiện diện quân sự xung quanh Eo biển Malắcca, Inđônêxia, Xingapo và

Malaixia đã chính thức từ chối Mỹ đã tăng cường tham gia công việc của khu vực Đông Nam Á Đầu năm 2005, khi các nước Đông Nam Á bị tai họa sóng thần ở Ấn

Độ Dương, Mỹ cố gắng thể hiện "năng lực lãnh đạo" và "thực lực" của mình Tháng 5-2005, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Zoellick đã đến thăm 6 nước ở Đông Nam Á là Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Việt Nam, hứa viện trợ kinh tế sau thiên tai cho các nước, và đặt quan hệ kinh tế thương mại của

Mỹ với khu vực này lên vị trí nổi bật, đồng thời Mỹ còn dùng cả biện pháp cứng rắn và mềm mỏng để tác động đến phương hướng phát triển cơ chế an ninh mang tính khu vực như ARF, ngăn chặn các nước này đi ngược lại ý nguyện ban đầu của

Mỹ đó là Mỹ lấy việc từ chối tham gia Hội nghị ngoại trưởng ARF từ nay về sau

để gây sức ép với các nước ASEAN ép buộc Mianma phải từ bỏ việc đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ARF năm 2006

Kiềm chế xung đột tại eo biển Đài Loan Mỹ từ "chiến lược rõ ràng" tuyên bố giúp

đỡ Đài Loan phòng vệ vô điều kiện chuyển sang "chiến lược mơ hồ" bảo vệ Đài Loan vô điều kiện Tăng cường hợp tác quân sự Mỹ-Đài Loan

Thứ ba, Quan hệ tương hỗ với các quốc gia bất ổn tiềm tàng (Trung Quốc, Bắc

Triều Tiên, Inđônêxia, Pakixtan) Sự kiện 11-9, Mỹ đã chuyển quan điểm trong chính sách với Trung Quốc từ "đối thủ cạnh tranh chiến lược" sang "đối tác chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố" Tuy nhiên những động thái mà Mỹ đối với Trung Quốc gần đây, cho thấy "Quan hệ đối tác chiến lược" này mang đậm tính chất hai mặt vừa hợp tác vừa cạnh tranh, kiềm chế, ngăn chặn quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao Sách lược của Mỹ chuyển từ

"cạnh tranh chiến lược" sang "đánh vu hồi", tức là thông qua việc tăng cường ảnh hưởng với bên thứ ba để triển khai chính sách đối với Trung Quốc, từng bước làm giảm uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế Minh chứng rõ nhất là việc Mỹ gây sức ép phản đối EU dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc và cản trở Ixraen xuất khẩu thiết bị và kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc Mỹ còn cho rằng

Trang 9

"luật chống li khai" của Trung Quốc là nhằm dọn đường cho việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề Đài Loan Về mặt quân sự, Mỹ-Nhật

đã thống nhất đưa Đài Loan vào mục tiêu chung của "Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật Bản", làm cho dư luận Trung Quốc và quốc tế rất bất bình, coi đây là bước thang mới vi phạm nghiêm trọng đến an ninh, chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc Mỹ cũng đang tích cực thế bố trí quân sự ở khu vực, mở nhiều căn cứ quân sự ở Trung Á, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, hiện đại hóa, nâng cao khả năng phản ứng, tác chiến linh hoạt trong lực lượng quân sự đóng ở các căn cứ quân sự ở CATBD Tháng

6-2005, Ngoại trưởng Mỹ Rice đã có chuyến thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và tại ba nước này, bà Rice công khai nói rằng "cần phải xây dựng liên minh bao vây Trung Quốc tại khu vực CATBD Hiện nay Trung Quốc được xem như "một diễn viên cực kỳ quan trọng trong bối cảnh thế giới đang thay đổi và Mỹ mong muốn có quan hệ hợp tác tích cực với quốc gia này Mặt khác, Mỹ sẽ đề cập thẳng với Trung Quốc những bất đồng nảy sinh" Nguyên thủ quốc gia hai nước đã cam kết cùng làm việc để đưa quan hệ Mỹ-Trung Quốc có những bước phát triển tích cực hơn Chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên: Bán đảo Triều Tiên cực kỳ quan trọng đối với Mỹ không chỉ xuất phát từ chính hai miền Triều Tiên mà vấn đề càng quan trọng là ba nước lớn xung quanh là Trung Quốc, Nga, Nhật Bản đều có liên quan đến lợi ích của Mỹ Chính sách của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên được cấu thành bởi hai mặt: Một là, trực tiếp nhằm vào hai nước Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên; hai

là nhằm vào ba nước lớn xung quanh Do vậy, kiềm chế Bắc Triều Tiên và kiềm chế các nước lớn xung quanh đã trở thành đặc trưng chủ yếu trong chính sách đối với bán đảo Triều Tiên của Mỹ trong suốt vài chục năm trở lại đây Chính sách của

Mỹ về bán đảo Triều Tiên với hai mục tiêu cụ thể: Một là, tạo ra tình hình căng thẳng về an ninh trên khu vực này để từ đó phát huy tác dụng kiềm chế đối với ba nước lớn xung quanh; hai là, trong tình hình chín muồi, Mỹ sẽ thực hiện thống nhất bán đảo Triều Tiên và xây dựng cơ chế an ninh đảm bảo do chính họ chủ đạo Hiện nay Mỹ cho rằng Bắc triều Tiên là một nhân tố gây bất ổn định ở khu vực, vì thế

Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với Hàn Quốc, Nhật Bản để buộc Bắc Triều Tiên cam kết ngừng và cuối cùng hủy bỏ chương trình hạt nhân, thông qua khuôn khổ đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cho dù đàm phán cuối cùng chưa đạt được kết quả

Trong vấn đề "dân chủ" và "nhân quyền", Mỹ cho rằng châu Á vẫn trong giai đoạn chuyển đổi mô hình chính trị và kinh tế xã hội, mục tiêu lâu dài của Mỹ ở khu vực này là phổ biến giá trị tự do dân chủ chính trị kiểu phương Tây Nhưng trong thực

tế Mỹ đặt nhân quyền và phổ biến dân chủ đứng đằng sau nhiệm vụ xây dựng liên

Trang 10

minh chống khủng bố quốc tế, Mỹ tập trung cải thiện quan hệ hợp tác an ninh với Pakixtan, Inđônêxia, Malaixia,… vì Mỹ cho rằng những nước đang ở tiền tuyến chống khủng bố và là những nước có vấn đề về nhân quyền

Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Ấn Độ như là một trọng điểm chiến lược toàn cầu và chiến lược CATBD, để duy trì cảnh giác, cân bằng đối với lực lượng quân sự Trung Quốc

Thứ 4: Ủng hộ, tăng cường và tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh và

các đối tác Mỹ xác định việc tiếp tục hợp tác tích cực với Nhật Bản và Hàn Quốc

là quan trọng nhất, là ưu tiên hàng đầu để không chỉ củng cố sự phối hợp hành động với các lực lượng vũ trang mà còn với các chính phủ các nước này Ngoài ra

Mỹ tiếp tục củng cố mối quan hệ với Australia, Thái Lan và Philippin, đồng thời

Mỹ cũng lên kế hoạch lôi kéo các quốc gia khác trong khu vực tham gia vào đối thoại đa phương, vào các diễn đàn và hội nghị, điều chỉnh các mối quan hệ và hợp tác giữa các lực lượng vũ trang

Sau 11/9/2001 Mỹ tăng cường liên minh quân sự song phương với Nhật Bản, tạo

"NATO thu nhỏ" bắt đầu hoạch định "kế hoạch ứng biến khẩn cấp" phối hợp phòng thủ Đài Loan, ồ ạt bán vũ khí tiên tiến cho Đài Loan Mỹ tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cấp cải tạo đồng minh an ninh song phương với Nhật Bản Đầu năm 2006 trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumspeld đã ký một hiệp định an ninh tương hỗ quan trọng sẽ đối phó với những mối đe dọa đối với an ninh của Nhật Để thực hiện mục tiêu này hai bên đã đề ra chương trình hợp tác quân sự, kể cả bố trí một tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của hải quân Mỹ ở một cảng của Nhật Bản, trong thời gian tới, Mỹ sẽ tiến hành bố trí lại các lực lượng

và căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản cùng với việc tán thành rút khoảng 7.000 lính thủy đánh bộ khỏi Okinawa

Liên minh Mỹ-Ôxtrâylia được chính phủ Mỹ cho là một trong những "thành công nhất" Chính phủ Ôxtrâylia đã coi việc tích cực ủng hộ, phối hợp với Mỹ chống khủng bố toàn cầu là trọng tâm trong chính sách an ninh của mình Cuối năm 2003, chính phủ Ôxtrâylia tuyên bố chính thức gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ Trong đó thông qua việc xây dựng cơ chế đối thoại chiến lược ba bên gồm Mỹ-Nhật Bản-Ôxtrâylia, Mỹ đã tăng cường khả năng hiệp đồng của đồng minh quân sự song phương do Mỹ chủ đạo trong khi sắp xếp trật tự khu vực

Chiến lược của Mỹ đối với CATBD sau chiến tranh lạnh, là bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu của chính quyền Mỹ Các nước trong khu vực nói chung

và Việt Nam nói riêng cần hết sức quan tâm, theo dõi và có những điều chỉnh chính

Ngày đăng: 26/12/2018, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w